- Mục đích của đánh giá trong giáo dục:
2.2.1. Thực trạng về nhận thức
Thống kê kết quả khảo sát của các đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động kiểm tra - đánh giá trong giáo dục theo bảng 2.2:
Bảng 2.2- Thống kê nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động kiểm tra - đánh giá (người)
T T
Mức độ Đối tượng
Rất quan trọng Quan trọng Không quan
trọng
SL % SL % SL %
1 CBQL, GV 44 81,5 10 18,5 0 0,0
2 CBCT 32 66,7 12 25,0 4 8,3
Kết quả trên được biểu diễn dưới dạng đồ thị:
Hình 2.2 Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên về vai trò của hoạt động kiểm tra - đánh giá (%)
Từ Hình 2.2 cho thấy 100% cán bộ quản lý, giảng viên; 91,7% cán bộ coi thi và 96,5% sinh viên đánh giá cao vai trò quan trọng của hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy-học. Và chỉ có 8,3% cán bộ coi thi; 3,5% sinh viên cho rằng vai trò của kiểm tra – đánh giá là không quan trọng. Như vậy, đa số các lực lượng (trên 91%) tham gia vào hoạt động kiểm tra - đánh giá đều nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra – đánh giá trong giáo dục; chỉ còn một số ít (dưới 10%) chưa nhận thức được vai trò của kiểm tra – đánh giá trong giáo dục.
Qua phỏng vấn các đối tượng khảo sát, họ đều nhận thức vai trò quan trọng của kiểm tra – đánh giá. Nhưng khi đi sâu vào phỏng vấn thì rất ít người chỉ ra được nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với người đánh giá, người được đánh giá và nhà quản lý. Họ chỉ chú trọng là kiểm tra - đánh giá là kết quả điểm số bài thi, điểm tổng kết học phần.