Giải pháp và kết quả thăm dò các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường cao đẳng bách việt thành phố hồ chí minh (Trang 103)

- Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

3.4.3. Giải pháp và kết quả thăm dò các giải pháp

3.4.3.1. Các giải pháp đề xuất

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh mà chúng tôi đề xuất cụ thể là:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

của sinh viên cho cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên.

Giải pháp 2: Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra - đánh giá.

Giải pháp 3: Xây dựng, hoàn thiện và quản lý các quy trình trong công tác khảo thí.

Giải pháp 4:Nâng cao chất lượng đề thi, được thực hiện ở các nội dung: 1- Nội dung kiểm tra - đánh giá

3- Kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi

Giải pháp 5: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức khảo

sát các hoạt động kiểm tra – đánh giá.

3.4.3.2. Kết quả thăm dò các giải pháp

Qua thăm dò, tính cần thiết của các giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng công tác khảo thí tại trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh được thống kê theo bảng 3.1.

Bảng 3.1- Thống kê kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp (n = 97) (người) S T T CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không ý kiến SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên

50 51,5 44 45,4 2 2,1 - - 1

2

Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra - đánh giá

40 41,2 53 54,6 2 2,1 2 2,1 - -

3

Xây dựng, hoàn thiện và quản lý các quy trình trong công tác khảo thí

40 41,2 55 56,7 2 2,1 - - - -

4 Nâng cao chất lượng đề thi

1- Nội dung kiểm tra - đánh giá

2- Phương pháp kiểm

S T T

CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không ý kiến SL % SL % SL % SL % SL % tra–đánh giá 3- Kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi 5

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức khảo sát các hoạt động kiểm tra – đánh giá

26 26,8 65 67,0 4 4,1 2 2,1 - -

Hình 3.2- Kết quả thăm dò mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Theo kết quả thăm dò, tính khả thi của các giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng công tác khảo thí tại trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh được thống kê theo bảng 3.2.

Bảng 3.2- Thống kê kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp (n = 97)(người) S T T CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

MỨC ĐỘ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP Rất

khả thi Khả thi khả thiÍt khả thiKhông Khôngý kiến

SL % SL % SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên

19 19,6 63 64,9 15 15,5 - - - -

2

Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra - đánh giá

29 29,9 51 52.6 10 10,3 4 4,1 3 3,1

3

Xây dựng, hoàn thiện và quản lý các quy trình trong công tác khảo thí

24 24,7 64 66,0 4 4,1 2 2,1 3 3,1

4

Nâng cao chất lượng đề thi

1- Nội dung kiểm tra - đánh giá 2- Phương pháp kiểm tra–đánh giá 3- Kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi 22 22,7 60 61,9 11 11,3 - - 4 4,1 5

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức khảo sát các hoạt động kiểm tra – đánh giá

Hình 3.3- Mức độ thăm dò tính khả thi của các giải pháp (%)

Như vậy, xét mức độ rất cần thiết và cần thiết; rất khả thi và khả thi của các giải pháp đề xuất ta được kết quả như hình 3.3.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua kết quả thăm dò ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ coi thi và giảng viên; các giải pháp chúng tôi đề xuất đều được đánh giá ở mức độ cao tính cần thiết hoặc rất cần thiết và tính khả thi hoặc rất khả thi của các giải pháp (tỷ lệ đạt trên 82%).

Các giải pháp đề xuất đều được ủng hộ và đánh giá cao (trên 90%) tính cần thiết/ rất cần thiết của nó trong giai đoạn hiện nay ở trường Cao đẳng Bách Việt để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp này được đánh giá ở mức thấp hơn một chút (trên 82%) khả năng thực hiện. Điều đó cho thấy khi thực hiện những giải pháp này, nếu không có sự ủng hộ, nhất trí cao và sự quyết tâm của Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu và các lực lượng tham gia vào quá trình kiểm tra – đánh giá thì sẽ không đạt được hiệu quả cao và gặp nhiều khó khăn khi triển khai, thực hiện.

Các giải pháp chúng tôi đề xuất có mối liên hệ mật thiết và bổ sung cho nhau, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp này để đạt được các mục đích, yêu cầu của kiểm tra – đánh giá.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà Luận văn đề ra: nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên; khảo sát thực trạng nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm thực trạng về nhận thức tư tưởng của cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên về hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên; thực trạng công tác khảo thí và nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lý luận, đối chiếu với thực trạng khảo sát để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ kết quả nghiên cứu, tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1. Do có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với giáo dục nói chung và quá trình dạy - học nói riêng nên kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của người học được nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học, quản lý giáo dục,... quan tâm nghiên cứu; nhờ đó, lĩnh vực kiểm tra – đánh giá đã phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt phải kể đến tiến bộ về nhận thức của những người tham gia công tác kiểm tra – đánh giá. Quan niệm cho rằng kiểm tra – đánh giá chỉ để xác nhận kết quả học tập của người học không còn phù hợp nữa. Thay vào đó là quan niệm cho rằng kiểm tra – đánh giá vừa giúp xác nhận kết quả học tập của người học vừa giúp nâng cao chất lượng học tập của người học. Hơn nữa, trong giáo dục cao đẳng, đại học, kết quả của kiểm tra – đánh giá có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với người học mà đối với cả xã hội vì đây là cơ sở đầu tiên xác nhận kết quả học tập của người học đồng thời khẳng

định trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của xã hội cho nên mọi nỗ lực nghiên cứu đổi mới kiểm tra – đánh giá, đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng kiểm tra – đánh giá trong giáo dục cao đẳng, đại học đều phải tập trung hướng đến mục tiêu đánh giá chính xác kết quả học tập của người học và nâng cao chất lượng học tập của người học.

2. Hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của trường Cao đẳng Bách Việt hiện nay đã có những chuyển biến đáng kể từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ: kiểm tra – đánh giá thường xuyên, định kỳ trong quá trình dạy học đã trở thành quy định bắt buộc đối với tất cả các môn học; giảng viên đã quan tâm đến đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá. Tuy vậy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, đó là: kiểm tra – đánh giá ít có tác dụng điều chỉnh hoạt động học tập sinh viên, hoạt động dạy của giảng viên; không đánh giá được chính xác, toàn diện năng lực sinh viên; việc cho điểm số để đối phó với quy định của nhà trường là vẫn còn; mục tiêu học tập sơ sài không đáp ứng yêu cầu; phương pháp kiểm tra – đánh giá ít phù hợp với nội dung môn học; đề thi chưa thực sự phù hợp với mục tiêu môn học; chấm thi chưa thực sự khách quan, công bằng, chính xác. Nguyên nhân của những bất cập đó xuất phát từ nhiều phía (giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên, xã hội), thể hiện ở: nhận thức về tầm quan trọng của kiểm tra – đánh giá của người làm công tác đánh giá, của người bị đánh giá và xã hội chưa thật sự đúng đắn và đầy đủ; nghiệp vụ của những người làm công tác đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu; công tác chỉ đạo của nhà trường chưa sát sao, chặt chẽ; chính sách quản lý chưa đầy đủ, ít tác dụng khuyến khích cán bộ, giảng viên thực hiện nghiêm túc và tích cực đổi mới để nâng cao chất lượng trong kiểm tra – đánh giá. Thực trạng trên cùng với xu hướng phát triển của giáo dục cao đẳng, đại học là cơ sở thực tiễn quan trọng để

chúng tôi đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận văn đã xây dựng các nguyên tắc làm cơ sở đề xuất 5 giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh. Giải pháp thứ nhất là cơ sở nền tảng để thực hiện các giải pháp tiếp theo. Giải pháp thứ hai, thứ ba nhằm xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ cũng như các quy định, quy trình về quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá. Giải pháp thứ tư, thứ năm nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm tra – đánh giá. Các giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ với nhau thì mới nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập trong nhà trường.

Nâng cao chất lượng công tác khảo thí thông qua đổi mới kiểm tra – đánh giá kết quả học tập là một nội dung không thể thiếu và rất cần thiết trong hoạt động dạy học; là một bộ phận, một chức năng quan trọng trong công tác quản lý nhà trường (bởi dạy – học – kiểm tra, đánh giá là một quá trình thống nhất); đồng thời, thông qua hoạt động kiểm tra – đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học. Tuy nhiên, kiểm tra – đánh giá chỉ có tác dụng khi nó được tiến hành có mục đích, có kế hoạch, gắn với các chuẩn đánh giá, kết quả kiểm tra – đánh giá được sử dụng đúng với yêu cầu của từng đối tượng.

Các giải pháp đã được khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi. Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ những ý kiến đánh giá, góp ý của các nhà quản lý, các giảng viên và cán bộ coi thi, luận văn khẳng định rằng các giải pháp mà luận văn đưa ra có khả năng nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Kiến nghị:

Tất cả các giải pháp trên cần được triển khai đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học của sinh viên. Để đạt hiệu quả cao, luận văn đề xuất một số khuyến nghị sau đây:

1. Lãnh đạo trường cần thực hiện các giải pháp sau:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kiểm tra – đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên.

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình nâng cao hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập trong nhà trường và thực hiện chế độ công khai, minh bạch trong kiểm tra – đánh giá.

- Quan tâm đầu tư kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tuỳ theo vị trí công tác, chức năng, nhiệm vụ của họ và đầu tư kinh phí cho cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ kiểm tra – đánh giá.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm túc các hiện tượng gian lận, tiêu cực.

2. Bản thân mỗi cán bộ quản lý và giảng viên phải có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như nhận thức của bản thân để nghiêm túc thực hiện quy định và chủ động, sáng tạo trong công việc của mình.

3. Người học cần chủ động và tích cực tìm hiểu quy chế, quy định về kiểm tra – đánh giá; Chấp hành nghiêm túc quy chế, quy định về kiểm tra – đánh giá; Rèn luyện kỹ năng đánh giá và tự đánh giá; Có tinh thần đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra – đánh giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

2. Benjamin Bloom, Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục, Bản dịch của NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường cao đẳng.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư sửa đổi, bổ sung số 57/2012/TT-BGDĐT, ngày 27/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.)

5. Bộ chính trị (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

6. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Quốc Chí (2000), Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO 9000, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thức quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Phan Đình Đông (2009), Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở các trường THPT huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Vinh.

10. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực. NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Tập I, II, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Phụng Hoàng, Vũ Ngọc Lan (1997), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục.

13. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 6

14. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, NXB Chính trị Quốc gia.

15. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Lê Đức Ngọc (2005), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tài liệu bài giảng khóa đào tạo Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường cao đẳng bách việt thành phố hồ chí minh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w