Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường cao đẳng bách việt thành phố hồ chí minh (Trang 72)

- Mục đích của đánh giá trong giáo dục:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải đảm bảo mục tiêu giáo dục đại học và sau đại học được nêu ở các điều 34, 35, 36, 37 và 39 Luật giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [20], [21]

Đảm bảo theo các điều 19, 20, 21 được nêu trong Chương 3, của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 và Thông tư sửa đổi, bổ sung số 57/2012/TT-BGDĐT, ngày 27/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [4]

Ngoài ra, các giải pháp đề xuất còn phải đảm bảo theo mục tiêu, sứ mạng, tôn chỉ của Nhà trường: Mục tiêu: “Chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu của Trường. Trường Cao đẳng Bách Việt luôn gắn kết đào tạo với yêu cầu của thực tế trong xã hội, chú trọng đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật với thái độ nghề nghiệp và khả năng làm việc phù hợp với xã hội hiện đại, có phong cách chuyên nghiệp cao.”; Sứ mạng: “Đào tạo cho người học nắm vững tri thức chuyên môn, có kỹ năng hợp tác và chuyên nghiệp, biết kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và ứng dụng, để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao; Đồng thời đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập suốt đời và

tạo cơ hội việc làm tốt nhất cho người học”; và Tôn chỉ: “Chuẩn mực – Chất lượng – Chuyên nghiệp”.

Cụ thể các giải pháp đề xuất phải đánh giá được kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành cơ bản, khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu xã hội của sinh viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường cao đẳng bách việt thành phố hồ chí minh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w