Cũng như nhiều tộc người khác ở khu vực Trường Sơn - TâyNguyên, nghề dệt Zèng truyền thống của bà con dân tộc Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nổi bật với những đường nét hoa
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa Việt Nam là bức tranh chung, nhiều màu sắc được vẽ nên bởinhững sắc màu văn hóa đặc trưng riêng của mỗi dân tộc trong cộng đồng 54dân tộc sinh sống trên đất nước ta Trong bức tranh chung ấy, văn hóa tộcngười Tà-ôi chiếm một bộ phận không nhỏ và là một điểm sáng trên đại thểvăn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa Tà-ôi gắn bó với cuộc sống núi rừng,làng bản, sông suối, cộng đồng tộc người… Nét đặc trưng nổi bật là văn hóanhà sàn, nghề làm nương rẫy và đặc biệt phải kể đến nghề dệt Zèng - nghề dệtthổ cẩm truyền thống nổi tiếng của phụ nữ Tà-ôi
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một đặc trưng quý báu củacác dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng và người Tà-ôi nói chung Thổ cẩm
có chất liệu bền, màu sắc đa dạng và đặc biệt là có hoa văn độc đáo, thể hiệnsắc thái riêng của mỗi dân tộc Quan niệm về cuộc sống của người dân đượcbiểu hiện rõ nét qua màu sắc, chất liệu và các biểu tượng hoa văn làm nêntrang phục Cũng như nhiều tộc người khác ở khu vực Trường Sơn - TâyNguyên, nghề dệt Zèng truyền thống của bà con dân tộc Tà-ôi ở huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nổi bật với những đường nét hoa văn đặc sắc,mọi mặt của đời sống văn hóa được tái hiện chân thực và sinh động trên từngthớ vải qua bàn tay khéo léo và tài hoa của phụ nữ Tà-ôi Các biểu tượng hoavăn và màu sắc được sử dụng trên trang phục của người Tà-ôi không đơnthuần chỉ là những yếu tố làm đẹp mà còn là mối giao cảm giữa con người vớicon người, giữa con người với tự nhiên, là sự biểu hiện lặng lẽ của tín ngưỡngtruyền thống
Trong quá trình phát triển lịch sử và sáng tạo văn hóa, người Tà-ôi làmột trong không nhiều tộc người thiểu số ở Việt Nam nói riêng và khu vựcĐông Nam Á nói chung còn bảo lưu được một cách tương đối nguyên vẹn các
Trang 2yếu tố văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và hoa văn trêntrang phục dệt Nghề dệt Zèng của người Tà-ôi cùng những giá trị hoa vănđặc sắc đã được công nhận là Di sản văn hóa cấp Quốc gia Tuy vậy, trướcnhững tác động của toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cuộc sốngcủa đồng bào đang đổi thay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống dần dần bịmai một và nghề dệt với những biểu tượng hoa văn trên trang phục dệt củangười Tà-ôi không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó Yêu cầu đối với việc bảotồn và phát huy các biểu tượng hoa văn và nghề dệt là một trong những vấn
đề cấp thiết để bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồngngười Tà-ôi
Những thành tựu nghiên cứu về hoa văn trên các sản phẩm văn hóa củangười Tà-ôi nói chung và hoa văn trên trang phục cổ truyền của người Tà-ôinói riêng hiện nay chưa nhiều Các công trình đã công bố liên quan đến tộcngười Tà-ôi chủ yếu tập trung nghiên cứu một cách khái quát về văn hóa, tínngưỡng, tập quán… thiếu những công trình nghiên cứu chuyên biệt về biểutượng hoa văn trên trang phục với các giá trị của nó Có chăng chỉ là nhữngnét chấm phá miêu tả nghề dệt và các hình ảnh hoa văn với một vài ý nghĩa
tượng trưng Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế” để nghiên cứu nhằm
khắc họa đời sống Tà-ôi thông qua các giá trị biểu tượng hoa văn, đi sâu lýgiải các lớp nghĩa của các biểu tượng đó Hy vọng rằng kết quả nghiên cứucủa đề tài sẽ là nguồn cứ liệu cần thiết cho một số ngành khoa học, để từ đó
có cái nhìn khách quan, toàn diện về đời sống tộc người Tà-ôi trong lịch sử vàtrong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trang 32 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu biểu tượng
“Biểu tượng” là một đối tượng được nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Riêng ở Việt Nam, theo nhà nghiên cứuĐinh Hồng Hải thì khoa học xã hội nói chung và khoa học nghiên cứu biểutượng nói riêng đã du nhập vào nước ta từ hơn 100 năm qua theo hướng tiếpcận hàn lâm của phương Tây
Biểu tượng với nội hàm sâu rộng của nó đã được các nhà khoa tiếp cậndưới nhiều góc độ khác nhau, từ ký hiệu học, triết học, xã hội học, văn họcnghệ thuật cho đến văn hoá học, nhân học, dân tộc học… Có thể thấy rằng,vai trò to lớn của biểu tượng trong hoạt động của đời sống con người đã đượcquan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc với tinh thần hết sức khoa học Trítưởng tượng không còn bị xem nhẹ, thậm chí không còn bị đánh giá thấp nhưtrước đây Nó đã được xác định lại vị trí và được xem là mặt thứ hai của lý trí,chính nó là nhân tố cốt lõi giúp cho con người có những phát hiện tìm ra cáimới Biểu tượng luôn ở vị trí trung tâm và được coi là đơn vị cơ bản của vănhoá con người
Chuyên ngành đầu tiên trên thế giới đề cập đến các biểu tượng như một
chuyên ngành khoa học độc lập là ký hiệu học (semiotics/semiology) vào đầu thế kỷ XX Có nhiều người có công đóng góp vào sự hình thành của ký hiệu học nhưng tiêu biểu có Charles William Morris cùng với Charles Sander Peirce được cho là người có công lớn nhất Charles William Morris với “Cơ
sở lý luận của ký hiệu” (Foundation of the Theory of Signs, Chiacago, 1938)
và Charles Sanders Peirce có “Ngữ pháp suy lý” (Speculative Grammar,
Cambridge, 1960)…
Tiếp theo đó, dưới giác độ của một nhà nghiên cứu Triết học, E
Cassirer - nhà triết học nổi tiếng người Đức có tác phẩm "Triết học các hình
Trang 4thái biểu tượng" Ông đã có kiến nghị thay thế định nghĩa con người như
một "Động vật lý trí" bằng định nghĩa con người như một "Động vật sản xuất
ra các hình thái biểu tượng"
Năm 1964, C.G.Jung có tác phẩm “Con người và biểu tượng” C.G
Jung cho rằng, biểu tượng tiềm ẩn từ trong cõi vô thức của con người, mà sựsáng tạo ra các biểu tượng lại ở thế giới hữu thức, tức là nó được ra đời ngaytrong lòng đời sống xã hội Biểu tượng có một giá trị về mặt ý nghĩa hết sứclớn lao, là con số vô hạn của những cách biểu đạt khác nhau về khách thể, làcon số biểu hiện nhiều mặt của nó
Trong mỹ học, tác phẩm “Mỹ học” của Heghen được coi là tiêu biểu,
trong đó biểu tượng được coi là một trong những thành tố quan trọng tạo nênnhững giá trị thẩm mỹ của các xã hội tiền giai cấp
Hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã cho ra đời công trình
“Từ điển biểu tượng văn hoá Thế giới” Công trình nghiên cứu này đã nêu lên
những nét khái quát về thuật ngữ “biểu tượng”, cũng như nguyên nhân ra đời,nội dung và những đặc trưng của biểu tượng
Ở Việt Nam, như đã đề cập ở trên, vấn đề nghiên cứu về biểu tượngcũng đã xuất hiện và phát triển trong một khoảng thời gian khá dài cho đếnnay Nghiên cứu biểu tượng ở nước ta chỉ có một số ít tác giả tập trung tiếpcận ở góc độ lý thuyết, còn chủ yếu được đan xen trong các công trình nghiêncứu về văn hoá dân gian, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng…
Tiếp cận dưới góc độ lý thuyết có tác giả Đoàn Văn Chúc với “Văn hoá học”, Bùi Quang Thắng với “30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá” Các công
trình này có những phần nội dung cụ thể trình bày các vấn đề liên quan trựctiếp đến khái niệm biểu tượng về mặt thuật ngữ cho đến các đặc điểm, chức
năng, ý nghĩa Ngoài ra còn có tác giả Phạm Đức Dương với “Thế giới biểu tượng - tiếp cận từ góc độ văn hoá học”
Trang 5Đi sâu vào giải mã các biểu tượng có “Nguồn gốc và sự phát triển của biểu tượng, kiến trúc và ngôn ngữ Đông Sơn” của Tạ Đức, “Biểu tượng rồng, văn hoá và những câu chuyện” của Nam Việt Các công trình này không dừng
lại ở việc tiếp cận lý thuyết biểu tượng mà còn áp dụng chúng ở các đối tượng
cụ thể Tiếp cận biểu tượng dưới góc nhìn nhân học tiêu biểu có tác giả Đinh
Hồng Hải với các bài viết “Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng: Từ ký hiệu học đến nhân học biểu tượng”, “Nghiên cứu văn hóa từ góc nhìn nhân học biểu tượng” Tác giả này còn có các bài viết nghiên cứu về biểu tượng dưới góc nhìn dân tộc học như “Ngôn ngữ biểu tượng trong đời sống văn hóa của người Cơ Tu” hay “Âm giới và biểu tượng vũ trụ luận trong tang ma của người Mường”… Với hướng tiếp cận biểu tượng trong văn học, tác giả Trần
Lê Bảo có tác phẩm “Giải mã văn học từ mã văn hoá” hay bài viết “Giải mã văn hoá từ tác phẩm văn học”, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà với “Giải mã văn học dân gian từ mã văn hoá”…
Ngoài các công trình nghiên cứu về biểu tượng kể trên, có thể thấy cònrất nhiều tác giả với những công trình, bài viết nghiên cứu biểu tượng dướinhiều góc nhìn khác nhau như: Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Khắc Xương, MaiVăn Hai, Nguyễn Văn Hậu, Trang Thanh Hiền, Vũ Trường Giang, NguyễnKim Hoa, Huỳnh Ngọc Trảng, Hoàng Lương… Với mỗi cách phương phápnghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã góp phần làm rõ vị trí,vai trò và chức năng của biểu tượng trong đời sống văn hoá dân tộc
2.2 Lịch sử nghiên cứu biểu tượng hoa văn trên trang phục
Nhiều nhà nghiên cứu đã dành cho các biểu tượng hoa văn trên trangphục sự quan tâm đặc biệt Tác giả Nguyễn Từ Chi (Từ Chi, Trần Từ) -người được xem là nhà dân tộc học bậc thầy đã có công trong việc nghiên
cứu về hoa văn trên trang phục các dân tộc Tiêu biểu có tác phẩm “ Hoa văn Mường” xuất bản năm 1978, “Hoa văn các dân tộc Giarai - Bana” năm
Trang 61986 Hai công trình này đã giúp Từ Chi nhận được giải thưởng Hồ ChíMinh đợt 2 vào năm 2000.
Tác giả Ngô Đức Thịnh với nhiều năm say mê nghiên cứu về trangphục dân tộc đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến hoa văn
trên trang phục Năm 1985, bài viết “Tạo hình và trang trí dân gian trên trang phuc các dân tộc nước ta” được in trên tạp chí Văn hoá dân gian; năm
1991 tác giả có bài “Trang trí trên trang phục nhìn từ góc độ văn hoá dân gian” Năm 1992, tác phẩm “Hoa văn dân gian Ê Đê” được xuất bản trong đó
có những kết quả nghiên cứu về hoa văn trên trang phục của người Ê Đê.Năm 1994, sau một thời gian nghiên cứ, tìm hiểu và thu thập được nhiều tài
liệu, tác giả cho ra đời công trình nghiên cứu “Trang phục các dân tộc Việt Nam” Tác giả đã phác hoạ trang phục dân tộc Việt qua các thời đại lịch sử và
trang phục một số nhóm dân tộc ít người như Ê Đê, Mnông, Gia Rai…,nghiên cứu các kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục của một vài dân tộc Gần
đây nhất, năm 2012 là công trình “Trang phục cổ truyền và hoa văn trên vải các dân tộc Việt Nam”
Tác giả Đỗ Thị Hoà cũng là một người có nhiều đóng góp trong công
cuộc nghiên cứu về văn hoá dân tộc qua trang phục: tác phẩm “Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến” xuất bản năm 2004, “Trang phục các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai” năm 2005, “Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn - KhMer” năm 2008 Gần đây nhất, năm 2012 có công trình “Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Tày - Thái, Kađai” Các công trình nghiên cứu về trang phục của Đỗ Thị Hoà
cũng đề cập nhiều đến các hoa văn trên trang phục với những ý nghĩa biểutrưng của chúng
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiêncứu về biểu tượng các hoa văn trên trang phục Các hoa văn chủ yếu được
Trang 7miêu tả về cách thức tạo thành, về bố cục, màu sắc và về lớp nghĩa cơ bản mà
nó thể hiện Những lớp nghĩa sâu xa của các biểu tượng hoa văn vẫn chưađược quan tâm nghiên cứu nhiều
2.3 Lịch sử nghiên cứu biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi
Nghề dệt và hoa văn trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi ởThừa Thiên - Huế cũng là đề tài thu hút sự quan tâm của không ít nhà nghiêncứu trong và ngoài nước Có thể kể đến một vài tác phẩm và bài viết của cáctác giả tiêu biểu sau:
Năm 1997, khoá luận tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế với đề tài
“Nghề dệt Dzèng dân tộc Tà-ôi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế” của tác
giả Nguyễn Khoa Bình đã miêu tả chân thực, khái quát về nghề dệt của ngườiTà-ôi và các giá trị tiêu biểu về hoa văn trên trang phục dệt Tác giả đã cẩnthận ghi chép và vẽ lại các họa tiết hoa văn Đây có thể được coi là công trìnhnghiên cứu đầu tiên chú trọng vào việc nghiên cứu các hoa văn trên trangphục của người Tà-ôi
Năm 2000, tác giả Nguyễn Phước Bảo Đàn với bài viết “Trang trí A rắc trên Dèng của người Tà-ôi”, trong Tập nghiên cứu Văn hoá Dân gian
Thừa Thiên - Huế Bài viết đi sâu vào đặc tả việc trang trí các hạt cườm trênDzèng và hệ thống các hoa văn trang trí Bài viết này cũng được in lại trongtác phẩm “Tiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung” vào năm 2004 Tác giả
này còn có bài viết “Du lịch A Lưới: Những hấp lực từ sản phẩm dệt Dzèng”,
báo cáo trong hội nghị “Phát triển du lịch tuyến Huế - A Lưới” Bài viết nhìnnhận, đánh giá về giá trị của sản phẩm dệt Zèng trong việc phát triển du lịch
Tác giả Nguyễn Thị Sửu, một người con Tà-ôi của vùng đất A Lưới đã
có nhiều đóng góp thiết thực trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về các giá trị vănhóa của người Tà-ôi, trong đó có những nghiên cứu về trang phục và hoa văn
trên trang phục Bài viết “Đôi nét về hoa văn trên trang phục Ta-ôi”, trong
Trang 8Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 8 xuất bản năm 2001 đã miêu tả một số hoa
văn trên trang phục Tà-ôi và lý giải sơ lược ý nghĩa của các hoa văn đó Năm
2003, Nguyễn Thị Sửu cùng Trần Hoàng cho ra đời tác phẩm “Góp phần tìm hiểu Văn hoá dân gian dân tộc Tà-ôih A Lưới, Thừa Thiên - Huế” Công trình
này của hai tác giả đã dành một phần lớn nội dung để nghiên cứu về nhữngnét hoa văn đặc sắc trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi
Đặc biệt phải kể đến các nghiên cứu của tác giả Trần Nguyễn Khánh
Phong như: “Bước đầu khảo sát phức hệ hoa văn trang trí trên trang phục của người Tà-ôi” trong Tạp chí nghiên cứu và Phát triển, Huế năm 2004, bài viết “Phức hệ hoa văn trang trí trên trang phục Tà-ôi” trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Ngoài ra, tác giả này còn có bài viết “Các kiểu thức trang trí của người Tà-ôi” in trên Tạp chí Huế xưa & nay (số 85) Những bài viết này đóng
góp thêm những phát hiện mới trong việc nghiên cứu hệ thống các hoa văntrang trí trên sản phẩm Zèng
Ngoài ra, thời gian gần đây trên các trang báo điện tử cũng có rất nhiềubài viết nghiên cứu về hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi cũng như nghề dệtcủa tộc người này Có thể thấy rằng, hoa văn trên trang phục truyền thống củangười Tà-ôi đã được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, từ những khía cạnh nhỏcho đến những vấn đề tổng quát Mỗi công trình, mỗi tác phẩm đều đem đếncho độc giả những hình dung khái quát về nghề dệt Zèng với các hệ hoa vănđặc sắc trên Zèng của người Tà-ôi Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu mộtcách cụ thể về các biểu tượng hoa văn thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiêncứu Vì vậy, kế thừa những kết quả của những nhà nghiên cứu đi trước cùngvới quá trình tìm hiểu thâm nhập thực tế, tôi hy vọng đề tài sẽ đóng góp mộtphần nhỏ vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa tiêu biểu của tộc người Tà-ôi
Trang 93 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn có hệ thống hơn vềnhững biểu tượng hoa văn đặc sắc trên Zèng - sản phẩm dệt thủ công truyềnthống của người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế Mặt khác, xácđịnh thực trạng tồn tại và phát triển của những biểu tượng hoa văn trên trangphục Zèng để từ đó có những định hướng cho việc bảo tồn giá trị văn hóa củanhững hình tượng hoa văn Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực, cụ thểnhằm bảo tồn và phát huy giá trị hoa văn trên sản phẩm Zèng, đó cũng chính
là bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Tà-ôi
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường tự nhiên,môi trường nhân văn của tộc người Tà-ôi ở địa bàn huyện A Lưới để lý giải
sự ra đời của nghề dệt Zèng và mục đích của việc sáng tạo các biểu tượng hoavăn trên sản phẩm Zèng
Dựa trên những nền tảng lý thuyết về biểu tượng và giải mã biểu tượng,bước đầu giải mã một số biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi Đánhgiá, nhận định giá trị của các biểu tượng hoa văn trên trang phục của ngườiTà-ôi
Tìm hiểu thực trạng tồn tại và biến đổi của biểu tượng hoa văn trên sảnphẩm Zèng của người Tà-ôi thông qua việc đối sánh tấm vải Zèng hiện đạivới truyền thống Giải thích các nguyên nhân dẫn đến những biến đổi đó và
đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị biểu tượng hoa văn truyềnthống trên Zèng
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về biểu tượng hoa văn trên trang phục của ngườiTà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nên đối tượng nghiên cứu ở
Trang 10đây chính là nghề dệt truyền thống của dân tộc Tà-ôi Nhưng chú trọng nhấtchính là các họa tiết hoa văn trên trang phục.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung ở các thông số về văn hóa tộc người, vềnghề dệt, về hoa văn trang trí trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi ởhuyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng
nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến văn hóa, đếntrang phục truyền thống của dân tộc Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên -Huế Từ đó có sự khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt
được mục tiêu đề ra
- Phương pháp thực địa : trực tiếp đến các làng nghề dệt Zèng truyền
thống của người Tà-ôi ở Thừa Thiên - Huế để chụp hình và khảo sát Đồngthời, trực tiếp đến các ban ngành có liên quan: Phòng Văn hóa và Thông tinhuyện A Lưới, Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới, phòng thống kê huyện ALưới để thu thập tài liệu Những tài liệu, số liệu thu thập được sẽ là căn cứxác thực cho việc trình bày những quan điểm, luận điểm trong đề tài này
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được xem là phương
pháp hết sức có hiệu quả trong nghiên cứu văn hóa Trong luận văn này,phương pháp so sánh sẽ làm nổi bật những đặc tính riêng có của hoa văn trêntrang phục Tà-ôi Từ đó có cái nhìn rõ nét hơn về bản sắc văn hóa của tộcngười
- Phương pháp liên ngành: Bên cạnh phương pháp so sánh, phương
pháp liên ngành cũng là một phương pháp đòi hỏi cao trong nghiên cứu.Trong đề tài này, tác giả sẽ áp dụng nhiều góc nhìn, tri thức của nhiều lĩnhvực khác nhau từ kinh tế, văn hóa, xã hội… để nghiên cứu nhìn nhận một vấn
Trang 11đề một cách toàn diện, làm nổi bật các giá trị hoa văn ở nhiều khía cạnh khácnhau.
7 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo,
đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi ở huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế từ cội nguồn địa văn hóa
Chương 2: Bước đầu giải mã một số biểu tượng hoa văn trên Zèng của
người Tà-ôi
Chương 3: Bảo tồn, phát huy giá trị các biểu tượng hoa văn trên Zèng
của người Tà-ôi hiện nay
Trang 12NỘI DUNG Chương 1 BIỂU TƯỢNG HOA VĂN TRÊN ZÈNG CỦA NGƯỜI TÀ-ÔI
Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TỪ CỘI NGUỒN ĐỊA VĂN HÓA
Văn hóa và môi trường tự nhiên, nhân văn có mối quan hệ hết sức mậtthiết với nhau Vì thế, nghiên cứu về bất cứ một hiện tượng, một lĩnh vực vănhóa nào cũng phải đặt nó trong điều kiện môi trường tự nhiên, nhân văn đểtìm hiểu về ngọn nguồn sản sinh ra nó Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu
về cội nguồn địa văn hóa của địa bàn được nghiên cứu tức là điều kiện địa lý
tự nhiên của huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) và các đặc điểmcủa tộc người Tà-ôi ở huyện A Lưới Đó chính là những căn cứ để giải thích
sự ra đời của nghề dệt Zèng và những sáng tạo hoa văn trên Zèng của ngườiTà-ôi Bởi, biểu tượng hoa văn trên Zèng chính là sự phản ánh về cuộc sống,
là tâm lý, nếp sống, quan niệm thẩm mỹ, là sự ứng xử với tự nhiên và xã hộicủa đồng bào Tà-ôi
1.1 Môi trường hình thành nghề dệt Zèng của người Tà-ôi ở huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế
1.1.1 Môi trường tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, giáp hai tỉnh Salavan vàSêKông của nước bạn Lào, A Lưới là huyện miền núi nằm án ngữ tuyếnbiên giới phía Tây tỉnh Thừa Thiên - Huế Về vị trí địa lý, huyện A Lướinằm ở toạ độ: 16o 01'00" đến 16o 23'20" Vĩ Bắc, 107o 05'10" đến 107o
31'10" Kinh Đông
A Lưới có diện tích tự nhiên trên 123.273km2, dân số hơn 46.000người (2013), có 20 xã và một Thị trấn Nơi đây là địa bàn cư trú của nhiều
Trang 13dân tộc như: Cơ Tu, Tà-ôi, Kinh Ngoài việc tiếp giáp với một số huyệntrong tỉnh như: Phong Điền, Hương Trà ở phía Bắc và Đông Nam; HươngThuỷ ở phía Đông thì toàn bộ đường ranh giới phía Tây Nam của lãnh thổ ALưới giáp với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Ngoài ra, còn một phần nhỏcủa ranh giới huyện ở phía Tây Bắc giáp với huyện Đakrong của tỉnh QuảngTrị và ở phía Nam giáp với huyện Hiên của tỉnh Quảng Nam
Nằm trong trục giao thông quan trọng nối tuyến đường Hồ Chí Minh(Quốc lộ 14) với quốc lộ 49, A Lưới cách thành phố Huế 75km đường bộ.Trục đường Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 100km chạy dọc địa bàn huyện,nối từ Đakrong (Quốc lộ 9) tỉnh Quảng Trị vào Nam nối với Quảng Nam.Quốc lộ 49 là trục giao thông quan trọng, nối với tỉnh Salavan của Lào quacửa khẩu Hồng Vân, qua trung tâm huyện lỵ, nhiều xã trong huyện, nối vớithành phố Huế Từ đây gắn với Quốc lộ 1A vào mạng lưới giao thông quốcgia, gắn với hệ thống cảng biển từ Thuận An đến Chân Mây Đây là hai tuyếngiao thông huyết mạch nối với các xã trong huyện với nhau, với các tỉnhduyên hải miền Trung và với hai tỉnh của nước bạn Lào Với vị trí địa lý này,
A Lưới có rất nhiều thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, ổnđịnh xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc gia Chính vị trí này cũng tácđộng không nhỏ trong việc giao thoa văn hoá tộc người, trong đó có sự giaothoa về trang phục
1.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Trang 14mặt nước biển Phần đáy thung lũng chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên, có
độ cao trung bình 600m, là nơi tập trung đại bộ phận dân cư huyện
Phần phía Đông, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, diện tích chủ yếu là đấttrống đồi trọc, rừng bị tàn phá và huỷ diệt do chất độc màu da cam trongchiến tranh gây ra
Trải dọc theo chiều Bắc - Nam của huyện từ xã Hồng Thuỷ vào đến xã
A Đớt, A Roàng là thung lũng tương đối bằng phẳng theo hình lòng chảo dàiđến hàng trăm km Đây cũng là nơi có con đường mòn Hồ Chí Minh đi quatrở thành trục đường mang tính chiến lược quốc gia Ngoài ra dọc theo trụcquốc lộ 49B theo hướng Đông - Tây xen kẽ với núi đồi là hệ thống sông, suối,thung lũng khá dày đặc hứa hẹn nhiều triển vọng trong xây dựng và thực hiệncác chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà Đó là sự ưu đãi củathiên nhiên về địa hình cho huyện A Lưới
+ Về thổ nhưỡng
Đất đai ở đây được phân chia rất nhiều dạng Ở vùng núi cao có độ dốclớn, ít có mặt bằng, đa số là độ dốc triền Giữa thung lũng là lòng chảo, vencác bờ sông suối là các bãi bồi lớn rất thuận lợi cho việc phát triển các loạicây trồng khác nhau Ở đây có các loại đất phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đất sét,đất feralit, đất phù sa được bồi đắp dọc các sông suối, trong đó đất màu vàng
đỏ và đen sẫm chiếm tỷ lệ rất lớn và dày Nhìn chung đất đai ở đây phù hợpcho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: lạc, mía, cà phê,
hồ tiêu và cây bông để dệt vải
- Khí hậu, thực vật
+ Về khí hậu
A Lưới nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng và ẩm, có haimùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa Với độ cao trung bình từ 800 - 1000m vàđịa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên lãnh thổ huyện A Lưới
Trang 15chịu ảnh hưởng của cả gió Tây Nam về mùa hè và gió Đông Bắc về mùađông Đặc trưng khí hậu ở đây là có tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Đông
và Tây Trường Sơn nên mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn (từ tháng 5 đếntháng 12) Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng từ 21 - 22oC Vì vậy kiểuvùng khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí hậu á nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hèmát, mùa đông hơi lạnh và hàng năm có trên 70 ngày có sương mù
Nhìn chung thời tiết, khí hậu trên địa bàn huyện thích hợp cho sinhtrưởng, phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệpdài ngày như cao su, cà phê, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc Giống câybông được trồng để lấy vải trước đây cũng được bà con trồng nhiều trên khắpcác quả đồi bởi thời tiết và khí hậu ở đây khá phù hợp cho giống bông sinhtrưởng
+Về thực vật
Với các đặc điểm của địa hình và khí hậu nên trong vùng phát triển haikiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và rừng kínthường xanh mưa ẩm nhiệt đới Thực vật phong phú về loài và được phân bố
ở các độ cao khác nhau Một số loài thường gặp trong vùng là: Dẻ, Đỗ Quyên,Chua me, Dâu da, Dương xỉ thân gỗ và các cây ưa bóng như họ Riềng, họGừng nằm ở độ cao trên 1.000m Còn các cây gỗ như: Sến, Táu, Re,Trương, Gụ, Gội, Kiền kiền, Dỗi, Huynh thì nằm ở độ cao thấp hơn Ởnhững nơi gần dân cư thường gặp các loài như: Gáo, Nứa, Giang… cùng vớicác loài thực vật thứ sinh khác
Hiện nay, huyện A Lưới có diện tích rừng vào khoảng 92.792 ha chiếm75,27% diện tích lãnh thổ, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên (45.493 ha), cònrừng trồng có diện tích không đáng kể (chỉ 1.321 ha) Tuy nhiên, trên địa bànhuyện hiện đang có hàng trăm ha cà phê cùng với các loại cây ăn quả khác đãgóp phần đáng kể vào việc tăng tỷ lệ che phủ ở khu vực này
Trang 16Đối với người thiểu số ở huyện A Lưới nói chung và bà con Tà-ôi nóiriêng thì : “Rừng là bà mẹ lớn, nuôi dưỡng họ bằng vô vàn những giá trị củanguồn lâm thổ sản, từ lương thực, thực phẩm, dược phẩm cho tới những giátrị vô hình mà thiên nhiên mang lại, cũng như gắn bó với đời sống tâm linh,tinh thần con người, và ngược lại, qua tri thức bản địa cũng như hệ ứng xử vớimôi trường sống, con người hàm chứa thái độ và cách thể hiện theo cách củamình trong việc di dưỡng trở lại để đảm bảo sức khoẻ cho Bà Mẹ.”[48;430].Thảm thực vật phong phú mà “Bà Mẹ” mang lại cho bà con vùng đất A Lướichính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi cho nơinày.
- Thủy văn
A Lưới nhận được lượng mưa hàng năm lớn nên có mạng lưới sôngngòi khá phát triển Trong khu vực có các con sông chính là: sông Hữu Trạch,sông Bồ và sông A Sáp, trong đó sông Hữu Trạch và sông Bồ chảy về sôngHương rồi đổ ra biển Đông, còn sông A Sáp chảy sang Lào Phần lớn dân cư
và huyện A Lưới tập trung sinh sống trên lưu vực sông A Sáp Mặc dù lưuvực không rộng lắm, nhưng sông A Sáp có hàng chục sông suối lớn nhỏ đãphục vụ đắc lực cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt cho nhân dân huyện ALưới Qua các kết quả tính toán bước đầu cho thấy lượng dòng chảy của cáccon sông trong vùng vào loại phong phú, môđun dòng chảy đạt tới 682/s/km
và hệ số dòng chảy chuẩn đạt 0,70 Ở đây mùa lũ chỉ kéo dài 4 tháng gần cuốimùa mưa (9 - 12), tức là lũ xảy ra chậm gần 3 tháng và kết thúc trước 1 tháng
so với mùa mưa Chính vì vậy, về mùa khô nhờ có nước ngầm cung cấp(khoảng 35 - 40%) nên các con sông ở đây ít khô cạn
Sông suối A Lưới là một hệ thống thủy lợi tự nhiên bảo đảm sản xuất.Ngày nay, các cơ quan khoa học đang triển khai kế hoạch xây dựng thủy điệnkết hợp thủy lợi, tạo nguồn nước sạch cho dân và tạo hệ thống ruộng nước có
Trang 17khả năng thâm canh, năng suất cao, góp phần đẩy lùi phong tục canh tác lạchậu, cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc ít người
1.1.2 Môi trường nhân văn
1.1.2.1 Người Tà-ôi
Tà-ôi là một trong 21 tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme ởnước ta Tà-ôi là tộc danh chính thức của đồng bào, danh xưng tộc người nàyxuất hiện khá sớm, vào thế kỷ XVIII trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý
Đôn đã được nhắc đến:“Tự phường Mai Hoa theo đầu nguồn sông nhỏ đi về bên hữu để lên các sách dân man Tà-ôi; lại đi về bên tả để đến chỗ mạn Pahy ở ” [15;9]
Cộng đồng dân tộc Tà-ôi ở Việt Nam gồm có 3 nhóm chính: nhóm Tà-ôichính dòng, nhóm Pa Kô và nhóm Pa Hy Trên thực tế hiện nay có nhiều ýkiến không thừa nhận nhóm Pa Kô thuộc thành phần dân tộc Tà-ôi và đồngbào Pa Kô có nguyện vọng đề xuất được công nhận là một dân tộc riêng Ban
dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành triển khai đề án đề nghị “Bổ sung dân tộc Pa Kô vào danh mục các dân tộc Việt Nam” Tuy nhiên, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng tên gọi Pa Kô chỉ mới được sử dụng rộng rãi vào nhữngnăm 60 của thế kỷ XX gắn với truyền thống và thành tích kháng chiến chống
Mỹ của đồng bào, gắn liền với con đường 559 xẻ dọc Trường Sơn đi cứunước Bên cạnh đó, trong ngôn ngữ đồng bào, Pa Kô có nghĩa là về phía núi(Pa: về phía; Kô: núi), nguyên thuỷ của từ này xuất phát từ tình huống phânbiệt địa vực cư trú với người sống thấp hơn mình Danh xưng Pa Hy cũngxuất hiện trong thư tịch cổ của Lê Quý Đôn cùng với các tên gọi Tà-ôi, Ta -
Ôi, Tôi - ôi hay Toái - ôi Chính vì thế sự hiện diện của tộc người Pa Hycũng được thừa nhận như một bộ phận của dân tộc Tà-ôi sống ở vùng thấp,gần với vùng cư trú của người Kinh Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, mặc
dù tâm lý của các nhóm tộc người địa phương như Pa Kô hay Pa Hy đều
Trang 18mong muốn mình được công nhận là một dân tộc riêng và đã có những độngthái mong đạt được nguyện vọng nhưng chưa được sự đồng thuận rộng rãi và
có văn bản chính thức của các cấp Nhà nước Vì vậy, vẫn có thể khẳng địnhdân tộc Tà-ôi hiện nay bao gồm 3 nhóm địa phương là Tà-ôi, Pa Kô và Pa Hy
Từ rất sớm Tà-ôi là cộng đồng tộc người có sự cố kết chặt chẽ, có ý thứctộc người thống nhất Ở Việt Nam người Tà-ôi chiếm số lượng ít, mà chủ yếu
là họ cư trú sinh sống cư trú ở các huyện thuộc tỉnh Xê Kông (Lào) Theo sốliệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tà-ôi ở Việt Nam có dân
số 43.886 người, có mặt tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Tà-ôi cưtrú tập trung tại các tỉnh: Thừa Thiên - Huế (29.558 người, chiếm 67,35 % tổng
số người Tà-ôi tại Việt Nam), Quảng Trị (13.961 người, chiếm 31,81 % tổng
số người Tà-ôi tại Việt Nam), Thanh Hóa (37 người), Quảng Nam (33 người).Hiện nay, tuy là một trong ba tộc người của tỉnh Thừa Thiên - Huế(Tà-ôi - Pa Kô, Cơ Tu và Bru - Vân Kiều) sống tựa vào sơn hệ Trường Sơn
và chỉ chiếm số lượng khiêm tốn nhưng tộc người Tà-ôi cũng là một bộphận gắn kết lâu đời trong bức tranh dân cư ở Thừa Thiên - Huế Có thểnhận thấy huyện A Lưới là địa bàn cư trú đông nhất của tộc người Tà-ôivới khoảng 26.000 người Cùng với số lượng dân cư đông đúc và nhữngbản sắc văn hóa truyền thống nổi bật, dân tộc Tà-ôi được xem là dân tộcchủ thể ở vùng miền núi A Lưới
3 năm thì trở thành rẫy cũ và đi canh phá làm rẫy mới Trong cây trồng, lúa
Trang 19là sự sống còn, hạnh phúc của dân làng Rẫy của người Tà-ôi thường đượcphát ở các khu rừng già, gần khe suối… thường chỉ trồng một mùa trongnăm (từ tháng 4 đến tháng 11), tuy nhiên, bên cạnh việc trồng lúa, người Tà-
ôi thường trồng xen kẽ nhiều loại cây khác như ngô, khoai, sắn, môn, bầu,bí Tà-ôi là cư dân sớm có thu nhập về hoa lợi trên nương rẫy, nhưng do bịchi phối nhiều bởi điều kiện tự nhiên, sản lượng hàng năm thường không đủtiêu dùng trong những tháng giáp hạt Bên cạnh canh tác nương rẫy, trồnglúa, hoa màu, người Tà-ôi sớm biết đến cây bông vải, là cây trồng quantrọng giúp đồng bào đảm bảo cái ăn cái mặc Họ đã tích luỹ nhiều kinhnghiệm quý báu trong việc canh tác cây bông bản địa thích ứng với điềukiện khí hậu, thổ nhưỡng
Bên cạnh đó, kinh tế khai thác (săn bắn, đánh cá, hái lượm ) cũng manglại nguồn lương thực chính của các gia đình Công việc chăn nuôi cũng xuấthiện từ lâu nhưng rất kém phát triển, chủ yếu là nuôi lợn, gà và một số gia súcgia cầm khác như trâu, bò, dê… Ngoài ra, cuộc sống của người Tà-ôi còn dựavào sự trao đổi một số mặt hàng thủ công Trong các nghề thủ công, việc đanlát mây, tre là phổ biến và mang lại nguồn thu nhập cho người dân Đặc biệtphải kể đến nghề dệt Zèng - một sản phẩm rất được các tộc người láng giềng
ưa chuộng, nhất là loại Zèng có trang trí các biểu tượng hoa văn bằng chì vàcườm trắng Tuy có tích lũy được kinh nghiệm về nhiều mặt trong sản xuấtnhưng do công cụ còn thô sơ và kỹ thuật lạc hậu nên năng suất thấp, đời sốngngười Tà-ôi còn nhiều khó khăn
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nhờ công tác định canh - định
cư, xây dựng cuộc sống mới, tộc người Tà-ôi đã tập trung phát triển nền kinh
tế của mình bằng loại hình ruộng nước Tuy không đều khắp, nhưng ở một sốnơi, cuộc sống phần nào đã tương đối ổn định Mặc dù có phần do hạn chế vềnhận thức, về đất đai - thổ nhưỡng , cũng như kỹ thuật canh tác trong
Trang 20phương thức sản xuất mới, nhưng niềm tin về những gì từ ruộng nước manglại đang trong quá trình ngày được củng cố trong tâm lý tộc người.
Ngày nay, nghề chính của đa số người Tà-ôi vẫn là nghề nương rẫy,trồng lúa và các cây lương thực khác Bên cạnh đó, nghề dệt Zèng truyềnthống của họ vẫn được lưu giữ và là một trong những nguồn thu nhập lớn chongười dân Có những thôn làng hầu hết các hộ gia đình đều sinh sống bằngnghề dệt (thôn Kan Vin, Chi Lanh xã A Roàng) Các chính sách mới củaĐảng và Nhà nước đã thể hiện nhiều ưu điểm, củng cố niềm tin của ngườidân Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, người Tà-ôi được tiếp thu nhiềubiện pháp khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất kinh tế và mang lại hiệu quảtích cực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao
1.1.2.3 Đặc điểm văn hóa, xã hội
Do mang nặng tính cộng đồng, người Tà-ôi trước đây thường sống
thành từng làng (vel) theo cơ chế “làm chung - ăn chung - ở chung” [21;11].
Tương tự các dân tộc thiểu số sống trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên, làngcủa người Tà-ôi theo kiểu làng tròn, làng phòng thủ, làng hình móng ngựa…Các công trình công cộng đều xây dựng giữa làng, nhà dân vây quanh nhưngđảm bảo nguyên tắc các cây đòn nóc nhà không có hướng đâm vào nhau Nhàcủa người Tà-ôi có hai loại chính là nhà rông và nhà chi họ Cả hai loại nhànày đều là loại nhà sàn tổng hợp nhằm tránh thú dữ, gió, ẩm ướt và dùng phầndưới của ngôi nhà để nuôi gia súc Riêng nhóm người Pa Hy ở nhà đất (cónhà ở riêng và nhà chứa lương thực riêng), nhưng cả nhà sàn và nhà đất đều
có mái tròn ở hai đầu hồi nhà và đều có khau cút - đây là đặc điểm để phân
biệt ngôi nhà của người Tà-ôi với các dân tộc khác cùng ngữ hệ ở vùng này
Nhà rông (nhà làng) trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗithành viên và cộng đồng tộc người Tà-ôi đều rất thiêng liêng Nó tượng trưngcho hào khí, sức mạnh của làng, là nơi gắn kết mọi thành viên trong cộng
Trang 21đồng tạo thành một khối thống nhất chống lại thiên tai địch hoạ Nhà chi họ(nhà dài) cũng là hình ảnh gắn bó với đời sống tinh thần, vật chất của đồngbào Tà-ôi Đấy là nơi cư trú của đại gia đình Không gian ngôi nhà được chiathành nhiều bếp với nhiều tiểu gia đình cùng chung sống Độ dài của một nhà
có thể tới hàng chục mét chứa tối đa 15 bếp Các hộ gia đình được ngăn cáchnhau bằng một vách đan bằng nứa hoặc lồ ô Ngày nay kinh tế hộ gia đình đãphát triển Hình ảnh những ngôi nhà dài, nơi nối kết và hội tụ nghĩa gia tộcmột thời của người Tà-ôi không còn nữa Tuy vậy, nó vẫn mãi là biểu tượng
và thành tựu văn hoá đặc sắc của người Tà-ôi nơi núi rừng Trường Sơn
Trong gia đình Tà-ôi, quyền thừa kế tài sản thuộc về con trai, song sự
ưu tiên cho con trai cả chưa rõ, dù anh ta có vai trò chủ trì các nghi lễ thờcúng tổ tiên và luôn được ở gian đầu của ngôi nhà Người Tà-ôi ăn mặc đơngiản và dùng một số loại trang sức đeo tại cổ, cổ tay, cổ chân hoặc trang điểmtrên cơ thể (để mái tóc, cà răng cửa, xăm hình…) Ngày nay, lớp người trẻ đã
từ chối không sử dụng cách trang sức theo kiểu cà răng và xăm mình
Xã hội cổ truyền của người Tà-ôi là xã hội chưa có giai cấp, xã hộinguyên thuỷ ở thời kỳ tan rã Tuy vậy, đã có sự phân hoá giàu nghèo, mỗilàng có 1-2 người giàu và 1-2 người tôi tớ hay nô lệ Đơn vị xã hội cơ bản của
người Tà-ôi là vel hay vil giống như ở người Cơ Tu và Bru-Vân Kiều, tương
ứng với làng của người Việt Cư dân mỗi làng thường gồm nhiều dòng họkhác nhau, mỗi dòng họ sống trong một hay nhiều ngôi nhà, mỗi ngôi nhà cómột người đứng đầu (đầu nóc) Những người đứng đầu nhà dài đó họp thành
bộ máy tự quản cổ truyền quản lý mọi công việc chung của làng
Người Tà-ôi trước đây vốn sống bằng nghề nương rẫy nên lương thực
chủ yếu của họ là lúa nếp Các loại nếp họ thường dùng là nếp đen (atut), nếp than (kachăh), nếp tro (abung) và nếp tím (amuk) Do địa hình tự nhiên không
bằng phẳng và điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên năng suất lúa nếp thấp, chỉ
Trang 22đủ ăn trong nửa năm Vì vậy, đồng bào trồng thêm các loại cây như ngô,khoai, sắn, bo bo… Bên cạnh lúa nếp, cơ cấu bữa ăn của người Tà-ôi còn cóchim chuột, cá mú do những người đàn ông hàng ngày lên rừng xuống suốiđánh bắt Thịt gia súc thì chỉ được dùng khi có lễ hội hoặc tiếp khách mà thôi.Gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của họ là ớt và tiêu rừng Người Tà-ôicòn rất thích ăn các món nướng, nhất là nướng trong ống nứa hoặc lồ ô Đểchống chọi với cái giá lạnh của núi rừng cũng như để giảm bớt mệt nhọc saunhững lần lên nương rẫy, người Tà-ôi thường uống rượu Ở đây, rượu Đoác
hay còn gọi là aviét được xem là thức uống thông dụng nhất Đó là nước được chắt ra từ cây pârđin (cây Đoác) Rượu Đoác được xem là loại rượu đặc biệt
bởi nó được lấy trực tiếp trên cây mang về uống, không cần qua chế biến Đây
là thức uống truyền thống có từ ngàn xưa của dân tộc Tà-ôi sống trên dãyTrường Sơn Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, cùng với các món ẩm thực truyềnthống, nhà nào của người Tà-ôi ở vùng cao A Lưới cũng chuẩn bị rất nhiềurượu Đoác để tiếp đón bạn bè và khách quý
Quan hệ hôn nhân, gia đình ở người Tà-ôi có nhiều nét giống với người
Cơ Tu và Bru - Vân Kiều nghĩa là đã chuyển sang chế độ phụ hệ, cư trú phíanhà chồng, đồng thời còn mang nhiều tàn dư của thời mẫu hệ Hôn nhân củangười Tà-ôi trước đây thường theo con đường hôn nhân cùng huyết thống mộtchiều, tức là người con trai của chị em gái lấy con gái của các anh em trai.Nhưng không có trường hợp ngược lại Quan hệ hôn nhân kiểu này được
người Tà-ôi gọi là khơâi - nnoo Tục này có nhiều nét giống với tục nối dây
trước kia của một số đồng bào Tây Nguyên Người Tà-ôi đến nay vẫn thực
hiện ngoại hôn theo một đơn vị huyết thống gọi là yă, những người đã cùng yă thì không được có quan hệ tính giao, quan hệ thông hôn Hiện nay,
gia đình người Tà-ôi có xu hướng chuyển sang gia đình nhỏ, những ngôi nhà
Trang 23dài xưa ngày càng mất đi nhường chỗ cho những ngôi nhà chỉ có một cặp vợchồng và con cái.
Cũng giống như các dân tộc Cơ tu, Bru - Vân Kiều, kho tàng sáng tácnghệ thuật dân gian và hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của người Tà-ôi rất đadạng, phong phú, chỉ khác nhau ở một vài chi tiết của sự thờ cúng và cáchtiến hành nghi lễ Người Tà-ôi tin mọi vật đều có siêu linh, từ trời, đất, núi,rừng, suối nước, cây cối cho đến lúa gạo, con người, con vật đều có "thần"hoặc hồn Việc bói toán và cúng lễ là một phần quan trọng trong đời sống cánhân cũng như cộng đồng dân làng Mỗi dòng họ có một bàn thờ ở nhà trưởng
họ, mọi gia đình đều có thể tới đó làm lễ cúng khi ốm yếu, rủi ro, cần khẩnmột điều gì đó Nhiều làng còn thờ cúng chung vật "thiêng" là hòn đá, cáivòng đồng, chiêng, ché Chúng dị dạng hoặc có xuất xứ khác lạ, được coi là
có quan hệ huyền bí đối với cuộc sống của làng
Người Tà-ôi quan niệm có các thần linh tự nhiên (yang), thần linh của đất làng (yang sự) và các yang này đều có vật ký thác là những hòn đá có hình
thù người hay con vật nào đó, được thờ trong nhà rông (nếu có) hoặc trong
ngôi miếu (parong) trong rừng Lễ cải táng (rơ pớp) là lễ lớn nhất trong các
nghi lễ thờ cúng tổ tiên ở người Tà-ôi được cúng chung cho cả làng sau đómới làm riêng ở gia đình có việc; lễ này đồng thời là ngày hội lớn của dânlàng, mọi người ăn uống linh đình trong vài ngày rất tốn kém, còn việc cảitáng chỉ làm đơn giản là mang hài cốt chuyển đến chôn chung trong nghĩatrang của làng hoặc khu vực riêng của dòng họ, gia đình Ngoài ra còn có tục
thờ thần của cải, hồn lúa và các lễ cúng kèm theo như lễ apiêr, lễ aja.
Sau các mùa vụ, vào khoảng thời gian nông nhàn bà con Tà-ôi cũng cónhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần với những hình thức vui chơi lễ hội Cóthể nói, lễ hội là một phần cuộc sống của người Tà-ôi, là hình ảnh biểu trưngcho sự phồn thịnh của bản làng bởi ở đó tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, thế
Trang 24giới quan, nhân sinh quan cũng được phản ánh cùng với sức sống mới của conngười sau một vụ mùa khó nhọc Tiêu biểu có lễ hội đâm trâu và lễ hội mừnglúa mới Lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa xưa, là nétsinh hoạt văn hoá cổ truyền thể hiện tính cộng đồng trong sự cộng hưởng: cầuphúc, cầu an, cầu mùa Lễ hội mừng lúa mới là nghi lễ cuối cùng trong hệthống các nghi lễ liên quan đến nương rẫy, là tiền đề cho cuộc sống ấm no,hạnh phúc hay sự an nguy của cộng đồng.
1.2 Nghề dệt Zèng và những sáng tạo hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi
ở huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế
1.2.1 Vai trò của trang phục trong đời sống người Tà-ôi
Đối với các tộc người Việt Nam nói chung và người Tà-ôi nói riêng,trang phục là loại hình văn hoá mang nhiều giá trị, ẩn chứa lượng thông tinlớn về đời sống tộc người Nó chính là sự tổng hoà mối quan hệ giữa conngười với tự nhiên, giữa con người với xã hội
Trước hết, người Tà-ôi sử dụng trang phục để bảo vệ cơ thể và tránhcác tác hại của môi trường tự nhiên Ở phương diện này, trang phục được xem
là giá trị vật chất được tạo ra bằng sức lao động của con người nhằm giúp conngười ứng phó với môi trường, chống lại cái nóng, cái rét của thời tiết Từxưa, người Tà-ôi sử dụng vỏ cây để làm áo quần che chắn cơ thể, về sau họ đãbiết cách trồng bông lấy sợi để dệt vải tạo nên những bộ trang phục truyềnthống đẹp mắt với nhiều biểu tượng hoa văn ý nghĩa
Không chỉ dừng lại ở mục đích bảo vệ cơ thể, trang phục của người
Tà-ôi còn là một thứ “ngôn ngữ” nhận dạng Nhìn vào trang phục, người ta biếtđược tuổi tác, địa vị, tổ chức, nghề nghiệp… của người mặc nó Trang phụcthay đổi theo các sự kiện xã hội, điều đó chỉ ra rằng việc mặc quần áo cũngphụ thuộc vào các chuẩn mực xã hội Già làng, trưởng bản và những người cóđịa vị trong làng thường mặc những bộ trang phục có nhiều hoa văn bằng hạt
Trang 25cườm với những biểu tượng của quyền lực và sức mạnh Người dân mặcnhững bộ trang phục đơn giản để tiện cho sinh hoạt thường ngày, chỉ khi thamgia vào lễ hội hay các sự kiện có tính chất cộng đồng họ mới mang những bộtrang phục cầu kỳ với nhiều chi tiết hoa văn.
Ngoài mục đích bảo vệ cơ thể và thể hiện tính xã hội, trang phục củangười Tà-ôi còn thể hiện thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng dân tộc Khởi thuỷ,người Tà-ôi cũng như các tộc người khác sử dụng những chất liệu có sẵn từ tựnhiên để che đậy cơ thể, bảo vệ cơ thể Theo thời gian, họ đã biết khai tháccác nguyên liệu tự nhiên để làm đẹp rồi cùng với sự phát triển của xã hội, họ
sử dụng những sản phẩm công nghiệp nhằm đem lại hiệu quả thẩm mỹ Trangphục có tác dụng trang điểm, làm đẹp cho con người Chính vì vậy các bà, các
mẹ ra sức tìm kiếm nguồn nguyên liệu để tạo nên những bộ trang phục đẹpmắt Có thể thấy rằng, thị hiếu thẩm mỹ của người Tà-ôi dần thay đổi theothời gian và phù hợp với điều kiện sống của họ
Không dừng lại ở đó, đối với người Tà-ôi, trang phục còn gắn với tínngưỡng, phong tục tập quán Họ tạ ơn Giàng đã ban cho họ cái ăn, cái mặcnên mỗi khi cúng tế họ đều dùng những tấm vải Zèng được thêu thật đẹp mắtlàm vật dâng cúng Bên cạnh đó, trang phục còn gắn với lễ hội, phong tụccưới xin, tang ma Những bộ trang phục với hoa văn tinh xảo, cầu kỳ đượcdành cho những mùa lễ hội, là lễ vật cô dâu phải tặng cho nhà chồng và cũng
là vật đi theo người đã khuất
Có thể thấy rằng, bản thân bộ trang phục truyền thống trong quan niệmcủa người Tà-ôi mang đầy đủ các yếu tố văn hoá, xã hội tín ngưỡng tôn giáo
và đặc điểm của đời sống tộc người
1.2.1 Nghề dệt Zèng của người Tà-ôi
Cũng như các dân tộc khác, nghề dệt thổ cẩm của người Tà-ôi đã xuấthiện từ lâu đời Đến bây giờ ngay cả những người cao niên trong các làng của
Trang 26đồng bào Tà-ôi cũng không còn ai nhớ rõ nghề này đã có từ khi nào, chỉ biếtrằng nó được trao truyền qua nhiều thế hệ, mà trong đó vai trò người mẹ là vôcùng quan trọng bởi khi có con gái lớn đến tuổi đôi mươi đều phải biết dệtnhững tấm vải thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình do chính người mẹ
truyền lại Người Tà-ôi gọi sản phẩm dệt là Zèng Zèng là một danh từ chung
để chỉ các sản phẩm dệt của người Tà-ôi, khái niệm này có lẽ hình thành từkhi có sự giao lưu buôn bán giữa các tộc người khác với người Tà-ôi Có
người cho rằng: Zèng là tên gọi của người đồng bằng lúc nhìn thấy sản phẩm dệt của người Tà-ôi Theo tiếng Tà-ôi, để chỉ sản phẩm vải còn có từ Ânnai, còn dệt vải là Taanh Ânnai Như vậy sản phẩm dệt ở đồng bào Tà-ôi từ xưa đến nay có hai tên gọi là “ân Nai” và “Zèng”.
Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số có lưu truyền khá nhiều truyềnthuyết, giai thoại về nghề dệt thổ cẩm và các hoa văn truyền thống Người Tà-
ôi cũng vậy, họ có một câu chuyện cổ về sự hình thành các ngành nghề truyềnthống, chuyện kể rằng: Ngày xưa, có Cănpơnu là Bà tổ của các ngành nghề,được Trời cử xuống dân gian bày cho dân các nghề nghiệp Một trong nhữngnghề nghiệp Bà truyền lại cho người Tà-ôi cùng với nghề đan lát mây tre lànghề trồng bông dệt vải, bên cạnh công việc tỉa lúa, ngô, khoai, sắn, đậu mè…Sản phẩm dệt là kết tinh của bao kinh nghiệm tích lũy từ bao đời, kết hợp vớitrí tưởng tượng phong phú của người thợ dệt, chất lượng màu nhuộm, độ sănbền của sợi, kỹ thuật dệt, tài nghệ trang trí hoa văn nói lên rất rõ điều đó
Từ khi được bà Cănpơnu chỉ dạy cách dệt, đồng bào không những dệtđược mà còn dệt nên những sản phẩm rất đẹp Những tấm Zèng được mặc mộtcách trang trọng trong các buổi lễ hội như: lễ đâm trâu, lễ mừng lúa mới…Trong các lễ hội này, khách các làng được mời đến chung vui cùng làng chủ
Họ cùng nhau ăn uống no say, hát hò nhộn nhịp và một trong những tiêu chí
Trang 27đánh giá sự giàu có, sang trọng của làng là căn cứ trên số lượng trang phụcđược may bằng Zèng.
Cùng với bề dày lịch sử và diễn trình cư trú, kỹ thuật dệt đã tạo nênnhững mô típ đặc trưng qua đôi tay của người phụ nữ Độ săn bền của sợi, kỹthuật dệt hay trí tưởng tượng phong phú của tộc người này thể hiện trênnhững biểu tượng hoa văn trang trí, có thể xem là kết tinh kinh nghiệm của rấtnhiều thế hệ Sản phẩm Zèng từ đó trở thành định chuẩn, là thước đo giá trịnhiều mặt trong cộng đồng tộc người Tà-ôi: Zèng là phương tiện để thể hiện
và là chuẩn mực của sự giàu có (bên cạnh chiêng, ché, đàn trâu, mã não, ngôinhà với độ dài đáng kể…) Zèng còn được xem là vật đính ước trong thời gian
đi Sim của người con gái dành cho chàng trai mình yêu mến, cũng như lònghiếu thuận dành cho đấng sinh thành của người chồng tương lai… Ngoài ra,Zèng còn là tiêu chí nổi trội trong việc chọn lựa “ý trung nhân” của người contrai khi đến tuổi lập gia đình, bởi trong quan niệm của cộng đồng tộc ngườiTà-ôi, ngoài các yếu tố như siêng năng lao động, khỏe mạnh, bắp chân căngtròn… thì người con gái Tà-ôi còn phải biết dệt và dệt đẹp
Không dừng lại ở đó, những tấm Zèng còn là lễ vật không thể thiếutrong các sinh hoạt cộng đồng, mọi người trong làng đến với lễ hội hay những
sự kiện quan trọng bằng những trang phục được làm nên từ Zèng Sắc màutươi tắn của một loại hình sản phẩm dệt trong đêm lễ hội, chan hoà cùng ánhlửa bập bùng cùng âm thanh rộn rã của chiêng trống và các loại nhạc cụv.v…, tất cả đã làm nên nét đặc trưng riêng biệt của cư dân miền thượng ducủa Thừa Thiên - Huế
Mặc dù dệt Zèng là một nghề không chiếm thời gian lao động theo lịchlao động trong năm, không đòi hỏi số lượng lao động chính nhất định như cácngành kinh tế khác nhưng yêu cầu cần có của nghề dệt Zèng là sự khéo léo, tỉmẫn của người phụ nữ bởi quá trình dệt nên sản phẩm rất cầu kỳ và phức tạp
Trang 28Thường dệt Zèng được tiến hành vào những lúc rảnh rỗi sau công việc ởnương rẫy, bên bếp lửa hồng mỗi tối, trong những tháng mùa đông mưa giá,đặc biệt là sau những vụ mùa, các khung dệt được bày ra rộng khắp, thu hútnhiều lứa tuổi nữ giới tham gia Nhìn những sản phẩm dệt từ tay người phụ
nữ Tà-ôi, chúng ta không thể không trân trọng và thán phục Cảm giác này sẽnhân lên gấp bội nếu tận mắt quan sát quy trình sản xuất từ lúc gieo hạt, chămsóc, thu hoạch quả bông, cho đến việc phơi, tách, cán, bật, vấn, xe, giăngv.v… và nhuộm sợi từ những dụng cụ đơn giản Để tạo nên một tấm Zèngđẹp, ngoài giá trị từ sự chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm sợi vải, hạt cườm vàlục lạc còn phải có sự nhẹ nhàng, khéo léo và tỉ mỉ của đôi bàn tay người phụ
nữ Những bàn tay thô ráp do phải lao động nặng nhọc trên nương rẫy nhằmđảm bảo cái ăn cho gia đình nhưng lại cực kỳ uyển chuyển và mềm mại trênkhung dệt Chính vì thế, thật không quá khi cho rằng, với Zèng đôi tay ngườiphụ nữ Tà-ôi đã thực sự tạo nên những vũ điệu lạ lùng với sợi vải và khungdệt Nghề dệt Zèng truyền thống có thể coi là sự kết hợp hoàn hảo, nhuầnnhuyễn giữa người phụ nữ, sợi vải và hạt cườm
Với người Tà-ôi cũng như một số dân tộc khác, xuất phát điểm của nghềdệt chỉ nhằm phục vụ nhu cầu may mặc trong gia đình hay mang đi đổi nhuyếu phẩm của người dân trong bản làng mà thôi Theo luật tục của người Tà-
ôi, tuyệt đối không được truyền nghề cho ai khác ngoài gia đình mình Nếu viphạm thì Giàng sẽ trừng phạt Nghề dệt Zèng trước đây được dân tộc Tà-ôiquý trọng và yêu mến như đối với tổ tiên vậy
Ngày nay, nghề dệt Zèng ngoài mục đích phục vụ cho “cái mặc” cònquyết định đến “cái ăn” Những gia đình có nhiều phụ nữ biết dệt, dệt giỏi sẽmang lại nguồn thu nhập đáng kể, giúp bà con dân tộc thoát nghèo Ngoàiphát triển nghề dệt Zèng ở hầu khắp các hộ gia đình, hiện ở A Lưới đã có 5 tổhợp dệt được thành lập ở các xã Phú Vinh, A Đớt, A Roàng, Nhâm và thị trấn
Trang 29A Lưới Tính nghệ thuật cao với những biểu tượng hoa văn đặc sắc cộng vớihình thức phù hợp với người tiêu dùng nên Zèng A Lưới được du khách vàđồng bào các dân tộc thiểu số khác ưa chuộng Ngày càng có nhiều du kháchtrong và ngoài nước tìm đến huyện miền núi A Lưới để được tận mắt nhìnthấy những công đoạn dệt Zèng và mua sản phẩm của người dân nơi đây.Những tấm Zèng đã “ băng suối, vượt đèo” về với miền xuôi tham gia vào các
lễ hội lớn như Festival làng nghề truyền thống, Festival Huế… Zèng giờ đâykhông chỉ là biểu tượng văn hóa của người dân Tà-ôi mà còn là sản phẩm dulịch đầy hấp dẫn đối với du khách
1.2.2 Quá trình hình thành các biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi
1.2.2.1 Mục đích sáng tạo các biểu tượng hoa văn trên Zèng
Nghệ thuật tạo hình dân gian của người Tà-ôi thể hiện ở nhiều mặt từtrang phục, đồ dùng sinh hoạt cho đến kiến trúc, điêu khắc… Nhưng có thểnói rằng tạo hình trên trang phục có ý nghĩa đặc biệt nhất, quan trọng nhấttrong tạo hình dân gian Và những nghệ nhân của những tác phẩm nghệ thuật
ấy không ai khác chính là những người phụ nữ Tà-ôi
Từ khi biết cách trồng bông, dệt vải, các thiếu phụ Tà-ôi đã khéo léotạo nên những bộ trang phục không chỉ phục vụ mục đích bảo vệ cơ thể, làmđẹp mà còn để thể hiện tư duy, tình cảm thẩm mỹ và đời sống văn hóa tinhthần của chính họ Đối với xã hội Tà-ôi, người phụ nữ không chỉ biết dệt màcòn phải dệt giỏi, thêu hoa văn đẹp thì mới được đề cao, coi trọng Những em
bé gái đến tầm 7 - 8 tuổi đã được các bà, các mẹ, các chị dạy cách dệt Zèng vàtạo các biểu tượng hoa văn Suốt thời kỳ trưởng thành cho đến lúc lấy chồng,các thiếu nữ vẫn gắn bó với công việc dệt vải Sau khi lấy chồng, với vị trímới là người vợ, người mẹ trong gia đình lại tiếp tục trao truyền cách thức vàkinh nghiệm trồng bông, dệt vải cho các thế hệ con cháu của mình Cứ như
Trang 30vậy, từ đời này qua đời khác, nghề dệt Zèng của người Tà-ôi được các bà, các
mẹ, các chị lưu giữ và phát triển Những đêm đông giá lạnh bên ánh lửa ấm
áp của những ngôi nhà dài, những đêm trăng sáng giữa sân nhà rông, các chị
em quây quần dạy cho nhau cách luồn sợi dệt vải Không chỉ dừng lại ở việcdệt những tấm vải màu đơn giản, người phụ nữ Tà-ôi còn muốn dệt lên cả bứctranh lung linh thể hiện ước mơ, hoài bão về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Phương tiện để chuyển tải tất cả những thông điệp ấy không gì khác ngoài cácbiểu tượng hoa văn trên vải Từng cành cây, ngọn cỏ, từng vật dụng sinh hoạtthường ngày… đều hiện lên sinh động trên từng thớ vải qua bàn tay tài hoacủa các thiếu nữ Tà-ôi
Đối với phụ nữ Tà-ôi, biểu tượng hoa văn trên trang phục chính là công
cụ hữu hiệu nhất để thể hiện sự cảm nhận về cuộc sống Phụ nữ Tà-ôi qua cácthế hệ phải thuộc lòng các biểu tượng hoa văn trên trang phục Bây giờ, có thể
họ không còn biết đến ý nghĩa khởi thuỷ của từng biểu tượng nữa nhưng ngay
từ khi còn bé họ đã được các bà, các mẹ truyền dạy và dần in sâu vào tâm trínhư một sự tự nhiên Khi đã thành thục, họ cảm thấy yêu thích và tâm huyếtvới nghề Các ấn tượng, cảm xúc dồn nén trước thiên nhiên và sự vật hiệntượng tạo cho họ một linh cảm đặc biệt, từ đó họ tái tạo một cách say sưa Họmuốn chứng tỏ mình là người phụ nữ giỏi giang, đảm đang và khéo léo
Tóm lại, các biểu tượng hoa văn trên Zèng chính là phương tiện quantrọng nhất để người phụ nữ Tà-ôi trước đây cũng như ngày nay bộc lộ nănglực và là thước đo đức hạnh của mình Chúng được người Tà-ôi lưu giữ nhưmột kho báu và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Từ những hoạ tiếtđơn giản tái hiện cuộc sống đời thường cho đến những hoạ tiết mang ý nghĩabiểu trưng cho những giá trị văn hoá của cộng đồng dân tộc Những hoa văntruyền thống ấy vẫn được lưu giữ đến hôm nay cho dù có sự giao thoa và biếnđổi phù hợp với thời đại như thế nào đi nữa Chúng thực sự đã trở thành
Trang 31những biểu tượng văn hoá đậm bản sắc của người Tà-ôi ở miền thượng duThừa Thiên - Huế.
1.2.2.2 Nguyên liệu và cách thức tạo nên các biểu tượng hoa văn
* Nguyên liệu tạo nên các biểu tượng hoa văn
Nguyên liệu cần để tạo nên biểu tượng hoa văn trên Zèng truyền thốnggồm có sợi vải (sợi thô màu trắng và sợi đã nhuộm màu) và hạt cườm Ngườiphụ nữ Tà-ôi xưa tiến hành chuẩn bị nguyên liệu để dệt và tạo nên các biểutượng hoa văn như sau:
Thứ nhất, để có sợi vải, người Tà-ôi tiến hành kéo sợi từ quả cây bông (A pát) sau đó nhuộm màu, phơi khô, tách, bật, xe sợi và cuộn lại thành búp Cây bông của người Tà-ôi được phân thành hai loại, có nguồn gốc từ đất Lào,
được mang theo trong quá trình thiên di tộc người cho đến khi định cư ở ThừaThiên - Huế
Trong cộng đồng người Tà-ôi, cây bông rất được quan tâm và chỉ xếpsau cây lúa, bởi tộc người này quan niệm cây lúa cho cái ăn, cho lương thựcchính để tồn tại còn cây bông cho sợi dệt vải, đảm bảo cái mặc và của cải chođồng bào, thông qua việc trao đổi sản phẩm làm ra với những tộc người cận
cư Chọn giống bông là công việc của những người phụ nữ, những quả bôngđược chọn làm giống thường phải già, chắc cứng, đem phơi sau đó cất trêndàn bếp nhà dài để tránh ẩm và dùng ngay trong năm đó Sau khi có giốngbông, người đàn ông chọn rẫy để người phụ nữ trỉa bông Trước mùa trỉabông, chủ làng phải cúng tế thần linh để cầu xin Yang cho một mùa vụ bộithu Từ khi cúng tế đến lúc trỉa bông, người lạ tuyệt đối không được vào làng
để tránh làm mất sự linh thiêng Sau khi cây bông có quả thì tiến hành thuhoạch, phơi khô, tách, bật, xe sợi và cuốn thành búp
Thứ hai, sau khi đã có sợi vải, người Tà-ôi tiến hành nhuộm màu bằng
những loại lá, vỏ và rễ cây khai thác từ núi rừng Gam màu của Zèng gồm
Trang 32đen, trắng, vàng, đỏ, xanh lá cây và tím Để có được những sợi màu đó là cảmột kỹ thuật được xem như bí quyết của đồng bào được tích lũy và cất giữ lâuđời Người phụ nữ Tà-ôi đã dành biết bao thời gian và công sức nghiền ngẫm,tìm tòi, khai thác chất liệu màu tiềm ẩn trong giới tự nhiên rồi cần mẫn thựchiện chính xác quy trình nhuộm cũng như liều lượng pha chế Người Tà-ôikhông chỉ biết sống dựa vào rừng, vào đất để có được nguyên liệu sợi mà cònkhai thác được màu từ những cây cối sẵn có Có thể nói, hòa vào thiên nhiên
và nương tựa vào thiên nhiên để sinh tồn là thế ứng xử tối ưu của các tộcngười ở ngưỡng cửa tiền công nghiệp Cách thức tạo màu như sau:
Người Tà-ôi tạo màu đen cho sợi vải từ thân cây tà râm - một loại cây
thân bằng ngón tay, cao 1m, hái về thái nhỏ giã mịn ngâm với nước lạnh ở
độ đậm đặc Để có độ đen sẫm và bền, người Tà-ôi còn lấy vỏ ốc hỏa táng
thành tro đổ vào ngâm với nước tà râm cùng với mật ong rừng, ngâm trong
khoảng 2 tuần rồi vắt phơi khô
Đối với màu vàng (rạc), người Tà-ôi chế biến từ củ arac, abial Loại
cây này có thân bằng dây bò sát mặt đất, lá nhỏ và dai, dùng củ và rễ tháinhỏ mịn rồi nấu cô đậm để nguội, sau đó ngâm sợi Trong khi đó, người GiaRai, Ba Na, Ê Đê ở vùng Tây Nguyên lại chế biến màu vàng từ củ nghệ giã
ra, pha nước để ngâm sợi Người Giẻ Triêng thì lấy củ nghệ và rễ cây bằngdăng (một loại cây làm thuốc sốt rét) giã lẫn với nhau rồi ngâm sợi
Màu đỏ thẫm (sút) ban đầu được người Tà-ôi trao đổi mua bán với
người Lào chứ họ chưa tự tạo ra được Họ đổi bằng các yếu phẩm như gà,gạo, chiếu để lấy phẩm màu đỏ, cho sợi bông trắng vào và nhuộm Sau này,
người Tà-ôi đã phát hiện ra cách tạo màu đỏ bằng việc lấy củ cây achất (loại
cây có màu xanh, thân dây leo) giã mịn, cho nước và sợi vào nhuộm từ 3 – 5lần Cũng dùng loại củ này để tạo màu, nếu chỉ nhuộm sợi một lần sẽ có được
màu hồng (prồng) Cùng trong nhóm người Môn - Khmer, tộc người Giẻ
Trang 33Triêng lại tạo màu đỏ bằng cách dùng củ găm đem thái nhỏ, giã nát rồi cho
nước vào nấu lên thành hỗn hợp đậm đặc
Màu xanh lá cây (anách) là hỗn hợp của nước lá cây anách và tàrâm Nếu muốn có màu xanh nhạt (iveng), người Tà-ôi cũng chỉ nhuộm một lần là
được
Màu tím (ila clem) được chế từ rễ cây sim giã nhỏ và cô đặc lại Ngoài
ra, màu tím cũng được tạo ra từ hỗn hợp của màu đỏ và đen nói trên
Ngoài các màu trên thì màu trắng (clọc) chính là màu nguyên thủy của
sợi bông
Thứ ba, một khâu chuẩn bị nguyên liệu quan trọng nữa là chuẩn bị các
hạt cườm, lục lạc, hạt chì v.v cũng là những vật liệu làm nên các biểu tượnghoa văn trên tấm Zèng Sự sắp xếp, bố trí các loại hạt một cách công phu,phối màu một cách cầu kỳ theo những chủ đề trang trí trên nền Zèng đã tạonên vẻ đẹp hài hòa, đậm màu sơn cước
Hạt cườm bằng chì (arắc, alùng) được người Tà-ôi sử dụng từ rất sớm.
Theo lời kể của các nghệ nhân ở tổ hợp Zèng thị trấn A Lưới, ngày xưa chìđược lấy từ sông Antrôl (thuộc địa phận nước Lào), trong các khe đá, sau đónấu chảy bằng nồi đất nung, dùng que tre cầm vừa tay, vót một đầu nhọn mộtđầu bằng; một thanh gỗ được đẽo thành hình thuyền dùng đựng nước và mộthòn đá phẳng để cạnh nơi nấu chì Thao tác được tiến hành như sau:
Khi chì được nấu lỏng, người Tà-ôi dùng abung múc chì nóng chảy đổ
lên tảng đá, dùng que tre tách chì thành hạt (đường kính 2.5mm - 3mm), lấyđầu bằng lăn tròn tạo dáng, trở đầu nhọn chích lỗ và hất vào nơi đựng nướccho đông cứng Việc làm cườm được tiến hành rất nhanh, đòi hỏi phải cónhiều người tham gia, bởi mỗi lần múc chì, cần phải có 3 - 4 người lăn Quátrình này cũng có sự phân công lao động rõ ràng, việc nấu và đúc do ngườiphụ nữ đảm nhiệm, việc tìm chì do người đàn ông thực hiện
Trang 34Ngoăi ra, người Tă-ôi còn sử dụng loại cườm lấy từ hạt cđy có tín gọi
arạc bọc mọc rất nhiều ở rừng, về sau được mang về trồng ở rẫy Loại cđy
năy cao không quâ đầu người, lâ dăi, nhỏ bằng ngón tay, cho hạt như hạt tiíu,khi phơi khô hạt rất cứng vă có lỗ tròn ở tđm Loại cườm năy chủ yếu đượcdùng lăm vòng đeo tay hay cổ chđn, nhưng đôi lúc cũng được đem trang trítrín Zỉng
* Câch thức tạo nín biểu tượng hoa văn
Người Tẵi cũng như câc tộc người sinh sống trín dêy Trường Sơn Tđy Nguyín đều tạo hoa văn bằng câch luồn sợi Kỹ thuật năy không tạo ranhững đường nĩt hoa văn uyển chuyển vă mềm mại như trín nền vải của câctộc người thiểu số ở phía Bắc Tuy vậy, ta có thể tìm thấy sự khoẻ khoắn,chắc chắn như chính con người nơi đđy thông qua câc hoa văn trín trang phụccủa họ
-Về câch thức tạo hoa văn: Khi căi hoa văn, tuỳ theo mău sắc vă sốlượng sợi mău khi lín khung mă cho ra câc loại hoa văn khâc nhau Vì vậy,muốn tạo hoa văn chủ yếu dựa văo sợi lín khung (sợi dọc) còn khi dệt (kĩosợi ngang) thì kỹ thuật chủ yếu như nhau, trừ một số loại hoa văn đặc biệt.Người Tă-ôi thường bố trí câc dải sợi mău hoặc mảng mău chạy dăi theochiều dọc của khổ vải Chiều dăi của câc dải mău thường lăm nền cho câc hoavăn bằng cườm bố trí theo chiều dọc hoặc chiều ngang Dải mău trung tđm ở
giữa nền vải lă Đờ ra nâch a toi thường có mău đỏ, xanh hoặc tím, câc dải
mău khâc đối xứng với nhau qua dải mău trung tđm năy
Biểu tượng hoa văn được tạo nín bằng câc hạt cườm có thể coi lă điểmđặc biệt ấn tượng trín Zỉng của người Tă-ôi Thao tâc chỉn cườm lăm thănh
hoa văn trín Zỉng được người Tă-ôi gọi lă tă bỏ a râc Chỉn cườm lă một
công đoạn phức tạp đỏi hỏi người thợ dệt phải có tay nghề cao mới thực hiệnđược Người phụ nữ vừa dệt sợi vừa phải xếp từng hạt cườm văo những điểm
Trang 35cần tạo Và việc làm xuất hiện cả hoa văn bằng sợi lẫn hoa văn bằng cườm hếtsức độc đáo Trước khi chèn cườm, người thợ dệt xâu cườm lại thành mộtchuỗi bằng cách ngắt đứt hai sợi ngang, dùng tay vấn lại và vuốt từng hạtcườm vào Sau khi có chuỗi cườm, người dệt nối vào chỗ ngắt ban đầu và tiếnhành chèn Tuỳ theo biểu tượng hoa văn đã được định hình trong trí tưởngtượng, người phụ nữ luồn tay vào vị trí cần đặt hạt cườm để tạo thành các hoạtiết đặc sắc với nhiều ý nghĩa biểu trưng.
Trang 36Tiểu kết chương 1
Sinh sống và tụ cư trên dạng môi trường địa văn hóa mang tính chất đặcthù, dân tộc Tà-ôi ở huyện miền núi A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế xem thiênnhiên rừng núi, cỏ cây, sông suối như bà mẹ lớn Đó không chỉ là nơi cung cấpnguồn thức ăn, nước uống, nguyên liệu làm nhà mà còn là chốn nuôi dưỡngđời sống tâm linh, tinh thần, khởi nguồn cho mạch sống văn hóa Con người vớiđiều kiện thiên nhiên rừng núi gắn chặt với nhau, hòa quyện vào nhau Trongmột cách hiểu nào đó, trong vòng tay của rừng núi, họ đã có thể sống, tồn tại vàphát triển phồn vinh; ngược lại, sức sống và âm vang của núi rừng cũng đượcchính con người nơi đây tạo nên một không gian đầy sinh khí
Có thể thấy rằng, mỗi một cộng đồng muốn tồn tại phải thích ứng vớithiên nhiên, xã hội bao quanh nó Những ứng xử văn hóa của các tộc ngườithích ứng được với các điều kiện tự nhiên của vùng miền, phù hợp và làmthỏa mãn tâm lý của mọi thành viên trong cộng đồng được họ duy trì và pháttriển qua các thế hệ, nó trở thành truyền thống của tộc người
Với người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, họ đã thíchứng với môi trường thiên nhiên, xã hội nơi đây để tồn tại cho đến ngày hômnay Nghề dệt Zèng hình thành và phát triển như một minh chứng cho sự hòahợp với địa bàn cư trú Nghề dệt của người Tà-ôi ra đời không chỉ để ứng phóvới môi trường tự nhiên là che chở cơ thể của con người mà còn là biểu trưngcho văn hóa, tín ngưỡng của đời sống Những biểu tượng hoa văn được ngườithiếu phụ Tà-ôi dệt trên tấm vải Zèng là sự phản ánh về muôn mặt cuộc sốngcon người giữa một vùng đồi núi thiên nhiên hùng vĩ
Trang 37Chương 2 BƯỚC ĐẦU GIẢI MÃ MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG HOA VĂN
TRÊN ZÈNG CỦA NGƯỜI TÀ-ÔI
Nhiều nhà nghiên cứu về dân tộc học Việt Nam đã dành cho các biểutượng hoa văn trên trang phục sự quan tâm đặc biệt Với Nguyễn Đức Từ Chi,
đó là những tinh hoa ”gắn bó nhất với con người, với thân thể con người trong vận động muôn vẻ hàng ngày của nó” [6;458] Còn nhà nghiên cứu Chu
Thái Sơn thì cho rằng hoa văn trên trang phục bao giờ cũng tiềm ẩn ba yếu tố:
tính dân tộc, tính địa phương và tính thời đại Rõ ràng, hoa văn là yếu tố thẩm
mỹ có giá trị, nổi trội trên các sản phẩm tạo hình Hoa văn của mỗi dân tộcchính là phương tiện để biểu đạt giá trị sống, khẳng định khả năng sáng tạo vàbản sắc văn hóa riêng của chính dân tộc đó Với người Tà-ôi cũng vậy, bứctranh về cuộc sống cộng đồng của họ đã được người phụ nữ Tà-ôi khéo léodệt lên trên thảm vải một cách sinh động Những hoạ tiết hoa văn truyềnthống của người Tà-ôi được lưu truyền từ đời này sang đời khác đã tạo nênmột hệ thống biểu tượng phong phú Trong chương này, từ những nền tảngkiến thức lý luận về lý thuyết biểu tượng và giải mã biểu tượng văn hoá cùngvới quá trình điền dã thực tế, chúng tôi đi vào miêu tả các biểu tượng hoa văntrên Zèng và giải mã ý nghĩa biểu trưng của nó Những biểu tượng hoa vănchính là linh hồn của tấm vải Zèng, là điểm nhấn đặc biệt trên bộ trang phụctruyền thống của người Tà-ôi Việc giải mã các biểu tượng hoa văn để tìm racác hướng nghĩa của nó cũng chính là đi sâu tìm hiểu về đời sống văn hoátinh thần của người Tà-ôi
Trang 382.1 Tiếp cận lý thuyết về biểu tượng văn hoá và giải mã văn hoá
2.1.1 Lý thuyết về biểu tượng văn hoá
* Biểu tượng
Biểu tượng là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quantâm Trong phần mở đầu cuốn “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, tác giả
Jean Chevalier có viết: “Thời đại không có biểu tượng là thời đại chết, xã hội
thiếu biểu tượng là xã hội chết Một nền văn minh không còn có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ còn thuộc về lịch sử” [25;13] Tầm quan trọng và ý nghĩa
của biểu tượng trong đời sống con người rất lớn, biểu tượng xuất hiện khắpmọi nơi trong cuộc sống con người Nhận thức được tầm quan trọng ấy, nhiềunhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề này và đưa ra nhiều định nghĩa dưới nhiềugóc độ khác nhau
Trước hết, chúng ta cần hiểu nghĩa gốc của từ “biểu tượng” trong tiếng
Hy Lạp (symbolum) là “dấu hiệu nhận nhau” Trong tiếng Hán thì “biểu” cónghĩa là dấu hiệu, sự bày ra, sự tỏ rõ, “tượng” có nghĩa là tình trạng, hìnhtượng Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trong một dấuhiệu nào đó trừu tượng Theo Chu Hy, nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đờiTống (1131 - 1200) trong "Dịch thuyết cương lĩnh" khi bàn về biểu tượng đã
viết: "Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia".
Nhà tâm phân học C G Jung định nghĩa về biểu tượng như sau: "Cái
mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng những ý nghĩa khác, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của nó" [25;29]
Theo từ điển Tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên thì “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác,
Trang 39cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt".[35;83]
Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng "Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai."
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về biểu tượng dưới nhiều góc nhìnkhác nhau Tuy nhiên, không khó để tìm ra điểm chung cơ bản giữa các kháiniệm ấy Nói một cách khái quát thì biểu tượng được sáng tạo nhờ vào nănglực tượng trưng hoá của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này đểbày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng
nào đó Đúng như Tzvetan Todorov đã nhận định, trong biểu tượng “chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái được biểu đạt; hoặc giản đơn hơn… cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt” [25;XXVII]
* Biểu tượng văn hoá
Levis Strauss cho rằng “Mọi nền văn hoá đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngôn ngữ, các nguyên tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo.” [25;XXIII] L.White thì nêu quan điểm “Văn hoá là cơ chế của các hiện tượng, vật thể, hành động, tư tưởng, cảm xúc Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu tượng, hoặc phụ thuộc vào các biểu tượng đó.” [25; 36] Và theo Photode: “Văn hoá là dòng thác tư tưởng, xuyên từ cá nhân này sang cá nhân khác thông qua các hoạt động biểu tượng.”[25;XXII-XXIII]
Qua những quan điểm của các nhà nghiên cứu nói trên, có thể thấy rằngbiểu tượng chính là thành tố quan trọng của văn hoá Văn hoá là một kháiniệm mang nội hàm rất rộng, có rất nhiều định nghĩa và cách nhìn nhận khácnhau nhưng nhìn chung đều thống nhất ở chỗ: Văn hoá là tổng thể các giá trị
Trang 40vật chất và tinh thần do con người tác động đến tự nhiên - xã hội và bản thântrong quá trình lịch sử lâu dài Các giá trị ấy được biểu hiện qua các biểu
tượng Theo tác giả Trần Lê Bảo thì “Biểu tượng văn hoá là vô số những hình
tượng vô hình hoặc hữu hình làm môi giới, hoặc là ngôn ngữ trung gian nhằm giúp con người nhận biết một nội dung văn hoá nào đó [2;27] Biểu
tượng văn hoá tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc của cộng đồng Biểutượng văn hóa bao giờ cũng cảm nhận được bằng trực quan, nhưng nó lạiphản ánh khái quát ở tầm cao, chiều sâu và phạm vi rất lớn hiện thực cuộcsống Qua biểu tượng văn hóa cho thấy toàn bộ giá trị, đặc trưng của một nềnvăn hóa dân tộc, của một cộng đồng, của một tổ chức xã hội
2.1.2 Lý thuyết giải mã văn hoá
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của trào lưu chuyển hướng ngữ học,
ký hiệu học nên các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến vấn đề “mã” và “giảimã” Rất nhiều các tên sách, bài viết, tham luận sử dụng các thuật ngữ này
“Mã” (code) được hiểu là những yếu tố cụ thể mang thông tin nhất định, đó làcác tín hiệu, kí hiệu, biểu tượng, hình tượng, là nhân tố trung tâm của hoạtđộng giao tiếp giữa người với người “Mã” là hình thức, vẻ bề ngoài, là phầntrội nhất thể hiện tinh thần của đối tượng Nó có thể cảm nhận được bằng giácquan, có ý nghĩa đại diện và nằm trong một hệ thống nhất định
Mã văn hoá là yếu tố mang thông tin về văn hoá, chủ yếu là các tín hiệu
và biểu tượng Mã văn hoá mang tính truyền thống, tính nhân bản và tínhnghệ thuật bởi nó được sáng tạo bởi con người và hướng về cái đẹp Theo nhà
nghiên cứu Trần Lê Bảo, “Mã văn hoá là kết tinh của các giá trị văn hoá, là phần nổi trội nhất, cơ bản nhất, có tính ổn định tương đối của cộng đồng Nó biểu hiện ra ngoài bằng các tín hiệu văn hoá, biểu tượng văn hoá, chìm sâu bên trong là vô vàn lớp nghĩa luôn đòi hỏi giải mã thì mới có thể hiểu được con người và cộng đồng đó.” [2;26]