Đặc biệt, nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam đãxuất hiện một loạt các tác phẩm có biểu hiện rõ rệt của yếu tố lạ hóa như cácsáng tác của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn
Trang 1Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trang 2Để có được bản luận văn hoàn chỉnh này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đối với sự hướng dẫn tận tâm, chỉ bảo chu đáo của thầy hướng dẫn – PGS TS Trương Đăng Dung.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong tổ lý luận văn học, thầy giáo, cô giáo của Viện nghiên cứu văn học, thầy giáo, cô giáo cán bộ của phòng sau đại học – Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy, công tâm tạo điều kiện giúp đỡ về thủ tục hành chính cũng như các giấy tờ cần thiết để
em có thể hoàn thành đúng hạn luận văn.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn BGH, các thầy cô giáo Trường CĐ nghề GTVT TW1, những người thân trong gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi chia sẻ với tôi những khó khăn và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có được thành quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Hợp
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4 Phương pháp nghiên cứu 12
5 Đóng góp của luận văn 13
6 Cấu trúc của luận văn 13
NỘI DUNG 14
Chương 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY TIỂU THUYẾT SAU 1986 14
1.1 Những cách nhìn mới của các nhà văn về hiện thực 14
1.1.1 Hiện thực đa chiều 14
1.1.2 Những mảnh vỡ tự sự 17
1.2 Những khám phá mới về con người 19
1.2.1 Con người trong tư cách cá nhân 19
1.2.2 Con người được nhìn từ nhiều chiều 22
1.3 Yếu tố lạ hóa trong kĩ thuật viết tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 24
1.3.1 Phá vỡ cốt truyện truyền thống 24
1.3.2 Lạ hóa trong cách kể chuyện 26
1.3.3 Khai thác các kỹ thuật xây dựng nội tâm nhân vật 28
Chương 2: LẠ HÓA VỀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHẠM THỊ HOÀI VÀ NGUYÊN BÌNH PHƯƠNG 32
2.1 Nhân vật trong tác phẩm tự sự 32
2.2 Ngoại hình và tính cách nhân vật 35
2.2.1 Ngoại hình và tính cách nhân vật trong “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài 36
Trang 42.3 Kiểu nhân vật đám đông 50
2.3.1.Đám đông trong “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài 50
2.3.2 Đám đông trong “Thoạt kỳ thủy” và “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương 54
Chương 3: LẠ HÓA VỀ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 58
3.1 Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm tự sự 58
3.2 Tổ chức thời gian 60
3.2.1 Thời gian huyền thoại trong “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài 61
3.2.2 Thời gian tâm lý trong “Thoạt kỳ thủy” và “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương 65
3.3 Tổ chức không gian 69
3.3.1 Không gian huyền thoại trong“Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài .70
3.3.2 Không gian đa chiều trong “Thoạt kỳ thủy” và “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương 75
Chương 4: LẠ HÓA VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 84
4.1 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm tự sự 84
4.2 Ngôn ngữ trong “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài 86
4.2.1 Thách thức các yếu tố ngôn ngữ truyền thống 86
4.2.2 Ngôn ngữ tự sự đậm chất trữ tình 90
4.3 Ngôn ngữ trong “Thoạt kỳ thủy” và “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương 93
4.3.1 Ngôn ngữ trần thuật 93
4.3.2 Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại 97
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Sau năm 1986 nền văn học Việt Nam từng bước chuyển biến mạnh mẽ,sâu sắc Văn học giai đoạn này đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mớicách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, đặc biệt làhiện thực chiến tranh, khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng
và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống kể cả đờisống tâm linh Điều đáng nói nhất là văn học đã quan tâm nhiều hơn tới sốphận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường Song song với sựđổi mới ở phương diện nội dung, các nhà văn cũng không ngừng tìm tòinhững phương pháp sáng tác và cách thức thể hiện mới mẻ Sự chuyển biếnnày là một xu thế tất yếu Bởi khi hoàn cảnh xã hội thay đổi thì văn học cũngphải thay đổi để phản ánh kịp thời hơn những vấn đề của hiện thực Bên cạnh
đó sự đòi hỏi của bạn đọc, của người tiếp nhận chính là động lực để các nhàvăn không ngừng sáng tạo Đặc biệt khi độc giả đang ngày một khó tính và cónhiều sự lựa chọn hơn các hình thức giải trí thì văn chương cũng như ngườicầm bút không thể không chuyển mình để tìm kiếm và khẳng định chỗ đứngcủa mình
Trong xu thế vận động đó của nền văn học Việt Nam, tiểu thuyếtđương đại cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tạo dựng mộtdiện mạo mới cho nền văn học nước nhà với những tên tuổi được đông đảobạn đọc chú ý như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn KhắcTrường, Dương Hướng Đặc biệt, nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam đãxuất hiện một loạt các tác phẩm có biểu hiện rõ rệt của yếu tố lạ hóa như cácsáng tác của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà,
Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái , và của nhiều nhà văn trẻ
Trang 7mới xuất hiện gần đây Có thể khẳng định tiểu thuyết là thể loại chủ lực củanền văn học hiện đại Sự thay đổi của tiểu thuyết là sự thay đổi về tư duy vàquan niệm của người viết về các vấn đề của cuộc sống và về chính tiểu thuyết.
Do đó sự biến đổi của tiểu thuyết phần nào phản ánh sâu sắc sự thay đổi củanền văn học nước nhà thời gian qua
Qua việc khảo sát một số tài liệu nghiên cứu về các tác phẩm của các tác
giả Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, chúng tôi nhận thấy, vấn đề về lạ hóa
chưa được đi sâu tìm hiểu Vì thế chúng tôi triển khai đề tài “Yếu tố lạ hóa trong tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương”, với mong muốn
đóng góp thêm một tiếng nói về yếu tố lạ hóa trong tiểu thuyết Việt Nam đươngđại Sở dĩ chúng tôi lựa chọn hai tác giả này là bởi tầm ảnh hưởng, sự đóng gópcủa hai nhà văn này trong quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam hiện đại Nếu
Phạm Thị Hoài với một Thiên sứ được đánh giá cao cả trong nước và trên thế
giới, tiểu thuyết của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng và được coi như sự khơi mởcho một lối viết mới thì Nguyễn Bình Phương với 7 tiểu thuyết (tính tới thời điểmnày) đã thể hiện sự bền bỉ trên con đường sáng tạo của mình Hai nhà văn vớinhiều nét tương đồng cũng như khác biệt sẽ gợi mở cho chúng ta một cái nhìn sâusắc và toàn diện hơn về sáng tác của họ cũng như của nền tiểu thuyết Việt Namđương đại hiện nay
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì lạ hóa là toàn bộ những thủ
pháp trong nghệ thuật (nghịch dị, nghịch lí ) được dùng để đạt đến một kết quả nghệ thuật, theo đó, hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như ta
đã quen biết, hiển nhiên mà như một cái gì mới mẻ, chưa quen, “khác lạ”
[56,tr172] Khái niệm “lạ hóa”, “hiệu quả lạ hóa” được B Brech đưa vào mĩhọc từ chính thực tiễn hoạt động sân khấu của ông Theo ông lạ hóa gây nên ở
Trang 8chủ thể tiếp nhận sự ngạc nhiên và hiếu kì trước một góc nhìn mới làm nảysinh một thái độ tiếp nhận tích cực đối với cái thực tại được lạ hóa kia
Lạ hóa là một khái niệm được các nhà hình thức chủ nghĩa Nga đề cao.
Theo Shklovski, nhận thức của con người có xu hướng tự động hóa để giảmbớt năng lượng tư duy Bởi vậy người ta thích dùng những từ ngữ quen thuộcđến sờn mòn Văn chương phải chống lại sự tự động hóa đó thì mới gây được
sự chú ý của người đọc Phải lạ hóa thứ ngôn ngữ quen thuộc bằng từ mới,cách dùng từ độc đáo, hình ảnh lạ Coi trọng lạ hóa, tức là mang trả lại sựhồn nhiên, sự tinh khôi cho ngôn ngữ, tức là coi trọng tính độc đáo, sự sángtạo, cá tính, phong cách , những phẩm chất đích thực của văn chương [5].Các nhà văn thuộc trường phái hình thức Nga cho rằng lạ hóa là một nguyêntắc nghệ thuật phổ quát thể hiện trong mọi cấp độ của cấu trúc nghệ thuật, cótác dụng phá vỡ sự tự động, máy móc của cảm thụ bằng cách tạo ra một cáinhìn mới đối với sự vật hiện tượng quen thuộc chứ không phải là nhận ra cái
đã biết, tức là phá vỡ những khuân hình để người ta có thể nhận ra các ý nghĩamới của sự vật và nhân sinh
Theo đó lạ hóa là một thủ pháp trong sáng tác văn học có nhiệm vụ làm
cho sự vật được miêu tả trở nên khác lạ, là một thủ pháp đương nhiên của cácnhà văn, thậm chí là bản chất của nghệ thuật Nhà văn sử dụng thủ pháp “lạ
hóa” để khơi dậy cảm xúc mới lạ của người đọc, không để cho họ bị chi phối
bởi các thói quen và định kiến vô thức có sẵn về đối tượng nhận thức “Mụcđích của nghệ thuật là đem lại cảm giác về các sự vật như chúng được cảmnhận chứ không phải như chúng được biết đến Thủ pháp của nghệ thuật làlàm cho sự vật trở nên “khác lạ” , bởi vì quá trình cảm nhận là một mục đích
thẩm mỹ tự thân và nó cần phải được kéo dài Nghệ thuật là một cách trải
nghiệm sự sáng tạo nghệ thuật đối với một đối tượng: đối tượng không phải
là cái quan trọng ” [20]
Trang 9Ở phương Tây, chủ nghĩa hiện đại phủ nhận chủ nghĩa hiện thực truyềnthống trong văn học nghệ thuật Nó hướng tới khám phá những vùng vô thứctâm linh, bí ẩn, những dòng ý thức bị che khuất, những biểu hiện phi lý củađời sống Do đó chủ nghĩa hiện đại giống như một cuộc “cách mạng nghệthuật” đã làm phong phú thêm hệ thống các phương tiện tạo hình như “dòng ýthức”, “độc thoại nội tâm”… Từ đây có thể thấy văn học hiện đại đã lạ hóacách thể hiện, hướng tới khám phá chiều sâu của con người, coi trọng cáiđược phản ánh Những phương tiện tạo hình dùng trong văn học hiện đại cóthể đã được dùng trong văn học truyền thống nhưng đến văn học hiện đại nóđược khai thác một cách triệt để nhằm tái hiện hình ảnh con người một cáchsâu sắc và đa dạng nhất Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời cuối chiến tranh thếgiới thứ hai, là một thuật ngữ đa nghĩa được sử dụng linh hoạt trong nhiềulĩnh vực Đưa ra một khái niệm về văn chương hậu hiện đại không phải là mộtviệc đơn giản bởi hiện nay các nhà nghiên cứu và phê bình vẫn còn nhiềutranh cãi về thuật ngữ này Song có thể hiểu văn chương hậu hiện đại là sự
“chống lại” chủ nghĩa hiện đại, là sự “phản biện” Sự phản biện ở đây phầnnào chính là quá trình lạ hóa trong tư duy sáng tác, trong cách thể hiện Phảnbiện không phải là chối bỏ tất cả mà là sự mở rộng biên độ, vượt qua giới hạn,kiếm tìm một cái nhìn cuộc sống mới mẻ hơn Văn học hậu hiện đại ngược lạivới văn học hiện đại rất coi trọng cái biểu đạt Yếu tố lạ hóa, phá vỡ nhữngquy chuẩn cũ, phản biện lại cái cũ, mong muốn mở rộng những giới hạn đểcon người cảm nhận cuộc sống đúng như nó nhất chính là đặc điểm nổi bậtcủa chủ nghĩa hậu hiện đại
Ở Việt Nam, ý thức lạ hóa trong sáng tác văn học nghệ thuật xuất hiện
ở nhiều nhà văn Tuy nhiên lạ hóa và lạ hóa thành công thì không phải nhàvăn nào cũng làm được Nền văn học của chúng ta suốt một thời gian dài chịuảnh hưởng của văn học Trung Quốc với tính quy phạm, ước lệ khi tiếp xúc
Trang 10với nền văn học Phương Tây đã có một cuộc chuyển mình lớn Sau năm 1975
và đặc biệt là sau 1986, khi điều kiện giao lưu văn hóa được mở rộng hơn cácnhà văn được tiếp nhận nhiều hơn các trường phái văn học trên thế giới thìquá trình chuyển biến trong tư duy sáng tác càng rõ rệt hơn Chịu ảnh hưởng
từ các nhà văn thuộc trường phái hiện đại và hậu hiện đại, các nhà tiểu thuyếtViệt Nam đang cố gắng tìm tòi một lối đi, mở ra một con đường cho sáng táccủa mình Chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu của sự đổi mới, của sự lạhóa trong sáng tác của nhiều nhà văn như Phạm Thị Hoài, Nguyễn BìnhPhương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp… và cũng nhận thấydấu hiệu của sự ảnh hưởng từ các nhà văn hiện đại, hậu hiện đại của thế giớitới thế hệ các nhà văn này
Phạm Thị Hoài là người có ý thức lạ hóa tư duy tiểu thuyết ngay từ
những tác phẩm đầu tiên của bà Ở Việt Nam, cách viết của Phạm Thị Hoài
khiến độc giả và những nhà phê bình hết lời ca ngợi và cũng lắm kẻ chê bai Ngay cả những nhà phê bình mạnh mẽ nhất cũng thừa nhận rằng bà là một nhà văn có con mắt u ám trong việc mổ xẻ chi tiết, chua cay và hài hước, song lại có thính giác tốt về nhịp điệu của tiếng Việt [22] Cùng với Bảo
Ninh, Phạm Thị Hoài đã góp phần mở ra một trào lưu sáng tác mới cho dòngtiểu thuyết đương đại Việt Nam, đem đến cho tiểu thuyết một lối tư duy vàphong cách thể hiện mới mẻ, lạ lẫm
Nguyễn Bình Phương là nhà văn luôn có ý thức tìm hướng đi mới chotiểu thuyết Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những khác lạ về kết cấu,xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật… Chính sự khác lạ ấy đã thu hút sựchú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học
Cả Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương đều cho người đọc cảmnhận về sự ảnh hưởng của F Kafka, Gunther Grass, G Macquet,… nhữngnhà văn hiện đại, huyền ảo nổi tiếng của thế giới Chính lối tư duy mới trong
Trang 11cách sáng tác và sự tiếp nhận các yếu tố tích cực của văn học nước ngoài trên
cơ sở nền tảng của văn hóa bản địa đã tạo nên cái “lạ” trong sáng tác của hainhà văn này
2.2 Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương có thể coi là những hiệntượng văn chương thu hút được sự chú ý của các độc giả và các nhà phê bình,nghiên cứu Do đó số các bài báo, bài phê bình, các luận án, luận văn, khóaluận tốt nghiệp về hai tác giả này là tương đối nhiều
Trong giai đoạn đổi mới của nền văn xuôi Việt Nam sau 1975, PhạmThị Hoài nổi lên như một cây bút có cá tính, có trách nhiệm với ngòi bút củamình Tuy số lượng tiểu thuyết không lớn nhưng những hoạt động trong lĩnhvực văn chương của bà cũng như giá trị các tác phẩm của bà lại được bạn đọcđánh giá cao Xung quanh các tác phẩm của Phạm Thị Hoài luôn có nhiềutranh cãi, trái chiều và gay gắt, đặc biệt đôi lúc vấn đề còn vượt khỏi phạm vi
của văn chương nghệ thuật Thiên sứ của Phạm Thị Hoài ra đời năm 1988, so với các tác phẩm như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hay các tác phẩm
của Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh thì sáng tác này ra đời khá sớm,ngay sau những ngày đầu đất nước đổi mới Tuy nhiên những đánh giá nhậnđịnh về tiểu thuyết này vẫn chưa thực sự thống nhất và xác đáng
Nghiên cứu về Thiên sứ có thể kể đến một số bài viết như: Những đặc điểm của tiểu thuyết Thiên sứ (Lại Nguyên Ân), Đứa trẻ và thành phố trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài (Đặng Thị Hạnh), Phạm Thị Hoài, thiên sứ (Thụy Khuê), Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Đọc và đọc lại Thiên sứ của Phạm Thị Hoài (Nguyễn Thanh Sơn) Trong bài viết của mình Lại Nguyên
Ân đã dùng sự tự nghiệm của bản thân để chỉ ra những nét mới dù chỉ mangtính phác thảo như những nhận xét ban đầu nhưng đây thực sự là những gợi ýquý báu cho những người nghiên cứu đi sau Nguyễn Thanh Sơn với hai bài
viết về Phạm Thị Hoài đã chỉ ra cách đọc, cách tiếp cận tiểu thuyết Thiên sứ
Trang 12sao cho đạt hiệu quả cao nhất
Vào tháng 12/1988, tại hội thảo Chung quanh một số vấn đề thời sự
văn học được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thiên sứ và Phạm
Thị Hoài được đánh giá cao, qua hai bài tham luận của Văn Giá và HoàngNgọc Hiến Nếu Văn Giá khai thác các giá trị nội dung thì Hoàng Ngọc Hiếnthuyết phục người nghe bằng cách chỉ ra nét độc đáo trong giọng kể chuyệncủa Phạm Thị Hoài
Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết, nhiều đề tài nghiên cứu mà ở đóThiên sứ là một đối tượng chính để khảo sát Các nhà nghiên cứu nước ngoàicũng có những nhận xét sắc sảo đánh giá cao sự cách tân của Phạm Thị Hoài
như Anatoli A.Sokolov: Trên thực tế, tiểu thuyết Thiên sứ mà ở mức nào đó
là những truyện ngắn là rất khác thường và không đặt vừa được vào truyền thống tự sự của văn xuôi Việt Nam nửa sau thế kỷ XX
Thiên sứ còn là đối tượng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của cácsinh viên, học viên khoa văn học như luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu
Nguyên Thiên sứ của Phạm Thị Hoài những cách tân trong bút pháp và một triển vọng biểu đạt tiểu thuyết trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm
2004, hay Phương thức huyền thoại hóa trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài khóa luận tốt nghiệp khoa Văn học trường Đại học khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội
Qua đó chúng tôi nhận thấy, phần lớn các nhà phê bình, các bài viết đềuthống nhất ở chỗ đánh giá cao sự cách tân của Phạm Thị Hoài Tuy đôi chỗ quanđiểm còn chưa thống nhất, góc độ tiếp cận còn khác nhau song những đóng gópcủa bà đã được bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình nghi nhận
Các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương khá nhiều từ báo mạng đếnbáo viết, từ những bài báo mang tính chất giới thiệu đến những bài nghiêncứu trên các tạp chí chuyên ngành, từ những bài báo về một tác phẩm cụ thể
Trang 13đến những bài báo có tính khái quát cao Một trong những nhà nghiên cứusớm viết bài về Nguyễn Bình Phương là Đoàn Cầm Thi Nhà nghiên cứu này
đã nhìn các sáng tác của Nguyễn Bình Phương dưới cái nhìn của vô thức vàhữu thức trong mối quan hệ so sánh, liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử và thơ Hồ
Xuân Hương (Sáng tác văn học: giấc mơ và điên, Người đàn bà nằm: “Từ
thiếu nữ ngủ ngày” đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương) Từ đó, tác
giả bài viết chỉ ra những đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực và con ngườicủa Nguyễn Bình Phương Với lối viết dựa trên cơ sở của phân tâm học ĐoànCầm Thi đã cho chúng tôi một gợi mở về hướng tiếp cận các tác phẩm củaNguyễn Bình Phương
Trên websitee http//chimviet.fr.free và trên trang web cá nhân của ThụyKhuê (http://thuykhue.fr.free) đã đăng tải khá nhiều các bài viết nghiên cứu vềcác yếu tố huyền ảo, tâm linh trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
như Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết
già, Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng, Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn, Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi… Những bài viết này đã chỉ ra
những nét nổi bật nhất của từng tác phẩm trong sáng tác của nhà văn Mỗi bàiviết là những nhận xét đánh giá xác đáng, tinh tế là những phát hiện có tínhchất gợi mở cho những người nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương Tuy nhiêncác bài viết này thiếu tính hệ thống và nhất quán trong phương pháp tiếp cận.Vìvậy tuy là sự ghi nhận đối với tác giả nhưng lại chưa có những đánh giá kháiquát bao trùm được hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phương
Một số bài báo về Nguyễn Bình Phương rất đáng chú ý, trong số các
bài báo viết về nhà văn này ta có thể kể đến như: Một số đặc điểm nổi bật
trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương (Trương Thị Ngọc Hân - đăng tải
trên website http://www.tienve.com.) Bài viết chỉ ra ba đặc điểm nổi bật nhất
Trang 14trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương là: cách lựa chọn hiện thực là nhữngmảng tự sự phân mảnh, sử dụng kết cấu xoăn kép nhiều mạch truyện songsong, sử dụng yếu tố kỳ ảo Tiếp đó có thể kể đến bài báo của nhà nghiên cứuPhạm Xuân Thạch đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày 25/11/2006, đánh giá
về Ngồi nhưng cũng là những ghi nhận chung cho sự sáng tạo của Nguyễn
Bình Phương Bài báo này đi sâu vào nội dung ý nghĩa của tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương đó chính là vấn đề: “Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề
phản tư về đời sống và ý nghĩa của đời sống Nó là một tiểu thuyết bắt người
ta suy nghĩ và làm điều ấy nó xứng đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc” [58] Những lời khen nhiệt thành mà Phạm Xuân Thạch dành
cho Nguyễn Bình Phương được đưa ra từ những căn cứ mà nhà nghiên cứuphát hiện rất tinh tế, độc đáo Tuy nhiên bài viết giống như bài phê bình hơnnghiên cứu, và mới chỉ dừng lại ở chỗ đánh giá một tác phẩm Trên tạp chí
chuyên ngành Nghiên cứu văn học tác giả Đoàn Ánh Dương đã có một bài
viết rất đáng lưu ý đó là Nguyễn Bình Phương, Lục đầu giang tiểu thuyết Bài
viết có sự nghiên cứu công phu, có cái nhìn hệ thống và cách tiếp cận độcđáo Tác giả đã ví mỗi tiểu thuyết như là một dòng sông chi lưu hợp lưu lại đểcùng đổ ra biển rộng Hướng tiếp cận của tác giả bài viết là ở cấu trúc vàphương thức huyền thoại, chỉ ra nét đặc trưng nhất của mỗi chi lưu trong dònghợp lưu chung Bài viết có khen có chê và có những đánh giá khá khách quanchính xác về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Gây được sự chú ý như vậy với dự luận, tác phẩm của Nguyễn BìnhPhương cũng đã tạo ra một sức hút đối với các bạn đọc chuyên nghiệp, nhữngsinh viên chuyên ngành và những nhà nghiên cứu Các báo cáo khoa học củasinh viên về một thủ pháp nghệ thuật, một tác phẩm cụ thể khá nhiều Các đề
tài tốt nghiệp đại học như: Đến Ngồi - một hành trình cách tân tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương do sinh viên Nguyễn Ngọc Quân khoa Văn học, trường
Trang 15Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thực hiện Khoá luận này đãchứng tỏ người nghiên cứu có ý thức tiếp cận tác phẩm của Nguyễn BìnhPhương một cách hệ thống trong tiến trình vận động và đã có những đánh giághi nhận xác đáng về quá trình lao động sáng tạo của Nguyễn Bình Phương.
Tuy nhiên khoá luận tập trung sâu nhất vào Ngồi, đồng thời bộc lộ một nhược
điểm đáng yêu là sự say mê với đối tượng nghiên cứu, nên đôi lúc nhữngnhận xét còn mang màu sắc chủ quan và khá cảm xúc Ngoài ra có thể kể đến
luận văn thạc sĩ văn học của Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội năm 2008 Các luận văn Khuynh hướng hiện thực huyền
ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Thị Thu Huyền khoa
Văn học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Vũ Thị Phương với luận
văn thạc sỹ Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thị Phương Diệp với khóa luận tốt nghiệp Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và luận văn thạc sỹ Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đều đi sâu khai thác khả năng hiện đại hóa,
cách tân sáng tạo của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Nhiều công trình khoa học khác không lấy tiểu thuyết của Nguyễn BìnhPhương làm một đối tượng nghiên cứu duy nhất Nhưng nhìn chung đa số cáccông trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những năm 90của thế kỷ trước đến những năm đầu thế kỷ XXI ít nhiều đều khảo sát các tiểuthuyết của nhà văn này (đặc biệt là ở góc độ cấu trúc và nhân vật) và coi đây nhưmột trong những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học trên, như Luận án tiến
sĩ của tác giả Bùi Thanh Truyền, Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, hay luận văn thạc sỹ của Hoàng Cẩm Giang tại trường Đại học khoa học
Xã hội và Nhân văn về Cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đều khảo
sát tương đối nhiều trên tác phẩm của Nguyễn Bình Phương Điều đó cho thấy
Trang 16tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khá tiêu biểu và có tính đại diện cho vănhọc giai đoạn này cả về hai mặt ưu và khuyết.
Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều song chính những bài báo những côngtrình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được chỗ đứng củanhà văn này trong đời sống văn học hiện đại Dù tiếp cận tác phẩm củaNguyễn Bình Phương dưới góc độ nào chúng ta cũng không thể phủ nhận ýthức tìm tòi, quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, với những ý tưởngđược thực hiện thành công của Nguyễn Bình Phương trong quá trình cách tântiểu thuyết Việt Nam Dù đã có sự ghi nhận nhưng chưa thực sự có một côngtrình hệ thống lại những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn BìnhPhương Phần nhiều các nhà nghiên cứu mới đi vào một khía cạnh hoặc mộttác phẩm cụ thể Vì vậy luận văn này hi vọng sẽ hệ thống lại những nét tiêubiểu đặc trưng trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, nhằmhướng tới một cái nhìn toàn diện và khách quan hơn cũng như kế thừa hướngnghiên cứu từ những đề tài trước Thông qua những nghiên cứu này sẽ đánhgiá được vai trò của Nguyễn Bình Phương trong quá trình cách tân hiện đạihoá tiểu thuyết Đồng thời chỉ ra một số nét tiêu biểu của văn học đương đạinước nhà
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu yếu tố lạ hóa trong sáng tác của Phạm Thị Hoài vàNguyễn Bình Phương, chúng tôi muốn chỉ ra sự vận động của tư duy nghệthuật trong văn học Việt Nam nói chung và tư duy tiểu thuyết nói riêng, từ đókhẳng định những đóng góp của các nhà văn Việt Nam đương đại trên hànhtrình hội nhập với văn học thế giới và cũng qua đó để cho thấy trong tinh thầnhậu hiện đại, mỗi nhà văn Việt Nam mang đến cho văn xuôi những cá tínhsáng tạo mới
Trang 173.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Chỉ ra khái niệm lạ hóa trong tư duy tiểu thuyết hiện đại, hậu hiện đại nói chung và yếu tố lạ hóa trong tư duy tiểu thuyết Việt Nam nói riêng Qua
đó luận văn muốn làm rõ những khả năng mới của phản ánh nghệ thuật trên con đường hiện đại hóa văn học
Trọng tâm của luận văn là chỉ ra sự phong phú trong tư duy tiểu thuyếtqua những sáng tác cụ thể của một số nhà văn tiêu biểu là Phạm Thị Hoài vàNguyễn Bình Phương - những tác giả luôn có ý thức lạ hóa tác phẩm của mình
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu yếu tố lạ hóa trong một số tiểu thuyếttiêu biểu của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phươngpháp cơ bản sau:
Trang 185 Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài “Yếu tố lạ hóa trong tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương” chúng tôi muốn có một cái nhìn mới về sự vận động của
tư duy tiểu thuyết trong văn học đương đại
Qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu, luận văn góp phần khẳng địnhnhững nỗ lực cách tân trong tư duy tiểu thuyết trong tinh thần hậu hiện đạicủa các nhà văn Việt Nam đương đại
Đóng góp một tài liệu học tập nghiên cứu về Phạm Thị Hòa, NguyễnBình Phương và văn học Việt Nam đương đại
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khaithành 4 chương:
- Chương 1: Khái quát đặc điểm tư duy tiểu thuyết sau 1986
- Chương 2: Lạ hóa về nhân vật
- Chương 3: Lạ hóa về không gian và thời gian nghệ thuật
- Chương 4: Lạ hóa về ngôn từ nghệ thuật
Trang 19NỘI DUNG Chương 1:
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY TIỂU THUYẾT SAU 1986 1.1 Những cách nhìn mới của các nhà văn về hiện thực
1.1.1 Hiện thực đa chiều
Do điều kiện hoàn cảnh lịch sử chiến tranh của đất nước những nămtrước 1975, nền văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng luôn gắn với vậnmệnh dân tộc và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là nhiệm vụ chính trị phục vụcuộc kháng chiến Vì vậy đời sống kháng chiến chính là nội dung phản ánhcủa văn học giai đoạn này Văn học thiên về ngợi ca mà ít tính phê phán haynhìn nhận đánh giá hiện thực ở các góc độ khác nhau Văn học giai đoạn nàychỉ phù hợp với điều kiện chiến tranh song sẽ trở nên nặng tư tưởng và thiếuhấp dẫn khi đời sống đất nước chuyển sang giai đoạn mới sau chiến tranh
Dấu hiệu đổi mới trong văn học xuất hiện ngay từ giai đoạn
1975-1985, giai đoạn được coi là thời kỳ giao thời khi những dư âm của chiến tranhvẫn ít nhiều chi phối đời sống văn học Đề tài chiến tranh vẫn là một đề tàichủ đạo, được nhiều nhà văn khai thác Trong các tiểu thuyết ra đời vào giai
đoạn này như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân) và đặc biệt
đến Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) hiện thực đã được di chuyển
dần từ chiến tranh đến thế sự đời tư, từ cảm hứng ngợi ca anh hùng một chiềuđến nhìn nhận lại
Năm 1986, khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, không khí dân chủ
đã tạo nên một luồng khí mới giúp văn học thực sự chuyển mình, trong đó cótiểu thuyết Lúc này nhà văn không được phép nhìn hiện thực một chiều nữa
mà cần phải đi sâu khám phá bản chất của hiện thực từ đó mở rộng biên độphản ánh Mục đích cuối cùng của sự chuyển mình này là để đưa văn học đến
Trang 20gần đời sống thực sự phản ánh đời sống gọi tên đúng với bản chất của sự vật
sự việc như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói
Lúc này các nhà văn tiếp cận hiện thực ở các mảng đề tài khác nhau,phong phú đa dạng Ở mảng đề tài cũ như đề tài chiến tranh, người lính, nôngthôn, thì người viết phải đi sâu tìm kiếm khai thác bằng một góc nhìn mới qua
đó phản ánh chính xác khách quan hơn hiện thực như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai),
Thời xa vắng (Lê Lựu) Cùng viết về chiến tranh, trong giai đoạn trước nhà
văn quan tâm tới những chiến công, tới không khí cuộc chiến, tới những trậnđánh thì giờ người viết đi sâu thể hiện những mất mát của hậu phương nhữngnỗi đau mà cả người ra đi và người ở lại phải chịu đựng, những diễn biến tâm
lý phức tạp của người lính Tất cả những mặt khác nhau đó của hiện thựcđược phản ánh thể hiện cách tiếp cận hiện thực chân thực và không khí dânchủ cởi mở hơn trong văn đàn Các nhà văn viết về đề tài này phần lớn đều đãtừng là người lính trực tiếp cầm súng nơi chiến trường Những năm tháng tuổitrẻ cầm súng đó đã cho họ sự trải nghiệm và cái nhìn chân thực nhất về chiến
tranh Trong Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh không mô tả sự vĩ đại của cuộc
chiến tranh vệ quốc, mà là sự mất mát đổ vỡ của đời sống hậu chiến Một thế
hệ những thanh niên như Bảo Ninh trở thành “thế hệ vứt đi” sau cuộc chiến.Bởi họ chẳng có cách nào bước ra khỏi chiến tranh để hòa mình vào cuộcsống hòa bình đời thường nữa Cũng chính cuộc chiến ấy đã hủy hoại khôngchỉ những thứ con người ta nhìn thấy mà cả những giá trị tinh thần cao đẹp
mà người ta tôn thờ vươn tới Phương và tình yêu với Phương tan vỡ chính lànhững mất mát lớn nhất mà Kiên phải gánh chịu bên cạnh cái may mắn đượclành lặn trở về sau cuộc chiến Bảo Ninh đã cho người đọc nếm trải từng ngõngách của cuộc chiến với tất cả sự tàn bạo, thảm khốc của nó Với cách tiếp
cận hiện thực như vậy Nỗi buồn chiến tranh cũng có số phận khá trắc trở khi
Trang 21xuất bản nhưng những giá trị mà cuốn sách mang lại thì không ai có thể phủnhận Nó nhắc nhở mỗi con người chúng ta về giá trị của hòa bình Nó chochúng ta một cái nhìn nhân văn và toàn diện về cuộc chiến để mỗi chúng ta
biết rằng cả khi tiếng súng đã ngưng thì nỗi đau vẫn còn ám ảnh Hay trong
mảng đề tài về nông thôn, người đọc không chỉ thấy những làng quê yên bình,nơi các giá trị truyền thống được bảo lưu và phát huy mà chúng ta còn bắt gặpnhững vùng quê dậy sóng trong công cuộc đổi mới, với những tư tưởng lạchậu, những hủ tục lâu đời, những mối quan hệ tranh chấp mới - cũ, riêng -chung, những thù oán, mâu thuẫn cá nhân, dòng tộc Tất cả tạo nên diện mạomột nông thôn phức tạp, giằng xé trong một thời đại mới
Với các đề tài mới mỗi nhà văn thể hiện góc nhìn và quan điểm củariêng mình Đặc biệt các vấn đề của đời sống thường ngày, đời sống cá nhânđược quan tâm thể hiện sâu sắc hơn Đặc biệt sau 1986, các cây bút ngày càng
tỏ ra sắc sảo trong cách tiếp cận hiện thực Con người đời thường với các mốiquan hệ gia đình xã hội, với các vấn đề của thời kinh tế thị trường khi giá trịvật chất có vẻ nên ngôi, đồng tiền trở thành một công cụ vạn năng, và conngười đứng trước những thử thách lớn để bảo toàn nhân cách Những cám dỗcủa cuộc sống đời thường đã làm biến dạng tâm hồn không ít người, cuộcchiến để bảo vệ những giá trị tốt đẹp cũng căng thẳng cam go vô cùng Nhiều
giá trị tốt đẹp bị lung lay Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng hay
Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp đã phản ánh sự méo mó của con
người trong thời kỳ mở cửa Cuộc sống thời bình không đơn giản như người
ta tưởng, khi vấn đề lớn của dân tộc được giải quyết con người ta có quyềnquan tâm tới đời sống, cá nhân mình Nhưng khi con người chỉ biết tới lợi ích
cá nhân, sự nhỏ nhen ích kỉ, tính toán thậm chí ác độc nảy sinh làm cho mốiquan hệ giữa người với người trở nên tàn nhẫn, lọc lừa, giả dối Những tácphẩm văn học thời kỳ này chính là hồi chuông cảnh báo chúng ta về việc nhìn
Trang 22nhận và giữ gìn những giá trị nhân văn trong bối cảnh xã hội mới.
Bên cạnh việc khai thác hiện thực ở chiều sâu, nhìn nhận lại những vấn
đề tưởng như đã cũ các nhà văn còn mở rộng biên độ hiện thực khai thácnhững mảng đề tài vốn được coi là nhạy cảm như các vấn đề lịch sử, tình
dục Ở thời kỳ này hàng loạt các tiểu thuyết lịch sử ra đời như Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Hội thề của Nguyễn
Quang Thân Những tác phẩm này không chỉ đem đến cho bạn đọc một cáinhìn mới về những vấn đề lịch sử đã qua mà còn soi rọi trở lại những vấn đềcủa thực tại Ngoài ra các nhà văn còn có khuynh hướng sáng tạo hiện thựckhi đi sâu khai thác đời sống tâm lý nhân vật thông qua các giấc mơ, vô thức,cõi tâm linh Những sáng tác theo khuynh hướng này xuất hiện ở giai đoạnsau với các tên tuổi như Phạm thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương,Nguyễn Xuân Khánh
Một hiện thực đa chiều nhiều góc độ được tái hiện lại qua các tác phẩmvăn học cho thấy văn chương đã được trở về với con người trong muôn mặtđời thường, mỗi tác phẩm ra đời là một nhu cầu bày tỏ của nhà văn về conngười nhằm thỏa mãn những đòi hỏi mới của bạn đọc
Trang 23người đàn bà bán khoai với nỗi ám ảnh về nhà tù, Khẩn với những giấc mơ về
Kim (Ngồi) , Tính điên loạn với những hành động vô thức (Thoạt kỳ thủy),
Thoáng nhìn bạn đọc dễ có cảm giác những câu chuyện này thật lẻ tẻ khôngphản ánh những vấn đề chung của toàn xã hội Song chính những mảnh vỡ tự
sự ấy lại ghép thành một bức tranh đời sống hết sức chân thực và phức tạp
Hay các sáng tác của Tạ Duy Anh (Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám
hối ) dẫn người đọc đi vào một mê lộ mà ở đó những câu chuyện nhà văn kể
chỉ là những mảnh của đời sống Đặt trong mối quan hệ với các tác phẩm viếttrong thời kỳ chiến tranh người đọc sẽ thấy rõ sự biến chuyển này Nếu cùng
viết về chiến tranh Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu) phản ánh
không khí hào hùng của cả thời đại, của những người lính chiến đấu hi sinhanh dũng kiên cường Dẫu có nhân vật trung tâm thì nhân vật trung tâm ấy làđiển hình cho một lớp người, một thế hệ Những chuyện được kể là nhữngchuyện mang bộ mặt chung, số phận chung của một cộng đồng lớn Nhưng
đến Nỗi buồn chiến tranh độc giả lại nhìn nhận cuộc chiến qua tâm tư của một
con người cụ thể với những mảnh nhỏ chắp ghép không theo nguyên tắc nàocủa trí nhớ Những phân nhánh về Phương, về người bố dượng khiến câuchuyện như được lắp ghép từ nhiều ô màu lập phương quanh một trục quaychính Người ta không thấy được bề mặt rộng lớn, vĩ đại của hiện thực nhưnglại dễ dàng cảm nhận được hơi thở của chính mình trong các chi tiết đậm chấtđời sống ấy
Thực chất việc hiện thực được chia nhỏ, vỡ vụn thành nhiều mảnh rồilại được liên kết với nhau ở bề sâu của văn bản là một hệ quả tất yếu khi nhàvăn hướng ngòi bút của mình từ số phận dân tộc đến số phận cá nhân, quantâm tới đời sống cá nhân của mỗi con người Bởi khi muốn đi sâu khám phácon người mới thì chính những câu chuyện nhỏ nhặt thường ngày nhất lại lànhững chi tiết phản ánh chân thực sinh động hơn cả bản chất nhân vật
Trang 24Tuy chỉ là những mảnh vỡ song không phải vì thế mà các tác phẩm sẽmất đi giá trị khái quát hiện thực Bởi thực tế chính những mảnh vỡ này cho
ta chạm tới đáy sâu của tâm hồn nhân vật, từ đó có thể khái quát nên nhữngvấn đề đang làm cho mỗi cá nhân chúng ta trăn trở, phản ánh chân xác đờisống nội tâm của con người ngày nay
Cách tiếp cận hiện thực là một vấn đề vô cùng quan trọng và có tínhsống còn với mỗi nhà văn Cách tiếp cận hiện thực còn thể hiện quan niệmsống, thế giới quan, nhân sinh quan của người nghệ sĩ đồng thời cho thấy sứcsáng tạo của nhà văn đó
1.2 Những khám phá mới về con người
Một tác phẩm văn học có thể viết về con người hay thế giới loài vật.Song xét về bản chất kể cả khi nhà văn miêu tả thế giới của loài vật thì cũng làmột cách ẩn dụ về đời sống con người Do đó cách nhà văn nhìn nhận về conngười, khám phá, tiếp cận con người của hiện thực để đưa vào tác phẩm củamình quyết định không nhỏ tới phong cách nghệ thuật và giá trị của tác phẩm
1.2.1 Con người trong tư cách cá nhân
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học [56, tr235] Có thể nói nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tác
phẩm Bởi nó phản ánh con người, tính cách con người và là đơn vị nghệthuật cơ bản để từ đó tổ chức tác phẩm Những khám phá mới về con người sẽgiúp nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật của mình mới mẻ hơn, phản ánhchân thực cuộc sống hơn, đồng thời ghi dấu ấn sáng tạo của chính mình vàotác phẩm
Trước 1975, số phận của mỗi con người được đặt trong số phận chungcủa dân tộc, vì vậy con người trong văn học cũng mang một bộ mặt chung củadân tộc, của thời đại Sau 1975, đặc biệt là sau 1986 các vấn đề của mỗi cánhân được quan tâm chú ý hơn và con người với tư cách cá nhân, số phận cá
Trang 25nhân cũng được chú ý phản ánh và nhìn nhận Văn học giai đoạn này chuyển
từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng sử thi lãng mạn sangcảm hứng thế sự đời tư Tiểu thuyết đã phát huy thế mạnh của mình là khảnăng tiếp cận và phản ánh hiện thực để thể hiện rõ nét hơn con người giữa đờithường với những bi kịch của cuộc đời Đó chính là bi kịch giữa khát vọng vàthực trạng, giữa nỗ lực vươn lên và sự tha hóa, giữa nhân bản và phi nhânbản Con người với nhiều góc khuất với chiều sâu tâm lý được khai thác, lột
tả trong sự phức tạp chung của hiện thực nhiều chiều
Tiểu thuyết sau 1986 đặt vấn đề về con người cá nhân một cách mạnh
mẽ, thể hiện thân phận con người, khát vọng tình yêu, hạnh phúc, khắc họanỗi đau nhân sinh Khám phá con người ở góc độ cá nhân với nhiều mặt vừaphong phú vừa phức tạp của cuộc sống hàng ngày tiểu thuyết đã tìm thấy mộtmảnh đất phì nhiêu để khai phá, tìm tòi và sáng tạo Dù vẫn là ở những đề tài
cũ như đề tài chiến tranh nhưng những tác phẩm như Bến không chồng (Dương Hướng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), không còn xây dựng
những nhân vật trung tâm bàng bạc một màu nữa Thay vào đó là một Hạnhvới những khát vọng hạnh phúc, với những thèm muốn bản năng rất đờithường nhưng chính đáng Những thèm khát dục vọng bị kìm nén bởi chiếntranh bỗng chốc được Hạnh bung tỏa, quẫy đạp ở bến sông cho thấy cô cũng
là một phụ nữ bình thường biết yêu thương thèm khát Chiến tranh không thểhủy diệt sự chờ đợi son sắt thủy chung của cô cũng chẳng thể hủy diệt đượcnhững bản năng sống rất con người của tất cả chúng ta Hay ông Vạn với lốisống mực thước như một biểu tượng của xóm làng rồi cũng đến lúc không thểthoát khỏi sự cuốn đi mạnh mẽ của bản năng người đàn ông Phần người đãchiến thắng cái phần thánh nhân “giả dối” của Vạn Thực chất đó không phải
là sự buông thả của dục vọng mà là thời điểm ông Vạn sống đúng với conngười của mình, từ bỏ cuộc sống khắc kỷ, trút đi bộ quần áo thùng thình của
Trang 26những ánh hào quang không có thật Đó là giây phút ông sống đúng với tư
cách một con người, thời khắc được làm người đầy ý nghĩa của Vạn (Bến
không chồng) Đó là Kiên với nỗi đau tận mắt nhìn thấy người yêu bị hãm
hiếp trên chuyến tàu đưa mình vào nam, bước vào cuộc chiến Trên chuyếntàu của chiến tranh có cái đẹp, tình yêu của Kiên đã bị chà đạp dữ dội Đó còn
là nỗi đau khi tận mắt chứng kiến những cảnh tượng tàn khốc, mất mát, hisinh, đổ máu của chiến tranh, là nỗi đau khi Kiên phải nhìn thấy tất cả sự yếuđuối, đê hèn cũng như cao thượng, anh hùng của con người trong chiến tranh,
là nỗi đau của một nhà văn phường thời hậu chiến không thể bước ra khỏi
chiến tranh, (Nỗi buồn chiến tranh) Tất cả những tâm tư tình cảm của cá
nhân con người được phơi bày cùng với những bản năng sống mãnh liệt chânthực nhất
Hay ở các tác phẩm các đề tài khác như Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu) con người cá nhân cũng được quan tâm
khai thác sâu sắc Đó là Giang Minh Sài với một số phận mà con người cánhân bị đè nén, bị giết chết Những dấu ấn của một giai đoạn lịch sử in sâuvào tác phẩm Một giai đoạn mà con người không được phép sống cho nhữngyêu thương của riêng mình, không được phép sống cho đúng với cá tính củamình Cuộc đời của Giang Minh Sài là một bi kịch khi tình yêu, hôn nhânhạnh phúc của anh đều sống hộ ý định của người khác Tác phẩm nhắc nhởchúng ta về việc tôn trọng quyền cá nhân của mỗi một con người, hướng tớicuộc sống văn mình và nhân văn hơn, để mỗi chúng ta được sống và yêu theocách mà mình thực sự mong muốn Ở đó mối quan hệ giữa cá nhân với giađình, tập thể, xã hội phải hài hòa cân bằng, con người được sống và dám chịutrách nhiệm về nhân cách lối sống của mình Đó còn là những số phận cánhân với nhiều va chạm trong gia đình trong một xã hội có nhiều biến đổi
trong Mùa lá rụng trong vườn Những nét đẹp của một gia đình truyền thống
Trang 27trong cơn bão quay cuồng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi một cách sống,cách thích ứng mới Ở đây ta thấy cả những mặt trái của lối sống cá nhân với
sự ích kỷ, buông thả theo những dục vọng tầm thường, sự chi phối của đồngtiền trong cách con người hành xử với nhau và cả những mặt trái của lốisống truyền thống thoát ly với hiện thực xã hội đang thay đổi từng ngày Conngười khi cực đoan đi về phía cá nhân hay ép lòng sống giả dối để giữ gìnnhững giá trị không còn phù hợp đều không thể có được hạnh phúc đích thực,đều thấy mình mất cân bằng, chênh chao bất ổn
Rõ ràng khi con người được nhìn nhận trong tư cách một cá nhân mỗihình tượng nhân vật cũng trở nên chân thực và sinh động hơn rất nhiều Đâycũng là cách văn học cân bằng lại với một thời kỳ mà cái văn học hướng tới làcái vĩ đại, lớn lao Chính con người cá nhân trong cuộc sống đời thường nhắcnhở chúng ta về những vẻ đẹp bình dị, giản đơn xung quanh, nhắc nhở chúng
ta về những giá trị nhân văn tốt đẹp
1.2.2 Con người được nhìn từ nhiều chiều
Khi con người cá nhân được đề cao thì nhà văn cũng được phép khaithác lột tả nhiều mặt khác nhau trong chính mỗi con người cụ thể Nếu trướcđây các vấn đề là về bản năng, tình dục được coi như vùng cấm kị của vănhọc thì bây giờ nó lại những góc nhìn để nhà văn soi chiếu, khám phá sâu hơnbản thể con người Trong văn hóa phương Đông những vấn đề về bản năng,
về các nhu cầu tự nhiên đặc biệt là tình dục là những vấn đề ít được côngkhai, thể hiện Nó giống như một vùng cấm, một totem vậy Khi cuộc sốnghiện đại hơn, không khí văn học dân chủ hơn thì những vấn đề này cũng dầndần được chuyển tải vào các tác phẩm văn học một cách mạnh mẽ hơn.Không chỉ riêng tiểu thuyết mà ở các thể loại khác của nghệ thuật chúng tacũng dễ dàng nhận ra xu hướng này Việc thể hiện những yếu tố bản năngtrong tác phẩm không chỉ giúp nhà văn khám phá con người từ một góc độ
Trang 28mới mà nó còn thể hiện một cái nhìn đầy nhân bản về con người Tuy nhiênviệc miêu tả khai thác những yếu tố này tới đâu để tác phẩm thực sự có giá trịlại là vấn đề không dễ dàng gì Hàng loạt tiểu thuyết thời kỳ này miêu tả
những yếu tố bản năng một cách trần trụi và trực tiếp như Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Vân Vy (Thuận), Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Mẫu thượng ngàn (Hồ Quý Ly) Tình dục không chỉ là một nhu
cầu xác thịt bản năng, trong tình dục con người còn khám phá, tìm lại bản
thân Ngồi (Nguyễn Bình Phương) không chỉ một lần miêu tả những cảnh làm
tình của các nhân vật Đó là lần làm tình giữa Thắng và người đàn bà bánkhoai, với Nhung hay giữa Thúy và Nghĩa Những đoạn miêu tả này có khitrần trụi lại có lúc mang đậm chất thơ Song nó luôn phản ánh một tâm trạnghoang mang của con người Thúy lúc nào cũng như vội vã, sợ hãi một cái gì
đó khiến người đọc có cảm giác tình dục giống như một công cụ để cô trốnchạy Như vậy có thể nói miêu tả bản năng của con người không chỉ là cách
“lạ hóa” để tác giả khiến tác phẩm của mình thêm “nóng”, thu hút thị hiếu củađộc giả mà thực chất là một cách để tác giả tiếp cận con người, nhìn conngười ở nhiều chiều cuộc sống, phần lí trí tỉnh táo, phần bản năng dục vọng,phần ám ảnh vô thức Tất cả những yếu tố đó mới có thể tạo nên đầy đủ diệnmạo con người thời hiện đại
Bên cạnh việc đặt con người trong chiều sâu bản thể miêu tả những nhucầu tự nhiên, bản năng của con người các nhà văn còn khám phá thế giới tâm
lý nhân vật với những điều bí ẩn, bất khả tri, phi lý tính, thế giới của tiềmthức của giấc mơ Một trạng thái nữa của con người đó chính là sự âu lohoảng loạn và những nỗi ám ảnh cô đơn Nỗi cô đơn bản thể của con ngườikhông phải là vấn đề xa lạ trong văn học nghệ thuật Nhưng dường như khicuộc sống càng hiện đại con người tưởng như càng làm chủ thế giới thì nỗi côđơn sợ hãi của con người lại càng tăng lên Mâu thuẫn này thể hiện sâu sắc
Trang 29trong các tiểu thuyết hiện đại Bên cạnh những nỗi đau lớn, những bi kịch đờithường là nỗi cô đơn luôn ám ảnh con người Chưa bao giờ trong các tiểuthuyết ta thấy số phận con người nhỏ bé mong manh và dễ thương tổn đến thế.
Chính việc nhìn nhận con người ở trạng thái nhiều chiều như vậy đãđưa con người trong văn học trở về gần gũi với con người hiện thực Khôngchỉ đơn giản rạch ròi giữa tốt và xấu, đúng và sai, chính diện và phản diện,con người hiện nên như một thực thể phức tạp, đa tầng
1.3 Yếu tố lạ hóa trong kĩ thuật viết tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
Bên cạnh sự đổi mới về nội dung thể hiện qua cách tiếp cận hiện thựcđời sống, cách nhìn nhận khám phá về con người thì tiểu thuyết cũng có nhữngbước ngoặt, những trải nghiệm mới trong cách viết Sự thay đổi kĩ thuật viếttrên nhiều mặt đã đem lại những hiệu quả nghệ thuật mới cho tiểu thuyết sau
1986 khiến cho bộ mặt tiểu thuyết trở nên phong phú và hấp dẫn hơn
1.3.1 Phá vỡ cốt truyện truyền thống
Cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học.[56,tr99]
Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp và quan trọng của mỗi tác phẩm.Bởi tổ chức cốt truyện liên quan mật thiết tới phương diện bộc lộ nhân vật và
tư tưởng chủ đề tác phẩm Vì vậy việc xây dựng cốt truyện, tổ chức các chitiết, sự kiện là một việc được các nhà văn đặc biệt lưu ý khi xây dựng tácphẩm của mình Cốt truyện dù có thể khác nhau về quy mô, nội dung hay kếtcấu nhưng tựu chung thì được chia thành hai loại là đơn tính và đa tuyến Cốttruyện đơn tính là kiểu cốt truyện mà hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọngàng và thường là đơn giản về số lượng, hướng tới việc kể lại quá trình pháttriển tính cách, cuộc đời, số phận nhân vật chính Cốt truyện đa tuyến được tổchức phức tạp hơn bởi nó là một hệ thống các sự kiện nhằm tái hiện nhiều
Trang 30bình diện của đời sống, hệ thống sự kiện được chia làm nhiều dòng, nhiềutuyến gắn liền với số phận nhiều nhân vật trong tác phẩm
Các tiểu thuyết trước 1986 thường nghiêng về cốt truyện đơn tuyến gắnvới số phận tính cách nhân vật trung tâm Nhưng sau 1986 đặc biệt là thờigian gần đây chúng ta dễ dàng nhận thấy dù ở cả những tác phẩm có dunglượng nhỏ thì phần lớn các nhà văn vẫn tổ chức cốt truyện theo lối đa tuyến,với nhiều mạch chuyện phân nhánh, hướng tới các mảng tự sự nhỏ
Thứ nhất cốt truyện của các tiểu thuyết sau 1986 thường được phát triểntheo xu hướng dồn nén dung lượng, tối giản hóa cốt truyện Giai đoạn nàychúng ta ít thấy những tiểu thuyết bề thế, thường các tiểu thuyết chỉ dao động
từ 300 - 400 trang trở xuống, cá biệt có những tiểu thuyết dung lượng chỉ trêndưới 100 trang (Thoạt kỳ thủy - Nguyễn Bình Phương 167 trang khổ sách nhỏ).Những tiểu thuyết có dung lượng nhỏ, cốt truyện tối giản này phù hợp hơn vớicuộc sống hiện đại, hướng tới những vấn đề cá nhân và đời thường
Thứ hai cốt truyện thời kỳ này thường được tổ chức khá lỏng lẻo, mơ
hồ, co giãn khiến người đọc có cảm giác như cốt truyện đang bị phân rã và có
sự xâm nhập mạnh mẽ của các thể loại khác vào tiểu thuyết Các tiểu thuyếtnày có kết cấu đa tuyến mạch truyện đồng hiện, xoắn kép, quan hệ với nhautrên bề mặt lỏng lẻo song thực chất lại xoắn kết với nhau chặt chẽ tạo nên mộtmạng nhện chắc chắn giăng mắc các chi tiết của hiện thực vào tác phẩm Xuthế sử dụng các dạng thức của vô thức như giấc mơ, tiềm thức, kí ức, hồi ức
để kể chuyện khiến cho câu chuyện không được kể theo trật tự thời gian màthường kể theo diễn biến tâm lý của nhân vật cũng khiến cốt truyện trở nênlỏng lẻo hơn, dường như bị thả trôi theo nhân vật Một cuốn tiểu thuyết có thểđồng thời kể với ta về nhiều nhân vật trong đó có một nhân vật trung tâm kếtnối các đầu mối chuyện đó lại Nhiều mạch truyện đồng thời được kể dễ tạocảm giác phân rã trong cốt truyện chính song thực chất lại tạo nên hiệu quả
Trang 31thể hiện mới mẻ (Người đi vắng, Ngồi của Nguyễn Bình Phương )
Từ các đặc điểm trên dẫn đến một đặc điểm thứ ba là tiểu thuyết sau
1986 có sự xâm nhập mạnh mẽ của các thể loại khác Theo nhà nghiên cứuBakhastin thì tiểu thuyết là một thể loại ra đời sau, nó có sự linh hoạt và dễdàng dung nạp các thể loại khác để không ngừng làm mới chính mình Tiểuthuyết sau 1986 đã phát triển theo hướng đó Khi các yếu tố của cốt truyệntruyền thống bị tấn công các nhà văn không nề hà mang vào tiểu thuyết cácyếu tố tổ chức của các thể loại khác như kịch, thơ, hồi kỳ, điện ảnh, âmnhạc Tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này có thể kể đến các tiêu tuyết
như Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Người sông Mê (Châu Diên),
Pari 11 tháng 8, T mất tích (Thuận) và đặc biệt là tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương (Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Thoạt
kỳ thủy, Ngồi ).
Phá vỡ cốt truyện truyền thống thực chất là nhu cầu khám phá nhậnthức hiện thực đời sống và cách nhìn nhận tiếp cận con người mới của nhàvăn Khi hiện thực đời sống bộn bề phức tạp và không ngừng vận động, khicon người với những diễn biến tâm lý ngày một quanh co, nỗi cô đơn của cáthể giữa cuộc sống hiện đại, những bí ẩn nội tâm sâu kín không dễ khám phá,những câu hỏi bản thể chưa có lời giải đáp thì việc xây dựng cốt truyện thếnào để phản ánh được chính xác những vấn đề đó trở thành một trăn trở lớnvới các nhà văn, một kết câu đơn tuyến không còn phù hợp để chuyên chởmột vấn đề dù không to tát nhưng lại chẳng đơn giản của cuộc sống ngày nay
1.3.2 Lạ hóa trong cách kể chuyện
Trong một tác phẩm tự sự cái được kể và cách kể là hai vấn đề có vaitrò quan trọng không kém gì nhau Cái được kể có khi vẫn là một câu chuyện
cũ, một đề tài quen thuộc nhưng được kể bằng một cách kể chuyện mới mẻ hấpdẫn sẽ tạo được sự chú ý của bạn đọc, đồng thời cách kể cũng góp phần tạo
Trang 32hiệu ứng cho việc nhận thức nội dung câu chuyện được chính xác hơn Bảnchất của tự sự chính là nghệ thuật kể chuyện Vì vậy nói tới những đổi mớitrong tiểu thuyết không thể không nói tới việc thay đổi, lạ hóa trong cách kể
Các tiểu thuyết trước 1986 thường được kể từ ngôi thứ nhất hoặc ngôithứ ba với một đặc điểm nổi bật là luôn tồn tại một người kể chuyện biết tuốtgiữ vai trò của đấng toàn năng chi phối toàn bộ câu chuyện và cả sự kể.Người kể chuyện này biết câu chuyện sẽ diễn biến thế nào, kết cục ra sao, anh
ta biết nhiều hơn nhân vật, nhiều hơn bạn đọc Ít nhiều lối kể và cách kể nàykhiến cho câu chuyện mất đi tính hấp dẫn, không thể mời gọi bạn đọc đồngsáng tạo với nhà văn trong quá trình tiếp nhận tác phẩm
Tiểu thuyết sau 1986 đã có một bước chuyển mình khi lạ hóa trongcách kể chuyện Về ngôi kể phần lớn các tiểu thuyết sau 1986 vẫn kể chuyện
ở ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất (với người kể chuyện xưng tôi), các tác phẩm
kể từ ngôi thứ hai không nhiều Song từ ngôi kể này người kể chuyện và điểmnhìn lại có sự thay đổi vô cùng linh hoạt Các tiểu thuyết với người kể chuyệntoàn năng ít dần đi, thay vào đó là các điểm nhìn được di chuyển liên tục, linhhoạt Một câu chuyện có thể được kể từ nhiều người kể chuyện với các điểmnhìn khác nhau, đặc biệt người kể chuyện không chỉ đơn giản là các nhân vậtchính hay con người trong tác phẩm mà có thể là cả cỏ cây, hoa lá, là bóng
ma, là bào thai Từ điểm nhìn xuất hiện giọng kể vô sắc với tiêu cự quan sátbằng 0 Không còn người kể chuyện toàn năng biết trước kết quả, sắp xếpcuộc đời nhân vật, người kể chuyện chỉ đóng vai trò quan sát rồi lạnh lùngkhách quan kể lại chuyện Do đó người kể chuyện này hoàn toàn bình đẳngvới nhân vật và bạn đọc, không có quyền tham gia sắp xếp hành động suynghĩ của nhân vật cũng không định hướng cảm xúc của độc giả, tạo khônggian cho quá trình đồng sáng tạo của người đọc với tác giả
Giọng điệu đơn âm của người kể chuyện toàn tri mất đi thay vào đó
Trang 33mỗi tác phẩm là một sự mời gọi đối thoại giữa nhà văn - nhân vật - bạn đọc.Chính cuộc đối thoại giữa ba cực này đã tạo nên sự dân chủ trong tiểu thuyếtsau 1986 Sự đa dạng hóa trong giọng điệu trần thuật được thể hiện rõ nét
trong các tác phẩm như Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Thời xa vắng (Lê Lựu),
Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Sự phức điệu trong
giọng điệu trần thuật đã góp phần thể hiện một đời sống phức tạp, một hiệnthực bất thường, nhiều xáo trộn Vì vậy sự đa dạng hóa điểm nhìn, di chuyểnđiểm nhìn, giọng điệu kể chuyện linh hoạt đa âm không chỉ là sự cách tân đơnthuần về mặt hình thức mà nó thể hiện sự thay đổi không ngừng của hiện thựcđược phản ánh Từ sự nhân lên của điểm nhìn, từ giọng điệu kể chuyện
“không định hướng” cảm xúc cho bạn đọc dẫn đến một “hệ quả” là tiểu thuyếtsau 1986 có phần khó đọc với số đông Một số tiểu thuyết tạo cảm giác mơ
hồ, khó nắm bắt vừa lôi cuốn, hấp dẫn biến ảo lại vừa khó đọc, khó tiếp cận,tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau
Trong một tác phẩm nhà văn cũng không chỉ sử dụng một ngôi kể mà
có thể tổ chức đan xen giữa ngôi thứ nhất và thứ ba thậm chí cả với ngôi thứ
hai tạo nên tính phức điệu đa thanh cho tiểu thuyết như các tác phẩm: Tấm
ván phóng đao (Mạc Can), Khải huyền muộn, Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt
Hà), Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), Sự đa dạng hóa giọng điệu khiến ngôn
ngữ kể chuyện cũng trở nên phong phú từ ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ trầnthuật, ngôn ngữ trực tiếp, ngôn ngữ gián tiếp đến cả ngôn ngữ của người phátngôn đề tạo nên những hình thức trần thuật độc đáo đa sắc diện Tất cả nhằmnhấn mạnh tính chất bất thường rối loạn đầy lo âu bất ổn của tâm trạng conngười hiện đại
1.3.3 Khai thác các kỹ thuật xây dựng nội tâm nhân vật
Một hệ quả tất yếu khi nhà văn hướng sự quan tâm tới con người cánhân, miêu tả con người ở nhiều chiều là nhà văn phải đặc biệt hướng vào nội
Trang 34tâm nhân vật Kỹ thuật xây dựng nội tâm nhân vật không còn đơn thuần làphân tích những tâm trạng, miêu tả những diễn biến tâm lý thông thườngthông qua đối thoại, độc thoại, miêu tả cảm xúc nữa mà nhà văn còn phải vậndụng nhiều kĩ thuật khác để bộc lộ sâu sắc hơn những góc khuất của nhân vậtlàm sao vẫn đảm bảo được khoảng cách với nhân vật, duy trì tiêu cự zero củamình Vận dụng các lý thuyết của tâm lý học hiện đại và tiếp thu các kỹ thuậtcủa tiểu thuyết phương Tây hiện đại, các nhà văn đã sử dụng hai thủ phápchính trong xây dựng nội tâm nhân vật đó là độc thoại nội tâm và kỹ thuậtdòng ý thức Hai thủ pháp này đã giúp nhà văn có thể đi sâu miêu tả thế giớitâm lý, tâm linh của con người.
Độc thoại nội tâm hướng tới quá trình tự ý thức của nhân vật đi sâukhám phá thế giới nội tâm bên trong nhân vật và dòng ý thức đã cho phép cácnhà văn mở rộng biên độ phản ánh khám phá những điều dường như bất khảtri của con người Kỹ thuật dòng ý thức đã được các nhà văn trên thế giới sửdụng từ đầu thế kỷ XX mang đến những hiệu quả bất ngờ Ở Việt Nam phảiđến thời kỳ này các nhà tiểu thuyết mới thực sự khai thác kĩ thuật này nhưmột thủ pháp đắc lực chuyển tải nội tâm nhân vật
Trong các tiểu thuyết như Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến
tranh (Bảo Ninh), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh) các nhà văn đã sử dụng cách viết đồng hiện thời gian,
dùng hồi ức, hoài niệm, suy tưởng của nhân vật để khai thác thế giới tiềmthức, vô thức và những giấc mơ của nhân vật Đặc biệt trong các tiểu thuyếtcủa Nguyễn Bình Phương các kĩ thuật này được khai thác khá chủ động vàvới tần suất sử dụng tương đối cao
Những kĩ thuật phân tích xây dụng nội tâm nhân vật này được các nhàvăn sử dụng linh hoạt sáng tạo tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm Cóthể những đổi mới tìm tòi “lạ hóa” đó còn chưa thực sự tạo ra một lối đi mới
Trang 35mẻ độc đáo song nó cho thấy nỗ lực sáng tạo của các nhà văn trong hành trình
“tìm đường” cho tiểu thuyết hiện nay
Như vậy: trong chương một chúng tôi tập trung trình bày những đặc
điểm của tư duy tiểu thuyết sau 1986 Đây là cơ sở tiền đề để chúng tôi đi vàokhảo sát cụ thể đối tượng nghiên cứu của mình trong các chương tiếp theo.Trong chương một chúng tôi chỉ ra sự thay đổi trong cách nhìn hiện thực,trong khám phá con người và trong một số yếu tố thuộc về kĩ thuật viết củatiểu thuyết sau 1986 Những mô tả nhận định trên mới là những phác thảokhái quát chung cho một thời kỳ và nhằm phục vụ nội dung cụ thể ở cácchương sau
Qua những khảo sát trên có thể thấy tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 cómột bước chuyển mình rõ nét Đó là sự thay đổi từ nội dung tới hình thức, từquan điểm tới nghệ thuật thể hiện Cách nhìn hiện thực chân thực hơn, đadạng hơn và sắc sảo hơn cùng với quan niệm về con người toàn diện đầy đủhơn với kĩ thuật viết hiện đại hơn, các nhà văn đã mang đến cho tiểu thuyếtcủa mình một diện mạo mới Thông qua các tác phẩm của mình các nhà văn
đã thể hiện được bức tranh đời sống sống động và toàn diện hơn, thể hiệnkhông khí dân chủ trong văn học nghệ thuật cũng như khả năng sáng tạo củacác nhà văn Hiện thực được hướng tới là những mảng tự sự nhỏ gắn với đời
tư con người trong cách nhìn đa chiều Trong nền hiện thực ấy con người hiệnlên là con người cá nhân đời thường với tất cả bản năng và các yếu tố tâm lý,tình cảm mang đậm chất cá nhân Kĩ thuật viết cũng vì thế biến đổi rõ nét.Các nhà văn đã khai thác triệt để các kĩ thuật phân tích nội tâm, tâm lý nhânvật như dòng ý thức, hồi ức, giấc mơ…, cốt truyện và dung lượng các tácphẩm cũng thay đổi Cốt truyện trở nên đa tuyến phức tạp, đôi khi lại bị nớilỏng tạo cảm giác phân rã trên bề mặt nhưng được tổ chức chặt chẽ ở chiềusâu, có dấu hiệu xâm nhập của các thể loại khác vào tiểu thuyết cho thấy sự
Trang 36linh hoạt của thể loại này Cách kể chuyện cũng có nhiều sáng tạo hơn, thay
vì luôn tồn tại một người kể chuyện biết tuốt thì các tác phẩm đã được kể vớimột người kể chuyện có điểm nhìn zero, mời gọi sự sáng tạo của độc giảtrong quá trình tiếp nhận tác phẩm Giọng điệu kể chuyện thường trung tínhgiảm dần tính định hướng độc giả, đôi khi còn lạnh lùng dửng dưng Ngôi kể
và điểm nhìn được nhân lên và di chuyển khá linh hoạt… Với các hình thức lạhóa như vậy, tiểu thuyết sau 1986 xứng đáng là thể loại đi đầu cho sự pháttriển của văn học thời kỳ này
Trang 37Chương 2:
LẠ HÓA VỀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA PHẠM THỊ HOÀI VÀ NGUYÊN BÌNH PHƯƠNG
2.1 Nhân vật trong tác phẩm tự sự
Nhân vật là một trong những thành tố cơ bản của tiểu thuyết Chính vìvậy khi tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại có những đổi mới trong cách viết,lối tự sự, cách xây dựng nhân vật, thậm chí đề xuất tiểu thuyết “phản nhânvật” thì nhân vật vẫn tồn tại như một yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc tiểuthuyết Nhân vật gắn liền với cốt truyện, chuyển tải nội dung cơ bản cũng như
là hạt nhân của các thủ pháp nghệ thuật Do vậy nhà văn có thể “vật hóa” , cóthể tìm mọi cách để làm nhân vật “dẹt” đi, thậm chí xóa trắng tính cách, haythủ tiêu tâm lý thì nhà văn vẫn không thể tiêu diệt nhân vật của mình Thựcchất các nhà văn hiện đại hay hậu hiện đại chỉ đang tìm cách trừu tượng hóanhân vật để phản ánh sâu hơn hiện thực mà thôi Do đó nhân vật không baogiờ bị tiêu diệt hoàn toàn, chí ít tác phẩm vẫn luôn tồn tại một nhân vật đó làngười kể chuyện Bởi nhân vật là một thành tố vừa thuộc nội dung lại vừathuộc hình thức của tiểu thuyết Nghiên cứu về nhân vật thực chất là đang tìmhiểu xem tác giả nhìn nhận con người như thế nào và chuyển tải hình tượng đótrong tác phẩm của mình bằng cách nào?
Vậy nhân vật là gì? Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào
một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định [56,
tr126] Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật (character) là: con người
cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống… Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm
Trang 38mỹ của nhà văn về con người Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm [56, tr235 - 236].
Như vậy ta có thể hiểu nhân vật có thể là con người hoặc đồ vật, hay cácsinh vật khác Tuy nhiên nó phải mang các bản tính của con người và nhằmmục đích phản ánh cuộc sống của con người Mở rộng khái niệm như vậy giúpchúng ta dễ dàng tiếp cận hơn với một số “nhân vật” đặc biệt không phải là conngười chỉ mang bản tính con người và hướng tới việc phản ánh cuộc sống củacon người trong tiểu thuyết Phạm Thị Hoài hay Nguyễn Bình Phương
Trong văn học thế giới, nhìn lại tiểu thuyết của các nhà văn đầu thế kỷ
XX ta có thể thấy được khuynh hướng lạ hóa vào nhân vật F.Kafka đã giảnlược dần tên của nhân vật đến khi chỉ còn kí hiệu nhân vật bằng một chữcái… Thực chất nó không làm nhân vật biến mất trong tác phẩm mà chỉ thủtiêu tính cách nhân vật mà thôi Ở đây tác giả đã làm “dẹt” nhân vật của mình.Xóa nhòa cuộc sống thực với các yếu tố như nghề nghiệp, lai lịch, nhân thânchỉ quan tâm tới nhân vật tại thời điểm xảy ra biến cố Dường như tác giảkhông quan tâm tới quá trình diễn tiến của tính cách nhân vật, mà chỉ cốchuyển tải tâm trạng của nhân vật tại thời điểm kể chuyện Cách kể đó đãkhiến cho kiểu nhân vật điển hình biến mất, thay vào đó ta có nhân vật nhưmột mảng hiện thực bị xé nhỏ, ngổn ngang đầy ắp Thậm chí nhiều nhà văncòn cực đoan phản đối loại nhân vật tâm lý (kiểu nhân vật đã rất thành côngcủa tiểu thuyết thế kỷ XIX) và họ nghĩ nhân vật của họ không còn tâm lý nữa.Theo nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào thì thực chất điểm khác biệt là các nhàvăn đã dùng cách khác để miêu tả tâm lý nhân vật chứ không phải là hủy diệttâm lý nhân vật Thực ra vấn đề này liên quan đến triết học, hiện tượng học.Các nhà văn chịu ảnh hượng của triết học hiện tượng học đều không mô tảtâm lý thực chứng Việc xây dựng nhân vật không theo cách truyền thống nhưvậy đã gây ra khó khăn không nhỏ cho người đọc trong việc tiếp cận thế giới
Trang 39nghệ thuật của tác phẩm Nếu độc giả quen với việc tìm kiếm các sự kiện, chitiết được móc nối với tâm trạng nhân vật thì sẽ cảm thấy khó hiểu với kiểunhân vật mới này Do đó nó cũng đòi hỏi một cách đọc mới ở độc giả.
Các nhà tiểu thuyết hiện đại Việt Nam cũng đang trong xu thế cách tânnhân vật của mình Thậm chí có những nhà văn luôn bị ám ảnh bởi nhân vật
( Tạ Duy Anh có một cuốn tiểu thuyết mang tên Đi tìm nhân vật ) Từ chỗ coi
nhân vật như trung tâm của đời sống xã hội, phản ánh con người xã hội vớinhững vấn đề lớn lao, nhiều nhà văn đã quan tâm tới đời sống tâm lý - tâmlinh của nhân vật quan tâm tới nhân vật trong tư cách một cá nhân, một sốphận cụ thể Đi sâu khám phá đời sống tâm lý, đặc biệt là khai thác nhữngvùng nhạy cảm như bản năng, tâm linh… khiến nhân vật trong tiểu thuyếtđương đại hiện ra sinh động hấp dẫn và cũng phức tạp hơn
Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương cũng không phải là ngoại lệ.Hai nhà văn này đã xây dựng cho tiểu thuyết của mình một thế giới nhân vậtrất đặc trưng, với nhiều nét đổi mới táo bạo trong thủ pháp xây dựng nhân vật.Nhiều bạn đọc đã có những phản ứng trước kiểu xây dựng nhân vật này và
cho rằng nó “nửa người nửa ngợm”, Nguyễn Bình Phương quan niệm những
nhân vật của tôi, gọi là méo mó, thì đó là cái méo mó tự thân Có người bảo tôi xây dựng nhân vật đặt trong trạng thái quá khứ mịt mờ, hiện tại lổn nhổn
và tương lai vô định, nhưng tôi không nghĩ thế, Các nhân vật của tôi sống bản năng nhưng tiềm tàng một niềm tin đứng dậy Điều đó cho thấy những
cách tân trong xây dựng nhân vật là để phản ánh chân thực hơn con người,chứ nó không phải chỉ “lạ hóa” để lạ hóa Nhân vật của họ dù được kỳ ảohóa, được trừu tượng hóa, huyền thoại hóa, hay làm dẹt, xóa trắng thì bản chấtcuối cùng là để phản ánh con người trong một hiện thực phức tạp ngổn ngang,thể hiện cái nhìn có thể cực đoan, có thể chua chát nhưng cũng rất nhân sinh
về con người hiện đại Các nhân vật trong tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài và
Trang 40Nguyễn Bình Phương vì thế có gì đó rất chân thực tới mức chúng ta có thể bắtgặp ở bất kỳ đâu giữa cuộc sống nhưng cũng lại có giá trị biểu tượng, gợi mởnhiều vấn đề.
Ở luận văn này, chúng tôi tìm hiểu hai khía cạnh chính trong vấn đề
nhân vật của tiểu thuyết Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) và Thoạt kỳ thủy, Ngồi
(Nguyễn Bình Phương) Thứ nhất là chúng tôi quan tâm tới cách hai nhà vănnày miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật; thứ hai chúng tôi quan tâm tớikiểu nhân vật đám đông được xây dựng trong những tiểu thuyết kể trên.Thông qua đó chúng tôi sẽ đánh giá mức độ thành công của hai nhà văn ởphương diện này trong tương quan so sánh với nền chung của tiểu thuyết ViệtNam hiện nay Có một đặc điểm rất đáng lưu ý là tuy tiểu thuyết của PhạmThị Hoài và Nguyễn Bình Phương đều có xu hướng co lại về dung lượngnhưng thế giới nhân vật của họ lại không hề đơn giản, thậm chí nhiều cuốntiểu thuyết mỏng manh lại có số lượng nhân vật khá lớn Điều ấy có ý nghĩa
gì với các tác phẩm của hai nhà văn này? Thêm một đặc điểm nữa khi tiếpcận nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khiến chúng tôi lưutâm là không có khái niệm nhân vật chính diện, nhân vật phản diện tồn tạitrong tác phẩm của anh Khái niệm nhân vật chính và nhân vật chính diệnkhông bao giờ trùng khít Điều đó cho thấy Nguyễn Bình Phương không chọngóc nhìn lí tưởng, đạo đức để xây dựng nhân vật Con người vốn cũng khôngtồn tại một cách đơn giản rạch ròi giữa cái tốt và cái xấu
2.2 Ngoại hình và tính cách nhân vật
Ngoại hình là một khái niệm không chỉ có trong văn chương mà tồn tạitrong chính đời sống hàng ngày Nó được hiểu như là những chi tiết thể hiệnhình dáng, diện mạo, cử chỉ, tác phong, trang phục… hay đó chính là toàn bộnhững chi tiết thuộc về dáng vẻ bề ngoài của nhân vật Việc miêu tả ngoạihình thông qua đó làm nổi bật nội tâm, tính cách của nhân vật là một thủ pháp