1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI

106 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 457 KB

Nội dung

Các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, TạDuy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập, v.v… đã đem đến chovăn xuôi những sắc thái mới mẻ và sự chuyển động mới ngoạn mục,hứa hẹnnhững thành tựu lớn

Trang 1

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Lịch sử vấn đề: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6

4 Đóng góp của luận văn: 7

5 Phương pháp nghiên cứu: 7

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại 7

5.2 Phương pháp hệ thống 7

5.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp 7

5.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu 7

5.5.Phương pháp liên ngành: 8

6.Cấu trúc luận văn: 8

NỘI DUNG 9

Chương 1: TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI 9

1.1 Một vài nét về văn xuôi Việt Nam hải ngoại sau 1975 9

1.1.1 Đội ngũ nhà văn Việt Nam hải ngoại: 9

1.1.2 Những thành tựu cơ bản của văn xuôi hải ngoại sau 1975 16

1.2 Tác giả Lê Minh Hà 22

1.2.1 Vài nét về tiểu sử và hành trình văn học của Lê Minh Hà 22

Chương 2: TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ NHÌN TỪ NỘI DUNG 27

2.1 Hiện thực trong truyện ngắn Lê Minh Hà 27

2.1.1 Cảm quan mới về hiện thực 29

2.1.2 Hiện thực trong mảng truyện mang màu sắc “cố sự tân biên” 31

Trang 2

2.1.3 Hiện thực của “thời khuất mặt” - kí ức thời chiến tranh và bao cấp 34

2.1.3 Hiện thực nơi trú xứ - ám ảnh thiếu quê hương 37

2.2 Con người trong truyện ngắn Lê Minh Hà 38

2.2.1 Con người mang số phận bi kịch 39

2.2.2 Con người chịu đựng, trải nghiệm 52

2.2.3 Con người hiện sinh 60

Chương 3: TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT 75

3.1 Không gian, thời gian nghệ thuật đặc biệt 75

3.1.1 Không gian: 75

3.1.2 Thời gian 78

3.2 Nghệ thuật khắc họa nhân vật - những sáng tạo mới về cấu trúc hình tượng 79

3.2.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua diện mạo ngoại hình, 79

3.2.2 Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động, ngôn ngữ, 79

3.2.3.Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua đời sống nội tâm 81

3.3 Nghệ thuật trần thuật - trần thuật từ nhiều điểm nhìn: 82

3.3.1 Điểm nhìn của thời hiện tại 82

3.3.2 Điểm nhìn đặt nơi tâm trạng, cảm giác 87

3.3.3 Sự luân phiên, phối hợp nhiều điểm nhìn 89

3.4 Giọng điệu và ngôn ngữ 92

C KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Sau 1975, đặc biệt là từ 1986 khi văn học Việt Nam chính thứcđược khích lệ đổi mới, dường như ở hầu khắp các thể loại đều bùng lên mộtcao trào tìm tòi, cách tân, thể nghiệm khiến cho đời sống văn học trở nên vôcùng náo nhiệt Chỉ riêng trong thể loại văn xuôi đã thấy sự xuất hiện củanhiều cây bút mới, cùng nhiều xu hướng sáng tạo chưa từng có trước đây như:trinh thám, kinh dị, hiện thực huyền ảo, cố sự tân biên… Bên cạnh sự làmmới mình của các nhà văn lão thành như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,

Ma Văn Kháng, Lê Lựu… là sự xuất hiện của nhiều cây bút mới đã làm thayđổi hẳn diện mạo của văn xuôi đương đại Các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, TạDuy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập, v.v… đã đem đến chovăn xuôi những sắc thái mới mẻ và sự chuyển động mới ngoạn mục,hứa hẹnnhững thành tựu lớn…

1.2 Đồng hành với văn chương trong nước, các nhà văn Việt Nam ở hảingoại không chỉ nhận được sự chia sẻ của cộng đồng nơi trú xứ mà còn thuhút được sự quan tâm của công chúng trong nước Độc giả và giới nghiên cứugần đây đã thừa nhận: ở khu vực văn chương hải ngoại đã xuất hiện nhữngcây bút đặc sắc và có tài năng thực sự như Phạm Thị Hoài, Trần Vũ, Võ Đình,Mai Ninh, Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà… Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc,một trong những cây bút hàng đầu của văn học Việt Nam trong hai cuộc

kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ, cho rằng : " …một tác phẩm viết bằng tiếng Việt, dù của bất cứ ai, viết bất cứ ở đâu, vào bất cứ thời gian nào, miễn là nó hay, thì đều là tài sản chung của dân tộc Việt Nam Những người Việt Nam ở nước ngoài trong mấy chục năm qua đã hoàn thành một khối

Trang 4

Nam hiện đại, và điều này chẳng có gì phải bàn cãi Cùng với văn học trong nước, văn học hải ngoại làm nên diện mạo của văn học Việt Nam ngày nay.

Điều này gợi ý cho chúng tôi hướng đi về việc xem xét đặc điểm truyện ngắn

Lê Minh Hà- một cây bút của văn học hải ngoại được Du Tử Lê xem như

“một Nam Cao của thời hiện đại”

1.3 Lê Minh Hà là cái tên đã trở nên khá quen thuộc trong đời sốngvăn học đương đại do sự sáng tạo mang dấu ấn riêng ở các thể loại truyệnngắn, tản văn, tiểu thuyết Từng là sinh viên của trường Đại học Sư phạm, sau

đó giảng dạy tại một trường chuyên nổi tiếng ở Hà Nội, do hoàn cảnh riêng,

Lê Minh Hà rời đất nước tới định cư ở Đức rồi viết văn Tính đến nay, LêMinh Hà hiện diện trong đời sống văn học đã được gần hai mươi năm Chịđược công chúng Việt Nam ở hải ngoại nhiệt liệt cổ vũ và nhận nhiều giảithưởng văn nghệ trong nước Sách của chị cũng được các nhà xuất bản trongnước tái bản nhiều lần và đang gây hiệu ứng tích cực, rộng rãi Do đó, theochúng tôi, đã đến lúc tìm hiểu về những đóng góp của nhà văn này, trước hết

là với thể loại truyện ngắn, trên các phương diện tư tưởng và nghệ thuật, đồngthời nhận diện cá tính và phong cách truyện ngắn Lê Minh Hà trong dòng vănxuôi đương đại Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề:

2.1 Truyện ngắn Lê Minh Hà ngay từ khi xuất hiện đã hấp dẫn côngchúng và giới nghiên cứu phê bình Nguyễn Hữu Lễ khi nghiên cứu truyệnngắn Lê Minh Hà đã khẳng định vị trí, sự vượt trội trong tài năng, sự sáng tạo

độc đáo đầy cá tính trong phong cách sáng tạo của chị : “Khi Lê Minh Hà viết truyện ngắn đầu tiên (1991) trước mặt chị đã có hàng loạt cây đa cây đề của làng văn: Nguyễn Huy Thiệp, với những truyện ngắn "rợn người về nhân tình thế thái" Phạm Thị Hoài với nhãn quan nhìn vào đâu cũng thấy "đau" vì cái hèn, cái thấp lè tè của nòi Việt Hàng loạt cây bút thời "cởi trói" nỗ lực tìm một

Trang 5

hướng đi mới cho văn học và họ đã có những gặt hái nhất định …Cái hấp dẫn hơn trong truyện Lê Minh Hà theo tôi là cách nối các mảnh vỡ rời rạc để hình thành "cấu tứ" trong từng truyện Đọc truyện Lê Minh Hà, bạn đọc ít gặp được một câu chuyện rành mạch nào đó Truyện chị chỉ là những "mảnh vỡ" của "trạng thái tâm lý" hoặc sự kiện không đầu không đũa Chỉ sau khi đọc xong, ấn tượng về một vấn đề triết lý được hình thành ở dạng đối thoại ngấm ngầm…Lê Minh Hà là một trong số không nhiều những cây bút trẻ đang viết theo những thể nghiệm mới và đã có những thành công đáng khích lệ đó Nỗ lực đổi mới của Lê Minh Hà không đi theo hướng làm lạ, lập dị cho ra vẻ mới Chị chọn cách làm mới giản dị của mình là đưa ra một cách nhìn riêng

về những chuyện muôn thuở đời thường cũ, sáo”

Vấn đề về đặc điểm truyện ngắn Lê Minh Hà được các nhà nghiên cứu

đề cập đến nhưng nhìn chung còn tản mạn, chưa có một công trình khoa họcnào nghiên cứu có hệ thống

2.2 Chúng tôi đã nghiên cứu hầu hết các bài viết về Lê Minh Hà vàthấy rằng : Có nhiều ý kiến bàn luận về truyện ngắn của tác giả này song chỉnghiêng về một góc độ , một đặc điểm nào đó chứ chưa nghiên cứu một cách

cụ thể , có hệ thống

Trước tiên, trong bài phỏng vấn Lê Minh Hà của nhà báo Quỳnh Maithực hiện (Phát thanh ngày 27/5/2001 trong chương trình Văn học nghệ thuậtĐài tiếng nói Việt Nam FM 103.3 Montreal- Canada) nhà báo có những nhận

định sâu sắc về sự giản dị, gần gũi mà độc đáo về mặt đề tài “Các truyện ngắn của Lê Minh Hà trước đây thường quanh hai đề tài: những mảnh đời tại quê nhà và những mảnh đời tha hương nơi đất khách Giờ đây, độc giả thấy xuất hiện những truyện ngắn của chị dựa theo cổ tích và lịch sử” Bài phỏng

vấn là một gợi ý giúp cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, nhận diện và

Trang 6

Tác giả T.H trong bài viết "Truyện cổ viết lại - những góc nhìn mới giữa cổ tích và đời thường” ( 31 tháng 5 năm 2006) đã có những phát hiện mới mẻ, độc đáo Trong “Truyện cổ viết lại”của Lê Minh Hà, tác giả cho rằng phải chăng mỗi một truyện trong 19 truyện ngắn được in trong “Truyện

cổ viết lại” thể hiện sự trải lòng, nghiền ngẫm, phân tích và viết lại những

tình huống hệ lụy sau cuộc đời huyền thoại của các nhân vật bước ra từ các

câu chuyện cổ : “Dưới ngòi bút của nhà văn Lê Minh Hà, những người phụ

nữ của truyện cổ Việt Nam được đặt giữa hiện thực xã hội, chứ không ở thế giới đơn giản và trong trẻo của cổ tích Truyện cổ là cái cớ để tác giả bộc lộ cái nhìn nhân hậu, đầy trắc ẩn với thân phận người phụ nữ trong xã hội

“trọng nam khinh nữ” xưa Có lẽ qua những câu chuyện cổ được viết lại, tác giả Lê Minh Hà muốn “giải thoát” và nêu lên khát vọng hạnh phúc của những người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi” Truyện cổ là cái cớ để tác giả bộc

lộ cái nhìn nhân hậu, đầy trắc ẩn với thân phận người phụ nữ trong xã hội

“trọng nam khinh nữ” xưa Ý kiến này lời gợi ý gần gũi và thiết thực chongười viết trong việc triển khai những nhận diện về truyện ngắn "cố sự tânbiên" của Lê Minh Hà

Trong bài viết “Truyện ngắn Lê Minh Hà và, những cửa sổ đóng kín”

(Wednesday, March 07, 2012 1:48:04 PM) Du Tử Lê đã đánh giá rất cao tài

năng của nhà văn Lê Minh Hà, chị đã ghi nhận từng sự kiện, từng bước chântrong hành trình lao công thời đại mới Từ giai đoạn chạy chọt, hối lộ, thậmchí bán vợ, đợ con, để được vào danh sách “lao động xuất cảng,” tới nhữnghoạt cảnh phũ phàng khi những kẻ được coi là “may mắn,” bắt đầu cuộc sống

mới nơi xứ người Có thể nói: “Bằng vào kinh nghiệm sống và, óc quan sát tinh tế của một nhà văn, khi chọn cho mình con đường văn chương hiện thực

xã hội, Lê Minh Hà đã viết một cách điềm tĩnh, dễ dàng như thò tay vào túi

lấy ra một vật vốn sẵn đấy” Bài viết là sự gợi ý rất tích cực và sát sao cho

Trang 7

người viết khi thực hiện vì những vấn đề đặt ra trong mỗi bài viết đều có tínhgợi ý với sự triển khai nội dung luận văn

Bài phỏng vấn “Lê Minh Hà với dòng kí ức xa xứ” [11.04.2012 14:53

- Nhịp Cầu Thế Giới Online] do Minh Thư - Trọng Tuấn thực hiện với chủ đề

“Thương thế ngày xưa”, tác giả đã đưa người đọc trở về với những hoài

niệm, có lúc êm dịu nhưng đa phần là khắc khoải và chua xót, những ngàykhó nhọc, miếng nghèo, của một tuổi trẻ bị khó khăn thời chiến tranh và hậu

chiến ghì sát đất nhưng vẫn không từ bỏ được khát vọng “Truyện ngắn, tản văn và tiểu thuyết của chị, bởi thế, thông qua những trải nghiệm cùng năm tháng và thời thế, luôn bàng bạc nỗi hoài nhớ về một thời, mà như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét, “xao xác, xót xa rất nhiều trên những trang sách này” Bài viết là một gợi ý giúp chúng tôi tìm hiểu một khía

cạnh sâu sắc trong giá trị của tập truyện ngắn Lê Minh Hà

Tác giả Du Tử Lê với bài viết “Lê Minh Hà: Nam Cao Thời Đại HiệnĐại” (02/05/2012 ) đã cho thấy tài năng miêu tả hiện thực rất sắc sảo của của

Lê Minh Hà Ngòi bút Lê Minh Hà đã tái tạo lại thời kì bao cấp với nhữngkhó khăn chồng chất, những cảnh chạy chọt, hối lộ, thậm chí bán vợ, đợ con,

để được vào danh sách "lao động xuất cảng" tới những hoạt cảnh phũ phàngkhi những kẻ được coi là "may mắn," bắt đầu cuộc sống bán sức lao động nơi

xứ người “Trước đây, nếu trong khuynh hướng văn chương xã hội tả chân,chúng ta có một Nam Cao, một Vũ Trọng Phụng, thì ngày nay, chúng ta hânhoan (hay chua xót) có được một Lê Minh Hà!”

Bài viết là tư liệu rất có ý nghĩa trong việc gợi ý cho người viết về giátrị nội dung của truyện ngắn ngắn Lê Minh Hà

Bên cạnh đó còn một số bài viết khác như đánh giá của Linh Thoại về

“ Thương thế ngày xưa, Những giọt trầm” (Báo Tuổi trẻ……)hay lời

Trang 8

Việt” (Báo Thể thao và văn hóa…) ; những bài viết đó hoặc là tìm thấy sự

đồng cảm hoặc ghi nhận những nỗ lực của của nhà văn trong mỗi ý tưởng vàtrên mỗi trang viết Những công trình đó cho chúng tôi những gợi ý quí giá đểnghĩ tiếp hoặc tiến tới những điều còn bỏ ngỏ về sáng tác của Lê Minh Hà

Tất cả các ý kiến về Lê Minh Hà còn lẻ tẻ, đi sâu vào một số tác phẩmđến nay chưa có công trình đặc biệt nào về Lê Minh Hà

2.3 Lê Minh Hà đã được độc giả, giới phê bình quan tâm, bàn bạcnghiên cứu hơn mười năm trở lại đây Tuy nhiên sự nghiên cứu còn đang ởvấn đê khái quát , chưa cụ thể.Với những thành tựu về truyện ngắn, đã đến lúctác giả Lê Minh Hà cần được nghiên cứu một cách tổng thể bằng một số hệthống tiếp cận về nội dung, phong cách, cá tính…Ở công trình này, chúng tôi

đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Lê Minh Hà, khảo sát các tậptruyện ngắn tiêu biểu sau đây của nhà văn:

Trăng góa - Thanh Văn - Mỹ - 1998

Gió biếc - Văn Mới - Mỹ - 1999

Thương thế, ngày xưa - Văn Mới - Mỹ - 2001

Những giọt trầm - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân- 2002

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Với đề tài này chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là những đặc

điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Lê Minh Hà.

Để làm rõ được đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cố gắng khảo sátnhững tập truyện tiêu biểu của tác giả như sau:

Trăng góa - Thanh Văn - Mỹ - 1998

Gió biếc - Văn Mới - Mỹ - 1999

Thương thế, ngày xưa - Văn Mới - Mỹ - 2001

Những giọt trầm - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân- 2002

Trang 9

4 Đóng góp của luận văn:

Chỉ ra và phân tích những sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuậtcủa nhà văn qua thể loại truyện ngắn

Bước đầu đi vào nghiên cứu, đánh giá những thành công, hạn chế củanhà văn ở thể loại truyện ngắn

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp này được sử dụng để thống kê các sáng tác của Lê Minh

Hà và các yếu tố của tác phẩm có liên quan đến việc bộc lộ những đặc điểmquan trọng nhất trong truyện ngắn của nhà văn

5.2 Phương pháp hệ thống

Coi sáng tác của Lê Minh Hà là một chỉnh thể, mỗi tác phẩm là mộtyếu tố của hệ thống; đồng thời cũng là hệ thống riêng Vì vậy, có thể thấy cácđặc điểm chính trong sáng tác của Lê Minh Hà được thể hiện trong một hệthống chỉnh thể cũng như trong từng tác phẩm Phương pháp hệ thống giúpngười viết tái lập lại những nét cơ bản nhất của sáng tác Lê Minh Hà trongtính hệ thống của nó

5.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Người viết sử dụng phương pháp này nhằm phân tích các yếu tố trongtác phẩm, tổng hợp lại để làm nổi bật các đặc điểm chính về nội dung và nghệthuật qua truyện ngắn Lê Minh Hà Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng phươngpháp này để xây dựng các luận điểm, luận cứ của luận văn

5.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp so sánh giúp người viết đối chiếu chất trữ tình trong cácchặng đường sAáng tác của Lê Minh Hà để thấy rõ những chuyển động củanó; mặt khác phương pháp này cũng giúp người viết đối chiếu Lê Minh Hà

Trang 10

5.5.Phương pháp liên ngành:

Sử dụng các kiến thức của các ngành văn hoá, tâm lí học sáng tạo, triếthọc, nhân học, xã hội học

6.Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khai trên

ba chương như sau:

Chương 1: Truyện ngắn Lê Minh Hà trong dòng văn xuôi Việt Nam hải ngoại

Chương 2: Truyện ngắn Lê Minh Hà nhìn từ nội dung

Chương 3: Truyện ngắn Lê Minh Hà nhìn từ nghệ thuật

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1:

TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG

VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI

1.1 Một vài nét về văn xuôi Việt Nam hải ngoại sau 1975.

1.1.1 Đội ngũ nhà văn Việt Nam hải ngoại:

Văn học hải ngoại là dòng văn học được sáng tác từ nước ngoài, người

ta còn gọi là văn học di dân: con người di cư đến vùng đất khác để sinh sống,làm ăn Bộ phận người di cư là một hiện tượng tự nhiên không chỉ có ở ViệtNam mà còn có ở những dân tộc khác như dân tộc Trung Quốc, Triều Tiên,

Ấn Độ…, là một hiện tượng bình thường trên thế giới Bộ phận này tập hợpthành một cộng đồng ở một quốc gia nào đó mang tình cảm liên quốc gia hoạtđộng trên nhiều lĩnh vực: văn chương, triết học, nghệ thuật… tạo ra đời sốngbáo chí

Ở Việt Nam, văn học hải ngoại có từ lâu, người Việt Nam sáng tác vănhọc hải ngoại ở nhiếu thế kỉ trước Ví dụ: Thời Minh có Hồ Nguyên Trừng

(con trai Hồ Quý Ly) trở thành nhà thơ với tác phẩm tiêu biểu Nam ông mộng lục (Người đàn ông Việt Nam ghi chép về giấc mơ của mình).Nguyễn Ái

Quốc cũng có nhiều sáng tác khi hoạt động ở nước ngoài, tiêu biểu là nhữngtác phẩm được Người viết trong thời kỳ sống và hoạt động ở Pari (Pháp) Có

thể kể tới những tác phẩm tiêu biểu như: Pari, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Vi hành, kịch "Con rồng tre" Hay “Nhật kí trong tù” được viết khi Người bị bắt giam ở nhà tù

Tưởng Giới Thạch từ 1942 đến 1943

Văn học hải ngoại Việt Nam thế kỷ XX gắn bó với những sự kiện

Trang 12

nước Trong bối cảnh xã hội biến động đó, một số lượng không nhỏ nhữngngười Việt Nam đi ra nước ngoài sống lưu vong nơi đất khách quê người,trong đó có tầng lớp văn nghệ sĩ chủ yếu từ các vùng ở miền Nam Việt Nam..Phần lớn Việt kiều chọn Hợp chủng quốc Hoa kỳ và Canada làm nơi sinhsống, tiếp theo là các quốc gia Âu châu - Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Áo Số cònlại tìm nơi định cư tại châu Á - ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, hay một số nướcChâu Phi và Nam Mỹ Những nhà văn, nhà thơ thuộc nhiều thế hệ trên đã tạonên một lực lượng sáng tác hùng hậu đủ các gương mặt già, trẻ khác nhau Họrời bỏ Tổ quốc vì nhiều lý do khác nhau, nhưng trong họ không nguôi một nỗiniềm nhớ Tổ quốc Việt Nam Họ tiếp tục sáng tác ở nước ngoài nhờ vàonguồn nuôi dưỡng của nền văn hoáViệt Nam

Từ những cơ sở trên, văn họcViệt Nam ở hải ngoại hình thành và pháttriển qua các thời kỳ khác nhau Mỗi thời kì có những đặc điểm riêng đánh

dấu sự phát triển và trưởng thành về đội ngũ sáng tác.Thời kỳ những năm 1975-1980 đánh dấu sự hình thành của văn học Việt Nam ở hải ngoại, gắn

liền với sự khởi đầu của việc gây dựng văn học của những người di tản ViệtNam ở nơi đất khách quê người Sau năm 1975, đa số các nhà văn miền NamViệt Nam đã dần dần định cư ở Mỹ, Pháp, Châu Úc, Canada và các nướckhác Đợt di tản đầu tiên gồm có những người đại diện tiêu biểu nhất củavăn học nghệ thuật miền Nam Việt Nam trước 1975 Đó là Mặc Đỗ, NhậtTiến, Bình Nguyên Lộc, Nhã Ca, Duyên Anh, Lê Tất Điều, Nguyễn MộngGiác, Thanh Nam, Túy Hồng, Nguyễn Tường Bách, Thế Uyên, Linh BảoNguyễn Thị Vinh, Phan Lạc Phúc, Du Tử Lê, Viên Linh, Kiệt Tấn, NguyễnXuân Hoàng, Phạm Duy( nhạc sĩ), Võ Đình( nhà văn và họa sĩ), Tạ Tỵ( họa sĩ

và nhà phê bình), Đinh Cường (họa sĩ), Khánh Ly( ca sĩ) Họ tiếp tục sángtác và là lực lượng nòng cốt ban đầu cho sự ra đời của văn học Việt Nam ởhải ngoại.Ở giai đoạn này đội ngũ sáng tác gặp rất nhiều khó khăn do hoàn

Trang 13

cảnh sống mới, do điều kiện văn hóa, do vấn đề kinh tế nhưng họ vẫn sángtác Nữ văn sĩ Mai Kim Ngọc từng kể lại rằng những bước đi chập chững của

mình trong văn học được thực hiện ở trại tị nạn: “Hồi ấy, chúng tôi không nghĩ đến văn học… và có lẽ đồng bào tôi cũng chưa nghĩ đến văn học Tất cả những viết lách tôi thấy là những chuyện rất thiết thực, những bản tin chỉ dẫn nội quy của trại, những cẩm nang cho những người sắp rời trại về cách sinh hoạt trong một thành phố Mỹ, những chuyện đi xe buýt, chuyện gọi điện thoại, chuyện mua bán tại siêu thị vân vân và vân vân Tóm lại những chuyện thuần túy thực dụng và cấp thời, chính xác và ngắn gọn như ngôn ngữ của những hoàn cảnh cấp cứu Tuy tất cả những gì viết ra không phải là văn học, nhưng rất nhiều tác phẩm chúng ta đã viết với mục đích thực dụng, vẫn

có giá trị văn học, không trực tiếp thì gián tiếp Khi rời khỏi đất nước, ít ai trong số người đó nghĩ tới chuyện rồi đây sẽ sống ra sao Lẽ cố nhiên, lúc đó chả còn đầu óc đâu mà nghĩ tới văn chương nữa Nhiệm vụ chủ yếu đối với chúng tôi là sống được cái đã, bởi lẽ phải bắt đầu tất cả từ con số không?

Những người Việt Nam đến những miền đất lạ, ngoài gánh nặng tìnhcảm vốn gắn liền với việc chạy trốn khỏi quê hương xứ sở, còn phải trảinghiệm một cú sốc mạnh mẽ về văn hoá khi họ tiếp xúc với một hiện thựcmới mẻ, xa lạ và khó hiểu Xin dẫn ra đây một trích đoạn cho thấy rõ tâmtrạng của những người di tản:

“ Sự việc là thuở mới đặt chân đến Mỹ, chúng ta sống như trong một khoảng chân không văn hóa và tình cảm Xung quanh chúng ta là một khung cảnh khác, luật pháp khác, phong tục khác, ngôn ngữ khác Những ngày đầu

ra khỏi trại, tiếng mẹ đẻ của chúng ta chỉ còn dùng được giữa vợ chồng con cái Ra khỏi cái vòng phấn nhỏ ấy 7 , tiếng Việt phải bỏ lại.

Và tất cả cảnh sống ấy xa lạ không hẳn chỉ vì ngôn ngữ…Những người

Trang 14

hơn khi thấy các chương trình ăn khách trên các kênh TV, người Mỹ sinh hoạt với những quá trình hoàn tòan khác lạ, ta không hề dự phần… Họ xử án,

họ vinh danh hay lăng mạ lãnh tụ của họ, họ giải trí họ vui họ buồn hoàn toàn khác chúng ta… Và ta nghĩ đến tâm sự riêng tư của mình Cái vui cái buồn, cái làng xưa với bờ tre xanh với con sông nhỏ, với rừng dừa ven biển, với câu hát giọng hò…”

Trong giai đoạn sự khởi động của đời sống văn học, không mấy aitrong số các Việt kiều tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp mà họ đãgây dựng Những lời sau đây của nhà văn Võ Phiến trong phần mở đầu cuốn

Thư gửi bạn (1976) là sự xác nhận cho những tâm trạng ấy;

“Từ ngày bỏ nước ra đi, tôi đâu còn nghĩ đến chuyện nghệ thuật văn chương nữa” Ông giải thích “ Ai lại nghĩ xây dựng một sự nghiệp văn nghệ trong vòng vài trăm ngàn người, tản mát khăp mặt địa cầu, mỗi ngày một xa lạc ngôn ngữ dân tộc, xa rời cuộc sống dân tộc.” Viết với Võ Phiến lúc này

chỉ là để thỏa mãn một “ nhu cầu lẩm cẩm”

Mặc dù có rất nhiều trở ngại cho công việc sáng tác song văn học hảingoại giai đoạn sau 1975 vẫn có một số công trình nghiên cứu: Bùi Vĩnh

Phúc với Một cách nhìn về mười ba năm văn chương Việt ngoài nước (1975 – 1988); Nguyễn Huệ Chi với Vài cảm nhận văn học Việt Nam hải ngoại; Đỗ Minh Tuấn với Văn học hải ngoại nhìn từ trong nước; Hoàng Ngọc Hiến với Đọc văn học Việt Nam hải ngoại; Nguyễn Mộng Giác với Sơ thảo về các giai đoạn thành hình và phát triển của dòng văn xuôi hải ngoại từ 1975 đến nay; Thụy Khuê với Thử tìm hiểu một lối tiếp cận văn học sử về Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975 - 2000; Nguyễn Vy Khanh với 19 nhà văn hải ngoại: tuyển tập nhận định văn học (2008)…]

Lê Minh Hà từng nói: “Trong bản chất của nó, VHHN của mọi dân tộc

là VH lưu vong VHHN Việt Nam là tiếng nói của một tập hợp người có quan

Trang 15

điểm phi chính thống và vì thế mà phải rời khỏi quê hương Nhưng cũngtrong bản chất, VHHN chỉ xứng với tên gọi khi nó đáp ứng được những yêucầu khắt khe của nghệ thuật, mà nó là một hình thức đặc biệt, thuộc về Tôichưa đọc được một cách có hệ thống VHHN, cho nên còn quá sớm để tránhkhỏi hời hợt và bất cập khi đưa ra một nhận xét riêng Nhưng tôi nghĩ rằng,những tác phẩm chỉ được viết ra dưới sự định hướng của một chủ đích chínhtrị sẽ khó đứng được với thời gian nếu nó không hàm chứa một liều lượngnghệ thuật, nếu qua đó, người ta không thấy được tầm nhìn và bản lãnh sángtạo của người viết Bỏ qua những tác phẩm như thế, cái còn lại của VHHN làrất nhiều, và sẽ có một ngày VHHN trong nghĩa đó sẽ dành được một chỗxứng đáng trong lịch sử VHVN hiện đại”.

Thời kỳ thứ hai của văn học Việt Nam ở hải ngoại bắt đầu vào năm

1980 và trùng hợp với sự xuất hiện của các "thuyền nhân" Trên các trang của

tờ tạp chí "Văn", nhà văn Vũ Khắc Khoan đã nhấn mạnh: "những người này những "thuyền nhân tị nạn" - bằng sự xuất hiện của mình đã khuấy động văn học và nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại, đã thúc đẩy sự vận động của nó tới một giai đoạn mới trong sự hình thành và phát triển." Với những khó khăn

-chồng chất đã tạo ra một một cú sốc tinh thần sâu sắc đối với những người tịnạn, điều này, lẽ tất nhiên, đã được phản ánh trong sáng tác văn học sau nàycủa họ

Thời kỳ thứ ba(1982-1990), đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển

tương đối ổn định của văn học Việt Nam ở hải ngoại Số tác giả mới và sốlượng sách được xuất bản đã gia tăng, những nhà xuất bản chuyên nghiệp đã

ra đời, và đã xuất hiện một đời sống văn học thực thụ - phong phú và đa dạng

Có thể nói, ở giai đoạn thứ ba , văn học Việt Nam ở hải ngoại đã đạt được sựhưng thịnh không chỉ bởi số lượng tác giả đông mà còn tạo ra được một khối

Trang 16

thuyết sử thi 5 tập Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác Truyền thống của

tiểu thuyết (theo cách hiểu của Châu Âu về thể loại này) trong văn học ViệtNam còn khá non trẻ Để viết được những tác phẩm có quy mô như vậy cầnphải có kinh nghiệm sống phong phú và tài năng, do đó, nhiều nhà văn lưuvong có thể bộc lộ mình rõ nét nhất trong các tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ

Với sự lưu ý tới tất cả những nhân tố đó, thể loại truyện ngắn vềmặt lô gích đã trở thành thể loại dẫn đầu trong văn học Việt Nam ở hải ngoại.Hầu như tất cả các nhà văn mới đều là những cây bút truyện ngắn, trong số đótrước hết cần phải nêu lên những tên tuổi: Thế Giang, Trần Vũ, Vũ QuỳnhHương v.v

Vào thời kỳ phát triển tiếp theo, thời kỳ thứ tư (1990-1995) nhịp độ

phát triển văn học Việt Nam ở Mỹ đã chậm lại và ngày càng ít những tác giảmới xuất hiện, ngày càng ít những tác phẩm hay và có giá trị về mặt nghệthuật được công bố

Và rất nhiều người đã đi đến nhận định cho rằng căn nguyên của

nó là những biến đổi chính trị đã diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới nóichung Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và sự sụp đổ của Liênbang Xô viết, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa CHXHCN Việt Nam vàHợp chủng quốc Hoa kỳ vào năm 1995, nước Việt Nam cộng sản dần dần hoànhập với thế giới đã buộc văn học Việt Nam ở hải ngoại phải thay đổi

Được bắt đầu từ năm 1995 và được tiếp tục cho tới ngày nay, thời kỳ thứ năm trong sự phát triển văn học của cộng đồng người Việt định cư ở Mỹ

và ở một số nước khác nhìn chung gắn bó chủ yếu với những vấn đề thiếtthực của đời sống văn học Một là, tiếp tục duy trì văn học Việt Nam bằngtiếng mẹ đẻ và bảo tồn những cơ sở văn hoá- văn học Việt Nam đã hình thànhtại các nước cư trú hiện nay.Hai là,sự hoà nhập của các tác giả Việt Nam vàođời sống văn học của nước mà họ đang sinh sống (đối với những người viết

Trang 17

bằng tiếng Anh ở Mỹ, Canada và úc, bằng tiếng Pháp ở Pháp v.v ) Ba là, sựhồi hương (trở về Việt Nam) của các tác giả viết bằng tiếng Việt

Văn xuôi hải ngoại có nhiều yếu tố tích cực, ngày càng phát triển mạnh

mẽ và có đóng góp to lớn cho sự phát triển Tiếng Việt nói riêng và văn họcViệt Nam nói chung Sự đông đảo về đội ngũ sáng tác, sự kế tiếp các thế hệ

đã tạo cho văn xuôi hải ngoại phong phú, đa dạng về đề tài và đặc sắc vềphong cách nghệ thuật Những cây bút cá tính, tiêu biểu phải kể đến Lê NgọcMai, Lê Minh Hà, Thế Dũng, Mai Ninh, Nguyễn Văn Thọ, Phạm Hải Anh.Viết bằng tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam là điều kiện thuận lợi để họhướng đến những độc giả quê nhà Chúng ta có thể khẳng định như vậy, vì đó

là hệ quả của truyền thống yêu chuộng văn học của dân tộc ta Ta khẳng địnhnhư vậy, vì chỉ cần xét về sự hiện diện của các tạp chí văn học Việt Nam hảingoại là thấy rõ Một cộng đồng tương đối nhỏ, độ chừng mấy triệu ngườisống rải rác trên khắp thế giới, mà tạp chí văn chương không khanhiếm.Người Việt chỉ thiếu vì đường xa cách trở, vì sự luân lưu phân phốikhông đến được, không phải thiếu về sự hiện diện So sánh với độc giả Hoa

Kỳ, đông đảo, mà trong các siêu thị, trong các nhà sách, số tạp chí chuyên vềVăn học rất ít, bên cạnh sự dồi dào phong phú của tạp chí giải trí, kỹ thuậtchuyên môn, và khoa học Cộng đồng ta đã có nhật báo, tuần báo, nguyệtsan, bên cạnh các tạp chí văn học đã hiện diện lâu dài trong suốt thời gian 20

năm nơi xứ người: tạp chí Văn, Thế Kỷ 21, Văn Học, Khởi Hành, Thời Tập, Làng Văn, Hợp Lưu, Quê Mẹ, và còn rất nhiều tạp chí văn học đã một thời

hiện diện nhưng ngắn ngủi Các nhà sách người Việt cũng không thiếu nhữngtác phẩm văn chương đã được xuất bản, bên cạnh vô số các loại sách khác

Theo đánh giá của ông Trần Văn Nam trong Tạp chí Văn Học, Nam California, số 119, tháng 3/1996 thì “Văn học hải ngoại như một món quà

Trang 18

giàu cho quê hương.Và món quà văn học cũng làm giàu cho nền văn chương,bắc một nhịp cầu giao cảm cho người nội địa với đất trời viễn xứ.

Khi nói về các tác giả văn xuôi Việt Nam hải ngoại này, nhà văn

Nguyễn Phan Hách nhận xét: "Nhìn chung, các tác giả đang sống ở nước ngoài viết tương đối thoải mái, phóng khoáng Trừ Mai Ninh có lối viết gần với văn chương Pháp, còn lại văn phong của họ vẫn đậm chất dân tộc, không

có sự cách tân Họ đã phản ánh được phần nào cuộc sống của những người

xa xứ, vì vậy sự đóng góp này rất đáng khuyến khích".

Như vậy, việc hình thành và tồn tại dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại

là một điều hiển nhiên do những nguyên nhân khách quan, chủ quan và trảiqua các giai đoạn phát triển khác nhau Mặc dù có không ít hạn chế về quanđiểm và học thuật nhưng nhìn chung, văn học Việt Nam ở hải ngoại là một bộphận không thể thiếu được của lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX và cónhững thành tựu quan trọng trong lĩnh vực sáng tác và nghiên cứu, phê bình

1.1.2 Những thành tựu cơ bản của văn xuôi hải ngoại sau 1975

Trong suốt một thế kỷ, ở các giai đoạn phát triển khác nhau với một lựclượng sáng tác đông đảo bao gồm nhiều thế hệ, văn học Việt Nam ở hải ngoại

đã tạo ra một khối lượng tác phẩm khá lớn, góp phần xứng đáng vào tiến trìnhvăn học Việt Nam thể kỷ XX Nhìn chung, những sáng tác của các nhà vănViệt Nam ở hải ngoại đã hướng về đất nướcViệt Nam, về cội nguồn văn hoádân tộc và thành tựu nổi bật là ở thể loại văn xuôi và thơ Nhiều tác phẩm lớncủa các nhà văn Việt Nam được viết ra ở hải ngoại Nhưng từ hành văn đến

hệ thống hình tượng không hề bị lai căng mà vẫn đậm cốt cách Việt Nam.Chính tâm hồn Việt Nam, tình yêu quê hương, đất nước là chất men say chonhững sáng tạo của họ và đó cũng chính là chất keo kết dính các nhà văn ViệtNam ở nước ngoài với nhau thành một khối

Tuy rằng Võ Phiến có lúc đã viết:

Trang 19

"Tiếng nói của một dân tộc nó sống như một cơ thể [ ] Chúng ta yêungôn ngữ của cha ông, chúng ta đem nó theo trên từng bước ly hương; nhưngchúng ta sẽ không thể bồi bổ nuôi dưỡng nó, chúng ta sẽ làm cho nó héo hắttrên quê người [ ] Chúng ta đưa nó đi, cố giữ nó, nhưng sẽ giữ nó như thểgiữ gìn một cái xác ướp.

Nhưng thực tế, văn chương hải ngoại đã làm được những điều có thểnói là kì diệu, xóa đi những lo ngại ban đầu của Võ Phiến

Đây là nhận định của Thụy Khuê:

“Nhược điểm của văn học hải ngoại là chưa có thành tựu khai phánhững chân trời nghệ thuật mới Sự tiếp xúc với văn hóa Âu Mỹ dường nhưchỉ mới rất hình thức Một số bài viết nhắc đến tác giả này, trích dẫn tác giảkia phần lớn trong chiều hướng phô bầy kiến thức hơn là thể hiện những suy

tư sáng tạo độc đáo, đặc sắc của một thời Lớp nhà văn, nhà thơ muốn thoát racái "cũ" vẫn còn trên đường tìm kiếm, một vài truyện ngắn, tùy bút đó đây,chưa xác định được vị trí, bản sắc

Không có một phong trào như Tự Lực, như Sáng Tạo Giá trị đổi mớivăn thơ trong khoảng hai mươi năm gần đây đến từ những tác giả trong nước:cựu Nhân Văn như Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, hoặc trẻ hơn nhưNguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài

Chất lượng văn học hải ngoại trong hai mươi nhăm năm qua, phần lớn,vẫn nằm trong những tác phẩm được gọi là "cổ điển" của những Vũ KhắcKhoan, Mai Thảo, Nguyên Sa, Võ Phiến, Nhật Tiến, Duyên Anh, NguyễnMộng Giác và những nhà văn thuộc dòng văn học tiếp nối truyền thống vănhọc miền Nam Thế Giang, Trần Vũ, Đỗ Khiêm là những ngoại lệ Phạm ThịHoài biệt cách Điểm đáng nói là văn học chiến tranh xuất sắc với những câybút "lính" đã đưa sự thật vào văn học ở những bậc thang cao: Cao Xuân Huy,

Trang 20

trong cái phanh phui cuối cùng đến lõa thể Thực chất văn học Việt Nam hảingoại vẫn là một nền văn học "hiện thực" "bám" sát thực tại lịch sử Mỗi tácphẩm là một mảnh vỡ lắp ghép lại thành một đại cảnh của miền Nam trải dài

từ những năm 60, những năm chính quyền Ngô Đình Diệm đổ (qua tiểuthuyết Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác) Triệt thoái 75 với hồi kýCao Xuân Huy, Hoàng Khởi Phong Tuyệt lộ chiến tranh: Khánh Trường.Đứng riêng một cõi: Vũ Khắc Khoan Sử: Nguyễn Khắc Ngữ Miền Nam

"giải phóng" và di tản: Nhật Tiến, Mai Thảo, Duyên Anh, Nguyễn Đức Lập Cải tạo với hồi ký Phạm Quốc Bảo, Tạ Tỵ, Hà Thúc Sinh, Hoàng Liên Thơ

tù với Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng Hồi ký văn học

có Phạm Duy, Nhã Ca, Nguyễn Tường Bách Những ngày đầu đến đất Mỹvới Võ Phiến, Thanh Nam, Cao Tần, Du Tử Lê, Viên Linh, Trần Diệu Hằng Hội nhập đất khách với Võ Đình, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Bá Trạc,Ngu Yên, Hồ Trường An, Thế Uyên, Kiệt Tấn, Mai Kim Ngọc, Hồ ĐìnhNghiêm, Phan Thị Trọng Tuyến, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Bùi Bích Hà Hồi

ký ly khai với Bùi Tín, Vũ Thư Hiên Thế hệ Đông Âu với Lê Minh Hà Tìm con đường mới với Tạp Chí Thơ

Tất nhiên còn nhiều tên tuổi nữa Nói nhanh, nói qua như vậy để thấyrằng ở sự tác thành những tên tuổi ấy, văn học hải ngoại có những nét lớn laotrong cái nhỏ li ti của nó: Đâu đó chợt bắt được một hình ảnh: "Du Tử Lê đilàm cu li, tom góp được đồng nào là dốc vào in báo Biết ra rồi chết nhưngvẫn gồng mình ra Đa số đi làm cu li ban đêm, ban ngày quay đầu vào viết.Một vài đồng, một vài chục cũng gửi cho Du Tử Lê góp vào ra nguyệt san vàgiai phẩm Quê Hương" Đó là Đạo Cù Trần Tam Tiệp viết về Du Tử Lê.Hoặc một hình ảnh khác: "Cái thế giới làm báo tước lược, chay tịnh đến cùngcực của Võ Phiến Cái thế giới hý hoáy, cặm cụi, nhũn nhặn một mình củachữ nghĩa khổ hạnh, không tiếng, của ngồi xổm đọc bản thảo, của cởi trần

Trang 21

ngồi gõ máy, của mẩu bánh mì, ly nước lạnh." Đó là Mai thảo viết về VõPhiến Viết là để kính trọng nhau, là để nói lên một thực tại: Tất cả đều cần

cù Đều làm "cu li" cho chữ nghĩa từ 25 năm nay Minh Đức Hoài Trinh, Du

Tử Lê, Võ Phiến, Lê Tất Điều, chán, bỏ, có ngay Viên Linh, Nguyễn MộngGiác, Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Trịnh Y Thư, Khánh Trường xông vào Mai Thảo buông tay có ngay Nguyễn Xuân Hoàng gánh vác Tất

cả đều "cởi trần, gõ máy, với mẩu bánh mì, ly nước lạnh phản ánh tận cùngcho những năm tháng khởi đầu nơi quê người" và giữ lửa đến hôm nay Bởi

"nhà văn", vẫn tiếp lời Mai Thảo, "văn chương y và diễn đàn y dựng nênchính là hiện thân của đọa đầy bi thảm phơi bầy dưới hết thảy mọi khía cạnh,không thể là gì hơn, không thể là gì khác." Chính thế Mai Thảo ra đi nhưngdiễn đàn ông dựng nên Còn ở lại Mãi mãi ở lại.”

Như vậy, bên cạnh việc viết bằng tiếng Việt (hoặc ngôn ngữ nướcngoài) những tác phẩm văn học Việt Nam ở hải ngoại đã bằng cách này haycách khác quan tâm đến vận mệnh đất nước, con người, thiên nhiên Việt Namhoặc thấm đượm phong vị Việt Nam Đó chính là đặc điểm rất quan trọngkhẳng định vị trí của dòng văn học này trong mối quan hệ với văn học ViệtNam trong nước

Văn xuôi là thể loại phát triển nhất với sự góp mặt của các nhà văn nổitiếng từ khi còn ở trong nước Các nhà văn xuôi thuộc thế hệ già đã có nhữngđóng góp lớn trong giai đoạn văn học trước đó Những sáng tác của họ đã trở

thành chiếc cầu nối giữa văn học Việt Nam trong nước và ở hải ngoại

Với cách nhìn tổng quát, chúng tôi xin nêu lên những thành tựu tiêubiểu của những sáng tác văn xuôi Việt Nam ở hải ngoại

1.1.2.1 Đóng góp về tư tưởng

Văn xuôi là thể loại phát triển nhất với sự góp mặt của các nhà văn nổi

Trang 22

đóng góp lớn trong giai đoạn những năm trước 1975 Những sáng tác của họ

đã trở thành chiếc cầu nối giữa văn học Việt Nam trong nước và ở hảingoại.Sáng tác của văn xuôi Việt Nam hải ngoại là những suy tư về đất nước

và con người Việt Nam Vì thế bản sắc dân tộc Việt Nam từ lời văn đến tưduy nghệ thuật thể hiện đậm nét trong những trang văn chan chứa tình đời,tình người.Đề tài trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại khá đa dạng và phongphú, trong phạm vi bài viết này chúng tôi đê cập tới ba nội dung cơ bản đó làhồi nhớ quê hương, ý thức dân tộc và ý thức bản sắc

1.1.2.1.1 Hoài niệm cố hương

Hồi nhớ quê hương là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam

hải ngoại A A Sokolov trong bài “Văn học Việt Nam ở hải ngoại những

vấn đề của sự phát triển hiện nay, cho rằng: “Nếu thử nêu lên vắn tắt tình

hình văn học Việt Nam ở hải ngoại thì đó là sự phân chia rạch ròi của các nhàvăn ra làm hai khuynh hướng mà quan điểm tư tưởng- nghệ thuật và sáng tác

được định hướng vào quá khứ hay vàohiện tại Từ khoá đối với các nhà văn thuộc khuynh hướng đầu là hoài niệm, còn đối với các nhà văn thuộc khuynh hướng thứ hai là hội nhập Văn học Việt Nam ở hải ngoại được hình thành và

tiếp tục tồn tại chính là trong cái hệ toạ độ ấy”

Trong những năm đầu tiên định cư trên đất Mỹ (1975-1979), hoài niệm

đã trở thành chủ đề chính trong nhiều tác phẩm của các tác giả Việt Nam Mộttrong những nét nổi bật là nỗi đau ly tán với quê hương xứ sở, sự cô đơn…Những tình cảm ấy của những người tị nạn xa xứ cũng được ghi lại trong vănxuôi – trong truyện ngắn và tùy bút của Võ Phiến ( Thư gửi bạn , Nguyênvẹn), của các tác giả khác như Tuý Hồng, Trùng Dương, Thanh Nam

Những tình cảm ấy được thể hiện dễ dàng hơn trong thơ so với văn xuôi

Những sáng tác đầu tiên của các tác giả thuộc khuynh hướng này – như Thơ của

Cao Tần và “Đất khách” của Thanh Nam - đã xác nhận điều đó

Trang 23

Những tình cảm tương tự của những người tị nạn xa xứ cũng được ghilại trong văn xuôi – trong truyện ngắn và tùy bút của Võ Phiến ( Thư gửibạn , Nguyên vẹn), của các tác giả khác như Tuý Hồng, Trùng Dương, ThanhNam Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan của những năm đầu lưuvong, khi việc ra báo định kỳ và hơn nữa, việc xuất bản sách mới chỉ cónhững bước đi đầu tiên thì chính thơ ca với hình thưc thích hợp về mặt thểloại và hình tượng đã cho phép thực hiện một cách kịp thời nhất một nhiệm

vụ khó khăn là thông báo cho những người đồng hương xa xứ về nỗi đaukhôn nguôi của mình đối với cố hương

Dần dần, nét lạc quan đã trở lại với thơ ca hải ngoại, phạm vi nhữngvấn đề do các tác giả đề cập tới được mở rộng và (điều này rất tiêu biểu) trình

độ tư tưởng- nghệ thuật của tác phẩm được nâng cao rõ rệt Niềm tin vào sứcmình đã trở lại với mọi người Cuộc sống của họ ở xứ lạ bắt đầu có ý nghĩa,

và điều đó thực ra đã được phản ảnh trong văn học

Những thay đổi ấy thể hiện rõ nét nhất trong truyện ngắn của Hồ

Trường An, tiêu biểu nhất trong số đó là Hợp lưu Trong những truyện ngắn

của mình, tác giả mong muốn truyền đạt nhịp độ và tâm trạng của cuộc sốngmới, ở đó nỗi buồn và tiếng cười xen kẽ bên nhau, sự chiêm nghiệm trầm tư

và sự hào hứng lao động “như Tây” vì hạnh phúc và sự phồn vinh tương laicủa mình ở Mỹ ngày càng có hiệu quả Nhờ những tác phẩm ấy, như nhận xétcủa một số nhà phê bình văn học, thái độ đối với quá khứ được ý thức mộtcách hợp lý hơn, còn thái đội đối với hiện tại và tương lai thì trở nên điềmtĩnh hơn

- Đóng góp về nghệ thuật: cách tân nghệ thuật: cốt truyện, nhân vật,điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ văn xuôi… Văn xuôi Việt Nam đã hoà nhậpvới đời sống văn chương trong nước, nhiều tác giả được tái hiện trong nước,được công chúng đón nhận như Hoài Vũ, Lê Mộng Giáp, Đoàn MinhPhượng…

Trang 24

1.2 Tác giả Lê Minh Hà

1.2.1 Vài nét về tiểu sử và hành trình văn học của Lê Minh Hà.

1.2.1.1 Tiểu sử:

Nhà văn Lê Minh Hà sinh năm 1962 tại Hà Nội, tốt nghiệp Khoa Ngữvăn Ðại học Sư phạm năm 1983 Mãi tới năm 1994, cô mới theo chồng xuấtcảnh theo diện "Xuất cảnh Lao động, và hiện cư ngụ tại thành phố Lingurg,Tây Đức." Trước khi sang định cư tại CHLB Ðức, chị đã có 8 năm giảng dạytại trường PTTH Hà Nội - Amsterdam Chị đã sáng tác từ khi còn ở trongnước và cộng tác với nhiều tạp chí văn nghệ hải ngoại như “Hợp Lưu”,

“Văn”, “Văn Học”, “Gió Ðông” trước khi cho ra đời cuốn sách đầu tiên vàonăm 1998

Một số tác phẩm đã ấn hành: “Trăng góa” (tập truyện ngắn, Thanh

Văn, Mỹ, năm 1998); “Gió biếc” (tập truyện ngắn, Văn Mới, Mỹ, năm 1999),

“Thương thế, ngày xưa ” (tản văn, Văn Mới, Mỹ, năm 2001), “Gió tự thờikhuất mặt” (tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 2005), “Thương thế ngàyxưa & Những giọt trầm” (tản văn và truyện ngắn, NXB Văn hóa Thông tin,

Hà Nội 2005), “Sâm cầm” (tập truyện ngắn, in chung với Phạm Hải Anh,NXB Phụ nữ, Hà Nội 2004), “Truyện cổ viết lại” (in chung cùng Lê Ðạt,NXB Trẻ, TP HCM 2006)

Một số tác phẩm sắp in: Sông sẽ còn chảy mãi, Gió tự thời khuất mặt 1.2.1.2 Hành trình sáng tác:

6 tuổi đã làm thơ, lớp 6 có truyện đăng báo, tốt nghiệp Đại học sưphạm Hà Nội loại xuất sắc Ra trường, Lê Minh Hà được tổ chức phân côngdạy ở trường THPT Đan Phượng Mấy năm sau, do năng lực chuyên môn và thànhtích trong giảng dạy, chị được chuyển về dạy ở trường chuyên Amterdam, một cơ

sở đào tạo tài năng học đường nổi tiếng của thành phố Hà Nội

Tập “Trăng goá’ được giải thưởng trong nước năm 1997

Trang 25

1.2.1.3.Quan niệm văn chương

Quan niệm văn chương là một yếu tố quan trọng có tính chất quyếtđịnh đối với người nghệ sĩ Nó là sự thể hiện sinh động toàn bộ thế giới quan,lập trường tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ và chi phối sâu sắc toàn bộ quá trìnhsáng tác của người cầm bút trong đó có vấn đề lựa chọn ngôn ngữ biểu đạt

“ cô ta hiểu ra rằng dính vào chuyện văn chương chữ nghĩa là dính vào một trò chơi nguy hiểm, mà kẻ đặt cược vào chữ nghĩa thường là kẻ thua Sẽ chuốc lấy cho mình những băn khoăn day dứt không có kết thúc Sẽ tự làm mình rủi ro khi cứ cố phân tích bản thân, cố đi tìm mình trong bóng đời Điều ấy, người đời sẽ hiểu ra thôi, rất nhanh Chỉ cần một cơn bệnh trọng Chỉ cần một lần mấp mé bên bờ sống chết”.

(gió ngày ấy cònthổi mãi)

Lê Minh Hà nổi lên giữa những người viết văn hơn mười lăm năm quanhờ khả năng vận dụng ngôn từ tinh tế và cảm xúc cồn cào ẩn chứa trongnhững câu chữ đôi lúc quá kỹ càng Cái kỹ càng của một cô giáo Hà Nội dạyvăn chở những ngấm ngầm nổi loạn, dục vọng của tâm hồn sáng tạo Tậptruyện của Lê Minh Hà sôi sục những nỗi niềm về giấc mơ đã bị đánh mất, vềtuổi trẻ Hà Nội những năm tháng chiến tranh và lưu lạc nơi xứ người Nhữngcâu chuyện vừa đầy ắp sự nhân hậu vừa đắng chát bi kịch những thân phậnnhỡ tàu

Truyện của Lê Minh Hà thỏa mãn các khía cạnh thưởng thức, đánhđộng các giác quan của trí tưởng tượng Văn của chị gọi về một mùa thu HàNội xao xác cũ, một mùa đông nước Đức trắng trời đất, trong những khônggian gần gũi như hơi thở mà miên man vô tận những liên tưởng và hồi ức

Trang 26

mà còn là một hành trình tỉ mẩn mổ xẻ gan ruột mình Cái nôn nao của mộtthời Hà Nội chuyển đổi cơ chế làm quay cuồng con người như nắng rát mưadầm xứ này Cái bức bối của những không gian sống tập thể chật chội hôihám nhưng vẫn không lấp được những tình cảm chất phác ngày thường vàvẫn có chỗ cho những cảm xúc sáng tạo ánh lên, như tiếng hát từ những bàihát đi suốt thời con gái của những nhân vật chính.

24 truyện ngắn trong tập Những gặp gỡ không ngờ có thể xem như bức

chân dung khá hoàn chỉnh và sinh động về một Việt Nam đã tự thấy mìnhkhác xưa, một Hà Nội dẫu khác nhiều nhưng vẫn cố cựu các giá trị và địnhkiến Một số truyện có thể được xem như thành tựu của đời văn và giai đoạnvăn học mà không phải người viết nào và giai đoạn nào cũng gặt hái được

Đối tượng độc giả là những người đã trưởng thành, đặc biệt nhữngngười trên dưới 40 tuổi, những độc giả cần tìm một tác phẩm chất lượng vềngôn ngữ và văn chương giàu suy tư

"Những truyện ngắn 'hiền khô' của Lê Minh Hà gây kinh ngạc và tạocảm giác lâng lâng dài lâu trong tôi sau khi đọc xong Có thể nói nếu nhữngnhà văn khác như Thế Giang, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạmthị Hoài, Bảo Ninh thuộc dòng 'văn chương vết thương', thì Lê Minh Hàthuộc dòng 'văn chương vết rạn' Văn của chị không có tiếng nổ, tiếng gàothét xung phong hay tiếng rú đớn đau Chỉ có những lời thì thào, những tiếngnấc nghẹn, những nỗi đau âm thầm "

Lê Minh Hà, bằng ngòi bút của cô, đã phá vỡ những bức màn sắt kínbưng để ánh sáng nhân bản rọi chiếu tới cảnh đời thuộc thế giới những conngười, như những con vật lao động, "được xuất cảng" qua Đông Âu Ngòi bút Lê Minh Hà điềm nhiên, nhẩn nha tới độ có thể làm người đọcchảy nước mắt, khi cô ghi nhận những sự kiện từng bước chân trong hànhtrình tôi mọi của lao công thời đại mới Từ giai đoạn chạy chọt, hối lộ, thậm

Trang 27

chí bán vợ, đợ con, để được vào danh sách "lao động xuất cảng;" tới nhữnghoạt cảnh phũ phàng khi những kẻ được coi là "may mắn," bắt đầu cuộc sốngbán sức lao động nơi xứ người Không có những truyện ngắn, như những bảncáo trạng nghiêm khắc của Lê Minh Hà, chúng ta sẽ không thể tưởng, nghĩrằng, những kẻ được coi là "may mắn," "thành phần được ưu đãi" của chế độcộng sản kia, có thể là một chị cán bộ, một anh sinh viên, hay một giáo sư,một bác sĩ, một kỹ sư, sau khi đến xứ sở họ được "xuất cảng" tới, lại là đờisống của một con vật đi bằng hai chân.

Trước đây, nếu trong khuynh hướng văn chương xã hội tả chân, chúng

ta có một Nam Cao, một Vũ Trọng Phụng, thì ngày nay, chúng ta hân hoan(hay chua xót) có được một Lê Minh Hà!

Nhưng, ngày nay, cũng qua văn chương, với Lê Minh Hà, người đọc sẽbao lần đau xót, xấu hổ, tủi nhục hơn, khi kẻ trấn lột và kẻ bị trấn lột lại cócùng một mầu da, một giòng giống, một chủng tộc.Phải chăng, vì thế, khi viết

về cảnh giới văn chương Lê Minh Hà, Võ Phiến đã ghi nhận:

"Chị bình tĩnh, mà rất tinh Chị nhìn vào đâu, cuộc sống ở phía ấy nó giậtmình, luống cuống Nó tự thấy có gì thất thố, hớ hênh Lũ chó đêm đêm sủamưa đầu ngõ, con chim lợn kêu eng éc giữa khuya trong khu phố, cái mùinhàn nhạt lờm lợm vãn cuộc ái ân trong gian phòng chật người tỵ nạn bênĐức, v.v , trước và sau cái nhìn của chị những cái nọ vẫn còn đấy Nhưngchị bắt gặp, nó bối rối liền Chị không nói gì nhiều, nhưng cuộc đời nó buồnhiu Nó chợt thấy mình nhếch nhác "

Cùng một cảm quan với Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, viết:

"Những truyện ngắn 'hiền khô' của Lê Minh Hà gây kinh ngạc và tạocảm giác lâng lâng dài lâu trong tôi sau khi đọc xong Có thể nói nếu nhữngnhà văn khác như Thế Giang, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạmthị Hoài, Bảo Ninh thuộc dòng 'văn chương vết thương', thì Lê Minh Hàthuộc dòng 'văn chương vết rạn' Văn của chị không có tiếng nổ, tiếng gào

Trang 28

thét xung phong hay tiếng rú đớn đau Chỉ có những lời thì thào, những tiếngnấc nghẹn, những nỗi đau âm thầm "

Trên tất cả mọi nhận xét, mọi ghi nhận của văn giới, người đọc LêMinh Hà, ngay nơi những truyện ngắn thứ nhất, đã nhìn thấy họ Lê, như một Nam Cao của thời hiện đại

Quan niệm của bà khi viết văn là “Tôi viết văn trong tinh thần lụytiếng Việt, để mình được là mình”

Một nhà nghiên cứu nhận xét:

“Người đọc của chị bị "gây nghiện" theo kiểu khác Trong truyện củachị ít những cơn sốc ồn ào, những bước ngoặt sự kiện "nghiêm trọng" Đốilập với kiểu gây ấn tượng bằng loại nhân vật "cá tính mạnh" như Chí Phèo(Nam Cao), như các nhân vật xưng "tôi" của Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Hàcho "xuất chưởng" loại nhân vật nhợt nhạt vật vờ, nửa thức nửa ngủ trongcuộc sống Nhân vật của chị, yêu cũng chẳng đến đầu đến đũa, không coi cái

gì là nghiêm trọng, là ý nghĩa: "Ông vào Sài Gòn làm báo, lấy thêm hai ba đời

vợ Tôi thì đã ly dị vợ cũ và cưới vợ lần hai Vợ tôi giờ cũng chẳng khác gìngười vợ trước Cũng tần tảo bẳn gắt, có bằng đại học song không nhớ gì vềchuyên môn ", "Buổi sáng, tôi lăm le xuống sân tính chuyện khỏi xếp hàngvào nhà vệ sinh Đã thấy em đứng đó cùng một bà cụ già Mặt em bồn chồnkhó tả Cửa nhà vệ sinh mở Em lướt qua bà cụ Một tay em vén ống quần hoamặc nhà Một tay em cầm cái gầu cao su thủng múc nước dội Bước chân emnhón nhén Mặt em nhăn nhăn Đột nhiên tôi thấy chán chường."(Nhà ở phố)Chị giả vờ "hiền khô" trong cách nghĩ cách viết Giả vờ lan man hóng chuyệntầm phào "gút" người đọc vào sợi "lạt mềm buộc chặt", để rồi đăm chiêu, daydứt với người "giả định" trong nghệ thuật Vấn đề của chị đặt ra không ồn ào,nhưng sâu sắc Đời thường, vặt vãnh mà lại cũng là chuyện muôn thuở Sựđan xen rời rạc những mảnh vụn suy tưởng của nhân vật xưng tôi trong "Nhà

ở phố" và phác thảo diện mạo sơ sài nhân vật "bà Cúc Hằng", đã đủ bùng lêncái dữ dội ngầm, cái sóng ngầm trong mỗi mảnh đời vờ vĩnh bình lặng

Trang 29

(Truyện ngắn Lê Minh Hà – Nguyễn Hữu Lê)

Trang 30

Chương 2:

TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ NHÌN TỪ NỘI DUNG

2.1 Hiện thực trong truyện ngắn Lê Minh Hà.

Sau năm 1975, đất nước trở lại thời bình Nếu như mọi hành xử của conngười trong thời chiến đều được quy chiếu theo ý thức chính trị, thước đo duynhất cho mọi giá trị đời sống là công lợi thì bước vào thời bình mọi giá trị vốnbất biến đã bị đảo lộn trong tâm thức con người, cảm giác bất an, lo âu, hoàinghi về đời sống theo đó xuất hiện Từ đây, văn học cũng có những chuyểnbiến mạnh mẽ để bước kịp với thời đại, đặc biệt khi đất nước bước vào thời kìđổi mới, hội nhập (1986) đã mở ra những tiền đề quan trọng cho sự vận động,phát triển của đời sống văn học nói chung, văn xuôi nói riêng

Xu hướng dân chủ hóa thực sự là động lực giúp cho văn học Việt Nam

tiếp tục phát triển Cơ sở hình thành và phát triển của xu hướng này đã manhnha từ những năm 1975 nhưng chúng chỉ thực sự bùng nổ và phát triển từ sauĐại hội lần thứ VI của Đảng, với tinh thần "đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự

thật" Trong nghị quyết của Đại hội có đoạn: “ Tự do sáng tạo là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa văn nghệ và để phát triển tài năng Tác phẩm văn nghệ không vi phạm pháp luật (chống lại dân tộc, chống lại CNXH, phá hoại hòa bình và không đồi trụy (truyền bá tội ác, sự sa đọa, phá hoại nhân phẩm) đều có quyền được lưu hành và đặt dưới sự đánh giá, phán xét của công luận và sự phê bình) Có thể xem đó là một trong

những cơ sở cho tư tưởng dân chủ phát triển Dân chủ hóa đã thấm sâu vàđươc thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học Về ý thứcnghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng dân chủ hóa các quanniệm về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của văn học, quan niệm về nhà văn vàquan niệm về hiện thực

Trang 31

Trong những năm kháng chiến, văn học được nhận định là một vũ khítinh thần, góp phần cổ vũ động viên nhân dân ta chiến đấu Văn học phục vụcho những mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Văn họcthời nay cũng không từ chối nhiệm vụ tinh thần cao cả đó song nó được nhấnmạnh trước hết là ở "sức mạnh khám phá sự thật và thức tỉnh ý thức về sựthực, ở vai trò dự báo và dự cảm"[19,14] Vì vây, cần có một động lực mới để

dứt khỏi "quán tính cũ" trong văn nghệ Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (Nguyễn Minh Châu)là tiếng nói đại diện đầy tâm

huyết của các nhà văn trong Việt Nam sau năm 1975 Đó là mong muốn cómột nền văn nghệ thực sự, nơi mà nhà văn không phải lo lắng rào chắn và cáctác phẩm thì có giá trị tư tưởng, giã từ một giai đoạn văn nghệ minh họa vìnhững nhiệm vụ trong chiến tranh Không còn đề cao tính nhiệm vụ trong vănchương, các nhà văn thời đổi mới đã xác định con đường viết văn của mình là

vì khát khao "sáng tạo, nói thật và chút lòng với đời" Trong xu hướng dânchủ hóa của xã hội, văn học còn là một phương tiện cần thiết để nghệ sĩ phátbiểu tư tưởng, quan niệm, chính kiến về con người và xã hội Văn học khôngchỉ là tiếng nói chung của cả dân tộc, thời đại, cộng đồng mà còn là cả tiếngnói của cá nhân Văn học đã có bước phát triển mới, nhà văn từ cảm hứng viếtnhư là một công tác cách mạng nhằm tuyên truyền những chân lí của dân tộc

và thời đại giờ đã coi viết như một đề xuất những suy tư và trải nghiệm cánhân Với sự đổi mới tư duy, giờ đây, kinh nghiệm cá nhân cũng được coitrọng bên cạnh kinh nghiệm của cộng đồng Nó góp phần làm giàu thêm chonhận thức của mỗi người và cộng đồng Do đó, mối quan hệ giữa nhà văn vàbạn đọc cũng thay đổi theo hướng bình đẳng, dân chủ hóa Nhà văn khôngcòn là người đứng ở vị trí trên cao để phán xét và truyền bá tư tưởng, chân lí,không thể bàn cãi Vai trò của người đọc được tăng lên đáng kể khi đi kèm

Trang 32

với tinh thần dân chủ là tư duy đối thoại Nhà văn có vai trò tổ chức, có thểbày tỏ quan điểm nhưng đánh giá cuối cùng là dành cho độc giả.

Cùng với những đổi mới trong quan niệm về nhà văn thì quan niệm vềđối tượng phản ánh, khám phá của văn học cũng được mở rộng và toàn diệnhơn Không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộngđồng mà văn xuôi Việt Nam sau 1975 còn mở rộng phạm vi khám phá hiện thựcđến hiện thực hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự, phức tạp

chằng chịt, đan dệt nên những mạch ngầm, mạch nổi của của đời sống

Có thể nói, đổi mới đã trở thành nhu cầu tất yếu của văn học sau 1975

Nó mang lại bầu không khí tự do dân chủ, cởi mở cho nghệ sĩ sáng tạo đồngthời đặt ra nhiều thử thách để lựa chọn những nhà văn thực sự có tài năng vàlòng đam mê nghệ thuật chân chính qua việc kiểm nghiệm những sáng tác vănchương mới lạ, độc đáo của họ

2.1.1 Cảm quan mới về hiện thực

Trước đây, với nguyên lí "văn học phản ánh hiện thực" và yêu cầu quántriệt lí luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, văn học trở nên gắn bóvới đời sống hơn, theo sát từng biến cố lịch sử, từng bước phát triển của vănhọc cách mạng Hiện thực được lựa chọn là hiện thực chính trị rộng lớn vớinhững đề tài lớn như công - nông - bình Giá trị của tác phẩm được đánh giátheo nội dung hiện thực Và hiện thực ở đây thường là cái đã biết trước, hoàntất và vận động theo khuôn khổ chúng ta mong muốn

Bước sang thời kì đổi mới, quan niệm về hiện thực của nhà văn cũng có

sự thay đổi Những sự kiện lịch sử, chính trị, xã hội không còn là mục đíchphản ánh lớn nhất của văn học Tính hiện thực không phải là toàn bộ giá trịcủa văn học Có một dòng mạch mới chứa đựng những giá trị nhân văn sâusắc hơn và nhận thức khoa học hơn về hiện thực Khởi đầu là những tác phẩm

của Nguyễn Minh Châu như Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc

Trang 33

hành… , Thời xa vắng của Lê Lựu… và tiếp theo là hàng loạt những tác

phẩm ra đời sau 1986 Đã xuất hiện một cách nhìn hiện thực đa dạng, nhiềuchiều, thể hiện mối quan hệ tự do của nhà văn đối với hiện thực Nhà vănkhông bị bó buộc trong nhiệm vụ của một người thư kí nên có thời gian tìm hiểuhiện thực ở một góc độ mới Không phải ngẫu nhiên thời gian này người ta nóinhiều đến việc suy ngẫm, phân tích hiện thực - một hiện thực phức tạp, không

toàn vẹn, chưa biết hết và vô cùng bí ẩn "Nhà văn lựa chọn hiện thực nào không quan trọng bằng cách đánh giá của nhà văn về hiện thực ấy" [4, 22] Đó là cơ

hội cho các nhà văn thể hiện năng lực và cá tính sáng tạo của mình

Văn học đổi mới đã mở rộng biên độ về hiện thực cho giới văn nghệ sĩ.Theo nhà nghiên cứu La Khắc Hòa: “Chất liệu mà các nhà văn thời ấy khaithác thường là những phương diện tạo nên mặt tối trong đời sống của conngười cá nhân hoặc trạng thái phong hóa xã hội”: Nguyễn Minh Châu nóinhiều đến cái sai của những quan niệm giản đơn về con người từng tồn tại lâudài trong văn học và ý thức xã hội Lê Lựu, Nguyễn Khắc Tường nói về cáixấu của những lề thói được nuôi dưỡng hàng ngàn đời sau lũy tre làng MaVăn Kháng nói về sự tàn bạo, dữ dội của đời sống bán khai của miền biên ải

và sự sa sút của đạo đức, sự băng hoại không thể níu giữ của phong hóa đangdiễn ra hàng ngày trong mọi ngõ ngách của xã hội hôm nay Nguyễn HuyThiệp và Phạm Thị Hoài đều viết về cuộc sống ngày hôm nay, nhìn thẳng vàothực tại mà nêu lên những sự bê tha, nhếch nhác trong cuộc sống, kể cả những

sự thật rùng rợn, khủng khiếp

Lê Minh Hà đến sau những tên tuổi vừa kể

Tất nhiên, để tránh sự lặp lại người khác, Lê Minh Hà buộc phải thực

sự nỗ lực tìm tòi đem lại một cảm quan mới về hiện thực Và, đối với chị,nhận thức lại về hiện thực hiện tồn cũng như hiện thực đã là trong các cách

Trang 34

2.1.2 Hiện thực trong mảng truyện mang màu sắc “cố sự tân biên”

Truyện ngắn "cố sự tân biên" của Lê Minh Hà không nhằm dựng lạitrung thực bức tranh đời sống là mục đích của nghệ thuật mà dùng hiện thực

như một phương tiện để diễn tả suy nghĩ, chiêm nghiệm và cả sự phiêu lưu bút pháp trong khát vọng chiếm lĩnh thế giới vô cùng rộng lớn và bí ẩn này.

Cảm hứng nhân bản trở thành cốt lõi của những nguyên tắc phản ánh đờisống, quy định hệ quy chiếu của tác phẩm Điều này càng thấy rõ trong truyệnngắn "cố sự tân biên" Tác giả kể chuyện lại cổ tích không phải để cho ngườiđọc tin vào những sự tích ấy mà là lên tiếng bảo vệ tình yêu trong cuộc sốngngày càng trở nên nặng nề, nhức nhối và lạnh lẽo Đó là thế giới của nhữngChử Đồng Tử, Tiên Dung, Trương Chi mang tính cách khác, sống một sốphận khác so với các nhân vật mang tên chúng đã từng sống trong các truyềnthuyết và cổ tích… Ở đây, kinh nghiệm cá nhân giữ vai trò quan trọng, tạo ra

sự độc đáo thẩm mĩ trong cách nhìn hiện thực của mỗi con người Vai trò chủthể của nhà văn tăng lên khi lựa chọn phương thức "nghiền ngẫm về hiệnthực" Nhà văn đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động lựa chọn hiệnthực, thoát khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa đề tài và chủ động về tư tưởng.Các tác giả xử lý hiện thực quen thuộc bằng cái nhìn riêng của cá nhân Vấn

đề lịch sử, văn học cách mạng thường xử lí đề tài này theo quan điểm sử thi,mang dấu ấn của cộng đồng Nhưng các tác giả truyện ngắn "cố sự tân biên"lại tiếp cận lịch sử ở góc độ đời tư, nhìn thấy những mặt trái của hiện thực ấy

Lê Minh Hà tiếp cận lịch sử ở nỗi đau của một người cha, vì tham vọng chínhtrị mà đẩy con gái mình vào chỗ phải lấy cái chết để bảo vệ nhân phẩm.Nguyễn Huy Thiệp lại đối xử với hiện thực trong cái nhìn rất đỗi bình đẳng

và dân chủ, trong sự đối lập lịch sử của số đông với lịch sử của cá nhân Tácgiả hoàn toàn mất thực quyền trong tác phẩm, họ chỉ có vai trò tổ chức màkhông có quyền lấy phát ngôn của mình để định giá cho các phát ngôn khác

Trang 35

Hơn nữa, những quan niệm họ đưa ra lại hoàn toàn xuất phát từ những kinhnghiệm cá nhân, nó không có điểm tựa vững chắc của cộng đồng, thế nênngười ta có thể hoàn toàn nghi ngờ nó Và thực ra đó cũng là tâm trạng củachính nhà văn Trong họ cũng có những dấu hỏi rất lớn, đầy rẫy những ngờvực, nghi hoặc Không vội vàng kết luận, đưa những nghi ngờ ấy vào trongtác phẩm, đó là một lời mời đối thoại, phản biện của nhà văn đối với ngườiđọc Sự hoài nghi ấy là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội và văn học.

Nó tạo điều kiện cho văn học phát huy tính dân chủ và hiện đại, mà một trongnhững biểu hiện của tính dân chủ là sự mở rộng quan điểm và không có chân

lí duy nhất

Vì vậy, trong sáng tác, ta không chỉ thấy có duy nhất một hiện thựcđược phản ánh Hiện thực là cái chưa biết hết và không thể biết hết Nó là đốitượng để chúng ta tiếp tục hoài nghi, khám phá và suy ngẫm Có hiện thựcquen thuộc, vốn đem lại những giá trị thẩm mĩ mới nhờ thái độ trung thực và

vốn sống của tác giả thì cũng có những hiện thực mới lạ như trong Ới ơi dâu

bể, Châu Long, An Dương Vương, … Có hiện thực bị chi phối bởi quy luật

nhân quả với ấn tượng về cái tất yếu đơn trị Có hiện thực bị chi phối bởi vô

số những quy luật may rủi ngẫu nhiên với ấn tượng về sự bí ẩn của cuộc sống

Có khi, những điều may mắn đến với con người không phải là dấu hiệu củahạnh phúc Tấm khi ở ngôi cao giàu có, có vị trí,có kẻ hầu người hạ thì lại

“chết” cái chết tâm hồn, trong cảnh chăn ấm đệm êm Tấm sau khi giết Cám

sẽ sống chuỗi ngày dài trong cô độc vì sự xa lánh của vua và tất cả mọi người,

sẽ gặm nhấm nỗi ân hận, sẽ ám ảnh bởi tiếng kêu than của những kẻ bị côtrừng phạt Xu hướng chung, nhà văn không tự trói buộc mình vào trong nhữngquan niệm cứng nhắc, một chiều, nhất thành bất biến Chị nghi ngờ những trật tựhiện tồn, những tín niệm trở thành chân lí của một thời, nhại lại quan niệm một

Trang 36

Không còn quan niệm một chiều, giản đơn về hiện thực, các nhà văn đãtìm tới những hình thức biểu đạt khác nhau để thể hiện quan niệm của mình.

Với cách quan niệm về hiện thực như vậy, một hiện thực không toànvẹn, đa chiều, đầy rẫy những rủi ro và nghi ngờ, thì những giá trị mà hiệnthực mang lại cũng không còn giống như trước Trước đây, văn học lấy tiêuchí phản ánh hiện thực lịch sử làm mục tiêu chính, người ta hài lòng với việckhám phá những bình diện lớn lao của thời đại Người đọc thỏa mãn với hiệnthực được mô tả, đó là những điều đã biết trước, luôn toàn vẹn và có xuhướng đi lên Truyện ngắn viết lại, ngược lại, khiến người đọc không thỏamãn với những gì được kể, luôn có thái độ ngờ vực và nghiền ngẫm, phân tíchhiện thực ấy

Tác giả luôn tìm cách "lạ hóa" những đề tài, hình tượng quen thuộc.Hình tượng Trương Chi hết sức quen thuộc đối với tư duy của người đọc mọithế hệ Câu chuyện về chàng Trương Chi là huyền thoại về sự đổ vỡ của cái

tuyệt đối khi tiếp xúc với hiện thực đời thường Nhưng Trương Chi của Lê

Minh Hà lại là một câu chuyện khác Chàng Trương Chi ở đây trở thành mộtcon người của đời thường, xù xì, thô nhám nhưng có lương tâm Nhưng cũngđứng riêng ra khỏi trật tự bầy đàn Chàng không thể hòa nhập với họ, khôngthể hát những bài hát của đám đông ca ngợi Công danh- Tiền bạc - sự nhẫnnhục Hiện thực mà Lê Minh Hà đặt ra ở đây là bi kịch của con người, củaTình yêu giữa cuộc đời Tình yêu hướng về Tuyệt đối, vì thế mà nó trở nên côđơn, vì nó đứng cao hơn số đông Không có sự tự hào, ngạo nghễ, ở đó trànngập một cảm giác đắng ngắt, tâm trạng của một người không có khả nănglàm xoay chuyển xã hội Và vì thế, những cái thanh cao vẫn chết đơn giảngiữa đời thường! Cảm hứng huyền thoại kết hợp với thế sự cùng với nhữngkinh nghiệm cá nhân tạo nên một thế giới với những xung đột riêng củatruyện Lê Minh Hà Đó không phải là xung đột bạo lực mà là xung đột củanhững ý niệm, quan điểm cũng như tư duy mới cũ khác nhau

Trang 37

Đồng thời với việc nghiền ngẫm, phân tích hiện thực thì mối quan hệcủa nhà văn đối với hiện thực cũng thay đổi Sự thay đổi liên tục các điểmnhìn trần thuật khiến nhà văn có thể đánh giá sự việc ở nhiều góc độ, songcũng không thể phủ nhận đó cũng đồng thời thể hiện sự không toàn tri đối vớihiện thực Trong tác phẩm, xuất hiện người kể chuyện không toàn tri, thậmchí đứng thấp hơn người đọc Người ấy không có khả năng định hướng nhậnthức cho người đọc mà chỉ có thể làm một việc là đưa ra có sự kiện, các hiệntượng theo cái nhìn của riêng mình và sau đó rủ rê, chờ đợi người đọc đốithoại với mình Vì thế, hiện thực trong tác phẩm không bị đóng đinh trongmột quan điểm mà trái lại lại vô cùng rộng mở và nhiều sự liên tưởng Nhàvăn không còn thực quyền trong tác phẩm, anh ta đồng thời cũng là một bạnđọc và cũng đang suy ngẫm, đang phân tích hiện thực đó Họ không phải vất

vả chạy theo tiêu chí phản ánh như thực hiện thực rộng lớn mà có xu hướng đivào chiều sâu, khám phá sự bí ẩn của hiện tượng, nhất là ở những góc khuất.Với cách kết thúc mở, hiện thực không bị đóng lại mà mở ra chiều sâu vàluôn tạo cho người đọc sự liên tưởng, đồng sáng tạo của người đọc

2.1.3 Hiện thực của “thời khuất mặt” - kí ức thời chiến tranh và bao cấp.

- Kỉ niệm thời thơ ấu nhọc nhằn

Yêu nhau có lẽ được gần nửa năm, hôm đi câu trên hồ Tây, trong lều, Cẩn buông cần, ôm lấy An, bình tĩnh cởi tiếp cái khuy thứ ba áo An, áp môi vào đó Chỗ đó, An thấy bỏng rát như bị nước đá áp vào, và hoàn toàn phi lý,

tự dưng đầu An lổn nhổn hình ảnh đống cá bể ươn lẫn trong những cục nước

đá vàng khè đang tan, ở chợ Hôm, một ngày xa xôi, rất xa xôi, khi An còn bé

tí, còn là lực lượng xếp hàng chủ lực của cả nhà trong việc giải quyết tem phiếu hàng tháng.

(Ới ơi dâu bể)

Trang 38

- Kỉ niệm thời bao cấp

“Vào xí nghiệp từ hồi mười tám, nhoáng cái nhìn quanh đã chẳng còn mấy người để ả gọi anh xưng em Ả biến thành ‘chị ấy’, ‘bà ấy’ nơi của miệng thiên hạ lúc nào không biết ‘Bà ấy tính cũng quái như người’ ‘Người đâu xấu người, xấu nết, xấu đến cả cứt’ Người ta cứ nửa đùa nửa thật nửa thương nửa ghét ả như thế Nào ả có làm gì ai! Một thân một mình ở giữa một khu tập thể quanh năm suốt tháng ồn ào tiếng mẹ trẻ réo con tiếng chồng đay vợ ban ngày, tiếng rúc rích ban đêm sát liếp, ả đâm thù ghét cái hạnh phúc thực ra rất lem nhem mà thiên hạ bày trước mắt Ả thành người đi sớm

về muộn; thành chiến sĩ thi đua năm này qua năm khác Người ta đâm ngại ả Cái sự chăm chỉ quá đáng của ả, cả cái mác chiến sĩ thi đua kia nữa làm cho người ta mất thoải mái lúc tranh thủ uống ấm chè hay hóng hớt nhau trong giờ làm việc ”

(Có chồng)

- Kỉ niệm gia đình- tình yêu

Trường xa nhưng vẫn thuộc về Hà Nội, Hà Nội cận, nên vẫn có thể theo xe ca đi về hàng ngày, không phải ở lại tới cuối tuần Bến tôi đi là bến gốc Bến đến cũng áp bến gốc Nên kiểu gì cũng có thể thu xếp được một chỗ ngồi Đi được bốn tháng thì tôi tập được thói quen xe chạy tới bến thứ hai là ngủ Xe dừng lấy khách, nóng như luộc; Một đứa nhỏ ăn mày kiêm ăn cắp bị bắt quả tang; Đầu va côm cốp vào cửa kính, vào tay vịn Kệ Ngủ đã Không tập được thói quen này thì tôi chắc phải bỏ nghề Xe chạy tuyến này là Carosa, nhập từ xứ rét nào chẳng biết, thời sinh viên bọn tôi gọi là xe Chaôicha, toàn cửa kính là cửa kính bí như một cái hầm Lên xe thì đủ thứ mùi Mùi mồ hôi Mùi những bãi nôn lưu cữu Mùi thuốc lá Vào những hôm mưa phùn thì còn mùi quần áo của đủ hạng người lê la ở đủ các nơi Sợ nhất

là mùi phân gà trộn mùi tỏi tươi cộng thêm mùi hoa huệ của mấy bà buôn chuyến Lần nào xuống xe tôi cũng phải tuột dép ngồi luôn ở vỉa hè để định lại thần trí

(Trên tay còn tuổi)

Trang 39

Toát lên vẻ đẹp của con người: Khả năng chịu đựng trong gian khó

Thân vào nghề hoàn toàn ngẫu nhiên Bố giáo viên dạy sinh vật và kỹ thuật ở trường làng, chẳng hiểu thời trẻ thế nào, chứ tới hồi Thân biết thì bố hoàn toàn thờ ơ với việc trường việc nhà Mẹ đâm dặm đâm dụi với mấy sào ruộng khoán và gánh hàng xáo Vườn nhà trồng độc chuối là chuối Chẳng thấy bố dằn vặt với một kế hoạch VAC vườn ao chuồng nào Mọi việc vào tay mẹ, rồi sau này sẻ bớt sang tay con Dậu Con bé học dốt nhưng tính giỏi Ruộng khoán cho thuê lại Mẹ và con Dậu chuyên làm hàng xáo Rồi con Dậu thôi không làm đủ các công đoạn xay giã giần sàng, xoay ra buôn gạo từ chợ huyện về Hà Nội Sáng nó đạp xe đi Chiều tắt nắng đạp xe về Vừa đi vừa về, hàng ngày nó phải long nhong trên xe đạp tới bảy tám chục cây số là ít Thóc cao gạo kém kiểu gì nó cũng xoay xỏa đủ đưa mẹ tiền chợ cho cả nhà và bảo

mẹ thôi để lương bố cho bố Rồi nó tính chuyện làm ăn lớn, ngồi một chỗ mua toàn tôm cua ốc ếch thuê chở lên Vân Đình, chất lên xe ca ra Hà Nội đưa tới các quán cơm gọi là bình dân mà trước đó nó không bao giờ dám lai vãng Cả nhà mát mặt vì nó

và đâm sợ nó - đứa con đường học hành thảm hại nhất nhà.

(Sông sẽ còn chảy mãi)

Hiện thực màu xám không hẳn mang lại cái cảm giác u ám, bi quan nhưngười ta tưởng mà nhiều khi toát lên vẻ đẹp của những giá trị nhân bản:Không viết để lên án mà là những trải nghiệm của con người trong khó khăn

Thân là người khiếp nó nhất dù được cô em cưng chiều nhất bằng tình của đứa con gái chịu thua thiệt dành cho ông

Trang 40

trưa từ trường nhảy xe về nhà, tới Vân Đình, gặp em gái tóc búi ngược, da mặt khô, xoe xóe chửi mấy người khác không chịu co chân tận mặt cho nó dồn các bao gạo vào gầm ghế, rồi sau đó lại thấy cười phe phé với tay phụ lái Không bao giờ Thân dám để em gái biết mình đã thấy nó trong bộ dạng như thế Thân sợ nó biết khéo nó phì cười Từ lâu rồi, cô em không còn giữ cái vẻ cam chịu nhu thuận của đứa con gái chịu thương chịu khó nhiều thua thiệt

(Sông sẽ còn chảy mãi)

Hụi cũng đang như bão thổi qua làng Thân Con Dậu vỡ hụi, ngồi một đống ở nhà không dám bước ra khỏi ngõ Mẹ phải gỡ cả đôi khuyên trên tai con út để trả nợ đậy cho nó Nhà Thân đúng là chỉ còn độc một cái xác nhà mà nếu không phải do bố mẹ làm chủ thì khéo đến nước người ta vác xà beng đào cả móng lấy gạch mang về.

(Sông sẽ còn chảy mãi)

Linh Thoại trên Việt Báo nhận xét:

“Truyện ngắn của Lê Minh Hà cũng đầy những "thương nhớ khônnguôi", với dòng sông, bờ đê gió, những ngọn rau thơm, một cái bát cũ, mộttiếng dương cầm Nhịp đời yên ả và bão nổi Có những thế giới riêng tưởngchừng lạc điệu Có những đau đớn êm dịu, những hoang mang không tránhđược của phận người Những hình bóng hằn sâu trong ký ức "Những giọttrầm" ấy thả xuống tâm hồn người đọc, đọng lại niềm tin nhân bản về một đờisống sẽ chênh vênh biết bao nếu không có sự bền chặt của nghĩa tình Niềmtin về những khoảng lặng còn đó, cho người ta ưu tư và yêu thương ”

(Việt báo số…)

2.1.3 Hiện thực nơi trú xứ - ám ảnh thiếu quê hương.

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Truyện ngắn của các nhà văn nữ (2001), NXB Giáo dục, Hà Nội 3. Truyện ngắn 50 tác giả nữ (2001), NXB Thanh Niên, Hà Nội 4. YBan, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, NXB Thanh Niên 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2001), NXB Giáo dục, Hà Nội"3. Truyện ngắn 50 tác giả nữ" (2001), NXB Thanh Niên, Hà Nội"4." YBan, "Bức thư gửi mẹ Âu Cơ
Tác giả: Truyện ngắn của các nhà văn nữ (2001), NXB Giáo dục, Hà Nội 3. Truyện ngắn 50 tác giả nữ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
7. Phạm Thị Hoài, Thiên sứ, Tạp chí Tác phẩm văn học, Hà Nội 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Hoài, "Thiên sứ
8. Nguyễn Thị Thu Huệ, Cát đợi. NXB Hà Nội 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thu Huệ, "Cát đợi
Nhà XB: NXB Hà Nội 1992
9. Nguyễn Thị thu Huệ, Hậu thiên đường, NXB Hội Nhà văn 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị thu Huệ, "Hậu thiên đường
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn 1994
10. Dương Thu Hương, Chuyện tình kể trước lúc rạng đông. Nguồn:www.dactrung.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Thu Hương, "Chuyện tình kể trước lúc rạng đông
11. Nguyễn Khải, Thượng đế thì cười, Tạp chí nhà văn số 11, tháng 12 năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khải, "Thượng đế thì cười
12. Nguyễn Huy Thiệp, Cánh buồm nâu thuở ấy, NXB Trẻ 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Huy Thiệp, "Cánh buồm nâu thuở ấy
Nhà XB: NXB Trẻ 2006
13. Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, NXB trẻ 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Tư, "Cánh đồng bất tận
Nhà XB: NXB trẻ 2006
14. Hồ Anh Thái, Cõi người rung chuông tận thế, NXB Văn học 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Anh Thái, "Cõi người rung chuông tận thế
Nhà XB: NXB Văn học 1998
15. Tạ Duy Anh, Thiên thần sám hối, NXB Đà Nẵng 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Duy Anh, "Thiên thần sám hối
Nhà XB: NXB Đà Nẵng 2004
16. Tạ Duy Anh, Bố cục hoàn hảo, NXB Hội nhà văn 2004.• CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Duy Anh, "Bố cục hoàn hảo
Nhà XB: NXB Hội nhà văn 2004.• CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
17. Nguyễn Ngọc Thùy Anh (2007), Phái tính trong thơ nữ sau 1975, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Thùy Anh (2007), "Phái tính trong thơ nữ sau 1975
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thùy Anh
Năm: 2007
18. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổi mới cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Bình (2007), "Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổimới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
19. Nguyễn Thị Bình (2011), Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Bình (2011), "Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đươngđại
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2011
20. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên nét lớn), Luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Bình (1996), "Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật ViệtNam sau 1975 (Khảo sát trên nét lớn)
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
21. Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hán (2000), "Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán
Nhà XB: NXB Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2000
22. Nguyễn Lân, Từ điển và từ ngữ Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Lân, "Từ điển và từ ngữ Việt Nam
Nhà XB: NXB TP Hồ Chí Minh 2000
23. Hoàng Thị Diễm (2011), Ý thức phái tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Thị Diễm (2011), "Ý thức phái tính trong truyện ngắn Võ ThịHảo
Tác giả: Hoàng Thị Diễm
Năm: 2011
24. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Duy Hiệp (2008), "Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2008
25. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Long (2003), "Văn học Việt Nam trong thời đại mới
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2003

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w