Sau năm 1975, con người trở thành đối tượng quan tâm chính của văn học. Tuy nhiên, góc độ tiếp cận đã khác. Nếu trước kia con người được khai thác ở góc nhìn sử thi, đại diện cho sức mạnh cộng đồng thì nay hình ảnh con người được tiếp cận ở góc độ cá nhân, cá thể. Từ giã ước mơ thần thánh hóa con người, từ giã con đường trở thành tiên phật, họ trở về là con người với mơ ước "làm một người thường chài lưới trên sông nước, chiều chiều thổi một ống tiêu, nhấp một ngụm rượu, nướng con cá nhỏ, và đợi một người đàn
bà, lấy vợ sinh con…" [,319]. Nhà văn đã để cho nhân vật thức tỉnh về vai trò,
khả năng và mơ ước làm một con người. Cái đời thường đã lên ngôi sau một thời gian dài ngự trị của những lí tưởng. Đó là con người với tất cả nhân tính, nhân tình và nhân dục. Những điều ấy trở nên quan trọng và thiết thực hơn những giấc mơ xa lạ kia. Chính vì vậy mà con người càng ý thức hơn về khả năng của bản thân. Họ sẽ chẳng trở thành điều gì cả nếu chưa thực sự được
sống "làm người" cho trọn vẹn. Hơn ai hết, nhà văn là người nhận ra sự giới hạn này một cách sâu sắc nhất..
Nếu con người trong “nền văn nghệ minh họa” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu cho nền văn nghệ trước 1975) mang tính chất nhất phiến, giản đơn, một chiều thì sau 1975, khi ý thức cá nhân được thức tỉnh trên nền tảng tinh thần nhân bản, con người được nhìn nhận trong tính phức tạp, đa chiều luôn biến động và khó nắm bắt; Con người trong văn học đổi mới là con người tự nhiên, con người trong tính cá thể đơn nhất và trong tính nhân loại phổ quát. Ta có thể khám phá vẻ đẹp của con người trên nhiều tầng bậc như ý thức, tư tưởng, chiều sâu của tiềm thức, vô thức, tâm linh. Khi văn xuôi tiếp cận với đời sống ở cự li gần chứ không qua “khoảng cách sử thi tuyệt đối” (M.Bakhtin) với thái độ suồng sã chứ không phải tôn kính thì kích thước, mô hình nhân vật phải thay đổi.
2.2.1. Con người mang số phận bi kịch.
@ Phát hiện, khám phá ra dưới số phận đời thường ẩn chứa nhiều bi kịch, ai cũng mang đau khổ riêng (có ảnh hưởng từ Phật giáo)
Bi kịch của Tấm
Tấm bắt đầu năng hương khói. Thắp nén hương lên là nàng hăm hở cầu xin. Nàng muốn bao nhiêu điều. Lòng thương sót lại ở nhà vua, ở chồng nàng. Sự tĩnh tâm. Niềm an ủi.
Ngày xưa, không cần hương khói, Bụt vẫn hiện lên với nàng, che chở bảo ban nàng. Bây giờ, Tấm van vái thế nào nàng vẫn chỉ một mình. Càng về sau, dù thành tâm bao nhiêu khi thắp hương, Tấm vẫn thấy ý nghĩ mình tách khỏi những lời cầu nguyện, đi lạc đâu rất xa. Tiếng nghé ọ buổi trưa nào giữa đồng không mông quạnh khi nàng ngồi tránh nắng bên gánh cỏ trong ngôi cầu Đồng Bán... Những cái càng cua luều nguều trên luống đất mới cày vỡ sau vụ gặt chiêm... Và nỗi buồn đeo đẳng đã làm vỡ òa ở nàng suốt những
ngày tháng xa xưa bao nhiêu là nước mắt, chỉ vì không được cảm thông, chỉ vì không được yêu thương...
Nước mắt nàng đã khô đi sau bao nhiêu thống khổ mà mẹ con Cám đã gây ra. Nàng đã khóc chỉ vì không được sống. Nàng đã không khóc khi tước đi sự sống của một con người. Máu kêu trả máu là lẽ thường tình. Cái lẽ thường tình ấy bây giờ làm nàng không khóc nổi. Tấm giơ bàn tay ra trước nắng quái rừng rực đỏ, nhìn, chua xót. Nàng, với bàn tay này đã dội nước sôi lên người Cám, đã lóc xương lột da Cám làm mắm. Và mẹ Cám chết gục bên hũ mắm ăn đã gần chạm đáy. Thật là đúng với lòng nàng khao khát trả thù. Hổ dữ cũng không ăn thịt con mình. Tại sao nàng đã giết người mà còn buộc người phải làm cái việc đến cầm thú cũng không làm. Cám nói đúng. Cám có lý. Thần sắc của nhà vua bây giờ là thần sắc của người không còn thiết sống. Ai có thể tiếp tục yêu thương, ai có thể yên tâm nhận yêu thương từ bàn tay của kẻ đã dám làm điều ác cùng cực thế
(Tấm Cám)
Bi kịch Sơn Tinh, Mị Nương
Tiếng suối thầm thì ở một nơi rất xa vang vang trong đôi tai thần thánh, xới tung mọi bức bối khuất lấp bấy lâu nay. Sơn Tinh biết từng đêm từng đêm Mị Nương rời bếp lửa ra dìm mình giữa suối. Với Sơn Tinh, điều ấy không phải là điều cần ngẫm nghĩ. Cái chính là nàng có mặt nơi này, cái chính là nàng biết nghe lời cha, biết quy phục chồng. Cái chính là nàng làm cho đêm của chàng đầy sinh lực. Chàng biết chàng không chinh phục nổi Thủy Tinh, nhưng quan trọng gì điều đó, khi mà kẻ phải chinh phục là vua Hùng, là vua Hùng chứ không phải là Mị Nương, nhúm thịt xương trần gian mà chàng đã hỏi và đã cưới được về. Hóa ra nhúm thịt xương ấy vẫn cưu mang một nỗi niềm không có chàng trong đó. Hóa ra kẻ ấy lại xẻ chia được
(Sơn Tinh Thủy Tinh)
Bi kịch An Dương Vương
Gió nâng tiếng ông lão lên cao, rải khắp bốn phương. Trong giọng uy nghi của bậc quân vương có lẫn tiếng thở dài vuốt mỏng như lưỡi gió.
'Rùa thần không nhìn thấy. Nhưng ta, ta không thể nào quên. Nó vươn cổ chờ lưỡi gươm ta bổ xuống mà miệng cười tê tái. Trên vai nó là cái áo lông ngỗng. Không! Người đời bịa đặt. Làm gì có vết lông ngỗng chờ đợi. (1). Làm gì có sự nó gỡ áo rắc lông ngỗng bên đường làm dấu cho chồng đến giết cha. Làm gì có chuyện nó để trái tim lầm chỗ. (2) Cơ đồ này đắm biển sâu từ đó. Tội tại mình ta!'
Ông lão thở dốc. Bụng biển phồng, xẹp, phồng, xẹp, phồng, xẹp. Mặt trời vô ưu tuột xuống bên kia núi. Hoàng hôn rơi bàng hoàng.
'Tội tại mình ta! Sao thế nhân lại chỉ thương ta mà đổ tội lên đầu nó. Ôi con ta...'
Ông lão nói như khóc cùng biển lớn. Thủy triều dâng dị thường... '... Nó biết cả. Nó biết nó bị cha và đám quần thần biến thành một thứ chim mồi. Nhưng nó yên lặng. Bởi vì nó phải lòng kẻ đó. Bởi vì chúng nó phải lòng nhau. Ta hiểu vì sao họ Triệu gửi con sang xin làm rể. Hòa hiếu thực đâu cần con tin. Nhưng ta đã tự kiêu tự đại tin vào lòng trung của đám quần thần, vào sức mạnh kỳ diệu của nỏ thần rùa tặng, vào nhan sắc con ta. Người đời than họa phúc khôn lường. Đâu phải! Phúc là mầm của họa. Khi người không còn giữ được sáng mắt sáng lòng.'
'Nhưng cũng không hẳn vậy. Con ta có con mắt tinh đời. Kẻ ấy
khôi ngô thế! Kẻ ấy tài hoa thế! Kẻ ấy tự tin mà khiêm nhường thế! Cao Lỗ đã khuyên ta... Chính ta đã mù lòa không muốn nhìn ra một điều rất đỗi hiển nhiên. Không bao giờ một chàng trai có cái nhìn thẳng và nghiêm trang rất
mực như thế lại để mình thành đất sét trong tay kẻ khác. Không bao giờ một chàng trai như thế lại đem thân qua ải chỉ để toan tính chuyện kết nghĩa phu thê. Không bao giờ một chàng trai như thế lại quên tình cha con nghĩa quân thần chỉ vì nhan sắc đàn bà, dẫu đó là nhan sắc của một công chúa. Ta không thể kết tội kẻ ấy là phản bội. Đất nước này không phải là của nó. Nó bội tình chứ không phản nước. Tội nghiệp con tôi! Ôi con ơi! Cha có tội với đất nước này! Cha có tội với con!'
(An Dương Vương)
Bi kịch Mỵ Châu Trọng Thủy:
'Người đời kể tội con ta làm lộ bí mật nỏ thần. Nó biết gì! Phải! Đâu chỉ Triệu Đà. Chính ta, ta cũng muốn mượn tay Trọng Thủy... Con ta phận gái, làm sao hiểu được hết mưu đồ của bọn đế vương. Mà có biết, liệu nó có thể làm gì! Nó dịu dàng thế, thơ ngây thế! Nó làm sao hóa giải được tình yêu của nó. Nó làm sao đối phó được với bản lĩnh của kẻ dám khuất thân qua ải vì mệnh nước. Mà ta, ta cũng ngỡ rằng bản lĩnh của Trọng Thủy sẽ bị bào mòn trong chiều chuộng và mơn trớn. Rút lại tội chỉ mình ta. Ôi! Sao trời cao đất dày không cho ta chết cùng đám quần thần giữa cuộc giao tranh! Sao trời cao đất dày bắt ta phải tự tay chém bay đầu đứa con ta yêu nhất! Phải! Rùa thần nói phải! Ta không còn con đường nào khác. Nhưng rùa làm sao thấu hết... Lưỡi gươm ta bổ xuống... Là lưỡi gươm của một bậc quân vương trị tội quần thần bất trung. Là lưỡi gươm của một người cha trừng phạt con bất hiếu. Nhưng ta giết con ta còn là để cứu nó. Con ta không thể sống để nhìn cảnh chồng nó chém đầu cha nó, hoặc giả đóng cũi giải cha nó về kinh thành vừa mất trong nỗi kinh hoàng của chúng dân. Con ta không thể sống để theo chồng trở lại đất Phong Khê, dẫu là trở lại trong tự do. Tự do đó là thứ tự do nhục nhã. Nó không thể gặp lại Trọng Thủy. Nó làm sao kết tội được chồng
bao giờ phản bội lại cơ đồ họ Triệu. Còn nỗi đau vì bị họ Triệu bội tình bội nghĩa ư? Quá nhỏ! Khi nước non này mất!'
(An Dương Vương)
Bi kịch Châu Long
Ôi Lưu Bình! Người đàn ông nàng đã chăm bẵm suốt mười năm như chăm chồng. Người đàn ông đã răm rắp nghe lời nàng hẹn 'Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng'. (2) Người đàn ông mà nàng đã đêm đêm cố thức xay giã giần sàng để giục thầm đừng buông sách. Nàng sẽ nói gì với người đàn ông ấy, với chàng Lưu khi gặp lại nhau? Chữ nghĩa là cái gì mà có thể giữ tay chàng bao nhiêu đêm chỉ vịn vào khung cửa buồng nàng rồi dừng ở đó. Là cái gì mà nó có thể trói chàng trên ghế lúc nàng dội nước ùm ùm ngoài giếng, dưới ánh trăng rười rượi, mong dập đi hơi nóng hừng hực bồn chồn thiêu đốt thân nàng. Chữ nghĩa là cái gì mà buộc nàng phải ngần ấy năm cơ cực? Là cái gì mà có thể làm Dương Lễ xa nàng dễ dàng đến thế?
Nhưng Dương Lễ có phải là chồng nàng? Chàng đã cưới nàng về làm thiếp. Làm thiếp nghĩa là không phải làm vợ. Chỉ để chàng say mê? Nàng không có sức vóc của người vợ thứ của chàng. Nàng không có cái đoan chính sắc sảo của người vợ đầu của chàng. Nàng có nét gì từa tựa một loài lan quý. Chàng đã nói thế với nàng. Nhưng chàng không giữ nàng lại để chăm chút cho nàng như thường ngày chăm chút vườn lan. Chàng đã cậy nàng đến với Lưu Bình. Nàng là một thứ phương tiện đẹp và sẵn để chàng bày tỏ tình bạn với đời.
(Châu Long)
Truyện Châu Long đã lần đầu tiên đưa Châu Long - người phụ nữ vĩ đại chưa từng được nói đến - xuất hiện trong văn học. Tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ đã trở thành giai thoại, để người đời sau hết lời ca ngợi nhưng lại không ai biết rằng có được tình bạn cao cả đó, đã có một người phụ nữ hi
sinh cuộc đời của mình trở thành một thứ phương tiện trong tay những kẻ đàn ông. Tác giả đã nhìn ra sự thiệt thòi của Châu Long, vì thế mà ở cuối truyện nàng đã được nâng lên đúng tầm và hai người đàn ông mà nàng đã vì họ quên mình bị hạ bệ. Ở đây tác giả đã nói thay cho những cơ cực của Châu Long, những thiệt thòi của nàng. Nàng lấy chồng, không được chăm sóc cho chồng, mà được chồng cho đi chăm sóc bạn của chồng. Tay nàng vun vén, vỗ về giúp bạn của chồng đậu đạt vinh quy bái tổ. Nàng chẳng được hưởng niềm vui đó mà phải trở về theo lời chồng dặn. Sau hơn mười năm xa cách, chăn đơn gối chiếc, trái tim của nàng đã lạnh giá, lại bị chồng ngờ vực và lạnh lùng. Suốt quãng đời còn lại nàng sống trọng lặng lẽ và giá băng. Đó chính là phần sau của một câu chuyện có hậu. Dù viết tiếp, nhưng truyện không bị lặp lại mà còn tạo ra những giá trị mới qua sự nhìn nhận và đánh giá của con người hiện đại về những nhân vật đã “im lặng” trong truyện xưa từng được ca ngợi. Trước đó các nhân vật chỉ được nhìn một chiều, hành động theo chức năng thì nay trong phần hậu truyện này được nhìn ở nhiếu góc cạnh khác nhau, từ đó tái hiện được mọi biểu hiện của tâm trạng nhân vật, hoặc nói cách khác nhân vật được sống trong thời hiện đại với sự đa giọng điệu và hình ảnh con người cá nhân được bộc lộ rõ ràng tự nhiên nhất. Được nói lên tếng nói của lòng mình chứ không phải nói thay cho một người nào khác với những tâm sự khát khao chân thật, mãnh liệt của một con người. Phần hậu truyện này, các tác phẩm truyện cũ được đánh giá lại nhìn nhận lại dưới góc độ mới, một thế giới quan mới, tạo ra những giá trị đạo đức mới đồng thời làm cho chúng ta thay đổi cách nhìn một chiều và tự rút ra những nhận thức mới.
Văn học cách mạng thường đặt con người trong mối quan hệ với tập thể, cộng đồng. Vì thế, con người được khám phá theo con mắt của số đông, chủ yếu được đánh giá qua hành động, thái độ đối với tập thể. Con người cộng đồng được đề cao, có những tiêu chuẩn đánh giá cùng tư cách hết sức mẫu mực, là sản phẩm đáng tự hào của văn học cách mạng. Trong giai đoạn đó, hiện thực là đối tượng quan tâm lớn nhất của văn học, mà con người là phương tiện để phản ánh lịch sử. Thời kì đổi mới, cùng với sự đổi thay trong nhận thức về hiện thực, hệ quả là quan niệm nghệ thuật về con người trước đây cũng lung lay giá trị và hiện thực mới đòi hỏi người câm bút phải có con mắt nhìn tương ứng.
Bước sang thời kì đổi mới, cùng với sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực đã kéo theo những quan niệm mới về con người. Trước kia, con người sống trong chiến tranh, tất cả mọi điều đều quy về phục vụ lợi ích cho tập thể. Vì vậy, ý thức cá nhân không được phát triển, con người ém mình trong những tiêu chuẩn của cách mạng. Đến thời kì đổi mới, trước chủ trương "nói thật" của Đảng, cùng với sự đổi mới trong quan niệm về hiện thực, quan niệm nghệ thuật của con người cũng đã khác trước. Con người cá nhân được quan tâm và chú ý nhiều hơn. Con người được đánh giá theo con mắt nhân bản chứ không còn những giá trị khe khắt của cuộc sống thời chiến. Sau 30 năm chiến tranh, lần đầu tiên con người được tiếp cận ở góc độ cá thể. Không phải ngẫu nhiên văn học giai đoạn này xuất hiện rất nhiều hình ảnh con người với dáng điệu trầm tư, không có quá nhiều hành động đi lại nói năng mà lại có rất nhiều suy tưởng, phát ngôn của nhân vật cũng chuyển sang cung trầm, nhẹ nhàng, day dứt chứ không mãnh liệt và sôi sục như trước kia. Nếu trước kia họ dành phần lớn thời gian để hành động thì nay hành động ấy được chuyển vào trong nhân vật. Chủ yếu các tác giả sử dụng điểm nhìn ở nội tâm, cảm giác của nhân vật. Những nhân vật lịch sử, cổ tích trở nên gần gũi vì những
cảm giác sống động, tươi mới: "Mỵ Nương đã ở trên bờ đá. Những giọt nước tí xíu vẫn đang trôi bịn rịn trên da thịt nàng, trước khi tuột hẳn, nhập lại vào dòng suối. Những giọt nước ấy ánh sắc hồng ngọc, dần tụ lại và đột khởi,
trong không gian tĩnh lặng, như dội cả dòng suối lên" [47], với những day dứt
băn khoăn "chữ nghĩa là cái gì mà có thể giữ tay chàng bao nhiêu đêm chỉ vịn vào khung cửa buồng nàng rồi dừng ở đó. Là cái gì mà nó có thể trói