Con người chịu đựng, trải nghiệm

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI (Trang 55)

- Con người gặp những khổ ải, rủi ro, bất trắc, mất mát, thiệt thòi-> dạng này khá nhiều. Trải qua những thử thách, những nghịch cảnh của đời sống bằng tinh thần chịu đựng và thái độ khoan dung

An Dương Vương trong hình tượng nhân vật ông già:

'Vô ích thôi, bệ hạ.' Rùa thần thở dài mệt mỏi. 'Những day dứt băn khoăn nên có chăng ở bậc anh hùng danh tướng? Đã là bậc danh tướng anh hùng tất phải nghĩ trên tầm mà kẻ thường tình không thể hiểu nổi, không thể thông cảm nổi.'

'Ai anh hùng ai danh tướng? Cha ta vốn chỉ là một gã sơn tràng mà lập nên nước Thục. Khi theo người tìm gỗ quý chốn rừng sâu núi cả ta đâu biết cha ta đang nghiền ngẫm những gì, ta đâu biết ta sẽ là người mở mang đất Thục, dựng bờ cõi Văn Lang. Không có anh hùng hổ danh tướng báo. Anh hùng danh tướng có chăng là nhờ lời xưng tụng của thứ dân. Không biết tới những ý nghĩ của kẻ thường tình liệu thực là bậc anh hùng danh tướng không? Chúng ta chỉ là bọn tội đồ của lịch sử, mới chỉ đi hết nửa phần đường từ kẻ thường tình trở thành bậc danh tướng anh hùng. Còn nửa phần đường trở lại... Biết đâu trong đâu đục! Biết đâu nhục đâu vinh! Kẻ phản trắc là Trọng Thủy. Kẻ anh hùng cũng gã... Giá mà có thể vớt hết trai ở biển này thả vào giếng kẻ ấy đã trầm mình! Rùa thần thấy thế nào? ở phải... Ngọc quý

chẳng bao giờ nên tụ hết vào một chỗ...

( An Dương Vương)

Từ đó toát lên những vẻ đẹp về bản lĩnh về nhân cách. Sống cảm nhận bằng các giá trị sống cả thuận chiều và ngược chiều, chấp nhận cuộc sống bằng thái độ bình thản-> bản lĩnh-> xuất hiện ở nhiều dạng người…Thế giới nhân vật của Lê Minh Hà đều ánh lên vẻ đẹp này.

Con người gặp rủi ro, bất trắc, mất mát , thiệt thòi. LMH hay kể với những người xung quanh như người thân, bạn bè về những mảnh đời đáng

thương, có những mất mát nhìn thấy, có những mất mát không nhìn thấy… Thực ra toàn bộ tuổi thơ của Lê Minh Hà gần như bị đánh mất do chiến tranh, do nghèo khổ

….thường thì tôi nín hơi rồi thở dài, thật dài. Không bao giờ tôi khóc. Thiên hạ thường hay tưởng tượng cảnh một người đàn bà cô đơn khóc lặng lẽ một mình trong đêm. Không đúng. Người ta chỉ khóc khi có người biết mình khóc, khi hy vọng sẽ được dỗ dành. Còn tôi? Chồng chết rồi, phận sự của tôi là dỗ con chứ không phải để con dỗ. Tôi dỗ dành nó suốt bao năm qua. Khi nó còn bé, tôi phải dỗ nó rằng bố đi xa và không được gọi chú... bác... là bố. Hồi sang cát cho chồng tôi, nó gần bốn tuổi, hý hửng suốt mấy ngày rằng sắp được đón bố về. Khi sắp xương vào tiểu sành và đưa tới nghĩa trang liệt sỹ Hà Nội dưới Ngọc Hồi nó vẫn còn hý hửng. Lúc chôn tiểu xuống, nó gào lên, nhảy bổ vào người phu mộ: Mẹ mày! Giả bố tao đây! Tôi không hiểu nó học ở đâu và từ lúc nào câu chửi đó. Và cái lúc mọi người đứng khóc, bố mẹ chồng tôi, bố tôi, đại diện đơn vị cũ của chồng tôi... thì tôi phải cắn răng làm mặt tỉnh, rẽ rọt bảo con rằng bố sẽ về nhà, bố sẽ ở trên bàn thờ. Tám năm đã qua, nhiều lúc tôi thấy mình choáng váng vì cảm giác tiếng gào của nó buổi sáng tinh sương đó vẫn cứ chói lói trong đầu, và cả vì cái nhìn của đứa em gái tôi lúc đó. Chỉ riêng nó không khóc. Nó đứng nhìn hai mẹ con tôi dỗ nhau và tôi thấy rất rõ gọng kính của nó lóe sáng bởi một tia mặt trời.

(Trăng góa)

VD: Do chiến tranh: Hình ảnh những cô gái phải xếp hàng trong những ngày đông rét buốt , những lúc sơ tán, gặp chuyện tốt cũng có, chuyện xấu cũng có…Phần lớn không được sống với tuổi thơ thực sự.

Có một thời buổi sáng mùa hè cuối tuần tôi hay theo chú cháu Thái Hằng dật dờ chính cái chỗ nhìn chéo qua nhà cụ Phán uống nước mía. Khi xe

biến về phía ngõ Liên Trì tôi mới biết họ là gái điếm vừa xong ca đêm. Chị bán hàng tống cây mía vào máy ép, ngấc mặt nhìn qua anh bơm vá xe đạp gần đấy, trống không: Xào khô xào ướt cả đêm qua mà không nhấc đít chạy cho nhanh thì khéo cụt bố nó cả vốn tự có.

(Phố vẫn gió)

Trong đời thường cũng có những người mất mát về tình cảm, tình yêu, hạnh phúc, mất đi sự lạc quan, tình cảm trong tâm hồn, sống với những lo toan nhỏ nhặt …

LMH viết không chỉ để nhớ một thời xưa, một thời đã xa với những kỉ niệm đẹp mà đó còn là những con người phải chịu mất mát, những con người biết chia sẻ với nhau; những con người thầm lặng, vui vẻ chấp nhận cuộc sống; những nghịch cảnh, thiếu thốn, khó khăn, cơ cực nhưng họ có khả năng chịu đựng, chấp nhận hoàn cảnh để vươn lên.

Trước hôm đi đứa bạn cho ngồi con xe mới mua chở lòng vòng các phố mới phố cũ tôi có ngang qua đó. Cả mặt tiền với những mái ngói duyên dáng chìa ra che những bao lơn song uốn mềm như những đài hoa khuất đằng sau một tấm bạt khổng lồ. Nghe đâu nhà mẹ anh Phan đã bán ngôi nhà cho chủ mới là đại gia nên cơ nghiệp ở tận vùng sâu vùng xa nào. Ông ta không vừa lòng với kiến trúc của ngôi nhà, quyết định đập đi sửa lại lấy chỗ cho tiền vào. Không biết cây mít sân sau mà ông trẻ tôi đã góp tay trồng trước ngày theo cụ Phán đi tản cư kháng chiến, cây mít mà ông bao năm trời băn khoăn có quả hay không có quả người ta có chặt đi không?

(Phố vẫn gió) 2.2.2.2 Con người trải nghiệm:

- Con người được viết ở giai đoạn bao cấp thời chiến tranh

Cái cớ để tôi gật đầu khi anh ngỏ lời thật đơn giản và thực ra là vô cớ. Anh từ quân khu về, đến thăm tôi tất cả các buổi tối còn được ở nhà. Như thế,

suốt mấy năm tôi học đại học. Tôi và một đứa bạn gái một hôm hứng chí ra ga tiễn anh. Buổi trưa. Nắng gắt. Ga Hàng Cỏ sặc sụa mùi nước giải. Có cảm giác cái mùi ấy bốc lên từ mọi ngóc ngách. Từ phòng bán vé. Từ phòng chờ. Từ đường ray. Từ các toa tàu. Tôi, con gái Hà Nội bốn đời, chưa bao giờ phải đi đâu xa một mình bằng tàu bằng xe. Chưa bao giờ ra ga. Buổi trưa đó tôi sững sờ. Anh khác hẳn những tối đến nhà tôi. Cái ba lô con cóc trĩu sau vai. Một chiếc khăn mặt buộc bên quai ba lô đã được dấp nước cẩn thận. Mồ hôi lan từ sau lưng ra, ướt sũng một khoảng vai áo phía trước. Chúng tôi nhìn nhau, lặng ngắt. Tôi có cảm giác bị một người vô hình lôi tuột khỏi thế giới của tôi

(Trăng góa)

Những ngày anh nằm viện vì chứng bệnh lạ lùng, tôi hầu như không ngủ. Trông anh ở viện. Đạp về trường. Đảo qua nhà nhìn con. Bầu vú tôi căng nhức. Nhưng tôi không thể về nhà theo cữ cho con bú. Thằng bé cai sữa vào độ ấy, lúc mới được chín tháng. Những ngày ấy tôi quên ý nghĩ vẫn luẩn quẩn trong đầu bấy lâu. Nhưng rồi nó trở lại một cách quái gở. Đúng lúc tôi đứng trong nhà lạnh chuẩn bị liệm xác anh. Da anh lúc đó xám xanh, mắt nhắm, không còn ám ảnh tôi bằng cái nhìn trôi lạc, đau đáu, những ngày cuối cùng. Có hai người giữ hai cánh tay tôi. Vô ích. Tôi đứng, không gào thét, không giãy dụa, không than thở. Nước mắt ứa ra. Người bềnh bồng như chênh vênh trên ban công không có chấn song chắn.

(Trăng góa)

Bi kịch thời hậu chiến

Nếu em bỏ cháu, miệng tiếng người đời em cũng vẫn không ngăn được. Đã chắc gì để mà hy vọng vào duyên muộn. Chỉ có điều em sợ... Nhà máy sẽ không kỷ luật em chứ

Đã thoát ly rồi mà phải đâm đầu về quê, ruộng đất vườn tược không, nhục thân em đã đành, cả nhà em nhục. Sinh cháu ra để cháu bị sỉ vả bêu riếu từ trong nhà ra ngoài làng, thà rằng em lại trèo lên cây đâm đầu xuống...

(gió ngày ấy còn thổi mãi) và sau này là giai đoạn bà sống lưu vong ở nước ngoài.

Phận lưu vong

Nghĩ tội nghiệp bà chị. Tuổi tàn rồi, rồi lại không quen chuyện sách vở, chẳng làm sao nhồi được tiếng xứ người vào đầu. Thỉnh thoảng nhìn ra, thấy cái bóng bé nhỏ cúi gập trên cái xe đẩy chất đầy hàng, buồn thắt lòng. Sao người mình khổ thế! Nào có dám mong mỏi gì nhiều đâu. Hạnh phúc trong khao khát của dân mình tỉ lệ thuận với hình vóc của dân mình thôi. Vậy mà người ta phải ra đi để tìm nó tận đâu đâu. Mình đàn ông, đàn ông thời này, chẳng còn biết phấn đấu cho lý tưởng gì, bạt xứ vì nợ vợ nợ con, cũng là xong một kiếp. Phận đàn bà, lơ ngơ ở đất người, tội quá!

(Như thế những ngày…)

… cái sinh vật hằm hằm trước mặt tôi đây thì không biết là loại gì? Trẻ. Trinh nữ thì chắc không. Đôi mắt đặc biệt. Biếc như bầu trời mùa hè Hi Lạp. Nói chung xinh. Nhưng mà dị hợm. Khoen nhẫn khắp nơi. Lông mày. Mũi. Môi. Lưỡi. Rốn. Tóc tai quần áo mốt lướp tướp. Đằng sau quay: thắt lưng: hình chạm một bàn tay xòe ra xoa vuốt.

- Hi! Mày thấy nước Đức thế nào? Đáng sống chứ?

Tôi im lặng. Ngẩng. Cúi. Chữ bắt đầu nhảy múa. Chị ả này muốn gì? Tôi đang ngồi trước nhà thờ. Đâu có phải là vườn hoa Bahnhof (1) trụ sở hội họp đảng bia rượu nhà mày.

- Sao mày không trả lời tao? Mày khinh người Đức hả? Vậy mày đến nước tao làm gì? Scheisse.... Tao chả còn một cent nào. Mày có thể mời tao

một hộp bia không? Hả? Có? Danke! (2) Mày tử tế lắm. Không như mấy đứa con của điếm kia.

( Bia rượu) Lưu vong trên chính quê hương

Chỉ thấy buồn và buồn cười. Chẳng biết có phải người đi xa lâu năm nào về cũng thấy toàn cảnh kiểu Sông Lấp (tên bài thơ của Tú Xương) thế này không? Chẳng biết có được phép buồn không? Vì một người Hà Nội như mình giờ muốn tới ngõ ngách nào cũng phải hỏi đường. Mà hỏi ai chứ? Toàn hỏi người Nam Định. Ừ, đi xe ôm tỉ tê với ông lái nào cũng là một ông Nam Định cả.

(Chiều cà phê quán nhỏ)

- Con người từng trải, con người phải trải qua sóng gió, con người đã đi qua thử thách của cuộc sống và coi trải nghiệm đời sống như một hành trình sống.

Kí ức về ngôi nhà xưa trên phố xưa của cụ Phán hình như ông trẻ ôm ấp bao năm nhưng hình như không di lại cho con cái trong nhà. Ngay trong đám giỗ cụ Phán hay giỗ ông bà trẻ, các cậu các dì tôi làm rất to, tôi cũng không bao giờ nghe ai nhắc nhớ về những gì đã mất. Đã có bao giờ đâu mà biết thế nào là mất. Đã sống bao giờ đâu mà nhớ tiếc. Thì cũng như với chú Kiên nhà Thái Hằng, chú không có một kí ức nào đáng kể về ngôi nhà mà tôi đã từng lắng nghe Bee Gees, Abba, Barbra Streisand, Simon & Garfunkel trong căn phòng có cửa sổ nhìn ra gốc bàng của chú Khôi.

Don't forget to remember me And the love that used to be I still remember you

I love you

I love you.

I? You? Tôi? Thái Hằng? Chú Khôi? Anh Phan? Béo? Hàng xóm cũ? Những nẻo phố?Những ngôi nhà? Những dằng dặc ngày rất trẻ?

(Phố vẫn gió)

Ở phương Tây có mấy loại : con người phiêu lưu, con người trải nghiệm. Ví dụ như Rôbinxơn, ở Trung Quốc có Tây du kí, những tác phẩm viết về người cá…, ở Việt Nam có Dế mèn phưu lưu kí- Tô Hoài là dạng tác phẩm có nhân vật phưu lưu.Ở đó nhân vật thích mạo hiểm, thích khám phá.

Thứ hai là con người sống và cảm nhận cuộc sống, thấy được cái hay, cái dở…người ta chí làm hai loại : con người chịu đựng và con người trải nghiệm.Đặc biệt là con người trải nghiệm, họ sống và họ trải nghiệm cuộc sống

Tôi phải về Hà Nội hàng ngày. Để tối tối đạp xe đến trường ngoại ngữ. Học gì đâu. Lớp ngoại ngữ ban đêm là nơi người ta tập cho nhau hát từng đôi chim bay đi tiếng ca rộn ràng. Chỉ cốt để thấy mình vẫn đang sống.

( Trên tay còn tuổi)

Con người sống và trải nghiệm kể cả hay hay dở đều toát lên những giá trị sống

-> Con người trải nghiệm: cảm nhận thuận, ngược chiều…toát lên vẻ đẹp bản lĩnh đời thường, chấp nhận cuộc sống và cảm nhận các giá trị cuộc sống theo tinh thần xây đắp nhân cách và bản lĩnh.-> giá trị nhân văn: không phải lí tưởng hóa mà vẻ đẹp toát lên từ cuộc sống đời thường.

Từ ngày có con đường mới đắt nhất Việt Nam, nhà ông trẻ từ một rẻo đất xóm Liều tiến thẳng ra mặt đường. Bà trẻ già lụ khụ mà minh mẫn lạ lùng, chia bôi cho con cái đâu ra đó, gọi công chứng đàng hoàng. Cả nhà vui như tết. Vui nhất là dì Quế An lấy ông chồng một thời làm đồn phó công an phường, nhờ thế mà xin được mảnh đất to đoành ở ngay mé bên kia đê, đường mới xong đình huỳnh là chủ của bốn số nhà liên tiếp nhau bề sâu chỉ

năm mét nhưng mặt tiền những mười sáu mét. Ông chú có võ đánh vợ như đấm bao trấu mà không vết, dì Quế An xinh thế mà cứ héo hắt như đàn bà hậu sản. Nhưng giờ thì dì cười rất tươi. Ông chú về hưu rồi, ít học lên tới đại úy là phải về, lại được cái có bệnh tiểu đường ngày nào cũng vén áo phơi bụng tự tiêm theo giờ ai không biết tưởng thằng nghiện già đang phê. Đâm lành. Đâm sợ vợ. Thời thế đổi thay, dì Quế An không biết có phải kế thừa được gen làm ăn của cụ Phán không, quản bốn cái nhà, cho tiền quay thoăn thoắt. Đúng, nhà mặt tiền là mặt tiền, mà không phải là tiền Việt Nam đồng ta.

(Phố vẫn gió)

Những mùa hè nối mùa hè. Bọn tôi vẫn chưa cưới. Người yêu tôi bảo:

Bọn mình cưới thì em nên nghỉ. Đi dạy thế này cực nhọc quá. Mà lương có

làm được gì đâu! Tôi ngồi nghe, lặng yên, gật. Nhưng cứ lần lữa không chịu cưới ngay. Đi làm thì thế. Nhưng bỏ việc... Làm gì cho hết ngày? Dù sao vẫn phải sống để hy vọng chứ.

(Trên tay còn tuổi)

Tôi không tiếc rẻ cái nghề đã kì cạch học và hành bao năm nữa. Cũng không hi vọng nữa. Tôi bỏ trường. Không chia tay với học sinh. Không liên hoan với đồng nghiệp. Gửi một cái đơn xin thôi việc lên Ban Giám hiệu và chờ nhận về một cục. Rồi xong. Nhưng đấy là sau khi người yêu tôi lấy vợ. Vợ anh trẻ hơn tôi, là bác sỹ mới ra trường, về làm phòng y tế ở cơ quan anh. Ông bố cô ta là giáo sư, trước cùng khoa với chị gái anh, từ ngày lên bộ đi nước ngoài như đi chợ. Hôm anh cưới, tôi đến đúng giờ ghi trong thiếp mời, thấy cô dâu tươi tắn và trong trắng quá.

Bây giờ, tôi mùa hè thì móc thuê. Mùa đông dệt len. Và đảm trách toàn bộ bầy gà công nghiệp. Có lần mấy đứa bọn tôi rủ nhau mở quán giải khát ở nhà Hà. Địa thế đẹp. Phòng rộng. Bàn cãi mấy buổi trưa vì cái tên của

Hồng Kông Đài Loan và có vẻ gợi. Mà sao vắng khách. Cả lũ bỏ một đống tiền để ốp tường bằng gỗ, mua bàn ghế cốc tách chanh đường cà phê bánh ngọt định kinh doanh theo kiểu Profi, rồi ra sức tiêu thụ hàng của chính mình, cuối mùa chia nhau nốt những thứ không ăn được uống được.

(Trên tay còn tuổi)

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w