Hiện thực của “thời khuất mặt” kí ức thời chiến tranh và bao cấp

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI (Trang 37)

cấp.

- Kỉ niệm thời thơ ấu nhọc nhằn

Yêu nhau có lẽ được gần nửa năm, hôm đi câu trên hồ Tây, trong lều, Cẩn buông cần, ôm lấy An, bình tĩnh cởi tiếp cái khuy thứ ba áo An, áp môi vào đó. Chỗ đó, An thấy bỏng rát như bị nước đá áp vào, và hoàn toàn phi lý, tự dưng đầu An lổn nhổn hình ảnh đống cá bể ươn lẫn trong những cục nước đá vàng khè đang tan, ở chợ Hôm, một ngày xa xôi, rất xa xôi, khi An còn bé tí, còn là lực lượng xếp hàng chủ lực của cả nhà trong việc giải quyết tem phiếu hàng tháng.

- Kỉ niệm thời bao cấp

“Vào xí nghiệp từ hồi mười tám, nhoáng cái nhìn quanh đã chẳng còn mấy người để ả gọi anh xưng em. Ả biến thành ‘chị ấy’, ‘bà ấy’ nơi của miệng thiên hạ lúc nào không biết. ‘Bà ấy tính cũng quái như người’. ‘Người đâu xấu người, xấu nết, xấu đến cả cứt’. Người ta cứ nửa đùa nửa thật nửa thương nửa ghét ả như thế. Nào ả có làm gì ai! Một thân một mình ở giữa một khu tập thể quanh năm suốt tháng ồn ào tiếng mẹ trẻ réo con tiếng chồng đay vợ ban ngày, tiếng rúc rích ban đêm sát liếp, ả đâm thù ghét cái hạnh phúc thực ra rất lem nhem mà thiên hạ bày trước mắt. Ả thành người đi sớm về muộn; thành chiến sĩ thi đua năm này qua năm khác. Người ta đâm ngại ả. Cái sự chăm chỉ quá đáng của ả, cả cái mác chiến sĩ thi đua kia nữa làm cho người ta mất thoải mái lúc tranh thủ uống ấm chè hay hóng hớt nhau trong giờ làm việc...”

(Có chồng)

- Kỉ niệm gia đình- tình yêu

Trường xa nhưng vẫn thuộc về Hà Nội, Hà Nội cận, nên vẫn có thể theo xe ca đi về hàng ngày, không phải ở lại tới cuối tuần. Bến tôi đi là bến gốc. Bến đến cũng áp bến gốc. Nên kiểu gì cũng có thể thu xếp được một chỗ ngồi. Đi được bốn tháng thì tôi tập được thói quen xe chạy tới bến thứ hai là ngủ. Xe dừng lấy khách, nóng như luộc; Một đứa nhỏ ăn mày kiêm ăn cắp bị bắt quả tang; Đầu va côm cốp vào cửa kính, vào tay vịn... Kệ. Ngủ đã. Không tập được thói quen này thì tôi chắc phải bỏ nghề. Xe chạy tuyến này là Carosa, nhập từ xứ rét nào chẳng biết, thời sinh viên bọn tôi gọi là xe Chaôicha, toàn cửa kính là cửa kính bí như một cái hầm. Lên xe thì đủ thứ mùi. Mùi mồ hôi. Mùi những bãi nôn lưu cữu. Mùi thuốc lá. Vào những hôm mưa phùn thì còn mùi quần áo của đủ hạng người lê la ở đủ các nơi. Sợ nhất là mùi phân gà trộn mùi tỏi tươi cộng thêm mùi hoa huệ của mấy bà buôn chuyến. Lần nào xuống xe tôi cũng phải tuột dép ngồi luôn ở vỉa hè để định lại thần trí.

Toát lên vẻ đẹp của con người: Khả năng chịu đựng trong gian khó

Thân vào nghề hoàn toàn ngẫu nhiên. Bố giáo viên dạy sinh vật và kỹ thuật ở trường làng, chẳng hiểu thời trẻ thế nào, chứ tới hồi Thân biết thì bố hoàn toàn thờ ơ với việc trường việc nhà. Mẹ đâm dặm đâm dụi với mấy sào ruộng khoán và gánh hàng xáo. Vườn nhà trồng độc chuối là chuối. Chẳng thấy bố dằn vặt với một kế hoạch VAC vườn ao chuồng nào. Mọi việc vào tay mẹ, rồi sau này sẻ bớt sang tay con Dậu. Con bé học dốt nhưng tính giỏi. Ruộng khoán cho thuê lại. Mẹ và con Dậu chuyên làm hàng xáo. Rồi con Dậu thôi không làm đủ các công đoạn xay giã giần sàng, xoay ra buôn gạo từ chợ huyện về Hà Nội. Sáng nó đạp xe đi. Chiều tắt nắng đạp xe về. Vừa đi vừa về, hàng ngày nó phải long nhong trên xe đạp tới bảy tám chục cây số là ít. Thóc cao gạo kém kiểu gì nó cũng xoay xỏa đủ đưa mẹ tiền chợ cho cả nhà và bảo mẹ thôi để lương bố cho bố. Rồi nó tính chuyện làm ăn lớn, ngồi một chỗ mua toàn tôm cua ốc ếch thuê chở lên Vân Đình, chất lên xe ca ra Hà Nội đưa tới các quán cơm gọi là bình dân mà trước đó nó không bao giờ dám lai vãng. Cả nhà mát mặt vì nó và đâm sợ nó - đứa con đường học hành thảm hại nhất nhà.

(Sông sẽ còn chảy mãi)

Hiện thực màu xám không hẳn mang lại cái cảm giác u ám, bi quan như người ta tưởng mà nhiều khi toát lên vẻ đẹp của những giá trị nhân bản: Không viết để lên án mà là những trải nghiệm của con người trong khó khăn.

Thân là người khiếp nó nhất dù được cô em cưng chiều nhất bằng tình của đứa con gái chịu thua thiệt dành cho ông

trưa từ trường nhảy xe về nhà, tới Vân Đình, gặp em gái tóc búi ngược, da mặt khô, xoe xóe chửi mấy người khác không chịu co chân tận mặt cho nó dồn các bao gạo vào gầm ghế, rồi sau đó lại thấy cười phe phé với tay phụ lái. Không bao giờ Thân dám để em gái biết mình đã thấy nó trong bộ dạng như thế. Thân sợ nó biết khéo nó phì cười. Từ lâu rồi, cô em không còn giữ cái vẻ cam chịu nhu thuận của đứa con gái chịu thương chịu khó nhiều thua thiệt.

(Sông sẽ còn chảy mãi)

Hụi cũng đang như bão thổi qua làng Thân. Con Dậu vỡ hụi, ngồi một đống ở nhà không dám bước ra khỏi ngõ. Mẹ phải gỡ cả đôi khuyên trên tai con út để trả nợ đậy cho nó. Nhà Thân đúng là chỉ còn độc một cái xác nhà mà nếu không phải do bố mẹ làm chủ thì khéo đến nước người ta vác xà beng đào cả móng lấy gạch mang về.

(Sông sẽ còn chảy mãi)

Linh Thoại trên Việt Báo nhận xét:

“Truyện ngắn của Lê Minh Hà cũng đầy những "thương nhớ khôn nguôi", với dòng sông, bờ đê gió, những ngọn rau thơm, một cái bát cũ, một tiếng dương cầm... Nhịp đời yên ả và bão nổi. Có những thế giới riêng tưởng chừng lạc điệu. Có những đau đớn êm dịu, những hoang mang không tránh được của phận người. Những hình bóng hằn sâu trong ký ức... "Những giọt trầm" ấy thả xuống tâm hồn người đọc, đọng lại niềm tin nhân bản về một đời sống sẽ chênh vênh biết bao nếu không có sự bền chặt của nghĩa tình. Niềm tin về những khoảng lặng còn đó, cho người ta ưu tư và yêu thương...”

(Việt báo số…)

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN LÊ MINH HÀ TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI (Trang 37)