Ở bài viếtnày tác giả cũng chỉ ra một số đặc điểm của thơ văn xuôi như: về hình thức, nó thường ngắn, không có vần; về nội dung, thơ văn xuôi cố gắng “rút lấy cái tính chất của sự vật, c
Trang 1ổn định, truyền thống, lại vừa có các yếu tố đổi mới do tiến trình văn học và do tàinăng sáng tạo của các nhà văn.
Sự vận động của thể loại có thể xét trên hai phương diện: thứ nhất là, sự kế tục,lưu chuyển nhưng không giữ nguyên mà có biến đổi, thứ hai là sinh thành một thểloại mới Xét đến cùng, mỗi hình thức ra đời đều có “cái lý” về mặt nội dung: thểhiện một quan niệm đối với đời sống, một nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật
và đồng thời cũng thể hiện một kênh giao tiếp với người đọc
1.2 Thơ văn xuôi là kết quả của sự vận động thể loại văn học thời kì hiện đại.
Với nhu cầu thể hiện cảm xúc trữ tình của cái tôi cá nhân đầy tâm trạng, các nhà thơ
của thời kì thơ ca hiện đại đã tìm đến với thể thơ văn xuôi Thơ văn xuôi có thể nói
là sự mở rộng và là “điểm văng xa nhất”[21;349] của thể thơ tự do Là loại thơ kén
độc giả bởi nó phản ánh một dung lượng hiện thực lớn đòi hỏi tự thân sự mở rộngcủa nó mới chuyên trở được hiện thực Tuy nhiên, có thể tin rằng thể thơ này sẽ giữ
vị trí quan trọng trong sự phát triển của văn học hiện đại, bởi nó có khả năng rất lớntrong việc thể hiện cá tính sáng tạo của nhà thơ, và bởi nó đẩy trí tưởng tượng liêntưởng của người đọc lên đến biên độ cao nhất
Đang trong quá trình vận động, chưa hoàn tất, là một trong những thể loại “sinh
sau đẻ muộn” nhưng đồng thời thơ văn xuôi cũng là thể loại thu hút được sự quan tâm
mạnh mẽ của giới sáng tác Hầu như không có một nhà thơ nào có ý thức đổi mới thơ
Trang 2ca lại không từng ít nhất một lần thể nghiệm thể thơ này Vì thế mà việc tìm hiểunhững đặc điểm biểu hiện của nó trong sáng tác của một số nhà thơ thành công với thểloại thơ văn xuôi ở Việt Nam như Chế Lan Viên, Nguyễn Quang Thiều, Thanh Thảo,Trần Anh Thái, Lê Văn Ngăn, Dương Kiều Minh, Vi Thuỳ Linh là rất cần thiết Từ
đó có thể thấy rõ hơn sự vận động và phát triển về mặt thể loại văn học
1.3 Thơ văn xuôi khởi phát ngay từ trong phong trào Thơ mới, phát triển tương đối
mạnh trong nền thơ kháng chiến (1945 - 1975) và từ sau 1975 đến nay có thể nói nó đãgiữ một vị trí nhất định trên thi đàn thơ ca hiện đại Việt Nam Đó là một bước tiến của
thơ văn xuôi mà trên con đường phát triển nó đã trải qua không ít thăng trầm và ngay
cả đến lúc này không phải hoàn toàn tuyệt đối chiếm được cảm tình từ phía người đọc.Ngay cả cái ranh giới giữa thơ văn xuôi và thơ tự do cũng vẫn là một vấn đề cần nghiêncứu, trao đổi Như vậy, sự hình thành, phát triển của thơ văn xuôi là một quá trình vậnđộng, biến đổi phức tạp, đa dạng Nghiên cứu hình thức nghệ thuật thơ Việt Nam hiệnđại không thể không nghiên cứu thể loại đặc sắc, thú vị này
Thực hiện đề tài “Đặc điểm thơ văn xuôi từ 1975 đến nay”, chúng tôi nhận thấy
nó vừa đáp ứng được tính thời sự, vừa có ý nghĩa văn học sử, vừa có ý nghĩa lý luận Hyvọng rằng bạn đọc sẽ hình dung được một cách đầy đủ và có hệ thống những đặc điểmcủa thơ văn xuôi trong tiến trình phát triển của thơ hiện đại Việt Nam sau 1975
2 Lịch sử vấn đề
Năm 1997, nhóm tác giả Nguyễn Văn Hoa và Nguyễn Ngọc Thiện cho ra đời
công trình Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) Công trình bao gồm
hai phần Phần một, tuyển chọn 161 bài thơ văn xuôi Việt Nam và 65 bài thơ văn xuôi nước ngoài (theo quan điểm của người soạn sách) Phần hai, tập hợp 19 bài viết của các tác giả trong và ngoài nước bàn về thơ văn xuôi hoặc những vấn đề liên
quan đến thể thơ này Tuy chưa phải là một chuyên khảo đầy đủ nhưng đây là côngtrình đầu tiên cho đến bây giờ có lẽ là duy nhất ở Việt Nam quan tâm tương đối
toàn diện đến thơ văn xuôi.
Qua mười chín bài viết trong tuyển tập có thể thấy rằng đó là những ý kiến bàn về
Trang 3bài viết: Một vài ý kiến về thơ văn xuôi của Xuân Diệu, Thơ văn xuôi của Hà Minh Đức và Tư duy và cấu trúc nghệ thuật thơ văn xuôi của Nguyễn Ngọc Thiện.
Bài viết của Xuân Diệu đã đề cập đến khá nhiều vấn đề xung quanh thể thơ văn
xuôi Xuân Diệu quan niệm: “có những bài “thơ” mà không chứa đựng một cảm xúc thơ, đó chỉ là những bài văn vần khô khan, lạnh lẽo; trái lại, có những bài văn xuôi mà đầy thi vị, đầy rung cảm thơ, đọc vào như tưới thấm tâm hồn người, vừa có hình tượng đẹp, vừa có âm thanh hay, lại có tiết tấu nhanh chậm của câu văn nữa Khi những bài
“văn xuôi có chất thơ” ấy mang chất thơ rất nhiều, thì nảy ra một sự thay đổi về chất lượng, về tính chất và hoá thành những bài thơ bằng văn xuôi” [36; 611] Ở bài viếtnày tác giả cũng chỉ ra một số đặc điểm của thơ văn xuôi như: về hình thức, nó thường
ngắn, không có vần; về nội dung, thơ văn xuôi cố gắng “rút lấy cái tính chất của sự vật, chú ý đến sự phản ánh, sự tác động của sự vật vào trong tâm hồn, trí tuệ con người thành cảm xúc, tình cảm, tư tưởng” [36; 611 ] Tác giả coi thơ văn xuôi như một
thứ thể điệu trung gian, là biểu hiện của việc “mở rộng các hình thức, các thể điệu đặng phục vụ cho sự diễn đạt nội dung đắc lực hơn” [36; 619 ]
Người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu thơ văn xuôi với tư cách một thể loại có
những đặc điểm riêng phân biệt với văn xuôi, thơ cách luật và thơ tự do là GS Hà
Minh Đức với công trình Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, xuất bản lần đầu tiên năm 1986 Trong công trình này Giáo sư cho
rằng, nội dung thi tứ là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt thơ văn xuôi và văn xuôi, trong khi sự khác nhau giữa thơ văn xuôi và thơ lại cần được xác định chủ yếu trên phương diện cấu tạo về hình thức, thể hiện trên nhiều khía cạnh: tổng số tiết tấu trong một nhịp thơ, số từ trong một câu và lối diễn đạt nội dung ý thơ, [23;625]
Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện qua bài viết Tư duy và cấu trúc nghệ thuật thơ văn xuôi đã nỗ lực đi tìm tính quan niệm của hình thức thể loại “Thơ văn xuôi ra đời, tôi nghĩ, trước hết là đòi hỏi của một tư duy nghệ thuật mới, đi tìm một độ căng thẩm mỹ mới dựa vào áp lực liên kết của các ý thơ, câu thơ xếp liền nhau theo một liên hệ cộng hưởng nước đôi: một mặt vẫn tuân thủ trục dọc liên tưởng của thơ, mặt khác thu nạp sự diễn tiến theo trục ngang của văn xuôi” [36;649] Tuy nhiên,
bên cạnh nhận định sắc sảo này, tác giả lại đưa ra những suy nghĩ cảm tính và mâu
Trang 4thuẫn với chính những quan niệm mà tác giả đã nêu ra, ví dụ như: Tác giả làm thơ văn xuôi phải chăng như muốn nhũn nhặn nhắn cùng người đọc: mong bạn thông cảm, tôi không đủ thời giờ gọt rũa câu chữ Mong bạn bớt chút thời giờ và kiên nhẫn đọc tôi, cùng qua thơ, chia sẻ những suy nghĩ về cuộc đời, con người và lẽ đời” [36;649].
Ngoài những bài viết kể trên, thời gian gần đây chúng ta thấy xuất hiện một số ý
kiến đáng quan tâm về thơ văn xuôi Tiêu biểu là những ý kiến của Hữu Đạt đăng rải
rác trong cuốn sách Phong cách học tiếng Việt hiện đại, xuất bản năm 2001; bài viết Nghĩ về thơ văn xuôi của tác giả Nguyễn Đăng Điệp, in trong cuốn Vọng từ con chữ, xuất bản năm 2003; tiểu luận Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm của thơ văn xuôi và
sự thể nghiệm thể thơ này ở Việt Nam của Trần Ngọc Hiếu, viết năm 2001; luận văn thạc sỹ năm 2005 Thơ văn xuôi và nhịp điệu trong thơ văn xuôi của tác giả Lê Thị Hồng Hạnh cũng là những tài liệu đáng quý; bài viết Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại của tác giả Lưu Khánh Thơ trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy do tác giả Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm
Thìn chủ biên, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2006 là một trong những bài viết giá trị.Điểm đáng ghi nhận trong những ý kiến của Hữu Đạt là tác giả đã chỉ ra những
đặc trưng về cách cấu tạo của mô hình câu trong thơ văn xuôi, kiểu câu trùng điệp
nhiều lớp lang, nhiều thành phần phụ Đóng góp của nhà nghiên cứu văn học
Nguyễn Đăng Điệp đối với thơ văn xuôi là ông đã chứng minh “sự xuất hiện của thơ văn xuôi không hề là một trò chơi tuỳ hứng” [21;350] Theo tác giả thơ văn xuôi
có ba tiền đề cơ bản: tham vọng nới rộng khả năng miêu tả hiện thực, tham vọng thể
hiện chân thực dòng ý thức của nhà thơ và ảnh hưởng của tiểu thuyết với tư cách là một thể loại mang đầy đủ nhất các đặc tính của văn xuôi, khiến cho thơ văn xuôi in rất rõ giọng nói đời thường.
Tiểu luận khoa học của Trần Ngọc Hiếu đã dựa trên cơ sở tiếp thu, hệ thống hoáđồng thời đối thoại với những ý kiến đã có để tìm ra một số đặc trưng nghệ thuậtcủa thể thơ Tác giả chỉ ra ranh giới giữa thơ văn xuôi với thơ tự do, thơ văn xuôivới văn xuôi trữ tình dưới cái nhìn của một người nghiên cứu văn học sử
Trang 5Thơ văn xuôi và nhịp điệu trong thơ văn xuôi của Lê Thị Hồng Hạnh đã hệ
thống hoá cơ sở lý thuyết về thơ văn xuôi, lý thuyết về nhịp điệu, khảo sát nhịp điệutrong thơ văn xuôi Luận văn đã tập trung làm nổi bật cách tổ chức nhịp điệu củathể thơ Tuy nhiên chúng ta có thể thấy ngay rằng nhịp điệu chưa phải là một đặcđiểm nổi trội của thơ văn xuôi
Bài viết của nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ không dài nhưng có thểthấy rằng đây là bài viết có tính chất khái quát về thơ văn xuôi Việt Nam Tác giả đãgiúp bạn đọc thấy được thơ văn xuôi ở Việt Nam là một thể loại đang trong quá
trình vận động và phát triển Theo tác giả, “Thơ văn xuôi đang ngày càng được các nhà thơ chú ý và cũng ngày càng chiếm được vị trí trong lòng người đọc Thơ văn xuôi đã có mặt trong hành trang của nhiều thế hệ nhà thơ” [52;395] Và “Thơ văn xuôi đã hiện diện trong đời sống thơ ca nước ta như một thể tài không thể bỏ qua”
“Nó đã và đang là một nơi thể nghiệm, một cái đích đi tới của nhà thơ, công chúng
và cả những người nghiên cứu phê bình” [52;396].
Gần đây, trên các báo, tạp chí, trang web về văn học, có một số bài viết về thơ
văn xuôi như Thơ văn xuôi - tiềm năng và triển vọng đăng trên trang http:// www.vietvan.vn; hay Thơ văn xuôi với những cảm nhận riêng của tác giả Dương Kiều Minh; Mấy ý kiến nhỏ về thơ văn xuôi Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn
Hoa
Tất cả các công trình nghiên cứu về thơ văn xuôi đã được nói đến ở trên lànhững gợi ý quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thơ văn xuôi từ 1975 đến nay, những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật thể hiện
Trang 6của Thanh Thảo; Sự mất ngủ của lửa (NXB Lao động, 1992), Những người đàn
bà gánh nước sông (NXB Văn học, 1995) của Nguyễn Quang Thiều; Trên đường (NXB Hội nhà văn, 2004), Ngày đang mở sáng (NXB Hội Nhà văn, 2007) của Trần Anh Thái, Viết dưới bóng quê nhà (NXB Hội nhà văn, 2008) của Lê Văn Ngăn, Khát (NXB Hội nhà văn, 1999), Linh (NXB Thanh niên, 2000) của Vi Thuỳ
Linh… là phạm vi tư liệu nghiên cứu của chúng tôi Ngoài ra còn một số những tưliệu có liên quan chúng tôi đã sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ chính của luận văn là cố gắng làm sáng tỏ những đặc điểm của thơvăn xuôi qua những chặng đường phát triển của thơ hiện đại Việt Nam
Thơ văn xuôi ra đời không phải là trò chơi về hình thức, mà là kết quả của ýthức nghệ thuật mang tính tự giác cao của các nhà thơ, góp phần đáp ứng những đòihỏi của thời đại và nhu cầu của cuộc sống Chính vì vậy luận văn sẽ cố gắng làmsáng tỏ vấn đề: đổi mới hình thức nghệ thuật cũng chính là đổi mới tư duy nghệthuật của các nhà thơ để chiếm lĩnh đối tượng phản ánh
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng đồng bộ các phương pháp sau để giải quyết đề tài:
- Phương pháp tổng hợp, nhằm có được một cái nhìn khái quát về thơ văn xuôitrong dòng chảy của thơ hiện đại Việt Nam
- Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm nhận diện những tìm tòi, đổi mới của cáctác giả thơ văn xuôi, đặc điểm của thể thơ này trong đối sánh với các thể thơ khác
- Phương pháp phân tích tác phẩm để thấy được một cách cụ thể những biểuhiện của thơ văn xuôi ở các phương diện nội dung và hình thức
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên khảo sát, nhận diện những đặc điểm của thơ vănxuôi từ 1975 đến nay như một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt Kết quả nghiên cứu
Trang 7của luận văn hy vọng sẽ đem đến một cái nhìn khoa học và có hệ thống về đặc điểmcủa thơ văn xuôi cũng như vị trí của thể thơ này trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấutrúc thành 3 chương như sau:
Chương 1 Những tiền đề hình thành và phát triển của thơ văn xuôi
Chương 2 Đối tượng thẩm mỹ của thơ văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay Chương 3 Những sáng tạo về hình thức nghệ thuật của thơ văn xuôi từ 1975 đến nay.
Trang 8NỘI DUNGCHƯƠNG I NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƠ VĂN XUÔI I.1 Giới thuyết về thơ văn xuôi
I.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của thơ văn xuôi
“Thơ ca, giống như bất cứ một hiện tượng nào khác, trong suốt chặng đườngtrường kỳ tồn tại, nó vừa cố gắng duy trì cái nhân lõi hợp lý làm nên vẻ riêng của nóvừa tìm cách biến đổi để tự làm giàu cho mình” (Nguyễn Đăng Điệp) Hình thứcthơ mỗi khi được làm mới mình lại chứa đựng trong nó những tư duy nghệ thuật
mới Thơ văn xuôi xuất hiện đã làm cho người đọc không khỏi ngạc nhiên Với một
hình thức mới, một tên gọi mới không mấy êm tai, lúc đầu không ít người đã chối
bỏ nó Nhưng rồi thơ văn xuôi vẫn cứ tồn tại, đi vào đời sống văn học, bởi “Thơ ca
không bao giờ hành trình đơn phương giữa những con người, mặc dù nó luôn tự dấn
thân cô đơn trong sáng tạo” [10;13] Cùng với thời gian, thơ văn xuôi trở thành một
trong ba hình thức cơ bản của thơ ca (hai hình thức khác là thơ cách luật và thơ tựdo) Sự hình thành và phát triển của nó khiến ta liên tưởng đến sự hình thành vàphát triển của “loài hoa bách hợp”
Có lẽ mỗi người nghiên cứu với mỗi quan niệm riêng của mình về thơ văn xuôi,
đều có lý do để chọn tác phẩm này hay tác phẩm khác làm cái mốc đánh dấu sự rađời của thể thơ này Nhưng có một điều mà hầu hết các tác giả đều thống nhất, đó là
dù thơ văn xuôi đã được thử nghiệm từ thế kỷ 18 hay Gaspard de la nuit của
Aloysiuss Bertrand mới là tác phẩm đầu tiên hiện diện chính thức trên thi đàn với tư
cách thơ văn xuôi thì cũng phải đến khi tác phẩm của Baudelare xuất hiện (năm
1855: tập Paris u buồn (Paris Spleen), năm 1858: tập Những bài thơ đêm và sau
đó năm 1867: tập Những tiểu phẩm thơ văn xuôi) mới giành được sự thừa nhận
rộng rãi Và một trong số những tác phẩm thơ văn xuôi xuất sắc nhất chính là tập
Hoa đăng (xuất bản năm 1886) của Rimbaud.
Trang 9Cuốn Những bức vẽ bằng phấn màu của Stuart Merrill, một tuyển tập thơ văn
xuôi Pháp lần đầu tiên được dịch sang tiếng Anh xuất bản ở New York năm 1890 đãgiới thiệu đến công chúng nói tiếng Anh những bài thơ văn xuôi rất đặc sắc Trongnhững năm tiếp theo, thơ văn xuôi bắt đầu thu hút được sự yêu thích của các nhàthơ trong trường phái suy đồi Các đại diện chính của thơ văn xuôi Anh trong nhữngnăm cuối thế kỷ XX gồm Ernest Dowson, William Sharp và Oscar Wilde Trong
hoàn cảnh chung của Mỹ học tự ý thức, thơ văn xuôi, yếu tố đặc trưng hoá sáng tác
của các nhà văn trong những năm 1880 và 1890, rất tự nhiên đã trở thành thể loạiđược ưa chuộng hơn nhờ kỹ xảo khéo léo và phong cách tinh tế
Nhắc đến thơ văn xuôi thế giới thế kỷ XX không thể không kể đến những bậc
thầy như Walt Whitman, R.Tagore, Edgar Allen Poe, Max Jacob, James Joyce,Amy Lowll, Gertrude Stein, và T.S.Eliot Hiện nay, các nhà thơ William CarlosWilliams, Russell Edson, Robert Bly, Charles Simic, Rosmarie Waldrop là nhữngtác giả đã thử nghiệm thành công thể thơ này
I.1.2 Quan niệm về thơ văn xuôi
Có lẽ sự tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thời điểm ra đời của thơ văn xuôi
chính là bởi câu hỏi thơ văn xuôi là gì? Đã rất nhiều nhà thơ, nhà phê bình và cả những người sáng tác thơ văn xuôi tìm cách trả lời câu hỏi đó Nhưng vì thơ văn xuôi, như tên gọi mang tính nghịch hợp của nó, là một thể loại mang tính trung gian,
nên việc tìm một cách hiểu thống nhất về nó quả thực vẫn là một thách thức đối với
chúng ta Mỗi nhà thơ, nhà phê bình, người nghiên cứu thơ văn xuôi, từ góc nhìn riêng của mình, đưa ra một cách hiểu riêng về thơ văn xuôi, nhấn mạnh đến đặc
trưng này hay đặc trưng khác của thể loại
I.1.2.1 Năm 1663, cha sứ địa phận La Bresch đã nói: Diễn giả dường như bay bổng bằng lời hùng biện, hoặc sứ giả say sưa khi mô tả kỳ tích lịch sử, đó là những người đích thực làm thơ bằng văn xuôi (Từ điển văn học Pháp, dẫn theo) [36;577].
Chúng ta có thể hiểu đây là một định nghĩa về thơ văn xuôi Trong thư gửi Charles
Perrault Boileau, Guez De Balzac cũng nói đến “những áng thơ mà chúng ta gọi là tiểu thuyết” [36;577].
Trang 10Ở đây, thơ văn xuôi được tác giả đồng nhất với những áng văn xuôi thi vị, thứ
văn xuôi nhịp nhàng, du dương, đậm màu sắc tu từ mà cuốn Từ điển lịch sử, chủ
đề và kỹ thuật văn học (văn học Pháp và nước ngoài - cổ và hiện đại) của Jacques
Denougin gọi bằng thuật ngữ Porse poétique - "văn xuôi có chất thơ"
Có thể thấy rằng, những định nghĩa, những ý kiến này đã đồng nhất thơ văn xuôi với văn xuôi có chất thơ Thực ra ranh giới giữa thơ văn xuôi và văn xuôi có chất thơ
hết sức gần gũi, thậm chí là mong manh Nhiều nhà nghiên cứu đã lấy văn xuôi làm
điểm tựa khi cần định nghĩa thơ văn xuôi Xuân Diệu là một trong những trường hợp
đó Nhà thơ đã từng viết: “khi những bài văn xuôi có chất thơ ấy mang chất thơ rất nhiều thì nảy ra sự thay đổi về chất lượng, về tính chất và hoá thành những bài thơ
bằng văn xuôi” [36;661] Có lẽ vì thế mà chính tác phẩm Toả nhị Kiều của Xuân Diệu
khi được cho rằng đó là một truyện ngắn, nhưng khi lại được xếp vào một trong những
bài thơ văn xuôi của văn học Việt Nam Quả thực hiểu tác phẩm này của Xuân Diệu là
một tác phẩm thơ văn xuôi hay một truyện ngắn cũng đều được
Thơ văn xuôi và văn xuôi có chất thơ có những điểm chung nhưng chúng không đồng nhất với nhau Chúng tôi đồng nhất với ý kiến cho rằng “về cơ bản thơ văn xuôi khác văn xuôi có chất thơ ở chỗ súc tích, cô đọng hơn, có nhịp điệu rõ rệt hơn,
và chứa đựng một thông báo khái quát hơn” [29;13] Có thể ghi nhận sự hiện diện
của văn xuôi có chất thơ là một tiền đề cần thiết cho sự ra đời của thơ văn xuôi Nó
“đánh dấu sự lên ngôi của một khuynh hướng hiện đại để có thể xoá bỏ ranh giới của hai thể loại văn học, văn và thơ, đồng thời xoá bỏ tính chất chuẩn mực của những nguyên tắc trước đây chỉ giành cho thơ” [36;580], đưa thơ xâm nhập vào văn
xuôi và ngược lại, nới lỏng những ràng buộc của thơ truyền thống
I.1.2.2 Khác với cách hiểu trên, một trong những nhà thơ văn xuôi vĩ đại nhấtthế giới đó là Baudelaire, trong lời đề tặng cho cuốn “Ler Pesse” của Arsene
Houssaye ra mắt tháng 2 năm 1862 ông đã viết: “Trong chúng ta có ai trong những ngày đầy tham vọng, lại không mơ tưởng đến một phép lạ của thể văn xuôi - thơ không điệu, không vần, hơi mềm và hơi cứng để có thể thích ứng với những vận
Trang 11động trữ tình của tâm hồn, với làn sóng mấp mô của mơ mộng, với những xúc cảm bất thường của lương tri?” (Từ điển văn học Pháp, dẫn theo) [36;578].
Vậy là với Baudelaire, thơ văn xuôi là loại “thơ không điệu, không vần” Liệu chăng, cách hiểu này đã là một cách hiểu hoàn chỉnh về thơ văn xuôi? Chúng tôi thừa nhận thơ văn xuôi là thể thơ không chịu sự quy định về vần điệu, có thể không cần vần điệu, nhưng việc đồng nhất thơ văn xuôi với thơ không vần e rằng sẽ gạt ra ngoài địa hạt thơ văn xuôi nhiều tác phẩm thơ văn xuôi có giá trị
I.1.2.3 Cách hiểu của Baudelaire về thể tài này vẫn chưa thực thoả mãn bạn
đọc, người nghiên cứu về thể thơ này Chúng tôi xin được đưa ra cách hiểu về thơ
văn xuôi được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay ủng hộ Tác giả bài viết What is prose poem?(Thơ văn xuôi là gì) đăng trên internet định nghĩa: “Thơ văn xuôi là
một thể thơ được đặc trưng hoá bởi sự không ngắt dòng Mặc dù trông nó giống với một đoạn văn xuôi ngắn, nhưng có thể thấy nó trung thành với thơ ở việc sử dụng nhịp điệu, các hình thái của lời nói, vần, sự trùng âm, sự hài âm và các biểu trưng”.
Trong lời giới thiệu Thơ văn xuôi: Hợp tuyển quốc tế, Michanel Benedikt cho rằng
thơ văn xuôi là “một thể tài thơ, được viết bằng văn xuôi một cách chủ ý, và được đặc trưng bởi việc sử dụng mạnh mẽ hầu như tất cả mọi phương diện của thơ ca, trong đó bao gồm hầu hết các phương tiện của luật thơ, ngoại trừ sự ngắt dòng”
(Dẫn theo [29;15]) Khi tìm hiểu về Paris u buồn của Baudelaire, Hoa đăng của
Rimbaud và một số đoạn trích từ các thử nghiệm văn xuôi của Pater, M H.Abrams
cũng cho rằng chúng giống với thể loại mà thế kỷ 19 gọi là thơ văn xuôi: “đầy súc tích, có nhịp rõ rệt, một tác phẩm đầy âm vang được viết như một chuỗi liên tục các câu không ngắt dòng” (Dẫn theo [29])
Ba ý kiến này đã chỉ ra những dấu hiệu quan trọng để nhận diện thơ văn xuôi, nó
đã nói đúng những đặc điểm cốt lõi của các tác phẩm thơ văn xuôi tiêu biểu Tuy nhiên, quan điểm này không phải không chứa đựng những điều cần bàn cãi Liệu thơ văn xuôi
chỉ gồm những bài được viết dưới hình thức không ngắt dòng hay không? Hay nóicách khác, liệu tiêu chí ngắt dòng hay không ngắt dòng đã chỉ ra được bản chất về cách
tổ chức văn bản của thơ văn xuôi chưa? Đó vẫn còn là một câu hỏi.
Trang 12Thơ văn xuôi đi vào đời sống văn học Việt Nam từ những thập kỷ đầu của thế
kỷ XX Trên con đường đi của mình, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình
văn học Việt Nam cũng luôn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi thế nào là thơ văn xuôi?
Nguyễn Trọng Tạo, người luôn mang trong mình ý thức đổi mới thơ ca đã đẩy
lên cao quan điểm của Baudelaire khi ông cho rằng: “Thực chất thơ văn xuôi chính
là thơ không vần hay nói cách khác nó là biến cách của thơ không vần” [36;653]
Lê Thị Hồng Hạnh, tác giả của luận văn Thơ văn xuôi và nhịp điệu trong thơ văn xuôi đưa ra cách hiểu của mình về thể tài này như sau: “Thơ văn xuôi là thể thơ được trình bày dưới hình thức văn bản văn xuôi (gồm những câu có cấu trúc như cấu trúc văn xuôi) nhưng mang đậm chất thơ nhờ âm vang của nhịp điệu, việc sử dụng các biểu trưng nghệ thuật và việc hướng vào khai thác chiều sâu thế giới nội tâm của con người” [29;17] Tác giả luận văn nhấn mạnh yếu tố nhịp điệu trong thơ
văn xuôi và xem nó như một tiêu chí quan trọng nhất Và như chúng tôi đã nói trongphần lịch sử vấn đề thì nhịp điệu chưa phải là yếu tố nổi trội trong thơ văn xuôi
Nhiều tác giả trong cuốn Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 2000 đã viết “Thơ văn
xuôi là loại thơ trữ tình có cấu trúc câu giống văn xuôi, câu nọ tiếp câu kia không xuống dòng, gần như không vần, nhịp điệu không mang đầy đủ tính chất cố định, mạch câu chảy tràn không chịu ràng buộc theo niêm luật nào, là sự dãn ra của các hình thức thơ tự do, rất dạt dào tình ý và cảm xúc” [73;87] Chúng tôi tán thành
cách hiểu này của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, theo chúng tôi cần phải nói thêmrằng, một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, nó khiến cho thơ văn xuôi chứađựng và phản ánh một dung lượng hiện thực lớn của cuộc sống đồng thời phản ánhđược rõ nhất tư tưởng của nhà thơ ấy là ngôn ngữ thơ, thứ ngôn ngữ chứa đựngnhững trường liên tưởng, suy tưởng mở rộng
Có thể thấy rằng, tìm một cách hiểu thống nhất về thơ văn xuôi không hề đơn
giản, thậm chí như đã nói, nó vẫn là một thách thức Và nói như Lê Thị Hồng Hạnh,
tác giả của “Thơ văn xuôi và nhịp điệu trong thơ văn xuôi”: “Đưa ra một định nghĩa đóng kín, hoàn tất về thơ văn xuôi là một điều không tưởng” [29;17] E.M Cioran
Trang 13định nghĩa cũng có nghĩa là dùng sự độc đoán của mình để phá bỏ nó, trao cho nó
sự nhạt nhẽo vô vị và tiêu huỷ nó” [Dẫn theo 29;17] Tuy nhiên, vẫn phải khẳng
định rằng, tất cả những cách hiểu về thơ văn xuôi của những người đi trước là
những gợi ý rất quan trọng và là những cơ sở để chúng ta xác định các tác phẩm thơvăn xuôi
Quan niệm của luận văn về thơ văn xuôi
Chúng tôi quan niệm thơ văn xuôi, về mặt hình thức có hai dạng:
- Dạng điển hình: những bài thơ không ngắt dòng, có thi tứ và xuất hiện vớihình thức những đoạn văn xuôi, ngắn hoặc dài
- Dạng không điển hình: là những sáng tác có hình thức gần với thơ tự do, cócâu dài ngắn xen nhau, chủ yếu là câu dài chia làm nhiều dòng nhưng không có vần
I.1.3 Thơ văn xuôi và một số thể loại lân cận
Tzvetan Todorov thật có lí khi cho rằng “Một thể loại mới bao giờ cũng là sự biến đổi của một hoặc vài thể loại khác, bằng sự đảo ngược, thay thế và kết hợp” [Dẫn theo 29;28] Vốn là một “loài hoa bách hợp”, thơ văn xuôi rất gần gũi và có sự giao thoa với một số thể loại văn học khác như tuỳ bút văn học và thơ tự do Ranh
giới giữa chúng không phải lúc nào cũng thật rõ ràng Song, để xác định nội hàm
khái niệm thơ văn xuôi, chúng tôi nghĩ, cần phải chỉ ra ranh giới giữa thơ văn xuôi
và các thể loại trung gian đó
I.1.3.1 Thơ văn xuôi và tuỳ bút văn học
Tùy bút là tiểu loại văn học giàu tính chất trữ tình nhất, thuộc thể kí văn học, rất
gần gũi với thơ văn xuôi Chất trữ tình của tùy bút thể hiện ở sự xuất hiện khá cao nồng
độ cảm xúc của người viết Tùy bút được tạo nên bởi lối viết tự do, phóng khoáng và
cá tính độc đáo của người viết nên quan niệm về tùy bút cũng khá tự do và đa dạng
Song dù với rất nhiều hình thức diễn đạt khác nhau nhưng khái niệm tùy bút vẫn bao
hàm hai nội dung cơ bản, làm nên bản chất thể loại là: viết về người thật, việc thật bằngmột lối viết tự do, phóng túng và mang đậm cá tính của người viết
Trang 14Các tác giả biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm “tùy bút (tiếng
Pháp: essai, tiếng Anh: essay)” là “một thể thuộc loại hình kí, rất gần với bút kí, kí
sự Nét nổi bật ở tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể cóthực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánhgiá của mình về con người và cuộc sống hiện tại Cấu trúc của tùy bút, nói chung,không bị ràng buộc, câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể, song nội dung của nó vẫnđược triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định Ngônngữ tùy bút giàu hình ảnh, chất thơ" [32;380]
Cả hai quan niệm trên đều khẳng định tùy bút là tiểu loại giàu chất trữ tình, cấutrúc văn bản tự do, không ràng buộc câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể, nội dungđược triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ
Từ quan điểm của người sáng tác, Nguyễn Tuân - nhà văn gắn bó cả cuộc đời vớithể tùy bút và tên tuổi gần như “trùng khít” với tùy bút - có một định nghĩa rất đơngiản, rất tùy bút, “Tùy bút là tùy theo bút mà viết” Ở đây nhà văn đã khẳng địnhtính chất tự do của nghệ thuật viết tùy bút, chỉ có một điều duy nhất ràng buộc ngòibút của người viết, đó là cảm xúc Sự thật là cái cớ để nhà văn thể hiện suy ngẫmcủa mình về cuộc đời Trình bày một lượng kiến thức phong phú về sông Đà là cái
cớ để Nguyễn Tuân thể hiện cảm hứng ngợi ca phẩm chất nghệ sĩ và khả năng bấttận của con người
Đọc tác phẩm tùy bút có thể dễ dàng nhận ra nghệ thuật trần thuật, vốn là đặctrưng của tự sự, rất gần với trữ tình, nó như một áng thơ văn xuôi với những hìnhảnh gợi cảm, rõ nét sắc màu cảm xúc với lối ví von so sánh độc đáo thiên vềphương diện tâm lí
Thơ văn xuôi và tuỳ bút văn học có một số điểm giống nhau cả về hình thức lẫnnội dung
Về nội dung, chúng đều chú trọng khai thác thế giới nội tâm của cái tôi trữ tình,không bị ràng buộc, câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể (tuy có thể chứa đựng mộtcốt truyện nhưng không lấy việc kể chuyện làm cứu cánh), cùng mang thế mạnh của
Trang 15chất suy tưởng và chiều sâu triết lí Về hình thức, chúng được trình bày trong dạngthức văn bản văn xuôi, ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm chất thơ.
Trên cái nền chung đó, cả hai thể loại này có cách tổ chức và năng lực gợi cảmkhác nhau Khác với tuỳ bút phải lấy điểm tựa từ một số sự kiện có thực trong đờisống, cái cốt lõi của tùy bút bao giờ cũng là một thông tin hiện thực nào đó, và sự
thực ấy là cái gốc để mạch văn phát triển, thơ văn xuôi hầu như chỉ khai thác dòng
suy nghĩ chủ quan của nhân vật trữ tình Chẳng hạn như, trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, mạch suy nghĩ liên tưởng tài hoa của tác giả tuy rất
được chú trọng nhưng không lấn át mạch kể về sự kiện ông lái đò vượt thác Trong
khi đó, ở bài thơ văn xuôi Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ của Chế Lan Viên,
khám phá và phân tích thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình trở thành mục đích chủyếu của nhà thơ:
Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể / Là cái sân nhỏ xíu lại cân đời./ Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh / Không phải chỉ “ơ hời” mà còn đập bàn, quát tháo lo toan./ Đóng bài thơ như cái cọc vào đời để chống nước trôi xuôi / Làm cho mọi người nghe được cái vô hình này: thời gian họ sống./Anh phải làm cho thời đại đến sớm hơn là nó đến / Anh là gió đưa hương, nhưng chính anh lại phải là hương./ Lấy bát cơm ngày mùa trả lời cho cơn đói / Cái ấy thơ hơn, hay những bài thơ rỉ
rên về trận đói thơ hơn? (Trích “Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ ” )
Tràn ngập trong bài thơ là những suy ngẫm về nghề, về thơ, của nhà thơ ChếLan Viên chứ không phải là những sự kiện diễn ra
Đến với thơ văn xuôi, người đọc cũng thấy được rằng, hình ảnh trong thơ vì
được khúc xạ qua cảm nhận chủ quan của nhà thơ mà nhiều khi được đẩy sang bờ
“tượng trưng”, “siêu thực” Trong Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử, những sự
kiện, hình ảnh có thực (hai chị em bơi thuyền trên sông giữa đêm rằm, bến đò thônchùa Mo, động cát Quảng Bình) cũng biến hoá thành những “huyền ảnh” trong cõimộng Đêm rằm trở thành “một đêm siêu hình, vô lượng, tượng trưng của một mùa
ao ước, xây bằng châu lệ, làm bằng chiêm bao và hơn nữa, hiện hình của một miền
Trang 16khoái lạc chê chán” Sông thành sông Ngân, bến sông thành bến Hàn Giang, độngcát thành chốn “nước Nhược non Bồng, động phủ thần tiên ngàn xưa còn xót lại”.Các hình ảnh trong tuỳ bút không vậy Chúng có thể được các nhà nghệ sĩ đặtvào rất nhiều trường liên tưởng, với những so sánh, ẩn dụ đầy biến hoá, nhưng vẫnluôn giữ được cái lõi hiện thực Trong cái nhìn của Nguyễn Tuân, ông lái đò dù biếnthành vị tướng xung trận đầy dũng mãnh, thác đá dù như một đội quân ngoan cố vàhiểm độc, người đọc vẫn cảm nhận đó là con người, là những sự việc của đời sốngthực tại Những so sánh, liên tưởng của tác giả không làm cho các hình ảnh biếnthành siêu thực mà khiến chúng hiện hữu sống động hơn.
Giữa thơ văn xuôi và tuỳ bút văn học còn khác nhau ở cách xây dựng nhân vật Trong thơ văn xuôi hầu như chỉ tồn tại một nhân vật duy nhất, đó là nhân vật trữ
tình - cái tôi - tác giả Bài thơ như cuộc chạy đua của ngôn từ với dòng thác cảm
xúc ào ạt của thi nhân Tất nhiên cũng có tác phẩm thơ văn xuôi có tới hai nhân vật,
ví dụ Cuộc đối thoại của nước (Dạ Thảo Phương) có nhân vật trữ tình “ta” và nhân
vật người mẹ - người đối thoại với nhân vật trữ tình Nhưng, những nhân vật phụkiểu này chỉ đóng vai trò như cái cớ để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm nghĩ chủ quan.Nhân vật trữ tình qua việc soi mình vào nhân vật “phụ” để hiểu mình và tự đối thoạivới chính mình
Trong tuỳ bút, bên cạnh nhân vật trữ tình còn có các nhân vật khác tham gia vào
diễn biến sự kiện Ví dụ, trong Người lái đò sông Đà, bên cạnh nhân vật “tôi” là
bức phù điêu tái hiện ông lái đò quả cảm, tài hoa
Người đọc cũng có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong cách tổ chức tác
phẩm của thơ văn xuôi và tuỳ bút văn học Tuỳ bút văn học thường được tổ chức với mạch lập luận tương đối rõ, trái lại mạch vận động trong thơ văn xuôi có phần khó
nắm bắt, sự liên kết giữa các hình ảnh thơ nhiều khi rất ngẫu hứng Nội dung của
tuỳ bút thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định, trong khi nội dung của thơ văn xuôi thường chứa đựng những hàm nghĩa
biểu đạt đa trị, không cố định
Trang 17Có thể thấy thơ văn xuôi giống với tuỳ bút văn học ở chỗ, cùng chú ý khai thác
những suy nghĩ chủ quan của nhân vật trữ tình, thông qua những câu văn xuôi đầyhình ảnh, mang chiều sâu trí tuệ Nhưng thơ văn xuôi khác với tuỳ bút ở chỗ, khôngbám vào sự kiện, hình ảnh mang tính tượng trưng, khơi gợi nhiều trường liên tưởng,cách tổ chức, chủ đề tư tưởng không cố định
I.1.3.2 Thơ văn xuôi và thơ tự do
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều những nhà nghiên cứu thơ ca hiện đại mỗi
khi nhắc đến thơ văn xuôi lại đặt thơ tự do trước, cùng hoặc sau nó Cũng không
phải ngẫu nhiên mà cùng một bài thơ nhưng người thì “xếp chỗ” cho bài thơ đó ở
thể thơ tự do, người thì gọi đó là một bài thơ văn xuôi Có lẽ không chỉ bởi thơ văn xuôi vốn là “hậu duệ” của thơ tự do mà còn là bởi thơ văn xuôi có nhiều điểm rất
gần gũi với người anh em này của nó
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp gọi thơ văn xuôi là “điểm văng xa nhất” của thơ tự
do [21;349] Khó có cách gọi nào về thơ văn xuôi hay hơn cách gọi này Nó khiến cho chúng ta hiểu thế nào là thơ văn xuôi một cách nhanh nhất Và nó cũng khiến cho bạn đọc mỗi khi chạm vào thể tài thơ văn xuôi lại không thể không nghĩ đến vai trò của thơ tự do - một thể loại văn học đã phá vỡ hệ thống thi pháp của thơ ca cổ điển, thành trì vững chắc của những khuôn khổ, luật lệ gò bó
Tác giả Hữu Đạt trong cuốn Phong cách học và các phong cách chức năng Tiếng Việt cũng cho rằng “Về mặt ngôn ngữ có thể coi thơ văn xuôi là hình thức
phát triển cao nhất của thơ tự do”.
Ranh giới giữa thơ văn xuôi và thơ tự do quả thật không phải lúc nào cũng rõ
ràng Dù có những điểm giao thoa nhưng giữa hai thể thơ này vẫn có những tiêu chínhất định để chúng ta phân loại nó
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng, tiêu chí quan trọng nhất để phân định thơ
tự do và thơ văn xuôi là tiêu chí có hay không có sự phân dòng: “thơ văn xuôi khác thơ tự do ở chỗ không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ làm đơn vị nhịp điệu”.[31;319]
Trang 18Chúng ta biết rằng, nếu như thơ tự do vẫn duy trì một đặc điểm hình thức của
thơ: văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn
vị nhịp điệu thì ở thơ văn xuôi, ngay cả đặc điểm hình thức cuối cùng khiến nó có
thể được người đọc nhận diện như một văn bản thơ cũng có thể bị tiêu huỷ
Đây là một cách phân biệt có cơ sở, nó nhấn mạnh vào sự khác biệt về đơn vị
cấu tạo nhịp điệu của hai thể thơ Ở thơ tự do, đơn vị đó là dòng thơ Trong khi đó,
ở thơ văn xuôi, đơn vị đó là đoạn thơ, gồm nhiều dòng thơ hợp lại.
Cách phân biệt này tuy có cơ sở nhưng chưa phải là đã là đúng với mọi trườnghợp Bởi, trong thực tế, có nhiều bài thơ mà đơn vị cấu tạo nhịp điệu là dòng thơ
nhưng đó lại là những áng thơ văn xuôi, thậm chí còn là những áng thơ văn xuôi
xuất sắc Ví dụ như các bài thơ của W.Whitman (Bài hát chính tôi, Ra đi từ Paumenoc, ) hay một số sáng tác của Chế Lan Viên (Cành phong lan bể, Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ ) Hay cách phân loại của PGS.TS Lưu Khánh Thơ trong bài viết Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại cũng là một ý kiến như vậy:
“Thời kỳ thơ mới 1932 - 1945 có một số bài thơ văn xuôi như Tình già (Phan Khôi), Giọt sương hoa (Phạm Văn Hạnh), Giọt mưa rơi, Thanh khí (Nguyễn Xuân
Sanh) Ngay từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã xuất hiện những bài thơ
văn xuôi như bài Đêm mít tinh của Nguyễn Đình Thi, Nhớ của Hồng Nguyên, Nhớ máu của Trần Mai Ninh.” [52;116 ] Đó là những bài thơ gồm nhiều câu thơ mở
rộng, kéo dài, có thể đến 12,13, thậm chí hơn hai mươi âm tiết, có ngắt dòng Liệu
chăng việc xếp những bài thơ này vào địa hạt thơ văn xuôi là một việc làm thuần
tuý, cảm tính, chủ quan?
Chúng ta hãy thử đặt ra những cơ sở thực tế để những nhà nghiên cứu văn học
xếp các bài thơ trên vào thể loại thơ văn xuôi.
Thứ nhất, thông thường thì các câu thơ được giới hạn trong khoảng 10 âm tiết,nhưng có những câu phá vỡ ngưỡng âm tiết này, kéo dài đến mười mấy tiếng nó sẽ
có xu hướng văn xuôi hoá về mặt hình thức
Thứ hai, đúng như ý kiến của Hữu Đạt, ông cho rằng cách tổ chức câu của thơ
Trang 19điệp về cấu trúc, sử dụng nhiều thành phần mở rộng, thành phần liên kết Vì thế mà
những bài thơ tự do với những câu thơ được tổ chức theo mô hình cấu tạo của câu
văn xuôi, dù gồm những câu thơ kéo dài hay những câu thơ có số lượng âm tiết hạn
chế, đều có thể được coi là những bài thơ văn xuôi
Tất nhiên, dạng điển hình nhất của thể thơ văn xuôi vẫn là những bài thơ được
trình bày như văn bản văn xuôi, chỉ xuống dòng sau khi đã tạo ra những chiết đoạn
và những bài thơ gồm những câu thơ chiếm số lượng dòng in lớn
Như vậy, nói đến số lượng âm tiết trong một câu thơ vẫn chưa đụng chạm đếnbản chất cốt lõi của vấn đề, mặc dù khi áp dụng vào thực tế, đấy sẽ là tiêu chí hữuích để ta dễ dàng nhận diện các bài thơ Ngoài tiêu chí dòng thơ chúng tôi đồngquan điểm với nhà nghiên cứu Hữu Đạt, ấy là cần chú trọng đến nghệ thuật tổ chứclời thơ Điều này sẽ được chúng tôi lý giải ở phần sau của luận văn
Nhìn trên trục thời gian có thể thấy, càng ngày, văn học càng đa dạng về thểloại, phát triển mạnh cả về hai cực: cực thơ và cực văn xuôi Trong mô hình Kraft
thơ văn xuôi nằm ở vùng giao thoa giữa hai thể loại trung gian tuỳ bút văn học và thơ tự do.
Giữa thơ văn xuôi, tuỳ bút văn học và thơ tự do có những ranh giới nhất định
song cũng có những điểm giao thoa mà người nghiên cứu không thể không thừanhận Sẽ là quá cứng nhắc khi cứ quyết liệt đi tìm những tiêu chí để phân định rõràng các thể thơ ấy Không phải không có lí khi Frederich Schlegel nói “Mỗi bài thơ
tự nó là một thể loại”
I.2 Lịch sử hình thành và phát triển thơ văn xuôi Việt Nam
I.2.1 Thơ văn xuôi ở Việt Nam
Thơ văn xuôi ở Việt Nam chỉ thực sự được đánh dấu khi một số sáng tác trong thời
kỳ Thơ mới ra đời như Giọt sương hoa của Phạm Văn Hạnh, Giọt mưa rơi, Đất thơm của Nguyễn Xuân Sanh, Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử
Người ta đã và sẽ còn làm một công việc tưởng như quen nhàm nhưng lại rất cần
thiết là truy tìm nguyên uỷ thơ ca và cắt nghĩa quá trình tiến hoá của nó Với thơ văn
Trang 20xuôi Việt Nam, chúng tôi cho rằng, được hình thành từ hai nhân tố cơ bản Thứ nhất, đúng như ý kiến của Xuân Diệu khi nhà thơ nói, “thơ văn xuôi Việt Nam có thể tìm thấy tổ tiên của mình trong một số thể văn truyền thống như phú, câu đối, văn tế cáo, hịch ” [36;611] Chúng gần với thơ văn xuôi ở chỗ cũng đứng ở ranh giới giữa thơ và
văn xuôi, là văn xuôi nhưng có vần, có nhịp, có cách dùng ngôn từ và hình ảnh hoa mĩ
Hay như ý kiến của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Nghĩ về thơ văn xuôi:
“thơ văn xuôi không phải đến thời kỳ hiện đại mới hình thành mà đã có mầm mống từ rất lâu trong lịch sử Ngay trong lối văn biền ngẫu chẳng hạn, sự pha trộn giữa thơ và văn xuôi khá rõ Đó là chưa nói đến chuyện, những câu thơ dân gian có tính phá luật cũng đã trở thành những dấu hiệu ban đầu để tạo sự nới giãn dòng thơ, mở ra khả năng đưa chất văn xuôi vào thơ trở nên dễ dàng hơn” [21;350].
Tuy nhiên, theo chúng tôi đây chưa phải là một nhân tố cơ bản của việc hình
thành thơ văn xuôi ở Việt Nam Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh đến chính là nhân
tố thứ hai, sự ảnh hưởng của nguồn thơ Pháp
Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây qua kênh văn học Pháp đã gợi ý cho các thi
sỹ Thơ mới về tiềm năng của một thể loại văn học mới, sau khi đã thu nhận vàomình âm hưởng của văn xuôi có nhịp truyền thống trong kho tàng văn học dân tộc.Bởi thế mà ngay trong giai đoạn đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam đã xuất
hiện không ít những bài thơ văn xuôi.
Từ khi khởi phát cho đến nay thơ văn xuôi Việt Nam luôn vận động và phát
triển dẫu quá trình của nó gặp không ít khó khăn, chưa một lần thực sự nở rộ Vàcho đến ngày nay không phải lúc nào nó cũng được đón chào nồng nhiệt Đang
trong quá trình vận động, chưa hoàn tất, song, thơ văn xuôi như đã nói cũng là thể
loại thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của giới sáng tác 161 bài thơ văn xuôi của
126 tác giả Việt Nam được tuyển chọn và giới thiệu năm 1997 trong cuốn Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) là một số lượng không nhỏ Trong đó,
phần Thơ văn xuôi Việt Nam, tác giả đã sắp xếp trình tự theo hai mốc thời gian:
Trước 8/1945 và Sau 8/1945 đến nay (1997 cuốn sách được xuất bản) Từ đó cho
Trang 21tác bằng thơ văn xuôi có chất lượng ra đời Sau thế hệ của Hàn Mặc Tử, Nguyễn
Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, Phan Khôi, Thâm Tâm, Xuân Diệu, Yến Lan là thế
hệ của Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên, Trần Mai Ninh, Chế Lan Viên rồi đếnthế hệ của Nguyễn Quang Thiều, Thanh Thảo, Trần Anh Thái, Lê Văn Ngăn,Dương Kiều Minh, Phan Thị Vàng Anh, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư Họ lànhững người luôn ý thức cho sự khai mở một lối đi riêng Chúng ta cùng hy vọngvào sự phát triển và thành công của thể loại thơ ca này trong tiến trình làm mớimình của nền văn học hiện đại Việt Nam
I.2.2 Những chặng đường phát triển của thơ văn xuôi Việt Nam
I.2.2.1 Trước 1945
Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã gọi sự tiếp xúc của người
Việt với văn hoá phương Tây là “một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ”[80;15] Và với người nghệ sỹ lúc bấy giờ thì “Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta”[80;17] Tản Đà, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận , “Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp”, chắc chắn họ không thể nào không chú ý đến thơ văn xuôi Thơ văn xuôi đã xâm nhập vào Thơ mới từ con
đường thơ tượng trưng, siêu thực của phương Tây
Tác giả Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Thiện bằng quan điểm của mình đã
tuyển chọn 16 tác giả với 24 tác phẩm thơ văn xuôi giai đoạn Trước 8/1945 trong
cuốn Tuyển tập Thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) Số lượng này cũng
chứng tỏ rằng thơ văn xuôi đã thực sự được những nhà thơ lãng mạn quan tâm, thử
nghiệm Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh đã có những áng thơ vănxuôi rất tinh khiết trong đó ta thấy thấp thoáng bóng dáng thơ Paul Éluard:
“Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng cung nữ thời xưa Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa, và linh hồn vẫn
là linh hồn tôi năm trước Chân ai đi xa vắng ngày xưa, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh?
Trang 22Thu đã về đây, tôi làm nữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và
cả rừng, cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để hiểu thêm một ít, nhớ thêm một ít, và
yêu thêm rất nhiều” (Đinh Hùng, Cảm thu)
“Giọt mưa rơi, mưa rơi, giọt mưa rơi Mưa rơi kết tinh suy tưởng của hồn ta Tương tư của hai ta có phải cầm giữ đâu vô bờ bến? Nó thành giọt, để đọng giọt nhớ thương Nó nhẹ nhàng, êm ái, nhưng nó bao la như những cõi vô cùng, hàng vạn triệu Chiều nay ngoài khung cửa sổ đời ta, từng giọt, từng giọt, từng giọt, nhưng ta biết lấy gì đếm được.
Mưa rơi từ trăng xuống, Mưa rơi từ đất cỏ, đi lên Từ trăng xuống, từ đất lên,
những sáng và những trưa mai, và giọt mưa rơi ” (Nguyễn Xuân Sanh Giọt mưa rơi)
Những nhà thơ sáng tác thơ văn xuôi ở giai đoạn văn học trước 1945 như những
người mở đường cho một thể loại văn học mới ở Việt Nam Sự sáng tạo của họ vẫncòn mãi giá trị
I.2.2.2 Từ 1945 đến 1975
Từ 1945 đến 1975 thơ văn xuôi tiếp tục được phát triển Trong tổng số 110 nhàthơ được tác giả Nguyễn Văn Hoa và Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn và giới thiệu
trong cuốn Tuyển tập thơ ăn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) ở phần “Sau 1945”,
chúng tôi thống kê được khoảng 19 tác giả có những tác phẩm thơ văn xuôi sáng tác
ở giai đoạn 1945 - 1975 “ngay từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã xuất hiện những bài thơ văn xuôi như bài “Đêm mít tinh” của Nguyễn Đình Thi, “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Nhớ máu” của Trần Mai Ninh”[36;116] Một số những nhà thơ nổi
tiếng khác đã sáng tác các tác phẩm thơ văn xuôi như Đặng Đình Hưng, Phạm Hổ,Thép Mới, Chế Lan Viên Bạn đọc của một thời mấy ai không biết đến bài thơ
Cành phong lan bể của Chế Lan Viên, bài thơ được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho thể loại thơ văn xuôi ở Việt Nam Một cái ngoặc của Đặng Đình Hưng, Nơi dựa cuả Nguyễn Đình Thi, cũng là những tác phẩm thơ văn xuôi rất đáng lưu ý Hãy thử xem một đoạn thơ sau, trong bài Cành phong lan bể của
Trang 23Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại / Sóng như nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời / Nếu núi là con trai thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái / Mỗi đêm hè da thịt sóng sinh sôi.
Như vậy, từ Thơ mới đến 1975, thơ văn xuôi ở Việt Nam đã có bước phát triển
đáng kể Chúng ta không thể không ghi nhận những ý thức cách tân nghệ thuật củanhững nhà thơ thế hệ này
I.2.2.3 Từ 1975 đến 1985
Từ năm 1975 trở đi thơ văn xuôi ở Việt Nam có sự tiếp nối và phát triển mạnh
mẽ Số lượng người sáng tác ngày một lớn hơn Thơ văn xuôi đã có mặt trong sáng
tác của hàng loạt các nhà thơ thế hệ chống Mỹ và trong sáng tác của những nhà thơxuất hiện sau 1975 “Hiện thực của một thời chiến trận đã được thể hiện với mộtquy mô và bề dày đáng kể, thông qua hình ảnh của những người lính Người đọckhông chỉ thấy sự hy sinh gian khổ, lòng dũng cảm ngoan cường mà còn thấynhững nghĩ suy, trải nghiệm, thấy được muôn mặt tình cảm trong cuộc đời phongphú của những người lính chiến.”[36;116] Sự thật tâm hồn của người lính đi suốt
chiều dài cuộc chiến đã trải rộng trong Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh:
Chúng tôi có những kỷ niệm riêng, những bài học, những điều để nghĩ
Chúng tôi đầy rừng tắm giặt, hái rau, đào hầm, mơ mộng sống đời thường suốt cuộc đời chiến tranh, yêu đời lính, yêu luôn gian khổ
Lính sáu chín, lính bảy hai, lính tái ngũ còn giữ nguyên chức vụ quân hàm, ríu rít giọng Nam, giọng Bắc lính xe tăng đột phá, lính pháo binh cõng lửa qua sông, làm sao anh quen, làm sao anh nhớ hết;
Làm sao có thể gọi tên hàng vạn người trong một chữ nôm na như cây rìu, cây dựa khi chúng tôi cầm chân giữa ba mặt kẻ thù; điện thoại chôn ngầm dưới đất, chằng chịt rễ cây chiến dịch, mệnh lệnh truyền qua suối qua nương.
Trang 24Dù hăm hở đến đâu, bước chân anh cũng không sao đến được các trung đoàn, trung đoàn hành quân, trung đoàn tăng gia, trung đoàn đánh lấn, trung đoàn đánh luồn sâu vu hồi đánh úp xé kẻ thù trong thế cài răng lược khắp Tây Nguyên
Chỉ riêng trong cuốn Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) chúng
tôi đã thống kê được 40 tác giả thơ sáng tác vào giai đoạn 1975 - 1986 trên tổng số
110 tác giả thơ được người tuyển chọn đặt ở phần “Sau 1945” Điều này chứng tỏrằng thơ văn xuôi đã thực sự trở thành một phần trong sáng tác của các nhà thơ thế
hệ này Có những tác giả thơ trước sau vẫn chỉ viết một thể thơ duy nhất: thơ vănxuôi, ấy là nhà thơ Lê Văn Ngăn
“Chiến tranh đã đi qua, nhưng nó chưa bao giờ trở thành quá khứ trong cuộcđời của những người lính đã từng tham gia trận mạc Những hồi ức đau thương,những thực tế dữ dội của chiến tranh luôn ám ảnh họ.”[36;116]
Chiến tranh lùi xa, con đường mòn Trường Sơn bao giờ tôi trở lại? Đâu cái giếng nước hoà máu người tôi uống trong cơn khát, gốc cây rào rào bầy mối đục mòn đêm Đâu năm ngôi mộ vô danh đắp đầy bằng nỗi đau nước mắt Nơi cánh rừng có nhiều đom đóm bay.
(Nguyễn Đức Mậu, Cánh rừng nhiều đom đóm bay)
Những trăn trở, suy tư, cả những dòng suy tư triết lý và những cảm xúc sôi trào,những điều mà cái khuôn khổ gò bó của các thể thơ truyền thống không cho phépcác nhà thơ bộc bạch hết được nay có cơ hội mở ra:
Tôi xoay những ô vuông Những sắc màu chưa đồng nhất Rubíc một trò chơi kỳ
lạ Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp lại những ý nghĩ Có hàng tỉ cách sắp xếp Rubíc - đó là cấu trúc của thơ.
(Thanh Thảo, Khối vuông ru-bích)
Hiện thực của cuộc sống, những trạng thái tình cảm trong tâm hồn vừa cụ thể,
vừa phức tạp của con người sau chiến tranh và trước cuộc sống mới đã đi vào thơ văn xuôi bằng những trải nghiệm chất chứa bao suy tưởng của các nhà thơ Người
đọc sau những bài thơ ấy không thể không ám ảnh, nghĩ suy, trăn trở
Trang 25Thơ văn xuôi giai đoạn 1975 - 1985 là một bước phát triển của thể loại trongtiến trình văn học Việt Nam nói chung Sự phát triển của nó khiến chúng ta hy vọng
về một thể loại văn học không ồn ào nhưng lại rất đáng chú ý này
I.2.2.4 Từ 1986 đến nay
Từ 1986 đến nay, thơ văn xuôi vẫn luôn khẳng định được chỗ đứng trong thơ ca
Việt Nam Một thời đại mới đã mở ra trước mắt ta Cuộc sống mới với những bộn
bề, gai góc và cả những thách thức mới Thế hệ của những người trẻ luôn muốnnói lên tiếng nói của chính mình, tiếng nói bản thể Lớp trẻ có phần dễ hoà nhập vớithơ văn xuôi vì đó là lối thơ phóng khoáng, dễ có được cảm giác tự do Có lẽ vì tất
cả những điều đó và còn hơn thế nữa khiến những bài thơ văn xuôi, những người làm thơ văn xuôi trở nên nhiều hơn Những người đã từng làm thơ văn xuôi (trước 1986) nay vẫn tiếp tục làm thơ văn xuôi Thế hệ thơ trẻ (lớp nhà thơ xuất hiện vào
những năm 90 của thế kỷ XX) hầu hết đều thử nghiệm thể loại thơ này và nhiềungười thành công với nó
Khảo sát cuốn Thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) chúng tôi tiếp tục nhận
thấy sự phát triển của thơ văn xuôi Việt Nam qua số lượng các nhà thơ có những sáng tác bằng thơ văn xuôi Kết quả cho thấy số lượng người sáng tác ngày càng
nhiều hơn Riêng ở giai đoạn 1986 đến nay, số lượng các nhà thơ sáng tác trước
1986 tiếp tục làm thơ văn xuôi ở giai đoạn sau (29 tác giả) cộng với số lượng các nhà thơ thế hệ sau đổi mới (22 tác giả) đã cho thấy thơ văn xuôi ngày càng phát
triển Cuốn Thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) được xuất bản từ 1997 Đến
nay đã hơn 10 năm, rất nhiều những người trẻ tuổi làm thơ tiếp tục khẳng định vị
thế ngày càng mở rộng và lớn mạnh của thơ văn xuôi trong tiến trình phát triển thơ
ca hiện đại Việt Nam Họ làm thơ văn xuôi để được trải lòng mình một cách đầy đủ
hơn, rõ nét hơn Họ làm thơ văn xuôi để những hiện thực phức tạp của cuộc sốngđược mở ra từ những điểm nhìn khác nhau, để những biến thái tinh vi, những rungcảm phức tạp trong tâm hồn của con người hiện đại sẽ được nhìn bằng cái nhìnnhiều chiều hơn
Hãy xem những suy nghĩ của Trần Anh Thái trong bài thơ Trên đường:
Trang 26Không có ai đốt lửa trước con đường, chỉ có niềm hy vọng cháy lên Sức mạnh bàn chân ở nơi thẳm sâu niềm trắc ẩn, ngân nga nơi dấu chân tổ tiên, nơi những câu chuyện buồn không dứt Đi! Dừng lại là đắm chìm, là hoang mang cay đắng, là tiếng vọng xa xăm lạnh buốt cõi người Không có bờ sóng vỗ vào đâu?
hay suy nghĩ của Nguyễn Linh Khiếu trong Phồn sinh I :
trong những thời đại nhân danh dân chủ người cầm quyền làm bất cứ việc gì
mà họ muốn đều với danh nghĩa dân chủ trong thời đại đó tất cả mọi người đã bị tuyên án tử hình tất cả mọi người đang đứng dưới giá treo cổ tất cả mọi người đã ở đoạn đầu đài tất cả mọi người đã dựa cột ở pháp trường tất cả mọi người đã đứng bên miệng huyệt
(Nguyễn Linh Khiếu, Phồn sinh I )
Những nhà thơ trẻ muốn lấy thơ văn xuôi để mong muốn giải quyết những vấn
đề và những nhiệm vụ lớn của thời đại, cũng như để thể hiện những khát vọng vàtình cảm mãnh liệt của cá nhân “Đây cũng là một sứ mạng của thơ văn xuôi Vì thếtiềm năng của nó là rất lớn Nhưng cũng vì thế mà thơ văn xuôi có phần kén độcgiả”[13]
Có thể thấy rằng, thơ văn xuôi từ 1945 đến nay là một bước tiến dài của thể loại
“Nó thực sự để lại những dấu ấn riêng khi nhìn nhận gương mặt các tác giả thơ ở từng thời kỳ cụ thể” [36;116] Chúng tôi nghĩ thơ văn xuôi có triển vọng phát triển ở
nước ta Bạn đọc có quyền hy vọng vào thể loại văn học này ở Việt Nam Thời đạimới sẽ mở ra tâm thế mới
Chúng tôi xin được biểu hiện quá trình phát triển của thơ văn xuôi Việt Namqua bảng thống kê sau:
Bảng thống kê từ 126 tác giả thơ văn xuôi Việt Nam được tuyển chọn và giới
thiệu trong cuốn Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài):
Trang 27Giai đoạn Trước 1945 1945 - 1975 1975 - 1985 1986 - 1997
Số lượng tác
I.3 Thời đại mới và tâm thế mới
I.3.1 Thời đại mới và tâm thế mới
Sau năm 1975, “thời kỳ mới của lịch sử”, đất nước ta có những biến chuyểnquan trọng trên nhiều phương diện: xã hội Việt Nam thời hậu chiến, nền kinh tếchuyển từ chế độ bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường Công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh Tinh thần dân chủ được chú trọng hơn, tạo mộtluồng sinh khí mới trong nhiều lĩnh vực của đời sống Việc chủ động mở cửa hộinhập với thế giới tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu tiếp xúc văn hoá pháttriển theo hướng đa chiều
Tất cả những điều đó đã tác động sâu sắc đến tâm thức con người thời kỳ nàycũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận động của văn học Những người lính trở
về sau khi hoàn thành khát vọng của cả dân tộc, bao ước mơ khát vọng ấp ủ trongtrái tim họ về tình yêu, hạnh phúc sau chiến tranh, nay khát vọng của những conngười ấy ra sao? Hồi ức về những năm tháng chiến đấu trở thành nỗi trăn trở, daydứt của những người lính Bước ra khỏi cuộc chiến người ta vẫn tưởng rằng từ đây
số phận mỗi người sẽ bình yên như sự bình yên của đất nước không chiến tranh.Nhưng không, bước vào cuộc sống mới con người không khỏi không đối diện vớinhững suy tư, trăn trở về số phận của chính mình sau những trải nghiệm về chiếntranh Nền kinh tế thị trường với tất cả những phức tạp, gai góc của nó khiến người
ta không thể nhìn cuộc sống bằng nhãn quan sử thi thuần khiết như những nămchiến tranh Những thước đo giá trị cũ, những chuẩn mực cũ giờ đây khi cọ xát vớiđời sống xô bồ, nhộn nhạo của thời hiện đại mất đi tính tuyệt đối của nó Cuộc sốngkhông còn vẻ hào quang nữa mà tồn tại bao nghịch lý, phi lý buộc con người phải
Trang 28thừa nhận, đối mặt “Cái nhìn hoài nghi, cảm giác lo âu, bất an trước đời sống hiện đại là hiện tượng tâm lý có thật trong xã hội hiện nay”[7;17].
Những đổi thay trên phương diện đời sống xã hội, tác động không nhỏ đến thơ
ca, là nhân tố quan trọng làm những hình thức nghệ thuật cũ rạn nứt, lột xác Vănhọc từ chỗ phục vụ kháng chiến quay trở lại phục vụ con người với tất cả các nhucầu bản thể của nó Nhu cầu giải phóng cá nhân, giải toả những kìm nén, toả chiết,nhu cầu được nói lên sự thật, nói lên tiếng nói của chính mình, tiếng nói của cái tôibản thể, được xem là những nội dung quan trọng nhất của văn học thời kỳ này.Những đặc trưng của đời sống hiện đại ùa vào thơ, cho phép người ta cảm nhận sâusắc nhịp độ, tốc độ của đời sống con người Các nhà thơ tỏ ra sắc sảo và nhạy cảmtrong việc lật ra mặt trái của cái gọi là văn minh hiện đại, phát hiện những khía cạnhcòn bất ổn, nghịch lý của đời sống Đặc biệt một số nhà thơ đã hướng đến vấn đềbức xúc đặt ra đối với không phải chỉ riêng một cộng đồng nào: làm sao để có thểhoá giải giữa văn minh và các giá trị nhân bản, giữa hiện đại và truyền thống, giữaquá khứ và hiện tại …
Để phơi trải lòng mình đến tận cùng chân thật, để chuyên trở một dung lượng
lớn hiện thực của đời sống, có lẽ không gì thích hợp hơn thể loại thơ văn xuôi “Nó muốn làm cho gương mặt thơ trở nên “đời” hơn, cuộc sống trong thơ “tận đáy” hơn” [21;350] Những phức tạp của cuộc sống mới đi vào thơ ca như một điều tất
yếu Bởi muôn đời thơ ca vẫn là nơi mà thế giới tâm hồn, tình cảm của con ngườiđược bộc lộ một cách trực tiếp nhất Và dường như lối viết truyền thống giờ đây trởnên hạn hẹp cho sự giãi bày tình cảm, ước vọng và khao khát của con người
Làm mới hình thức thể loại thơ văn xuôi là một trong những yêu cầu quan trọngtrong tiến trình làm mới thơ Việt Nam từ sau 1975 Bởi xét đến cùng, hình thức mãikhông đơn giản là “bình chứa của nội dung” mà là nơi thể hiện cái nhìn nghệ thuật,
tư duy nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ về con người và cuộc sống Nhu cầu tìmkiếm một lối viết mới, một kênh thẩm mỹ khác lạ so với truyền thống là một nhucầu khẩn thiết của thơ ca giai đoạn này Phài chăng thơ ca Việt Nam cùng với sự
Trang 29đổi thay của xã hội lúc này đang làm nên một thời kỳ văn học mới - thời kỳ của cácnhà thơ hiện đại?
I.3.2 Thế hệ các nhà thơ hiện đại và sự chuyển động về mặt tư duy thẩm mỹ
Không ít lần chúng ta bắt gặp từ “hiện đại” để chỉ một kiểu, một xu hướng thơxuất hiện trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX Cũng giống như người ta haynói nghệ thuật trình diễn, sắp đặt là mỹ thuật hiện đại Tuy nhiên “hiện đại” là mộtkhái niệm rất rộng, khó có thể xác định ý nghĩa nội hàm Ở đây chúng tôi chỉ xin
tạm dùng “Thơ hiện đại” để chỉ những vùng thơ lạ, ít nhiều có ảnh hưởng của
là sự chuyển động - sư chuyển động về mặt tư duy và tư duy thẩm mỹ
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật nhưng nó mangtrong mình một khả năng biểu hiện phong phú và mạnh mẽ Đặc điểm quan trọngnhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái Tôi trữ tình, cái Tôi cảm xúc, cái Tôi đang
tư duy Vậy cái Tôi trữ tình, cái Tôi cảm xúc, cái Tôi đang tư duy là cái Tôi như thếnào? Và cái Tôi ấy chuyển động ra sao? Chúng tôi xin được xem xét vấn đề này quathơ ca những năm 1975 trở lại đây
Bước chân vào thế giới thơ hiện đại tiêu biểu là các tác giả Chế Lan Viên, TrầnDần, Lê Đạt, Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Thiều… Tiếp thu ảnh hưởng của thơ hậuhiện đại phương Tây, nhưng nhà thơ này muốn đem lại một bộ mặt mới cho thơ ca
về mặt nội dung cảm hứng và hình thức nghệ thuật Nhưng hẳn nhiên nó có cănnguyên từ chính nền văn học dân tộc chứ không phải là sự “học đòi”
Sau chiến tranh, thơ cũng đã được trả về với đời sống tâm hồn phong phú vàphức tạp của con nguời Song như một sự bùng phát sau cơn khát quá lâu, một sốnhà thơ tìm đến cách “giải toả” cùng kiệt cái Tôi cá nhân, cái Tôi bản thể với những
Trang 30khuất nẻo, vô thức Ngôn ngữ và hình ảnh thơ được sử dụng táo bạo, cơ chế cấu tạohình tượng mới lạ.
Hoàng Hưng chủ trương thơ Vọt Trào, thơ Vụt Hiện Suy nghĩ và cảm xúc lànhững dòng điện vụt qua, nếu không kịp thời nắm bắt, sẽ vĩnh viễn ta không bao giờ
lấy lại được Nhà thơ Mỹ hiện đại Allen Ginsberg từng nói:“Cuộc sống như một bức ảnh chuyển động Nhà thơ chỉ việc nắm bắt các ý nghĩ, ý nghĩ đầu tiên là tốt nhất” Vì thế thơ là một mạng lưới mở rộng hỗn độn Dường như nhà thơ đang làm
công việc “chép chính tả” những ý nghĩ, cảm xúc vụt hiện trong mình Cả một khối
lượng lớn những thông tin đứt đoạn, chồng chất lên nhau: “Bão loạn Lốc xù Xanh
nú Váy hè Tiện nghi lạc - xon Chất chồng trơ trơ Môi ngang Vô hồn” Chỉ một
đoạn ngắn trong bài Đường phố 1 (Hoàng Hưng) đã thấy sự sâu chuỗi hàng loạt các câu nằm trên các kênh nghĩa khác nhau Cả tập Người đi tìm mặt của tác giả này là
một sự dồn nén, chồng chập như thế Ngổn ngang và căng thẳng
Trên thực tế, lịch sử của thơ Việt Nam hiện đại, xu hướng rẽ sang một lối đi khác ta
đã gặp ở Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Hữu Loan (Những năm chống Pháp) Cuốinhững năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ XX, ở Sài Gòn, nhóm “Sáng tạo” tuyên
bố đoạn tuyệt với văn nghệ tiền chiến, khởi xướng thơ tự do, tiếp thu mỹ học của vănhọc hiện đại chủ nghĩa, kết hợp với triết lý hiện sinh, quyết tâm tạo nên một sự lột xác
cho thơ ca Thanh Thảo từ Những người đi tới biển đến Khối vuông ru-bích, đã cho
người đọc thấy được ý thức đổi mới thơ luôn thường trực trong anh
Đến với Hoàng Hưng, Lê Đạt, Nguyễn Quang Thiều… ý thức và quyết tâm đổimới ấy rõ rệt hơn Sự đổi mới này bắt đầu từ dấu hiệu sex, dục tính được đưa vàothơ táo bạo đến trần trụi, sự phá vỡ hình thức thơ truyền thống và thay vào đó là thể
thơ tự do và thơ văn xuôi - một thể loại thơ tạo ra sự thuận lợi nhất cho nhà thơ
trong việc biểu đạt cảm xúc Đọc những câu thơ của Nguyễn Quang Thiều ta thấy
rõ sự đổi mới trong thơ anh: “Chúng ta trút bỏ áo quần như trút bỏ thống khổ nằm xuống bên nhau”, “Chúng ta như hai khối đồng nung chảy tan hoà vào nhau, chúng
ta hắt sáng như ban mai, chúng ta nồng thơm như cánh đồng” Những câu thơ giàu
Trang 31biểu tượng, với liên tưởng khác lạ, sự thay đổi diện mạo câu thơ, nhịp thơ đã tạonên những bất ngờ cho người đọc
Đọc và cảm thơ của thế hệ thơ trẻ ta thấy ở họ sự khác lạ so với truyền thống.Cái khác lạ ấy có làm nên giá trị hay không còn phụ thuộc vào thời gian và cáchnhìn nhận của mỗi người Chỉ biết rằng, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Hưng, ThanhThảo Nguyễn Quang Thiều, Lê Văn Ngăn, Trần Anh Thái, Dương Kiều Minh…luôn ý thức cho sự khai mở một lối đi riêng, không theo đường mòn và lúc này họsẵn sàng cho một cuộc thử nghiệm
Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, một lần nữa ý thức cách tân thơ ca lại trởnên mãnh liệt hơn Một thế hệ thơ trẻ ra đời Họ nhạy cảm với nhịp độ, tốc độ đổithay của đời sống hiện đại mà không cái gì có thể đứng bên ngoài những biến đổi
ấy Sự thay đổi của đời sống tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ,tình cảm của con người Thơ sẽ mất đi chỗ đứng của nó trong đời sống tinh thần củacon người hiện đại nếu nó không tự thay đổi để tìm cách thích ứng với những thayđổi ấy Thanh Thảo có lẽ đã nói rất trúng tâm lý của nhiều nhà thơ trẻ hiện nay, và
có lẽ điều đó không chỉ đúng với các tác giả trẻ, nó là nỗi bức xúc chung của cácnhà văn có ý thức trách nhiệm đối với một ngòi bút khi đứng trước một cuộc sống
đang tăng tốc, một không gian đang mở rộng đa phương, đa chiều: “Chưa bao giờ như hôm nay, cả thế giới đã ùa vào thơ trẻ Thơ trẻ - xin hiểu theo nghĩa là thơ được làm bởi những người trẻ tuổi - là thơ biết chấp nhận “ sống chung” với thế giới này và bước đầu đã biết “nổi loạn” với chính thế giới này Sự chấp nhận bắt đầu từ quan niệm: Thế giới là như vậy, hãy để chính cái thế giới là như vậy ấy ùa vào thơ một cách tự nhiên, hồn nhiên, bình đẳng Còn sự “nổi loạn” lại bắt đầu từ quan niệm: Thơ ngày hôm nay phải khác thơ ngày hôm qua Cái khác ấy từ hình thức đến cách thể hiện cuối cùng chỉ nhằm thích ứng với những thay đổi chóng mặt của thế giới, hiểu theo nghĩa cả thế giới rộng lớn bên ngoài và thế giới nội tâm của mỗi con người mỗi cá thể” [83] Trong bối cảnh của xã hội thông tin, một loại hình
nghệ thuật sử dụng ngôn từ như thơ cần thiết phải xem việc tạo ra cái khác, cái mới,
cái lạ như một nghĩa vụ Bởi như Lê Đạt đã chỉ ra: “Hàm lượng thông tin gắn liền
Trang 32với cái lạ, cái khác, cái bất ngờ”[20]. Mà cái gì giàu hàm lượng thông tin mới thật
sự có tính hiệu quả cao, mới không bị đào thải nhanh chóng trong xã hội hiện nay
Ý thức về tốc độ, nhịp độ của đời sống hiện đại đã chi phối rõ nét đến lối viếtcủa một số cây bút Phan Huyền Thư trong bài "Xin lỗi nếu thơ tôi không dành cho
bạn", in trên Tạp chí Tia sáng ngày 1/4/2002 đã phát biểu: “Sự bùng nổ thông tin công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước kéo theo những chuyển biến nhanh về vật chất khiến cho tốc độ nạp vào trí tuệ của con người đòi hỏi phải linh hoạt hơn Và một điều rất quan trọng chúng tôi phải đối mặt: Tốc độ nhớ phải nhanh chóng nhưng tốc độ quên còn nhanh hơn Chính vì vậy sự quyết định đến hình thức mới của thơ ca là phải cô đọng, đơn giản và phải đi vào bản chất trực tiếp" Trong Tiểu
luận thơ của mình, Trần Tiến Dũng đặc biệt nhấn mạnh đến khái niệm “tốc độ cảm
xúc” Tốc độ cảm xúc bắt nguồn từ tốc độ đời sống Chính nó theo quan niệm của Trần Tiến Dũng, khiến ngôn ngữ thơ khắc phục tính tuyến tính “Câu trước nắm tay câu sau, xếp hàng ngang chầm chậm hé mở không gian đã sẵn bày trước” Ngôn
ngữ thơ nhờ đó có thể mở ra nhiều chiều kích, vận động theo nhiều luồng mạch nhưchính dòng chảy cuộc sống thường khi không xuôi chiều
Như vậy, những tìm tòi đổi mới trong thơ hiện nay, bắt nguồn từ cảm quan vềđời sống đang vận động với tốc độ rất cao, nhịp độ rất nhanh, cường độ rất mạnh,buộc thơ ca phải tự thay đổi để thích ứng Thời đại mới luôn tạo ra tâm thế mới Có
Trang 33CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ CỦA THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Nhà thơ Thanh Thảo, người thành công với thể trường ca và thể thơ văn xuôi đã
quan niệm về thơ: "Thơ đưa người làm thơ vào cách đi của người mộng du, đi trong mơ với cặp mắt mở to, mở to nhưng không thấy gì, nghe tất cả mà cuối cùng chỉ là những tiếng văng vẳng Thân thể người làm thơ là một bộ lọc, chỉ khi nào anh để yên cho thân thể mình lọc lại đời sống, rồi bất chợt nó bật ra cái gì, thì đó mới là thơ”.
Với những ý kiến như vậy có thể thấy, đối tượng thẩm mĩ của thơ văn xuôi lànhững gì tác động đến nhà thơ cả mặt thể xác và tinh thần Thơ văn xuôi với đặctrưng nổi bật là dòng tâm trạng, là dòng ý thức của nhân vật trữ tình đã thể hiệnđược những điều sâu kín nhất trong mỗi con người Với khát vọng tìm tòi và đổimới khi đến với thơ văn xuôi, các nhà thơ đã chọn cho mình đối tượng thẩm mĩ phùhợp Cuộc sống và con người đã được nhìn nhận từ điểm nhìn có chiều sâu triết lý
và trải nghiệm Trước những điều vốn không mới của sự sống và con người, ngườisáng tác thơ văn xuôi đã mang đến màu sắc và giá trị nghệ thuật mới mẻ cho thi ca
Để nhìn nhận một cách cụ thể, toàn diện đặc điểm về mặt nội dung của thơ vănxuôi cần phải đặt các tác phẩm trở lại với điều kiện lịch sử, xã hội, đời sống văn học
đã nói ở trên
Với những nét khái quát về thời đại mới đã nói ở trên, thơ ca Việt nam sau 1975
bước sang một giai đoạn mới và càng về sau càng thể hiện rõ “Các nhà thơ sau
1975 không mấy khi phải gồng mình lên để nói những điều lớn lao, cũng viết về những cuộc chiến tranh đã đi qua, nhưng thơ họ hướng tới những số phận, khắc họa được những nỗi đau mất mát, nó thấm thía và lay động lòng người hơn trước Nỗi buồn được cảm thông và chia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau như chính cuộc đời vậy… Những day dứt của đời thường để lại không ít vết thương trong trái tim nhà thơ Sự thật khắc nghiệt mà họ phải nếm trải đã dội đập vào thơ
Trang 34họ đến tức ngực - làm thơ họ bừng tỉnh Đọc thơ họ, ta như được tham dự những nỗi khổ đau và hy vọng làm nên gương mặt của mỗi số phận.” [10;9]
Nội dung phản ánh của thơ văn xuôi sau 1975 vẫn là những vấn đề muôn thuởcủa sự sống - vốn là đối tượng thẩm mĩ của văn học mọi thời đại Nhưng độ đậmđặc, phong phú, nông sâu ở các mảng đề tài có sự khác nhau ở các thể loại Điều đóđược quy định bởi khả năng biểu hiện, truyền tải của bản thân thể loại văn học.Văn học phản ánh hiện thực Thơ văn xuôi dù đổi mới cách tân, là kết quả củaquá trình tìm kiếm không mệt mỏi của các nhà thơ ưa thích sáng tạo nhưng cũngkhông thể vượt ra khỏi nội dung, nhiệm vụ “phản ánh hiện thực” Như nhà văn Nam
Cao đã phát biểu trong “tuyên ngôn nghệ thuật” Đời thừa: “Văn học phải là những
tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”
Trong một xã hội mà tinh thần dân chủ ngày càng được đề cao, cái Tôi cá nhânvới những trạng thái phức hợp đa chiều ngày càng được giải phóng mạnh mẽ thì
“tiếng đau khổ kia” không chỉ là cái đau khổ bên ngoài hiện thực mà đó là tiếnglòng, là sự vận động nội tại bên trong cái Tôi trữ tình của thơ văn xuôi Thơ vănxuôi với khả năng thể hiện sự vận động của cái Tôi nội tại vô tận, đa chiều đã ngàycàng được các nhà thơ lựa chọn để bộc lộ những trạng thái xúc cảm luôn tuôn tràomạnh mẽ và mãnh liệt của mình
Vẫn là hai kiểu tư duy thơ: tư duy hướng ngoại tạo nên những tác phẩm có nộidung phản ánh hiện thực, miêu tả cuộc đời, chú ý đến những vấn đề chung của xãhội, đất nước; tư duy thơ hướng nội cho ra đời những tác phẩm thể hiện cái tôi trữtình cá thể,… nhưng với thơ xăn xuôi sau 1975 có vẻ kiểu tư duy hướng nội được
ưa chuộng hơn, như một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã nhận định:
“Không hẹn mà gặp, hầu như tất cả các nhà thơ cả nam lẫn nữ, cả thế hệ trẻ đến thế hệ già đến những năm 90 đều hướng sự nhận thức thơ ca của mình không phải về phía thực tại khách quan mà về phía cái Tôi nội cảm Thơ ca không nhằm phản ánh hiện thực mà nhằm bộc lộ những tình cảm cá nhân Làm thơ là một hành trình tự biểu
hiện." [81;353-354].
Trang 35Với thơ ca hiện đại, càng về sau điều này càng đúng Thơ văn xuôi lại càngđúng hơn Vì vậy mà rất nhiều người đã nhận ra rằng thơ ca Việt Nam sau 1975,càng về sau càng mất cân đối giữa cái Tôi và cái Ta, cái Tôi ngày càng chiếm ưu thếtrên thi đàn và cái Ta, đương nhiên, ngày càng mờ nhạt.
Thơ văn xuôi sau 1975 vẫn còn tồn tại hai hướng tư duy thơ hướng ngoại vàhướng nội, thể hiện thành hai mảng nội dung cơ bản, hai đối tượng thẩm mĩ:
- Những vấn đề xã hội thời hậu chiến.
- Sự thức tỉnh của con người cá nhân.
II.1 Những vấn đề xã hội thời hậu chiến
Thơ văn xuôi, trong dòng chảy của văn học sau 1975 nói chung cũng khôngnằm ngoài mạch nguồn sáng tác của dân tộc Những vấn đề mới đặt ra trong cuộcsống thời hậu chiến đều đi vào thơ văn xuôi cùng nỗi trăn trở day dứt của các nhàthơ Có thể khái quát thành các mảng nội dung sau:
Số phận người lính trở về sau chiến tranh.
Những trải nghiệm của con người về chiến tranh.
II.1.1 Số phận người lính trở về sau chiến tranh
Năm 1975, chiến tranh kết thúc, dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyênmới Cuộc sống thời chiến đã kết thúc, cả dân tộc bước vào cuộc sống thời bình Vàmọi mặt của xã hội cũng đã thay đổi Thời kì hậu chiến bắt đầu với hàng núi nhữngkhó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội,… nhất là kinh tế Và văn học, với chức năngphản ánh hiện thực của nó, cũng đã dần dần đưa mình ra khỏi ảnh hưởng của chiếntranh để thực hiện nhiệm vụ mới trong thời bình
Thế nhưng, dư âm hào hùng của mấy chục năm chiến tranh vẫn còn đó Đề tài chiếntranh vẫn là đề tài chưa cũ Và các nhà thơ, những người sinh ra, lớn lên và đã sáng táctrong thời chiến vẫn day dứt trong mình những tâm sự chiến tranh Những năm cuối thập
kỷ 70 của thế kỷ XX, dư âm chiến tranh vẫn rất đậm trong các sáng tác thơ ca, cáctrường ca, trong đó có thơ văn xuôi Chỉ có điều cái nhìn về cuộc chiến đã qua có nhiềuđiểm khác biệt so với các sáng tác ra đời vào thời kỳ còn vang tiếng súng nổ
Trang 36“Sau một độ lùi về thời gian, âm hưởng hào hùng đã lắng xuống, cuộc chiến được tái hiện trong trường ca với cái nhìn trầm tĩnh Không chỉ là những khúc anh hùng ca, cuộc chiến tranh được thể hiện với cả sắc thái bi tráng như một hành trình máu lửa vừa cao cả vừa khốc liệt Cảm quan hiện thực về chiến tranh bổ sung cho cái nhìn sử thi, tư duy phân tích lịch sủ cùng với giọng trữ tình trầm lắng là đặc điểm chung của các trường ca này.” [1;157].
Nhận định này có ý nghĩa khái quát cho cả mảng sáng tác về đề tài chiến tranhtrong thơ ca thời kỳ hậu chiến
Lực lượng sáng tác lúc này phần lớn là những người trưởng thành từ cuộc chiếntranh chống Mỹ cứu nước Họ là người lính, đã trải qua thời chiến, họ sống cuộcsống hòa bình sau khi đã trải qua sự khốc liệt của chiến tranh nên họ không thểkhông có những tâm trạng khác nhau khi cũng đằm mình trong cơn sóng đổi thaycủa cả dân tộc Và người lính, nhân vật chính của văn học thời chiến vẫn tiếp tụcxuất hiện, nhưng với những tư thế khác, tâm trạng và cuộc sống khác
Trước hết, họ nhìn lại cuộc chiến mà cả dân tộc đã trải qua Nhìn lại cuộc chiếnkhi đạn bom đã dừng, khi giai điệu hào hùng của bản anh hùng ca đã dừng lại, thayvào đó là những nốt trầm đầy màu sắc chiêm nghiệm, cuộc chiến không phải đượcphản ánh hay tái hiện, mà là cái nhìn tổng kết, đậm chất triết luận của thơ văn xuôi.Đối với người viết thơ văn xuôi sau 1975, chiến tranh được nhìn một cách toàndiện hơn Bên cạnh giai điệu anh hùng ca ca ngợi cuộc chiến đấu anh hùng của dântộc, thơ văn xuôi sau 1975 tập trung nhìn nhận cuộc chiến bằng con mắt đời thường.Những đau thương dồn nén trong thời chiến giờ được bộc lộ Trong sáng tác củacác nhà thơ thời hậu chiến, cảm xúc về số phận người lính sau chiến tranh được trở
đi trở lại nhiều lần và trở thành một mảng đề tài có nhiều tác phẩm thành công Đó
là hình ảnh những người lính trở về từ chiến tranh với bao hào hứng, hạnh phúc củangười chiến thắng Nhìn vào cuộc sống, khi niềm phấn khích của chiến thắng tạmlắng lại, họ đứng ở vị trí con người đời thường để quan sát, chiêm nghiệm nhữngvấn đề thế sự, hồi ức về những ngày mình đã trải nghiệm
Trang 37Đặc biệt, họ chưa quên những ngày tháng chiến tranh khốc liệt đã qua Vì vậy,cảm hứng bi tráng bao trùm những sáng tác viết về chiến tranh thời kỳ này Chúng
ta sẽ gặp hình ảnh chiến tranh với bao đau thương mất mát trong rất nhiều sáng tác
như Cánh rừng nhiều đóm đóm bay của Nguyễn Đức Mậu, Mùa xuân về của Nguyễn Hoa, Ra đi của Phùng Khắc Bắc, …
“Đêm Đơn vị dừng chân trong sâu hút cánh rừng Có giếng nước ai đào dưới lòng suối cạn? Múc nước lên, chúng tôi uống trong cơn khát cháy khô vòm họng Nước ngọt mát râm ran cơ thể cỗi cằn Chúng tôi đâu biết trong lòng giếng có xác người chết Đêm mịt mùng, cánh rừng nhiều đom đóm bay, những sợi mỏng chập chờn ảo giác.
(…)
Sáng Tổ anh nuôi múc nước nấu cơm và hoảng hốt nhận ra xác hai cô gái Tiểu đội tôi sục vào các hốc đá Lùm cây, tìm thấy xác ba chàng trai nữa Chúng tôi đắp năm ngôi mộ không ngày sinh ngày mất không họ tên, không địa chỉ thôn làng Nhìn những cuộn dây điện, những máy bộ đàm im lặng Chúng tôi đoán họ là lính thông tin bị giặc chặn đường
Chiến tranh lùi xa, con đường mòn Trường Sơn bao giờ tôi trở lại? Đâu cái giếng nước hòa máu người tôi uống trong cơn khát, gốc cây rào rào bầy mối đục mòn đêm Đâu năm ngôi mộ vô danh đắp bằng nỗi đau nước mắt Nơi cánh rừng có nhiều đom đóm bay.”
(Nguyễn Đức Mậu, Cánh rừng nhiều đóm đóm bay)
Khi còn giặc, để cổ vũ tinh thần chiến đấu, để tạo nên sức mạnh đoàn kết thìcảm hứng chủ đạo là ngợi ca, là tuyên truyền Khi hết giặc, cuộc chiến ấy được nhìnlại bằng cái nhìn của con người bình thường Những cái đời thường, tầm thường củacon người tạm thời được “bỏ qua” thì giờ đây được nhìn lại Và đây là hình ảnhnhững kẻ cơ hội, cơ hội cả trong sự hy sinh của đồng bào, đồng chí:
“Tôi xoay những ô vuông Với tôi, thử thách ác nghiệt nhất trên Trường Sơn không phải là bom đạn hay sốt rét, mà là ý nghĩ: ở đây, chính nơi này, sao vẫn còn người ác? Tôi đã thấy một tay trạm trưởng vừa chửi vừa đá bay cóng cháo của mấy “khách” sốt
Trang 38rét, chỉ đáng tuổi em mình Tôi đã thấy tay dân quân đánh thức những người lính đang sốt vật vã phải vượt trạm, và tranh thủ xin tiền, những đồng tiền kỷ niệm cuối cùng của
họ Vào đến đây thì còn giữ tiền Bắc làm gì nữa? Tôi đã thấy… mình ngây thơ quá chăng? Cái chính là tôi đã qua cú “sốc” đó, mà vẫn tin vào điều tốt đẹp”
(Thanh Thảo, Khối vuông ru-bích)
Có thể nói, những góc khuất của chiến tranh đã được phơi bày, điều người lính nhà thơ phải cố nén giờ đã được nói ra Thời nào cũng có kẻ ác, ác ngay khi tưởng
-họ là anh hùng
Nhưng cái ác đó chỉ là cá biệt, các nhà thơ mặc áo lính vẫn tự hào khi viết về thế hệ
của mình: “Thế hệ chúng tôi bùng ngọn lửa chính mình soi sáng đường đi tới”.
Âm hưởng sử thi vẫn còn được duy trì trong những tác phẩm thơ văn xuôi sau
1975, “Trong thực tế văn hóa cộng đồng thời chống Mỹ đã không phôi pha, tan rã
mà trở thành một phần máu thịt, sống động trong mỗi người Việt Nam hôm nay" [7].
Và họ nhìn lại cuộc chiến đã qua với niềm kiêu hãnh, niềm kiêu hãnh của cảmột thế hệ đã quên mình, đã cống hiến hết mình để có ngày hòa bình:
“thế hệ chúng tôi trắng từng đêm lội nước
Sình bết từ chân bết đến đầu
nên giọng nói có nhiều khi ngang dọc
nên cái nhìn có lắm phen gai góc
vì ngọn lửa chịu sình là ngọn lửa thực
đã bùng lên dám cháy tận sức mình.
(Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình)
Hồi ức về cuộc chiến để tạo thêm sức mạnh chứ không phải dùng quá khứ làmcứu cánh cho hiện tại Trong thời bình bản lĩnh người lính giúp họ mạnh mẽ hơn đểđối diện với cuộc sống đời thường:
“thế hệ chúng tôi không chỉ sống bằng kỷ niệm
không dựa dẫm những hào quang có sẵn
Trang 39như sắc trời ngày nắng tự nhiên xanh”
(Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình)
Số phận người lính sau chiến tranh được đề cập đến trong Đối thoại biển (Trích Trường ca biển) của Hữu Thỉnh Hình ảnh mở đầu đã đầy tâm trạng:
“Đến một ngày kia những người lính đã tới biển của mình Cuộc gặp gỡ của triệu năm với đứa con trận mạc Không chỉ là người lính lạ lẫm, chính biển lạ lẫm đầu tiên Biển thốt lên: "Người sắp thắng trận sao mà hốc hác quá".
Những người lính cầm le ta cành sú hoe vàng, cầm luôn cả một miền che chở mới Người lính nói: "Tôi đi qua nhiều bóng mát để về đây".
Bóng mát đã lùi xa Mực tím đã trả lại cho tuổi học trò Tiếng gàu sòng đã trả
về cho cơn hạn hán Trước mặt là biển, bốn bề là biển, hình như phải nói một câu
gì với biển.”
Biển là đời, đứng trước cuộc đời với bao nỗi băn khoăn trăn trở của người lính
khi trở về cuộc sống đời thường được biển đáp lại bằng một lời khuyên: “Sống với nước hãy bắt đầu từ nước / Đó là nghi lễ đầu tiên và nghi lễ cuối cùng” Những
cạm bẫy của cuộc sống bon chen như đã bày ra cả đấy, để người lính đối diện
“Tôi có nhiều bạn / Tôi cầm tay nhiều người / Nhiều người cầm tay tôi / Tôi sẽ gọi tên ai đầu tiên trong cơn khát biển?
và biển - cuộc đời cho anh lời khuyên:
“Kẻ thù nói ngoài khơi có vàng và tìm cách cướp vàng
Bạn bè nói ngoài khơi có sóng dữ và chia sóng cùng anh
Hãy gọi ai không biến sóng dữ của kẻ khác thành quà tặng cho mình”
(Hữu Thỉnh, Đối thoại biển)
Cuộc đối thoại ấy là suy tư, là trăn trở và cũng là sự trải nghiệm của người línhkhi sống cuộc sống thời hậu chiến
Chúng ta có thể gặp hình ảnh người lính trong thơ văn xuôi của Thanh Thảo,Thu Bồn, Nguyễn Quang Thiều, Trần Anh Thái, … và cả trong sáng tác của các nhàthơ trẻ thời kỳ sau đổi mới Người lính trở về từ cuộc chiến để hòa mình vào cuộc
Trang 40sống đời thường với những nỗi lo cơm áo gạo tiền Người anh hùng, những “ThạchSanh của thế kỷ hai mươi” trở về làm một con người bình thường Và trong thơ vănxuôi, họ vẫn đẹp, vẫn giữ được phẩm chất cao thượng của người lính Dù khôngphải là những dòng ngợi ca, hình ảnh người lính với những suy tư, day dứt, nhữngtrạng thái cảm xúc khác nhau về cuộc sống vẫn là những hình tượng thơ rất đẹp.Những người lính can trường trong chiến tranh là thế, về với cuộc sống thời
bình dù sao họ cũng thấy mình lạc lõng, “Con lưu lạc giữa bão bùng cơ chế - Đứa trẻ con lầm lũi giữa chợ trời” (Thu Bồn)
Bước ra từ cuộc chiến tàn khốc, khác với mọi người, người lính vừa phải sốngcùng thực tại vừa phải sống cùng ký ức, phải chịu đựng nỗi đau mất đồng đội hoặcchứng kiến nỗi đau của người thân đồng đội Những câu thơ văn xuôi trùng trùng,lớp lớp, day dứt khắc khoải là nơi để họ gửi gắm tâm tư:
“Bạc mắt mùa màng, cát trắng lăm dăm mặt, bầu trời khoanh một vòng tròn trắng Những hạt mầm nhao lên cơn khát.
Người ủ giấc mơ vào đêm che chở, ý nghĩ ngược xuôi con đường Trăng cuối tháng mơ hồ rớt ngoài cửa sổ, bản đồng ca ran vang màn sương mờ đục cõi sinh Đâu đó dậy bước đoàn quân Lá rừng xào xạc rẽ đường qua gai bụi Tiếng ai
ấm áp xa xôi ngày gặp mặt Những gương mặt xa dần, tiếng đạn bom chìm khuất Bia mộ viết vu vơ không tên đất tên người Sông Vệ buồn bã chảy bên đồi Đình Cương, vết thương rỉ máu luênh loang gọi rừng xưa run rẩy tím màu hoa.”
(Trần Anh Thái, Ngày đang mở sáng)
Những năm tháng chiến tranh khốc liệt vẫn luôn hiện hữu trong dòng suy nghĩ,trong cơn mơ, lẩn quất trong mỗi không gian sống của cuộc sống người lính thờihậu chiến Nó trở thành nỗi ám ảnh, thành những mảng ký ức, hằn in khắp nơi trênquê hương Với những người lính trở về từ cuộc chiến, hiện tại và quá khứ cứ đanxen, có lẫn lộn và luôn lẩn quất đâu đó
Chiến tranh đã dần lùi xa nhưng nó chưa thể phai nhòa trong ký ức vì đâu đóvẫn còn hình ảnh của chiến tranh Nó hiện lên trong giấc mơ của người lính, trong