Thời đại mới và tâm thế mớ

Một phần của tài liệu THƠ VĂN XUÔI TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại (Trang 27 - 29)

I.3.1. Thời đại mới và tâm thế mới

Sau năm 1975, “thời kỳ mới của lịch sử”, đất nước ta có những biến chuyển quan trọng trên nhiều phương diện: xã hội Việt Nam thời hậu chiến, nền kinh tế chuyển từ chế độ bao cấp sang mơ hình kinh tế thị trường. Cơng cuộc cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh. Tinh thần dân chủ được chú trọng hơn, tạo một luồng sinh khí mới trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Việc chủ động mở cửa hội nhập với thế giới tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu tiếp xúc văn hoá phát triển theo hướng đa chiều.

Tất cả những điều đó đã tác động sâu sắc đến tâm thức con người thời kỳ này cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận động của văn học. Những người lính trở về sau khi hoàn thành khát vọng của cả dân tộc, bao ước mơ khát vọng ấp ủ trong trái tim họ về tình yêu, hạnh phúc sau chiến tranh, nay khát vọng của những con người ấy ra sao? Hồi ức về những năm tháng chiến đấu trở thành nỗi trăn trở, day dứt của những người lính. Bước ra khỏi cuộc chiến người ta vẫn tưởng rằng từ đây số phận mỗi người sẽ bình yên như sự bình yên của đất nước không chiến tranh. Nhưng không, bước vào cuộc sống mới con người không khỏi không đối diện với những suy tư, trăn trở về số phận của chính mình sau những trải nghiệm về chiến tranh. Nền kinh tế thị trường với tất cả những phức tạp, gai góc của nó khiến người ta khơng thể nhìn cuộc sống bằng nhãn quan sử thi thuần khiết như những năm chiến tranh. Những thước đo giá trị cũ, những chuẩn mực cũ giờ đây khi cọ xát với đời sống xô bồ, nhộn nhạo của thời hiện đại mất đi tính tuyệt đối của nó. Cuộc sống khơng cịn vẻ hào quang nữa mà tồn tại bao nghịch lý, phi lý buộc con người phải

thừa nhận, đối mặt. “Cái nhìn hồi nghi, cảm giác lo âu, bất an trước đời sống

hiện đại là hiện tượng tâm lý có thật trong xã hội hiện nay”[7;17].

Những đổi thay trên phương diện đời sống xã hội, tác động không nhỏ đến thơ ca, là nhân tố quan trọng làm những hình thức nghệ thuật cũ rạn nứt, lột xác. Văn học từ chỗ phục vụ kháng chiến quay trở lại phục vụ con người với tất cả các nhu cầu bản thể của nó. Nhu cầu giải phóng cá nhân, giải toả những kìm nén, toả chiết, nhu cầu được nói lên sự thật, nói lên tiếng nói của chính mình, tiếng nói của cái tơi bản thể, được xem là những nội dung quan trọng nhất của văn học thời kỳ này. Những đặc trưng của đời sống hiện đại ùa vào thơ, cho phép người ta cảm nhận sâu sắc nhịp độ, tốc độ của đời sống con người. Các nhà thơ tỏ ra sắc sảo và nhạy cảm trong việc lật ra mặt trái của cái gọi là văn minh hiện đại, phát hiện những khía cạnh cịn bất ổn, nghịch lý của đời sống. Đặc biệt một số nhà thơ đã hướng đến vấn đề bức xúc đặt ra đối với không phải chỉ riêng một cộng đồng nào: làm sao để có thể hố giải giữa văn minh và các giá trị nhân bản, giữa hiện đại và truyền thống, giữa quá khứ và hiện tại …

Để phơi trải lịng mình đến tận cùng chân thật, để chuyên trở một dung lượng lớn hiện thực của đời sống, có lẽ khơng gì thích hợp hơn thể loại thơ văn xi. “Nó

muốn làm cho gương mặt thơ trở nên “đời” hơn, cuộc sống trong thơ “tận đáy” hơn” [21;350]. Những phức tạp của cuộc sống mới đi vào thơ ca như một điều tất

yếu. Bởi muôn đời thơ ca vẫn là nơi mà thế giới tâm hồn, tình cảm của con người được bộc lộ một cách trực tiếp nhất. Và dường như lối viết truyền thống giờ đây trở nên hạn hẹp cho sự giãi bày tình cảm, ước vọng và khao khát của con người.

Làm mới hình thức thể loại thơ văn xi là một trong những yêu cầu quan trọng trong tiến trình làm mới thơ Việt Nam từ sau 1975. Bởi xét đến cùng, hình thức mãi khơng đơn giản là “bình chứa của nội dung” mà là nơi thể hiện cái nhìn nghệ thuật, tư duy nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ về con người và cuộc sống. Nhu cầu tìm kiếm một lối viết mới, một kênh thẩm mỹ khác lạ so với truyền thống là một nhu cầu khẩn thiết của thơ ca giai đoạn này. Phài chăng thơ ca Việt Nam cùng

với sự đổi thay của xã hội lúc này đang làm nên một thời kỳ văn học mới - thời kỳ của các nhà thơ hiện đại?

Một phần của tài liệu THƠ VĂN XUÔI TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại (Trang 27 - 29)