Thế hệ các nhà thơ hiện đại và sự chuyển động về mặt tư duy thẩm mỹ

Một phần của tài liệu THƠ VĂN XUÔI TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại (Trang 29 - 33)

Khơng ít lần chúng ta bắt gặp từ “hiện đại” để chỉ một kiểu, một xu hướng thơ xuất hiện trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Cũng giống như người ta hay nói nghệ thuật trình diễn, sắp đặt là mỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên “hiện đại” là một khái niệm rất rộng, khó có thể xác định ý nghĩa nội hàm. Ở đây chúng tôi chỉ xin tạm dùng “Thơ hiện đại” để chỉ những vùng thơ lạ, ít nhiều có ảnh hưởng của phương Tây.

Thơ ca hiện đại (tính từ những năm 1975 của thế kỷ XX trở lại đây) có một bộ phận được xem là một vùng thơ lạ. Nó lạ cả ở hai phương diện: Thế giới cảm xúc và hình thức thể hiện. Đến với vùng đất mới, với miền đất hứa này, thêm một một lần nữa người đọc nhận ra quy luật của thơ ca nói riêng của văn học nói chung, đó là sự chuyển động - sư chuyển động về mặt tư duy và tư duy thẩm mỹ.

Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật nhưng nó mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú và mạnh mẽ. Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện của cái Tơi trữ tình, cái Tơi cảm xúc, cái Tôi đang tư duy. Vậy cái Tơi trữ tình, cái Tơi cảm xúc, cái Tơi đang tư duy là cái Tôi như thế nào? Và cái Tôi ấy chuyển động ra sao? Chúng tôi xin được xem xét vấn đề này qua thơ ca những năm 1975 trở lại đây.

Bước chân vào thế giới thơ hiện đại tiêu biểu là các tác giả Chế Lan Viên, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Thiều… Tiếp thu ảnh hưởng của thơ hậu hiện đại phương Tây, nhưng nhà thơ này muốn đem lại một bộ mặt mới cho thơ ca về mặt nội dung cảm hứng và hình thức nghệ thuật. Nhưng hẳn nhiên nó có căn ngun từ chính nền văn học dân tộc chứ khơng phải là sự “học đòi”.

Sau chiến tranh, thơ cũng đã được trả về với đời sống tâm hồn phong phú và phức tạp của con nguời. Song như một sự bùng phát sau cơn khát quá lâu, một số nhà thơ tìm đến cách “giải toả” cùng kiệt cái Tôi cá nhân, cái Tôi bản thể với những

khuất nẻo, vơ thức. Ngơn ngữ và hình ảnh thơ được sử dụng táo bạo, cơ chế cấu tạo hình tượng mới lạ.

Hồng Hưng chủ trương thơ Vọt Trào, thơ Vụt Hiện. Suy nghĩ và cảm xúc là những dịng điện vụt qua, nếu khơng kịp thời nắm bắt, sẽ vĩnh viễn ta không bao giờ lấy lại được. Nhà thơ Mỹ hiện đại Allen Ginsberg từng nói:“Cuộc sống như một bức ảnh chuyển động. Nhà thơ chỉ việc nắm bắt các ý nghĩ, ý nghĩ đầu tiên là tốt nhất”. Vì thế thơ là một mạng lưới mở rộng hỗn độn. Dường như nhà thơ đang

làm cơng việc “chép chính tả” những ý nghĩ, cảm xúc vụt hiện trong mình. Cả một khối lượng lớn những thơng tin đứt đoạn, chồng chất lên nhau: “Bão loạn. Lốc xù

Xanh nú. Váy hè. Tiện nghi lạc - xon. Chất chồng trơ trơ. Môi ngang. Vô hồn”. Chỉ một đoạn ngắn trong bài Đường phố 1 (Hoàng Hưng) đã thấy sự sâu chuỗi hàng loạt các câu nằm trên các kênh nghĩa khác nhau. Cả tập Người đi tìm mặt của tác

giả này là một sự dồn nén, chồng chập như thế. Ngổn ngang và căng thẳng.

Trên thực tế, lịch sử của thơ Việt Nam hiện đại, xu hướng rẽ sang một lối đi khác ta đã gặp ở Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Hữu Loan (Những năm chống Pháp). Cuối những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ XX, ở Sài Gịn, nhóm “Sáng tạo” tuyên bố đoạn tuyệt với văn nghệ tiền chiến, khởi xướng thơ tự do, tiếp thu mỹ học của văn học hiện đại chủ nghĩa, kết hợp với triết lý hiện sinh, quyết tâm tạo nên một sự lột xác cho thơ ca. Thanh Thảo từ Những người đi tới biển đến Khối vng ru-bích, đã cho người đọc thấy được ý thức đổi mới thơ luôn thường trực trong anh.

Đến với Hoàng Hưng, Lê Đạt, Nguyễn Quang Thiều… ý thức và quyết tâm đổi mới ấy rõ rệt hơn. Sự đổi mới này bắt đầu từ dấu hiệu sex, dục tính được đưa vào thơ táo bạo đến trần trụi, sự phá vỡ hình thức thơ truyền thống và thay vào đó là thể thơ tự do và thơ văn xuôi - một thể loại thơ tạo ra sự thuận lợi nhất cho nhà thơ trong việc biểu đạt cảm xúc. Đọc những câu thơ của Nguyễn Quang Thiều ta thấy rõ sự đổi mới trong thơ anh: “Chúng ta trút bỏ áo quần như trút bỏ thống khổ nằm

xuống bên nhau”, “Chúng ta như hai khối đồng nung chảy tan hoà vào nhau, chúng ta hắt sáng như ban mai, chúng ta nồng thơm như cánh đồng”. Những câu thơ giàu

biểu tượng, với liên tưởng khác lạ, sự thay đổi diện mạo câu thơ, nhịp thơ đã tạo nên những bất ngờ cho người đọc.

Đọc và cảm thơ của thế hệ thơ trẻ ta thấy ở họ sự khác lạ so với truyền thống. Cái khác lạ ấy có làm nên giá trị hay khơng cịn phụ thuộc vào thời gian và cách nhìn nhận của mỗi người. Chỉ biết rằng, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Hưng, Thanh Thảo Nguyễn Quang Thiều, Lê Văn Ngăn, Trần Anh Thái, Dương Kiều Minh… luôn ý thức cho sự khai mở một lối đi riêng, không theo đường mòn và lúc này họ sẵn sàng cho một cuộc thử nghiệm.

Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, một lần nữa ý thức cách tân thơ ca lại trở nên mãnh liệt hơn. Một thế hệ thơ trẻ ra đời. Họ nhạy cảm với nhịp độ, tốc độ đổi thay của đời sống hiện đại mà khơng cái gì có thể đứng bên ngồi những biến đổi ấy. Sự thay đổi của đời sống tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của con người. Thơ sẽ mất đi chỗ đứng của nó trong đời sống tinh thần của con người hiện đại nếu nó khơng tự thay đổi để tìm cách thích ứng với những thay đổi ấy. Thanh Thảo có lẽ đã nói rất trúng tâm lý của nhiều nhà thơ trẻ hiện nay, và có lẽ điều đó khơng chỉ đúng với các tác giả trẻ, nó là nỗi bức xúc chung của các nhà văn có ý thức trách nhiệm đối với một ngòi bút khi đứng trước một cuộc sống đang tăng tốc, một không gian đang mở rộng đa phương, đa chiều: “Chưa bao giờ

như hôm nay, cả thế giới đã ùa vào thơ trẻ. Thơ trẻ - xin hiểu theo nghĩa là thơ được làm bởi những người trẻ tuổi - là thơ biết chấp nhận “ sống chung” với thế giới này và bước đầu đã biết “nổi loạn” với chính thế giới này. Sự chấp nhận bắt đầu từ quan niệm: Thế giới là như vậy, hãy để chính cái thế giới là như vậy ấy ùa vào thơ một cách tự nhiên, hồn nhiên, bình đẳng. Cịn sự “nổi loạn” lại bắt đầu từ quan niệm: Thơ ngày hôm nay phải khác thơ ngày hôm qua. Cái khác ấy từ hình thức đến cách thể hiện cuối cùng chỉ nhằm thích ứng với những thay đổi chóng mặt của thế giới, hiểu theo nghĩa cả thế giới rộng lớn bên ngoài và thế giới nội tâm của mỗi con người mỗi cá thể” [83]. Trong bối cảnh của xã hội thông tin, một loại hình

nghệ thuật sử dụng ngơn từ như thơ cần thiết phải xem việc tạo ra cái khác, cái mới, cái lạ như một nghĩa vụ. Bởi như Lê Đạt đã chỉ ra: “Hàm lượng thông tin gắn liền

với cái lạ, cái khác, cái bất ngờ”[20]. Mà cái gì giàu hàm lượng thơng tin mới thật

sự có tính hiệu quả cao, mới khơng bị đào thải nhanh chóng trong xã hội hiện nay. Ý thức về tốc độ, nhịp độ của đời sống hiện đại đã chi phối rõ nét đến lối viết của một số cây bút. Phan Huyền Thư trong bài "Xin lỗi nếu thơ tơi khơng dành cho bạn", in trên Tạp chí Tia sáng ngày 1/4/2002 đã phát biểu: “Sự bùng nổ thông tin

cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước kéo theo những chuyển biến nhanh về vật chất khiến cho tốc độ nạp vào trí tuệ của con người đòi hỏi phải linh hoạt hơn. Và một điều rất quan trọng chúng tôi phải đối mặt: Tốc độ nhớ phải nhanh chóng nhưng tốc độ qn cịn nhanh hơn. Chính vì vậy sự quyết định đến hình thức mới của thơ ca là phải cô đọng, đơn giản và phải đi vào bản chất trực tiếp". Trong

Tiểu luận thơ của mình, Trần Tiến Dũng đặc biệt nhấn mạnh đến khái niệm “tốc độ cảm xúc”. Tốc độ cảm xúc bắt nguồn từ tốc độ đời sống. Chính nó theo quan

niệm của Trần Tiến Dũng, khiến ngơn ngữ thơ khắc phục tính tuyến tính “Câu

trước nắm tay câu sau, xếp hàng ngang chầm chậm hé mở không gian đã sẵn bày trước”. Ngơn ngữ thơ nhờ đó có thể mở ra nhiều chiều kích, vận động theo nhiều

luồng mạch như chính dịng chảy cuộc sống thường khi khơng xi chiều.

Như vậy, những tìm tịi đổi mới trong thơ hiện nay, bắt nguồn từ cảm quan về đời sống đang vận động với tốc độ rất cao, nhịp độ rất nhanh, cường độ rất mạnh, buộc thơ ca phải tự thay đổi để thích ứng. Thời đại mới ln tạo ra tâm thế mới. Có lẽ đó là một chân lý.

Chúng tôi xem xét sự chuyển động về mặt tư duy và tư duy thẩm mỹ của thơ ca hiện đại để khẳng định rằng: Nghệ thuật chỉ có thể phát triển phong phú khi ý thức thể nghiệm tìm tịi ở người nghệ sĩ thực sự mãnh liệt. Và “Như một tất yếu, để tồn

tại, thơ ca ln phải biết tự đổi mới, vì xét đến cùng, hoạt động nghệ thuật là một hoạt động năng sản và sáng tạo. Đó cần phải là thứ sáng tạo triệt để chứ không thể nửa vời”. [21;334].

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu THƠ VĂN XUÔI TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại (Trang 29 - 33)