NHỮNG SÁNG TẠO VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu THƠ VĂN XUÔI TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại (Trang 83 - 124)

- Những vấn đề xã hội thời hậu chiến Sự thức tỉnh của con người cá nhân.

NHỮNG SÁNG TẠO VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

CỦA THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

III.1. Vấn đề mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

Một tác phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị, được coi là thành công khi tác phẩm ấy đảm bảo sự hài hịa giữa nội dung và hình thức. Hình thức và nội dung gắn bó với nhau như hình với bóng. Chính sự hài hịa giữa nội dung và hình thức tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Văn bản chỉ chú trọng mặt nội dung sẽ trở thành lời tuyên truyền, cổ động hoặc kể lể, thở than. Văn bản chỉ chú ý đến hình thức sẽ là mớ chữ nghĩa hỗn độn, tối nghĩa. Xem nhẹ vai trị của nội dung, chạy theo sự tơ vẽ hình thức, thơ ca sẽ rơi vào lối viết phô trương, kĩ xảo, những dấu hiệu của sự thối hóa và bế tắc.

Đối với thơ trữ tình, sáng tạo về mặt hình thức có vai trị vơ cùng quan trọng. Vì vậy, cơng việc khó nhất của nhà thơ là tìm và tổ chức được một hình thức biểu hiện đẹp, phù hợp cho mạch nguồn cảm xúc. Hình thức trong thơ không phát huy vẻ đẹp và sức hấp dẫn của nó nhằm mục đích tự thân. Và nội dung của thơ cũng bị hạn chế và mất mát đi rất nhiều nếu khơng tìm được hình thức biểu hiện tương xứng và có hiệu lực nhất. Đơi khi nội dung sâu xa của thi tứ, của hệ thống cảm xúc và hình ảnh trong thơ được biểu hiện qua một từ rất nhỏ bé và mỏng manh. Một sự thừa thãi hoặc thiếu hụt, một sự không ăn khớp nào đấy giữa các nhân tố cấu tạo bài thơ sẽ làm cho toàn bộ cấu trúc xộc xệch, hiệu quả giảm sút. Sự hấp dẫn của thơ trữ tình khơng phải là cốt truyện, tình tiết, sự kiện,… mà là ở những biểu hiện tinh tế, giàu sức gợi của hình thức. Vì vậy, trong thơ, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức được biểu hiện với nhiều dạng thức uyển chuyển và linh hoạt. Và quan trọng nhất, hình thức phải thống nhất với nội dung. Đây chính là một trong những lí do giải thích cho sự phát triển, biến đổi, cách tân khơng ngừng nghỉ của thơ ca về mặt thể loại.

Một suy nghĩ, một cảm xúc bao giờ cũng có rất nhiều hình thức biểu hiện. Và bao giờ cũng có một cách nói tốt nhất, đạt hiệu quả nhất. Cảm xúc suy nghĩ càng

phức tạp càng địi hỏi hình thức mới mẻ, sáng tạo. Nội dung cảm xúc, suy nghĩ thì biến đổi khơng ngừng bởi xã hội khơng ngừng vận động và thay đổi. Hoàn cảnh xã hội thay đổi, tâm lí con người thay đổi, nhu cầu thể hiện tâm trạng, đời sống tinh thần cùng thay đổi. Thơ ca thường phát triển chậm hơn so với thời đại. Và nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân của sự chậm trễ này là thuộc về hình thức biểu hiện. Có những khi nội dung mới được thể hiện bằng những cách nói mới, hình thức mới lại khơng dễ dàng được chấp nhận.

Trong thơ, những tìm tịi về hình thức ln được các nhà thơ quan tâm đến, song hình thức mới được chấp nhận thông qua thử thách lại không nhiều. Nhưng dù thành cơng hay chưa thành cơng thì sự ra đời của một cái mới, dù ở những phương diện nhỏ nhất của hình thức, cũng là điều rất đáng trân trọng và cần được quan tâm xem xét.

Thơ văn xi xuất hiện ngày càng nhiều trong thời kì hiện đại được coi là do “nhu cầu tự thân của thời đại”. Những vấn đề phức tạp của đời sống hiện đại gợi nên rất nhiều cảm xúc, buộc nhà thơ phải trăn trở, day dứt. Mà “thơ văn xuôi là thể

thơ rất phù hợp với việc diễn đạt những trăn trở, suy tư triết lý và suy tưởng về nhân tình, thế sự. Đây là một lối thoát cho các nhà thơ khi họ muốn dùng thơ để nhập cuộc tham gia bàn luận tự do về số phận của con người và xã hội, khi mà các thể thơ có niêm luật gị bó khơng đáp ứng được u cầu giải quyết nhiều vấn đề của thời đại. Chính vì vậy mà thơ văn xi nhanh chóng được đơng đảo các nhà thơ trên thế giới tiếp nhận…

Như cùng một ước hẹn, thơ văn xuôi trong trường ca Việt Nam hiện đại được các nhà thơ vận dụng để bày tỏ những dòng (đúng là những dòng) trăn trở, suy tư, cả những dòng suy tư triết lý và những cảm xúc sơi trào, những điều mà có lẽ cái khn khổ gị bó của các thể thơ truyền thống khơng cho phép họ bộc bạch hết được: “Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Rubích một trị chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp lại những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp. Ru-bích - đó là cấu trúc của thơ.” [13]

Là kết quả khát vọng sáng tạo của nhà thơ, là nhu cầu thời đại nên thơ văn xi, về mặt hình thức, đã thể hiện rất nhiều điểm mới mẻ. Và dù rất khó thành cơng bởi thơ văn xi là thể loại lưỡng tính, cần sự dung hợp giữa thơ và văn xuôi nhưng nhờ sự sáng tạo không ngừng của các nhà thơ mà thể loại này đã tạo nên dấu ấn trong nền văn học dân tộc. Và đã có nhiều tác phẩm thành cơng, dù cịn rất nhiều tranh cãi.

Trong khn khổ, mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn đã khảo sát, tham khảo, tổng hợp để khái quát một số điểm nổi bật về phương diện hình thức của thơ văn xi. Chỉ là khảo sát đặc điểm nên luận văn hướng đến mục đích phác thảo đặc điểm hình thức của thơ văn xuôi chứ không đánh giá sự đúng sai, hay dở của các yếu tố tạo nên phương diện hình thức của thơ văn xi.

Có thể dễ dàng nhận thấy sự lạ hóa về mặt hình thức của thơ văn xi đã đạt đến sự triệt để. Với thể thơ này, khơng có một kiểu hình thức nào, dù là tự do nhất, lại không được người làm thơ chấp nhận khi họ chọn thơ văn xi là hình thức biểu hiện cảm xúc.

III.2. Đặc điểm nổi bật ở phương diện hình thức của thơ văn xi

III.2.1. Linh hoạt trong tổ chức kết cấu bài thơ

Thơ văn xuôi - ngay từ tên gọi thể loại đã bộc lộ rõ tính tự do về mặt hình thức kết cấu: là thơ nhưng hình thức lại mang dáng dấp văn xi. Bài thơ văn xuôi đã vượt ra khỏi kết cấu, lập tứ quen thuộc của thơ ca. Để giải phóng cảm xúc khỏi những khn phép gị bó, họ chọn hình thức thơ văn xi. Cách tổ chức kết cấu trong bài thơ văn xuôi lại rất linh hoạt, đa dạng và mới mẻ. Thơ văn xuôi xuất hiện nhiều trong các trường ca sau 1975, sau đó là các bài thơ dài, không chia khổ,…Các dạng kết cấu được sử dụng trong bài thơ văn xi như: hình thức đối thoại, dạng

thức truyện ngắn, phát triển theo mạch cảm xúc theo dòng ý thức xếp đặt bên nhau những chuỗi ngơn từ liền mạch,…

Mỗi hình thức kết cấu khi được lựa chọn khơng chỉ thể hiện sự sáng tạo của nhà thơ mà còn tạo nên giá trị nghệ thuật nhất định, tạo nên sức hấp dẫn, sự cuốn hút của thơ văn xi. Tự do hóa hình thức để truyền tải tốt nhất nội dung, những nội

dung vốn cũng rất tự do, mới mẻ, có chiều sâu triết lí. Vì vậy, mỗi hình thức tổ chức kết cấu văn bản phù hợp với nội dung là một thành công của tác giả.

Nhà thơ Thanh Thảo là người có cơng trong việc đưa văn xi đến gần bạn đọc. Nhiều trường ca của ơng có những đoạn sử dụng thơ văn xi thành cơng như trường ca Những người đi tới biển. Ơng cịn có các trường ca bằng văn xi như

Trị chuyện với nhân vật của mình, Cỏ vẫn mọc và một tác phẩm thơ văn xuôi rất

thành công - Khối vng ru-bích. Trong các tác phẩm thơ văn xi của mình, Thanh Thảo dùng rất nhiều kiểu tổ chức kết cấu văn bản khác nhau như đối thoại, độc thoại, tự vấn,…

Nhiều khi trong một tác phẩm, tác giả sử dụng xen kẽ nhiều hình thức kết cấu.

Khối vng ru-bích là một ví dụ. Nhìn tồn thể, tác phẩm là một chuỗi những đoạn

thơ văn xi ngắn. Đó cũng là một chuỗi các độc thoại, thỉnh thoảng xen đối thoại, xen các đoạn triết lý hay suy tư. Riêng câu mở đầu cho mỗi đoạn “Tôi xoay những ô vuông” được lặp lại nhiều lần đã tạo nên vẻ đẹp của hình thức tác phẩm, đồng

thời bộc lộ được tâm trạng trăn trở, sự suy ngẫm của nhân vật trữ tình.

Đọc các tác phẩm của các nhà thơ u thích thể thơ văn xi và đã mạnh dạn lựa chọn nó như Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Lê Văn Ngăn, Dương Kiều Minh, Trần Anh Thái,… sẽ bắt gặp nhiều sự xen kẽ các kiểu tổ chức kết cấu. Đặc biệt là với các tác phẩm lớn như trường ca. Các kiểu tổ chức xen kẽ ấy tạo nên khả năng biểu ý mạnh mẽ của ngôn bản đồng thời tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Chẳng hạn, về trường ca Trần Anh Thái, nhà phê bình Lưu Khánh Thơ phát biểu trong buổi Tọa đàm của Viện Văn học: “Trường ca của Trần Anh Thái đã khiến người ta cảm thấy như có sự trở lại của trường ca. Trường ca của Trần Anh Thái có hai cách nhìn. Thứ nhất, về thể loại, trường ca của Trần Anh Thái vừa có sự tuân thủ, vừa có sự phá cách. Nói đến trường ca, người ta rất chú trọng tới cấu trúc, kết cấu. Ở trường ca đầu tiên, Đổ bóng xuống mặt trời, cấu trúc của Trần Anh Thái theo cốt truyện, có chủ đề. Sang đến trường ca thứ hai, tức Trên đường, nguyên tắc của thể loại đã bị “xâm phạm”. Trường ca Ngày đang mở sáng đi theo mạch cảm xúc.

Trong trường ca Những người đi tới biển, tác giả sử dụng một số đoạn đối thoại, độc thoại của chính nhân vật trữ tình về vấn đề thái độ, trách nhiệm đối với lịch sử, dân tộc, quá khứ và thời đại.

Kiểu tổ chức kết cấu đối thoại, độc thoại thể hiện được nỗi trăn trở, day dứt, sự suy tưởng có chiều sâu triết lý. Trong Trò chuyện với nhân vật của mình, tác giả Thanh Thảo đã hóa thân vào nhân vật cụ Đồ Chiểu để đối thoại, trò chuyện với các nhân vật ông Quán, ông Tiều, tiểu đồng trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Từ đó ơng

ca ngợi, đề cao những “Vân Tiên có thực ngồi đời và cũng khẳng định “loại người như cha con Võ Thể Loan cịn sống nhan nhản nó hiện thực q tàn nhẫn một cách dễ dàng và gần ta quá”. Những kẻ bạc bẽo, gian xảo, bội tình bội nghĩa xã hội nào cũng có, thậm chí ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại. Đối thoại xen kẽ độc thoại, kể chuyện tạo nên chiều sâu cho phát ngơn và cho tồn văn bản:

“Một câu chuyện cổ kể rằng ngày xưa gặp năm trời hạn hán những ao đầm kinh

rạch dần dần khơ kiệt… Trong cuộc hành trình gian khổ kiếm nguồn nước sống có những con cá lớn kiệt sức trên đường đi. Ác hại thay họ gặp phải những con cá mương đê tiện, những con cá lục chốt ranh ma… bòn bám vào rỉa rút thân hình và họ vểnh râu cười đắc chí vì được một bữa tiệc ngon… Biết bao những anh hùng những tài năng lớn đã bị loài cá mương ấy rỉa rút thịt xương đến mức phải chết thảm. Thuở thanh bình chúng chui rúc làm những trị bỉ ổi trong bóng tối và gặp thời loạn giữa những cơn biến động lũ chúng ngoi lên hiện nguyên hình”.

(Thanh Thảo, Trị chuyện với nhân vật của mình) Nhờ khả năng truyền tải nội dung của câu văn xuôi, nhà thơ bộc lộ được những suy nghĩ mang tầm triết lý, có giá trị khái quát thời đại và con người của mình.

Trong Khối vng ru-bích, Thanh Thảo cũng sử dụng hình thức kết cấu đối thoại trong một số đoạn:

“Tôi xoay những ô vuông. Trong quán phở:

- ông chủ, cho hai bát tái đặc biệt!

- Mimi, ăn đi con, sao, thịt dai à? ông chủ? - dạ

- thịt bị già dai ngốch, đổ đi, cho hai bát gà! - dạ

- chó tơi khảnh lắm - dạ

- Mimi của tơi sành lắm - dạ

- phần nó mỗi ngày trăm bạc đấy - dạ”

Khơng lời dẫn chuyện, đương nhiên khơng bình luận, khơng miêu tả. Những lời đối thoại trong qn phở như vơ tình lọt vào tai ai đó. Nhưng tất cả đã bộc lộ rõ trong đoạn hội thoại. Về nhân tình, về sự khoe mẽ, về những nghịch lí của cuộc đời.

Những đoạn đối thoại trong Khối vng ru-bích khơng nhiều nhưng đều rất đặc sắc. Một số đoạn có kết cấu của mẩu chuyện nhỏ. Nhiều đoạn là độc thoại hoặc dòng tâm trạng của nhân vật tôi. Nhưng dù ở kiểu tổ chức kết cấu nào, nội dung cũng được truyền tải đầy đủ và có khả năng tạo nên sự ám ảnh cho người đọc.

Kiểu tổ chức văn bản có hình thức đối thoại, độc thoại còn được nhiều tác giả sử dụng. Trong Trường ca biển, nhà thơ Hữu Thỉnh đã có hẳn chương một với nhan đề

Đối thoại biển. Trong đó, tác giả tổ chức kết cấu đối thoại giữa hai nhân vật biển và

người lính. Cấu trúc đối thoại “người lính nói - biển nói” lặp lại trong trường ca thay mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình. Những điều “biển nói” thể hiện sự giác ngộ, sự tự nhận thức của nhân vật trữ tình - những người lính trở về từ cuộc chiến tranh và phải đối diện với những khó khăn phức tạp của cuộc sống thời bình:

“Đến một ngày kia những người lính đã tới biển của mình. Cuộc gặp gỡ của triệu năm với đứa con trận mạc. Khơng chỉ là người lính lạ lẫm, chính biển lạ lẫm đầu tiên. Biển thốt lên: "Người sắp thắng trận sao mà hốc hác quá". Những người lính cầm le ta

cành sú hoe vàng, cầm luôn cả một miền che chở mới. Người lính nói: "Tơi đi qua nhiều bóng mát để về đây".

Bóng mát đã lùi xa. Mực tím đã trả lại cho tuổi học trị. Tiếng gàu sòng đã trả về cho cơn hạn hán. Trước mặt là biển, bốn bề là biển, hình như phải nói một câu gì với biển.

Và người lính nói:

- Hơm nay tơi thấy biển lần đầu. Biển nói:

- Mái gianh nhà anh khơng nói thế Vại nước gốc cau nhà anh khơng nói thế Người lính nói:

- Tơi phải làm gì. Biển nói:

- Sống với nước hãy bắt đầu từ nước. Đó là, nghi lễ đầu tiên và nghi lễ cuồi cùng Người lính nói:

- Mẹ dặn tơi: Ra sơng lấy sóng mà u Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin Tôi đã tin và chưa hề bị ngã. Biển nói:

- Khơng ngã chưa chắc đã khỏi chìm Người lính nói:

- Có bí quyết gì sau sóng kia chăng? Biển nói:

- Sống với nước hãy bắt đầu từ nước. Người lính nói:

Tơi đã đi suốt hai đầu đất nước. Biển hiu hiu thán phục

Biển hiu hiu thán phục

Và biển chỉ hỏi anh đơn giản điều này: - Anh có biết bơi khơng?

Người lính nói:

- Khơng phải ai cũng biết bơi. Thế mà sao vẫn rất nhiều cái huơ tay hãnh tiến. Biển nói:

- Họ đang bơi trên số phận của mình

Một nửa trí khơn của con người là tìm cách chứng nhận mình và chứng nhận lẫn nhau.”

Kiểu tổ chức kết cấu đối thoại vốn là đặc trưng của truyện, tiểu thuyết và kịch. Nhưng nó đã được đưa vào thơ văn xi và tạo nên sự thành công cho khá nhiều cây bút đã táo bạo dấn thân vào mảnh đất thơ văn xi cịn khá hoang vu này. Trong Cuộc đối thoại của nước, Dạ Thảo Phương đã tổ chức kết cấu cuộc đối thoại giữa nhân vật trữ tình và người mẹ, xen kẽ với dịng tâm tư của nhân vật trữ tình.

Một phần của tài liệu THƠ VĂN XUÔI TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại (Trang 83 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w