CỦA THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu THƠ VĂN XUÔI TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại (Trang 33 - 35)

Nhà thơ Thanh Thảo, người thành công với thể trường ca và thể thơ văn xuôi đã quan niệm về thơ: "Thơ đưa người làm thơ vào cách đi của người mộng du, đi trong

mơ với cặp mắt mở to, mở to nhưng khơng thấy gì, nghe tất cả mà cuối cùng chỉ là những tiếng văng vẳng. Thân thể người làm thơ là một bộ lọc, chỉ khi nào anh để yên cho thân thể mình lọc lại đời sống, rồi bất chợt nó bật ra cái gì, thì đó mới là thơ”.

Với những ý kiến như vậy có thể thấy, đối tượng thẩm mĩ của thơ văn xi là những gì tác động đến nhà thơ cả mặt thể xác và tinh thần. Thơ văn xi với đặc trưng nổi bật là dịng tâm trạng, là dịng ý thức của nhân vật trữ tình đã thể hiện được những điều sâu kín nhất trong mỗi con người. Với khát vọng tìm tịi và đổi mới khi đến với thơ văn xuôi, các nhà thơ đã chọn cho mình đối tượng thẩm mĩ phù hợp. Cuộc sống và con người đã được nhìn nhận từ điểm nhìn có chiều sâu triết lý và trải nghiệm. Trước những điều vốn không mới của sự sống và con người, người sáng tác thơ văn xuôi đã mang đến màu sắc và giá trị nghệ thuật mới mẻ cho thi ca.

Để nhìn nhận một cách cụ thể, tồn diện đặc điểm về mặt nội dung của thơ văn xuôi cần phải đặt các tác phẩm trở lại với điều kiện lịch sử, xã hội, đời sống văn học đã nói ở trên.

Với những nét khái quát về thời đại mới đã nói ở trên, thơ ca Việt nam sau 1975 bước sang một giai đoạn mới và càng về sau càng thể hiện rõ. “Các nhà thơ sau 1975 khơng mấy khi phải gồng mình lên để nói những điều lớn lao, cũng viết về những cuộc chiến tranh đã đi qua, nhưng thơ họ hướng tới những số phận, khắc họa được những nỗi đau mất mát, nó thấm thía và lay động lịng người hơn trước. Nỗi buồn được cảm thông và chia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau như chính cuộc đời vậy… Những day dứt của đời thường để lại khơng ít vết thương trong trái tim nhà thơ. Sự thật khắc nghiệt mà họ phải nếm trải đã dội đập vào thơ

họ đến tức ngực - làm thơ họ bừng tỉnh. Đọc thơ họ, ta như được tham dự những nỗi khổ đau và hy vọng làm nên gương mặt của mỗi số phận.” [10;9]

Nội dung phản ánh của thơ văn xuôi sau 1975 vẫn là những vấn đề muôn thuở của sự sống - vốn là đối tượng thẩm mĩ của văn học mọi thời đại. Nhưng độ đậm đặc, phong phú, nơng sâu ở các mảng đề tài có sự khác nhau ở các thể loại. Điều đó được quy định bởi khả năng biểu hiện, truyền tải của bản thân thể loại văn học.

Văn học phản ánh hiện thực. Thơ văn xuôi dù đổi mới cách tân, là kết quả của quá trình tìm kiếm khơng mệt mỏi của các nhà thơ ưa thích sáng tạo nhưng cũng không thể vượt ra khỏi nội dung, nhiệm vụ “phản ánh hiện thực”. Như nhà văn Nam Cao đã phát biểu trong “tuyên ngôn nghệ thuật” Đời thừa: “Văn học phải là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

Trong một xã hội mà tinh thần dân chủ ngày càng được đề cao, cái Tôi cá nhân với những trạng thái phức hợp đa chiều ngày càng được giải phóng mạnh mẽ thì “tiếng đau khổ kia” không chỉ là cái đau khổ bên ngồi hiện thực mà đó là tiếng lịng, là sự vận động nội tại bên trong cái Tơi trữ tình của thơ văn xuôi. Thơ văn xuôi với khả năng thể hiện sự vận động của cái Tôi nội tại vô tận, đa chiều đã ngày càng được các nhà thơ lựa chọn để bộc lộ những trạng thái xúc cảm ln tn trào mạnh mẽ và mãnh liệt của mình.

Vẫn là hai kiểu tư duy thơ: tư duy hướng ngoại tạo nên những tác phẩm có nội dung phản ánh hiện thực, miêu tả cuộc đời, chú ý đến những vấn đề chung của xã hội, đất nước; tư duy thơ hướng nội cho ra đời những tác phẩm thể hiện cái tơi trữ tình cá thể,… nhưng với thơ xăn xi sau 1975 có vẻ kiểu tư duy hướng nội được ưa chuộng hơn, như một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã nhận định:

“Khơng hẹn mà gặp, hầu như tất cả các nhà thơ cả nam lẫn nữ, cả thế hệ trẻ đến thế hệ già đến những năm 90 đều hướng sự nhận thức thơ ca của mình khơng phải về phía thực tại khách quan mà về phía cái Tơi nội cảm. Thơ ca không nhằm phản ánh hiện thực mà nhằm bộc lộ những tình cảm cá nhân. Làm thơ là một hành trình tự biểu hiện." [81;353-354].

Với thơ ca hiện đại, càng về sau điều này càng đúng. Thơ văn xi lại càng đúng hơn. Vì vậy mà rất nhiều người đã nhận ra rằng thơ ca Việt Nam sau 1975, càng về sau càng mất cân đối giữa cái Tôi và cái Ta, cái Tôi ngày càng chiếm ưu thế trên thi đàn và cái Ta, đương nhiên, ngày càng mờ nhạt.

Thơ văn xi sau 1975 vẫn cịn tồn tại hai hướng tư duy thơ hướng ngoại và hướng nội, thể hiện thành hai mảng nội dung cơ bản, hai đối tượng thẩm mĩ:

Một phần của tài liệu THƠ VĂN XUÔI TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w