Giới thiệu chung về mô hình

Một phần của tài liệu chương trình thí điểm cho thuê xe đạp ở địa học quốc gia hồ chí minh (Trang 31 - 77)

Mô tả dự án một cách khái quát:

 Tạo nhiều phương án di chuyển liên kết các địa điểm trong nội bộ khu vực ĐHQG TPHCM với các trạm cho thuê xe đạp, cụ thể:

- Các địa điểm này đi qua các khu vực quan trọng như: kí túc xá, các trường đại học, khu dịch vụ công cộng, bến xe bus…

- Các địa điểm này là những khu vực các bạn sinh viên thường xuyên lui tới với các mục đích sinh hoạt, học, tập, vui chơi, giải trí và là khu vực có cảnh đẹp của ĐHQG TPHCM (nhằm giúp sinh viên bên cạnh việc sử dụng xe đạp như một phương tiện di chuyển còn dùng xe đạp như một phương tiện giải trí sau nhưng giờ học mệt mỏi).  Tại các trạm cho thuê xe đạp:

- Sẽ có một lượng xe đạp có sẵn để cho thuê. Lượng xe đạp này được đầu tư từ số tiền được tài trợ của dự án. Bên cạnh đó có thể xin hỗ trợ từ các phía ban lãnh đạo của ĐHQG TPHCM; hoặc các nhà tài trợ; hay huy động xe đạp từ phía các bạn sinh viên.

August 20, 2013

Xe đạp có thể mua mới hoặc mua lại xe cũ rồi tân trang. Xe đạp sẽ được cho thuê với giá rẻ, được tính toán sao cho phù hợp với mức chi tiêu của các bạn sinh viên.

- Đảm bảo luôn có một người quản lí việc cho thuê và bảo quản xe đạp (có thể thuê với mức lương hợp lí hoặc làm tình nguyện).

- Các trạm sẽ được xây dựng với thiết kế phù hợp, một phần nhằm bảo quản xe tránh những tác động của thời tiết; một phần tạo điểm nhấn về thẩm mĩ, mang tính biểu tượng cho mô hình.

 Sinh viên có thể đến các trạm cho thuê xe đạp, thuê xe để sử dụng và trả lại tại bất kì trạm nào khác trong ĐHQG khi không muốn sử dụng nữa. Các hoạt động thuê và trả xe sẽ được quản lý chặt chẽ qua thẻ nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lí và hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng trộm cắp do hành vi thiếu ý thức của sinh viên.

 Trong tương lai, mô hình sẽ được nhân rộng ra nhiều địa điểm trong toàn ĐHQG TPHCM tùy theo tiến độ xây dựng của khu vực. Đồng thời khi sinh viên đã dần hình thành được thói quen và ý thức khi sử dụng dịch vụ này thì việc giữ và lấy xe sẽ không cần người bảo quản. Mô hình sẽ được tự động hóa: người dùng tự bảo quản, tự xích xe vào nơi quy định và lấy xe theo quy định. (Phụ thuộc nhiều vào kinh phí và ý thức sử dụng)

2. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng 2.1 Xe đạp

Do nguồn kinh phí đầu tư còn thấp nên tại giai đoạn đầu của dự án, chúng tôi sẽ đầu tư 80 chiếc xe đạp đơn phân bố phù hợp cho các trạm, trong đó có 40 chiếc xe đạp mới và 40 chiếc xe đạp cũ, nhằm phục vụ cho việc vận hành mô hình. Cụ thể:

Xe đạp mới:

- Số lượng: 40 chiếc.

- Nguồn cung ứng: hãng xe đạp Martin. Địa chỉ: 97B Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kiểu dáng: xe đạp thời trang Asama A001, giá: 1.900.000vnđ/chiếc. Công ty sẽ vận

August 20, 2013

chuyển xe miễn phí đến địa điểm thỏa thuận.

- Xe đạp mới được lựa chọn vừa có chất lượng cao, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ.  Xe đạp cũ:

- Số lượng 40 chiếc.

- Nguồn cung ứng: các tiệm bán xe đạp cũ trong khu vực ĐHQG TPHCM và khu vực địa bàn Quận Thủ Đức, các nhà giữ xe trong kí túc xá ĐHQG TPHCM (nhà xe A5, A13, A6), xe đạp cũ của sinh viên. Chúng tôi đã đi khảo sát một số địa điểm bán xe nhằm đảm bảo nguồn cung ứng

với một mức giá hợp lí. Ngoài ra, chúng tôi sẽ mua lại xe đạp với mức giá phù hợp từ các bạn sinh viên có nhu cầu hoặc tình nguyện quyên góp cho dự án.

- Giá thành dao động từ 400 – 800 nghìn vnđ/chiếc.

Xe sẽ được lựa chọn kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng. Nhằm tăng tính đồng bộ và thẩm mĩ với những chiếc xe đạp mới, chúng tôi sẽ tiến hành tân trang lại xe cũ (nếu cần thiết) bao gồm: sơn xe, sửa chữa hư hỏng, trang trí, gắn phụ tùng… Mức giá cho việc tân trang sẽ dao động từ 300 – 500 nghìn vnđ/1 chiếc.

Lợi ích từ việc sử dụng nguồn xe đạp cũ:

Giúp giảm đi một số tiền đầu tư lớn. Giá thành một chiếc xe có tân trang chỉ gần bằng một nửa so với xe đạp mới nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng và tính thẩm mĩ.

Tận dụng tối ưu nguồn xe đạp cũ. Xe đạp cũ sẽ không trở thành phế liệu, mà sẽ được tân trang tốt nhất, và đưa vào tái sử dụng trong mô hình của chúng tôi, góp phần tạo nên tính bền vững cho mô hình, đảm bảo lợi ích về mặt môi trường.

August 20, 2013

2.2 Thiết kế kỹ thuật trạm xe

Trạm xe là nơi cho thuê xe đạp và tiếp nhận các thông tin đăng ký mới của khách hàng.

Vị trí

Dựa vào quá trình quan sát, kinh nghiệm học tập và sinh sống tại ĐHQG TPHCM, đồng thời xuất phát từ nhu cầu có thực của các bạn sinh viên cũng như xét trên mặt bằng tổng thể khu đô thị ĐHQG TPHCM. Trong giai đoạn đầu của dự án, chúng tôi sẽ đặt 4 trạm xe tại các điểm: Ký túc xá (khu A), Bến xe bus, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học KHXH&NV), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học KHTN). 4 trạm được đặt tại những khu vực này vì những lí do cơ bản sau:

August 20, 2013

- Bốn trạm này hiện tại được đặt tại các khu vực quan trọng trong khu đô thị ĐHQG TPHCM với hầu hết các bạn sinh viên sinh sống và học tập. Bên cạnh đó, việc bố trí 4 trạm tại đây đã có tính đến khoảng cách và thời gian di chuyển giữa các trạm. Trung bình các trạm đặt cách nhau khoảng 1 đến 2 km, theo đó thời gian di chuyển bằng xe đạp giữa các trạm với nhau mất khoảng từ 5 đến 15 phút được xem là khá hợp lí.

- Ngoài ra, khi các bạn sinh viên muốn sử dụng xe đạp đi đến các vị trí còn lại trong khu vực đô thị đại học như: Khu công viên khoa học (hiện tại được các bạn gọi là Hồ đá – nơi vui chơi giải trí…), nhà điều hành, thư viện trung tâm, đại học Kinh tế luật, Kí túc xá khu B,… cũng chỉ tốn thời gian từ 20 đến 25 phút. Điều này mang lại tính tiện dụng cao cho các bạn sinh viên nơi đây. 4 trạm được bố trí trong giai đoạn này cụ thể như sau:

Trạm 1: Trạm Ký túc xá (Trạm trung tâm): Trạm được đặt trong khuôn viên Ký túc xá khu A ĐHQG TPHCM, Khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP HCM. Trạm được thiết kế với trên 30 chỗ đậu xe.

- Đây là nơi sinh sống chủ yếu của sinh viên trong khu đô thị ĐHQG TPHCM và được dự đoán có lượng hành khách lui tới nhiều nhất.

- Vị trí của ký túc xá nằm ở vị trí trung

gian di chuyển đến các địa điểm khác trong ĐHQG TPHCM. Hằng ngày sinh viên thường xuyên xuất phát từ ký túc xá (nơi ở) đến các địa điểm khác như bến xe buýt, trường học, thư viện hay trung tâm dịch vụ công cộng…

- Trạm ký túc xá được đánh giá là trạm trung tâm của mô hình - nơi điều phối các trạm khác. Do đó lượng xe đặt tại trạm này sẽ nhiều hơn các trạm khác.

August 20, 2013

Trạm 2: Trạm Bến xe buýt: Trạm được đặt bên trong phạm vi Bến xe buýt tạm (theo quy hoạch sẽ được dời đến địa điểm khác). Với thiết kế với trên 20 chỗ đậu xe.

- Đây là nơi dừng của các xe buýt gắn kết ĐHQG với các khu vực bên ngoài như Bến xe Miền Đông, Bến xe quận 8 (xe buýt số 08), Bến xe Miền Tây (xe buýt số 10), Chợ Bến Thành (xe buýt số 19), Bến xe buýt Lê Hồng Phong (xe buýt số 53) và nối liền các cơ sở khác của các trường đại học (xe buýt số 50).

- Vị trí đặt trạm này hướng đến các bạn sinh viên thường xuyên sử dụng phương tiện xe buýt để đi học, cũng như các bạn đang sinh sống tại các khu vực gần bến xe buýt thuận tiện di chuyển đến các trường học. Vì bến xe buýt hiện tại được đặt ở vị trí khá xa so với một số trường học trong đó trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) là một ví dụ điển hình.

- Trạm xe tại khu vực này được đánh giá sẽ có số lượng thuê xe khá cao. Vì hiện tại có khoảng 25% lượng sinh viên sinh sống gần bến xe buýt, cũng như các sinh viên di chuyển đến bến để vào các trường Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học CNTT…  Trạm 3: Trạm trường Đại học

KHXH&NV: Trạm được đặt bên trong khuôn viên trường Đại học KHXH&NV. Trạm được thiết kế với trên 15 chỗ đậu xe. - Trạm được bố trí gần cả hai cổng trường là

trường Đại học KHXH&NV và trường Đại học Công nghệ Thông tin nên thuận lợi cho sinh viên cả hai trường sử dụng dịch vụ.

Bến xe buýt ĐHQG TPHCM

August 20, 2013

- Vì yếu tố chi phí đầu tư, đây là một trạm xe mà chúng tôi cho tiến hành thí điểm tại vị trí trường học thành viên ĐHQG TPHCM, trong thời gian nhân rộng mô hình khi có một số điều kiện phù hợp các trường học thành viên ĐHQG TPHCM còn lại sẽ được thiết kế một trạm xe phục vụ cho các bạn sinh viên có nhu cầu thuê xe ở các trường đó.

Trạm 4: Trạm trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN): Trạm được đặt tại trường ĐH KHTN với thiết kế với trên 15 chỗ đậu xe.

- Trạm được đặt tại trường là thành viên của ĐHQG TPHCM với lượng sinh viên lớn theo học tại đây.

- Xung quanh trường theo quy hoạch của khu đô thị ĐHQG TPHCM, đây sẽ là khu vực tập trung nhiều quán xá, dịch vụ, do đó trạm này được đánh giá phục vụ nhu cầu đi đến trường Đại học KHTN và khu dịch vụ tiện ích ở đây.

Các trạm đều đƣợc bố trí trong khuôn viên của Kí túc xá cũng nhƣ các trƣờng Đại học, điều này mang lại nhiều thuận lợi:

 An toàn trong quản lý: giúp bảo quản xe tránh khỏi tình trạng mất cắp đến mức tối thiểu (vì tại những khu vực này luôn có bảo vệ trực 24/24)

Tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có: thuận tiện cho việc sử dụng các trang thiết bị cơ

sở như: điện, nước, internet, nhà vệ sinh…

Giúp sinh viên tại các khu vực này dễ dàng tiếp cận với dịch vụ: các bạn sinh viên khi

muốn sử dụng dịch vụ không phải tốn thời gian di chuyển, vì chúng được bố trí ngay tại nơi các bạn sinh sống, học tập và thường xuyên di chuyển đến.

August 20, 2013

Thiết kế

Vật liệu:

Ngoài các vật liệu nền móng cơ bản (gạch, vữa, beton), trạm xe hướng đến việc sử dụng một vật liệu thân thiện với môi trường nhưng vẫn tạo được điểm nhấn và đáp ứng được các công năng của một trạm xe.

Từ lâu, tre đã gắn liền với nếp sống sinh hoạt thường nhật và được coi là biểu tượng của người dân đất Việt. Ngày nay, ngoài các vật dụng đơn giản hằng ngày cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến tre còn được dùng trang trí nội thất với các tính năng ưu việt.

Tre là một chất liệu hoàn hảo trong việc xây dựng lên những không gian xanh, tre không chỉ là vật liệu vượt qua các chất liệu khác với các tính năng có sự liên kết siêu mạnh mẽ, mà tre còn có trọng lượng nhẹ và linh hoạt, được điểm số cao trong việc xây dựng các sản phẩm bền vững, phát triển nhanh và dễ dàng thu hoạch tại các địa phương trên nhiều vùng đất trên Thế giới. Hơn nữa, tre còn có tính thẩm mỹ cao.

Việc phát triển kiến trúc vội vã của các thành phố đô thị Việt Nam đã phá vỡ vẻ đẹp cũ, và sao chép những không gian mang kiến trúc phương Tây chưa hợp lý, thì ngôi nhà tre với kết cấu của một ngôi nhà cổ điển kết hợp với sự đổi mới sáng tạo, tạo nên một công trình kiến trúc tre độc đáo.

Trong xu thế chung về một nền kiến trúc xây dựng bền vững, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường tre hiện nay đang được đánh cao do tính chất tái sinh nhanh và tính dẻo dai bền chắc, được coi là “thép của thế kỷ 21″.

August 20, 2013

Những ưu điểm của vật liệu tre:

Phương án thiết kế: Với vật liệu điểm nhấn là tre, chúng tôi đề xuất hai phương án thiết kế trạm, cụ thể:

Phương án 1:

Kĩ thuật:

Mái: Trạm được thiết kế với điểm nhấn là mái cong mang biểu tượng ĐHQG TPHCM.

- Mái rộng 7m. Chiều cao đỉnh mái trước là 3.6m, chiều cao đỉnh mái sau là 2.4m.

- Đáy mái thấp nhất là 1,9m với sự tính toán góc chiếu 45 độ mái cong đảm bảo được yếu tố che chắn cho các phương tiện và người trực trạm ở mặt trước và sau mô hình.

- Mái được làm bằng tấm lợp Polycarbonate với chức năng dễ tạo hình và giảm tải chịu lực cho khung.

 Nguồn cung ứng đa dạng tre phát triển nhanh, tre trồng từ 5 năm tre

đã có thể sử dụng, nhanh hơn các chất liệu khác như gỗ từ 10 đến 15 năm. Tre dễ dàng

phát triển ở các nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

 Giá thành rẻ do nguồn cung tre đa dạng nên giá thành tre rẻ, mỗi cây tre dài 4m giá dao động từ 10.000 vnd đến 20.000 vnd/cây.

 Bền vật liệu tre có tuổi thọ lên đến 10 – 12 năm phụ thuộc vào cách thức bảo quản.

 Tính thẩm mỹ cao tre là vật liệu nhẹ và linh hoạt, do đó các công trình làm từ tre có kiểu dáng đặc biệt, mang tính sáng tạo và nét riêng của kiến

trúc tre.

August 20, 2013

August 20, 2013

Khung: Trạm xe được thiết kế thành nhiều gian, mỗi gian rộng 3m. Tùy với từng vị trí

đặt trạm mà số gian sẽ thay đổi phù hợp với lượng xe.

- Khung đỡ phần mái phía dưới uốn cong được chịu lực từ dàn cáp kéo căng, cùng với giàn khung gồm bốn cây tre chịu lực (70 đến 90) bắt chéo nhau. Bốn cây tre cấu tạo (40 đến 50) đỡ phía dưới tre chịu lực cũng được liên kết cố định tạo hình dáng cong của khung.

- Tre chịu lực, tre cấu tạo được gắn kết với nhau bằng những thanh giằng làm từ những đoạn tre nhỏ (10 đến 20) để tạo ra lực mạnh nhất đỡ phần mái.

- Một cây tre chịu lực tiếp xúc trực tiếp với phần mái, nối giữa đỉnh trước và đỉnh sau mái, được uốn cong ở giữa tạo nên hình dáng cong của mái tuân theo ý đồ thiết kế.

- Cầu phong nối liền tre định hình mái giữa hai khung giàn tạo thành một gian có chức năng tạo liên kết chính gia cố cho phần mái và tăng độ chịu lực cho khung tre bên dưới.

Mặt bên trạm xe

August 20, 2013

Nền: Được gia công vững chắc bằng xi măng Holcim.

- Kích thước: chiều rộng 3m, chiều dài thùy theo vị trí đặt trạm, chiều cao chênh lệch 10cm so với mặt bằng đất.

- Tại cạc trụ tre phần móng sẽ được đổ bê tông nhằm đảm bảo cho dàn khung được vững chắc.

Ý nghĩa:

Trạm lấy ý tưởng từ logo của ĐHQG TPHCM. Những đường cong của dàn mái tạo thành chữ V, cách điệu hình ảnh của một quyển sách mở, biểu tượng của tri thức và sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó, hình dáng uốn lượn như hình ảnh một con chim bồ câu đang dang rộng đôi

Một phần của tài liệu chương trình thí điểm cho thuê xe đạp ở địa học quốc gia hồ chí minh (Trang 31 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)