Xuất phát từ mục tiêu và thực tiễn dạy học lịch sử và mong muốn được góp ýkiến cá nhân vào việc đổi mới phương pháp DHLS ở trường THPT, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sử dụng tư l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐỒNG THỊ BAY
SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC VỀ NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX)
Ở TRƯỜNG THPT - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Chuyên ngành: LL&PP Dạy học Lịch sử
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Ninh
Hà Nội - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo
TS Nguyễn Văn Ninh - người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô Tổ Lý luận vầ Phương pháp Dạy học Lịch sử, Khoa Lịch sử , Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã dìu dắt, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập hoàn thành Luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư Viện Quốc gia, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, Các giáo viên, HS các trường thực nghiệm, điều tra thực tế ở Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Quảng Ninh đã giúp đỡ tận tình trong việc thu thập tài liệu, số liệu phục vụ đề tài.
Lời cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thiện Luận văn của mình.
Quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản Luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2015
Tác giả
Đồng Thị Bay
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 15
4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 16
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 16
6 Giả thiết khoa học 17
7 Ý nghĩa của đề tài 17
8 Đóng góp của đề tài 17
9 Bố cục của luận văn 17
NỘI DUNG 18
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC VỀ NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 18
1.1 Cơ sở lí luận của việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở trường THPT 18
1.1.1 Một số quan niệm 18
1.1.2 Cơ sở xuất phát của vấn đề 26
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở trường THPT 30
1.1.4 Những yêu cầu khi sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở trường THPT 33
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở trường THPT 36
1.2.1 Thực tiễn việc DHLS ở trường THPT 36
1.2.2 Thực tiễn việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở trường THPT 38
Trang 51.2.2.1.Về phía giáo viên 40
1.2.2.2 Về phía học sinh 42
CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC VỀ NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 45
2.1 Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX THPT – Chương trình chuẩn 45
2.1.1 Vị trí 45
2.1.2 Mục tiêu 46
2.1.3 Nội dung cơ bản 47
2.2 Hệ thống các tư liệu lịch sử gốc về nhân vật có thể sử dụng trong khi dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XX THPT – Chương trình chuẩn 49
2.3 Các biện pháp sư phạm sử dụng tư liệu gốc về nhân vật để dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX ở trường THPT – Chương trình chuẩn 54
2.3.1 Trong giờ nội khóa 54
2.3.1.1 Sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong nghiên cứu kiến thức mới 54 2.3.1.2 Sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong củng cố, ôn tập kiến thức, giao bài tập về nhà giúp học sinh hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học và vận dụng kiến thức 76
2.3.1.3 Sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong kiểm tra, đánh giá 79
2.3.2 Trong hoạt động ngoại khóa 82
2.3.2.1 Tổ chức, hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu gốc về nhân vật .83 2.3.2.2 Hướng dẫn học sinh kể chuyện về nhân vật lịch sử thông qua các tư liệu gốc 85
2.3.2.3 Tổ chức dạ hội, trò chơi về nhân vật lịch sử 88
Trang 62.3.2.4 Tổ chức cho học sinh trải nghiệm sáng tạo ở những di tích, bảo
tàng lịch sử gắn liền với các nhân vật ở từng địa phương 91
2.4 Thực nghiệm sư phạm 94
2.4.1 Mục đích thực nghiệm 94
2.4.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 95
2.4.3 Tiến trình thực nghiệm 95
2.4.4 Bài thực nghiệm sư phạm (Xem phụ lục ) 96
2.4.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 96
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC Pl.1
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học trở thànhmột trong những cơ hội và thách thức đặt ra cho tất cả các quốc gia Việt Nam đangtrên đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặt ra yêu cầu nguồnnhân lực chất lượng cao có đủ đức, đủ tài, năng động, sáng tạo để xây dựng và pháttriển đất nước, hội nhập với thế giới Đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra đốivới nền giáo dục nước ta
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, giáo dục Việt Nam bộc lộ những vấn đềbất cập, tỏ ra “hoang mang”, chưa theo kịp được với sự phát triển của nền giáo dụcthế giới cũng như sự phát triển của khoa học và yêu cầu của đất nước Từ đó đặt ravấn đề cần phải có những đổi mới tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục.Trướctình hình mới, Đảng và Nhà Nước ta xác định giáo dục cần tiến hành đổi mới.Thông qua Nghị quyết số 29 – Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI, Đảng đã chỉ ra
nhiệm vụ: “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo… Chuyển từ dạy học chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành năng lực và phẩm chất học sinh” Sự
chỉ đạo trên mang tính kịp thời, phù hợp với bối cảnh mới có nhiều thay đổi, tiến tớibắt kịp sự phát triển của giáo dục thế giới Bộ môn Lịch sử cũng nằm trong yêu cầu
và quy luật đó, cần phải đổi mới
Mặt khác, chính bản thân bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông cũng đang trởthành một trong những “điểm nóng” của toàn xã hội với những hiện tượng như: HSkhông thích học lịch sử, “chán học sử”, “sợ học sử” nặng nề hơn là ghét học sử và
có những hành động phản kháng với bộ môn… Xét về sâu xa điều này sẽ để lại hậuquả nghiêm trọng mà ngay trên thực tế chúng ta cũng nhận thấy đó là sự thiếu hiểubiết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới khiến cho một bộ phận giới trẻ có những thái
độ, hành vi thiếu đúng đắn, mất niềm tin lí tưởng, dễ dàng bị các thế lực thù địch lôikéo Lịch sử vốn là “cô giáo của cuộc sống”, giá trị của nó không ai có thể chốicãi được Nhưng hiện nay, bộ môn lịch sử chưa thể hiện được đúng vai trò và chứcnăng của mình Cả xã hội đang đặt câu hỏi cho chất lượng DHLS ở trường phổthông Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng môn lịch sử trên, song
Trang 8trực tiếp nhất là từ phía các thầy/cô giáo dạy lịch sử, cụ thể là phương pháp DHLS.Với phương pháp DHLS hiện nay còn mang tính “áp đặt” theo “lời vàng ý ngọc”của GV, nặng về những con số, sự kiện, thời gian… đã làm mất đi sự hứng thú đốivới HS, làm cho HS từ không thích đến “chán” và “bài trừ” bộ môn là một điều dễhiểu Vấn đề đặt ra là phải giải bài toán làm thế nào để bộ môn lịch sử thể hiện đúngchức năng và ưu thế của mình? Làm thế nào để “hấp dẫn HS” vào từng BHLS?
Đặc trưng của tri thức Lịch sử là những tri thức mang tính quá khứ, khônglặp lại, không thể tri giác một cách trực tiếp Nhiệm vụ đầu tiên và tiên quyết củamôn lịch sử ở trường phổ thông là khôi phục bức tranh quá khứ một cách sinh động,chân thực đúng như nó đã diễn ra cho HS Đây là một nhiệm vụ khó khăn của giáodục lịch sử Vì những tri thức lịch sử là những tri thức về quá khứ, đã diễn ra trước
đó, thậm chí có nhiều sự kiện, hiện tượng đã quá xa với hiện tại, để khôi phục nó đã
là một việc làm vô cùng khó khăn đối với khoa học lịch sử mà ở đây là khôi phụclại bức tranh quá khứ đối với các em HS Nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục lịch sử làlàm thế nào để HS tiếp nhận lịch sử một cách dễ dàng, gần gũi và toàn diện?
Tri thức lịch sử là tất cả những gì của quá khứ đã quá khứ đã qua Lịch sử làlịch sử xã hội loài người, gắn với những con người cụ thể, việc làm cụ thể trongtừng giai đoạn, thời kì lịch sử Do đó, dạy học lịch sử không thể không dạy – học vềnhân vật lịch sử Dạy học lịch sử với những nhân vật, con người cụ thể chính là mộttrong những nội dung gần gũi, dễ “ăn sâu” vào trí óc và tính cảm của HS nhất trong
hệ thống các tri thức lịch sử Bởi đó chính là những tấm gương sinh động, chân thựcnhất đối với HS Trong khi đó, cơ sở để khôi phục bức tranh quá khứ một cách chânxác nhất chính là nguồn tư liệu gốc Đây là bằng chứng xác thực nhất của lịch sử đểlại Sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS là việc GV hướng dẫn, tổ chức cho
HS tự khôi phục hình ảnh nhân vật, sự kiện quá khứ theo con đường của các nhàkhoa học lịch sử HS trở thành những “nhà khoa học nhí”, nhưng không phải theohình thức “thử - sai” mà là theo con đường nhanh nhất mà khoa học lịch sử đã đi.Biện pháp DHLS trên vừa đáp ứng được đặc trưng của bộ môn lịch sử, vừa phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, sẽ là một trong những hướng đi đáp ứngđược yêu cầu đặt ra của đổi mới phương pháp DHLS ở trường phổ thông hiện nay
Trang 9Trong chương trình lịch sử THPT, phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầuthế kỉ XX có vị trí đặc biệt quan trọng Đây là thời kì hình thành, phát triển và suyvong của chế độ phong kiến Việt Nam Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ
XX có nội dung phong phú, đa dạng, có vị trí và ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử dântộc ta Khôi phục được bức tranh quá khứ thời kì lịch sử trên của dân tộc, đồng thờihiểu và đánh giá đúng về các nhân vật lịch sử, rút ra những bài học kinh nghiệm… từthời kì này là hết sực cần thiết trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Xuất phát từ mục tiêu và thực tiễn dạy học lịch sử và mong muốn được góp ýkiến cá nhân vào việc đổi mới phương pháp DHLS ở trường THPT, chúng tôi quyết
định lựa chọn đề tài “Sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX) ở trường THPT - Chương trình chuẩn” làm
đề tài luận văn của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề tư liệu gốc, sử dụng tư liệu gốc và tư liệu gốc về nhân vật trongDHLS và dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX, đã được nhiềunhà khoa học, nhà giáo dục, nhiều học giả, cá nhân quan tâm ở nhiều khía cạnh, góc
độ, phạm vi nghiên cứu khác nhau Trên cơ sở đó, chúng tôi đã rút ra những vấn đềluận văn có thể kế thừa, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp để giải quyết nộidung của vấn đề nghiên cứu Chúng tôi xin được khái quát các công trình nghiêncứu về sử liệu học, giáo dục học, giáo dục lịch sử trên thế giới và Việt Nam thành
ba nhóm chính sau:
- Thứ nhất, tài liệu về sử liệu và tư liệu gốc trong khoa học lịch sử
Nhà sử học người Đức E.Bernheim (thế kỉ XIX) với tác phẩm “Sách giáo khoa về phương pháp sử học” và hai tác giả người Pháp Ch.Langloi và Ch.
Seignobos cuốn “Nhập môn nghiên cứu lịch sử” (Xuất bản năm 1989) đưa ra địnhnghĩa về sử liệu trong công tác nghiên cứu lịch sử đồng thời đưa ra các bước phêphán sử liệu để tìm ra sử liệu gốc hay tư liệu gốc
M.Tchernomoski - Nhà sử học Liên Xô cũ trong bài viết “Nghiên cứu những nguồn tư liệu về lịch sử ở Liên Xô” cũng đề cập đến nguyên tắc phân loại các
nguồn tư liệu Trên cơ sở những phương pháp và những hình thức phản ánh hiện
Trang 10thực, tổng thể những nguồn tư liệu lịch sử, tác giả chia các tư liệu lịch sử thành cácnhóm hoặc loại hình rất riêng biệt: Vật chất, viết, tượng hình và nói Đây là cơ sở đểchúng tôi tiến hành xác định và phân loại tư liệu gốc Cũng trong một chuyên khảoxuất bản năm 1910, Lappa Đanhiepxki đã coi “tư liệu lịch sử là đối tượng của nhậnthức, tư liệu lịch sử là sự phản ánh quá trình phát triển tâm lí con người, đồng thờinêu lên cấu trúc của tư liệu, khả năng trừu tượng hóa khi nghiên cứu các nguồn sửliệu [Dẫn theo 30; 202].
Bài viết “primary and secondary sources” 1 của trường Concordia
University Texas lại tiến hành phân loại tài liệu lịch sử thành các cấp Trong đó chỉ
ra tư liệu gốc chính là các nguồn tin sơ cấp – tư liệu đầu tiên (cấp 1), các tài liệu saughi chép lại, in lại là nguồn thông tin thứ cấp (cấp 2, 3 )
Ở Việt Nam, các nhà sử học Việt Nam cũng đã đề cập tới vấn đề sử liệu, tưliệu trong các công trình nghiên cứu lịch sử:
Cuốn sách “Sử học Việt Nam trên đường phát triển” (1981) của Viện Sử
học, Nxb Khoa học xã hội đã công bố các nghiên cứu về thành tựu của nền sử học
nước ta Tác giả Chương Thâu trong bài viết “Về công tác sưu tầm và công bố các nguồn sử liệu” đã khái quát những thành tựu đạt được trong công tác sử liệu của sử
liệu thành văn đối với sử liệu học và khoa học lịch sử, từ đó tác giả khẳng định giátrị không thể thiếu của các nguồn sử liệu, trong đó có nguồn tư liệu gốc trongnghiên cứu và DHLS
Tác giả Bùi Thiết trong cuốn “Đối thoại sử học” (1983) tiếp cận vấn đề theo hướng mới, ông cho rằng: “…Những ghi chép của lịch sử của nước ta xuất hiện trong vòng 1000 năm nay, theo lối biên niên nhưng đó chỉ là lịch sử của các vương triều, lịch sử của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhân dân và mọi thứ sáng tạo không được đem vào sử sách, vả lại lối ghi chép lịch sử biên niên không phản ánh đầy đủ lịch sử” “nhiều sự kiện lịch sử cùng thời bị chi phối bởi kẻ cầm quyền và bị thêu dệt thêm bớt phù hợp với ý đồ của họ” [61; 5] Ở đây, tác giả quan
tâm đến vấn đề độ chân xác của các tư liệu lịch sử, chỉ ra cần xác minh các sự kiện,hiện tượng lịch sử có sự phê phán, đối chiếu Từ đó mở ra cho chúng tôi nhận thức
Trang 11để khôi phục lại bức tranh quá khứ cần thiết phải tiếp cận với các sử liệu gốc khôngchỉ là các bộ sử thời phong kiến mà còn cần tiếp cận các nguồn khác Cũng từ đóđặt ra yêu cầu trong DHLS cần hướng dẫn HS phê phán tri thức trong tư liệu vàphân tích nội dung tư liệu
Vấn đề sử liệu học cũng được các tác giả Lê Văn Sáu, Trương Hữu Quýnh,
Phan Ngọc Liên quan tâm phản ánh trong một chương ở cuốn “Nhập môn Sử học”
(1987) Trong đó, các tác giả đi sâu vào việc lý giải các vấn đề về sự kiện lịch sử,các nguồn sử liệu, sử liệu học, tiến hành phân loại các nguồn sử liệu Tác phẩm đãcung cấp những cơ sở lý luận cần thiết cho quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng
nguồn tư liệu gốc trong DHLS Cuốn “Một số vấn đề lý luận sử học” (2008) của tác
giả Hà Văn Tấn tiếp tục dành một chương trình bày về Sử liệu học Trong đó, tácgiả đã nêu lên những vấn đề lý luận quan trọng của sử liệu học như định nghĩa sửliệu học, phân loại sử liệu, phê phán sử liệu Tương tự, PGS TS Đinh Ngọc Bảo
viết cả một chương về Sử liệu học trong cuốn “Phương Pháp luận sử học” (Phan
Ngọc Liên chủ biên, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011, sau khi giới thiệu sự rađời của sử học, PGS đã đưa ra khái niệm về tư liệu lịch sử, xác định các quy luậthình thành và phản ánh của tư liệu, phân loại các nguồn tư liệu, tác giả cũng đềxuất trong công tác sưu tầm, phân loại và chọn lọc tư liệu cần có sự xác minh vàphê phán tư liệu Đây là tài liệu rất quan trọng để chúng tôi rút ra đặc trưng củanguồn tư liệu gốc và vận dụng vào đề tài
Cuốn sách “Văn kiện Đảng trong dạy – học lịch sử” (2006) của tác giả Đỗ
Hồng Thái và Bùi Thị Thu Hà lại mở ra một hướng mới trong việc xác định tư liệugốc cho chúng tôi, đó là văn kiện Đảng, Nhà Nước Các tác giả đã nhấn mạnh:
“Văn kiện lịch sử được coi như là tài liệu gốc, đó là những tư liệu chuẩn xác, góp phần vào việc xây dựng những biện pháp sư phạm có hiệu quả trong dạy học bộ
môn” [60, 5] Như vậy, tài liệu văn kiện Đảng được coi là nguồn tư liệu gốc, là một
nguồn cung cấp tri thức lịch sử, là cơ sở quan trọng để HS hiểu các sự kiện, nhânvật, hiện tượng lịch sử, góp phần rèn luyện kĩ năng hoạt động độc lập, phát triển tưduy cho HS chúng tôi nhận thức, văn kiện Nhà nước trong mỗi thời kì lịch sử sẽ cónhững hình thức khác nhau Trong thời kì hiện nay là văn kiện Đảng, Nhà Nước,
Trang 12còn trong thời kì phong kiến các văn kiện lịch sử Nhà nước chính lại các chiếu chỉ
dụ của triều đình, của vua…đó là một nguồn tư liệu gốc có giá trị lớn có thể sửdụng trong DHLS
Ngoài ra, vấn đề sử liệu và phân loại sử liệu cũng được nêu trong các bài viếttrên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử: Bài viết của Nguyễn Văn Thâm – Phan Đại Doãn
“Mấy vấn đề sử liệu học lịch sử Việt Nam” của tác giả (Số 5/1984); “Về vấn đềphân loại các nguồn sử liệu của lịch sử Việt Nam (Số 6/1985); “Các nguồn sử liệu
và nhận thức lịch sử” (Số 5/1991)…
- Thứ hai, tài liệu về sử dụng tư liệu gốc và tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS
Các nhà giáo dục học thế giới và Việt Nam đều nhắc tới vấn đề biện pháp
dạy học tích cực hóa người học: Cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?” (1979) của nhà giáo dục học Liên Xô I.F.Khalamop và cuốn “Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử” của I.Ia.Lecne (1982) đều nhấn mạnh đến vai
trò của đồ dùng trực quan có tác dụng to lớn trong DHLS Hai tác giả cũng chỉ racác loại đồ dùng trực quan trong dạy học và DHLS trong đó có tư liệu gốc hiện vật,hình ảnh giúp HS “mắt thấy” thấy về sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử diễn ranhư thế nào Từ đó có biểu tượng phát triển tư duy của các em Đây là tiền đề đểchúng tôi có thể vận dụng các tư liệu gốc là hình ảnh, hiện vật trong DHLS cho hiệuquả Bởi chính những tư liệu gốc là hiện vật, hình ảnh chính là những đồ dùng trựcquan sinh động, gần gũi nhất của lịch sử
Tác giả Đanilop.A.M, Xcatkin.M.N trong cuốn “Lý luận dạy học ở trường phổ thông” (1980) lại quan tâm đến việc con đường nhận thức của HS Ông chỉ ra
tri giác các hiện tượng là cơ sở để tạo biểu tượng và hình thành khái niệm cho HS.Qua đó, chúng ta có thể liên hệ với bộ môn lịch sử, chúng ta thấy việc tri giác của
HS là tri giác về quá khứ, tri giác ở đây phải dựa trên sự tri giác tư liệu, tài liệu lịch
sử, mà chân xác hơn cả là tri giác tư liệu gốc Do đó, trong DHLS, cần thiết phải để
HS tri giác đối với tư liệu gốc, có như vậy mới thực hiện các bước tiếp theo trên conđường nhận thức lịch sử của các em
Trang 13Tác giả A.A Vaghin trong cuốn “Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông” (1972) cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của nguồn tài liệu lịch sử
trong DHLS ở trường phổ thông và việc nghiên cứu, học tập các nhân vật lịch sử Vềtài liệu lịch sử, tác giả cho rằng việc lĩnh hội tài liệu là điều cần thiết làm cho HS cóquan điểm đúng đắn về lịch sử Ông nhấn mạnh đến ý nghĩa, vai trò và phương pháp
sử dụng các loại tài liệu lịch sử trong DHLS Về nhân vật lịch sử, “việc làm sáng tỏ trong khóa trình lịch sử ở trường THPT vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân và các nhà hoạt động lịch sử lại có một ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng to lớn, dẫn dắt
HS đến quan điểm Mác xít về lịch sử” [71; 15] “GV phải dẫn dắt HS tới việc đánh giá đúng đắn vai trò của những sự kiện lịch sử, những nhà hoạt động lịch sử xuất chúng (nhân vật lịch sử tiêu biểu)” [71; 145] Tác giả cũng đưa ra những biện pháp
để nêu vai trò của quần chúng nhân dân và đánh giá vai trò của các nhân vật lịch sử.Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập một cách hệ thống việc sử dụng tư liệu gốc về nhânvật trong DHLS, mới chỉ dừng ở gợi ý các phương pháp DHLS
N.G Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?”(1978) đã đề cập đến những vấn đề quan trọng của dạy học bộ môn đó là “giờ học lịch sử”, coi
đó là một trong những phương thức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng bộ môntheo hướng đổi mới lý luận DHLS ở Xô Viết Theo tác giả, những yêu cầu quan
trọng nhất của một bài học lịch sử là: “Vận dụng nguồn tri thức, những hình thức hoạt động nội khóa phù hợp với mục đích của giờ học và nguyên tắc dạy học; bản thân mục đích này phải tính đến việc vận dụng các nguồn tài liệu muôn hình muôn
vẻ và các hình thức hoạt động nội khóa đa dạng trong toàn bộ hệ thống giờ học… Trang bị cho giờ học tất cả những phương tiện dạy học cần thiết; sử dụng tài liệu trực quan như là nguồn nhận thức, sử dụng những phương tiện kỹ thuật ”[15; 7].
Với yêu cầu đó, tác giả đã khẳng định muốn giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao đòi hỏi
GV phải biết khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau trong nhiều hình thứcthức dạy học khác nhau của bài nội khóa, trong đó có vấn đề sử dụng đồ dùng trựcquan và tư liệu lịch sử Như vậy, vấn đề trên sẽ có giá trị lý luận rất lớn cho đề tàiluận văn trong việc khai thác và sử dụng tư liệu gốc về nhân vật vào trong DHLS
Trang 14Năm 2011, Nxb Giáo dục Việt Nam đã tiến hành giới thiệu Bộ sách 6 tập về
“Đổi mới phương pháp dạy học” của tổ chức Association for Supervision and
Curriculum Development (ASCD) Hoa Kỳ Bộ sách bao gồm các cuốn Nghệ thuật
và khoa học dạy học – tác giả Robert J Marzano; Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả – tác giả James H Stronge; Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi – tác giả Giselle O Martin-Kniep; Quản lí lớp học hiệu quả – tác giả Robert J Marzano, Jana S.Marzano & Debra J Pickering; Đa trí tuệ trong lớp học – tác giả Thomas Armstrong, Các phương pháp dạy học hiệu quả, tác giả Robert J Marzano,
Debra J Pickering, Jane E Pollock Bộ sách chỉ ra mục tiêu của một nền giáodục tiên tiến là tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng đóng góp,thúc đẩy sự phát triển cho quốc gia trên nhiều lĩnh vực Để làm được điều đó, nhàtrường phải là nơi mang đến cho người học niềm say mê học tập, khát khao đượcvươn tới những tri thức mới với một niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể thực hiệnđược khát vọng đó Trong đó, người thầy chính là yếu tố quyết định nhất Ngườithầy phải là người biết hướng dẫn, với người học phát hiện vấn đề, đặt ra các giảthuyết và so sánh để đánh giá các giả thuyết đó, biết chia sẻ những vui buồn trongquá trình cùng kiến tạo tri thức Từ đó chọn ra một giả thuyết thích hợp, sử dụngnhững kiến thức và hiểu biết tổng hợp từ nhiều môn học để đưa ra một giải phápmới cho vấn đề đã biết và cuối cùng biết kiểm nghiệm, đánh giá giải pháp đó Nộidung của bộ sách mở ra những gợi ý mới trong đổi mới phương pháp dạy học ởtừng bộ môn Bộ môn lịch sử dựa trên đặc trưng riêng có thể vận dụng sáng tạo,linh hoạt các phương pháp đó để đạt được hiệu quả cao nhất Đó cũng là những gợi
ý quý báu để tác giả luận văn có thể vận dụng để khai thác tư liệu gốc, tư liệu gốc
về nhân vật trong DHLS để đạt hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu của đổi mớigiáo dục hiện nay
Vấn đề cũng được các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử Việt Nam chú ý Cácnhà giáo dục học Việt Nam cũng đã đưa ra những yêu cầu trong dạy học và xu hướng
phát triển của phương pháp dạy học Đó là cơ sở để thúc đẩy việc vận dụng các
phương pháp dạy học tích cực trong khi thực hiện biện pháp luận văn đề xuất như:
Trang 15Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” tập 1
(1987) đã trình bày nhiều vấn đề có tính lý luận của dạy học nói chung Trong đó,nguyên tắc về sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục, sự thống nhất biệnchứng giữa tính trực quan và tính khái quát trong quá trình dạy học Đây là nhữngnguyên tắc cơ bản để chúng tôi vận dụng khi sử dụng các nguồn tư liệu gốc trongDHLS nhằm nâng cao chất lượng bài học, tăng sự hứng thú cho HS trong học tậplịch sử
Tác giả Thái Duy Tuyên trong “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” (2010) đã nêu lên yêu cầu tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học, kế thừa
và phát huy những giá trị truyền thống kết hợp với lí luận dạy học tiên tiến để từngbước nâng cao chất lượng dạy học Tác giả chỉ ra cho ta thấy tầm quan trọng củađổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp HS lĩnh hội được kiếnthức của môn học, giúp HS hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức bài học
Giáo trình “Giáo dục học” tập 1 (2014) của tác giả Bùi Thị Tuyết Oanh
được biên soạn trên cơ sở kế thừa, tiếp nối các công trình nghiên cứu trước đó, đồngthời cập nhật những biến đổi của đời sống xã hội với xu thế phát triển của giáo dụcthế giới nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo GV trong giai đoạn hiệnnay Những vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thành luận văn,giúp chúng tôi vận dụng những hướng đổi mới trong phương pháp, hình thức tổchức dạy học, phương tiện dạy học để đề xuất những hình thức tổ chức dạy học vàbiện pháp sư phạm phù hợp với đề tài nghiên cứu
Các nhà giáo dục trong nước đều đề cao và khẳng định việc đổi mới phươngpháp có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy học Trong đó, nhấn mạnh đến sự đadạng trong hình thức tổ chức và biện pháp sư phạm để phủ hợp với mục tiêu giáodục của nước ta hiện nay – đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Những điều
đó định hướng cho tác giả luận văn thấy được sự cần thiết của đổi mới phương phápdạy học, tích cực, chủ động, sáng tạo hơn nữa trong việc vận dụng các phương phápdạy học tích cực trong DHLS, nhất việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong dạyhọc cho phù hợp với yêu cầu và xu thế mới của thời đại
Trang 16Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” của tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn
Trị (1992) tiếp tục đề cập đến vấn đề khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu trongDHLS, đặc biệt là nguồn tư liệu gốc Các tác giả nhấn mạnh vai trò của các nguồntài liệu trong DH: giúp HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hiệntượng lịch sử, hình thành khái niệm, hiểu được quy luật, bài học lịch sử, từ đó gópphần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Các tác giả phân chia tài liệu tham khảothành nhiều loại, trong đó tư liệu gốc là các văn kiện, tư liệu liên quan trực tiếp đến
sự kiện vào thời điểm xảy ra sự kiện và dùng để minh họa, dẫn chứng cho các sựkiện đang trình bày Các tác giả cũng chỉ ra việc rèn luyện kĩ năng đánh giá sự kiện,nhân vật, hiện tượng lịch sử là một nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường phổ
thông:“phải rèn luyện tư duy khoa học, thông qua sự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử cụ thể, qua đó rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo cho HS” [31; 22]
Năm 1996, tác giả Trần Viết Thụ đã đưa ra khái niệm về tài liệu gốc và khẳngđịnh vai trò quan trọng của việc sử dụng tài liệu gốc trong DHLS là giúp học sinh táihiện hình ảnh của quá khứ một cách chân thực, khách quan, đồng thời gây hứng thứ,
tạo cảm hứng học tập cho các em trong bài viết “Về việc sử dụng các tài liệu gốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” in trong tập san của Hội khoa học Lịch sử
Việt Nam Khái niệm tác giả đưa ra và nội dung bài viết là một nguồn tài liệu quantrọng làm cơ sở lý luận trong việc triển khai đề tài luận văn của chúng tôi
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử”, của Phan Ngọc Liên - Trần
Văn Trị (chủ biên) xuất bản các năm 1976 (Tập I), năm 1980 (Tập II), tái bản vàocác năm 1998, 1999, 2000, 2001 đã đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo: làmột nguồn cung cấp tri thức quan trọng cho học sinh, là một bằng chứng hiểnnhiên, hùng hồn, sinh động về một thời đại lịch sử, một nước, một sự kiện, mộtnhân vật nhất định Tài liệu lịch sử giúp cho học sinh cụ thể hóa kiến thức thu nhậnđược, tạo một biểu tượng chân thực, rõ ràng, sinh động và làm cho kiến thức của
các em được phong phú, sâu sắc hơn Đặc biệt là cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” (Tập I, II; NXB ĐHSP Hà Nội, 2002) do GS TS Phan Ngọc Liên (chủ biên),
tái bản và có sửa chữa năm 2009 đã hoàn chỉnh hơn vấn đề sử dụng sách giáo khoa,
Trang 17tài liệu tham khảo về các nhân vật và phát huy tính tích cực của HS trong DHLS.Các tác giả đã lưu ý tới khai thác và sử dụng tư liệu gốc trong DHLS là điều hết sứccần thiết Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo, học tậpkhác (ngoài SGK) góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quákhứ Các loại tài liệu này là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụthể, phong phú của các sự kiện lịch sử mà HS cần thu nhận; nó giúp các em khắcphục “hiện đại hóa” lịch sử hoặc hư cấu sai sự thật Các tác giả dành Chương X củacuốn sách tập trung vào vấn đề “các con đường, biện pháp sư phạm để thực hiện hệthống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, trong đó, việc sử dụng cáctài liệu khi dạy học là một trong những nội dung quan trọng Các tác giả đã phân
loại tài liệu lịch sử thành văn thành nhiều loại, trong đó nhấn mạnh “Tài liệu lịch sử gốc bao gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện, như các văn tự cổ, các điều ước, hiệp ước, tuyên ngôn Loại tài liệu này dùng để dẫn chứng, minh họa cho các sự kiện đang trình bày” [28; 66] Cùng với đó, các tác giả cũng đề ra một biện pháp sử dụng các tài
liệu trong DHLS như: dùng để cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học;
để giải thích một sự kiện lịch sử; để chứng minh cho một luận điểm khoa học; sửdụng trong ôn tập, kiểm tra, bài tập, hoạt động ngoại khóa
Tiếp tục trong việc đổi mới phương pháp dạy học, Giáo sư Nguyễn Thị Côitrước khi đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS đã đưa ra yêu cầu đốivới việc đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử, phải đảm bảo những nguyên tắc của
phương pháp luận sử học trong cuốn “Các con đường nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông” (2006) Theo chúng tôi, cơ sở để khôi phục, nhận xét, đánh giá
đó chính là tư liệu gốc Việc sử dụng tư liệu gốc (về nhân vật) vào DHLS góp phầnnâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông Qua những biện pháp tác giả đề xuất,chúng tôi thấy được những yêu cầu đối với bài học lịch sử hiệu quả, thấy được khaithác các nguồn tư liệu cần phải hướng đến phát huy tính tích cực, chủ động củangười học
Bài viết “Kinh nghiệm thực hành giờ học lịch sử của Kato Kimiaki ở trường phổ thông Nhật Bản”của hai tác giả Nguyễn Thị Côi và Nguyễn Quốc Vương (Tạp
Trang 18chí nghiên cứu Giáo dục, Số 290 năm 2012), sau khi nêu qua niệm về “giờ học lịch
sử bằng tư duy phê phán” của nhà giáo dục Nhật Bản Kato Kimiaki, hai tác giả đưa
ra ví dụ tiến hành kiểu giờ học này và đã đi đến rút ra một số kinh nghiệm tiến hành
giờ học ở trường phổ thông Việt Nam Đó là, “Trong quá trình tiến hành giờ học
GV phải coi trọng và phát huy tính chủ thể của HS Trong giờ học GV phải làm cho
HS cảm nhận được sự thú vị hấp dẫn của việc học tập lịch sử GV phải có năng lực
tổ chức hướng dẫn cho HS tiến hành các hoạt động nhận thức một cách tích cực…
[12] Một trong những biện pháp là sử dụng tư liệu gốc trong giờ học Tiếp tục vớinhững đề xuất đổi mới phương pháp DHLS có sự học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản,
tác giả Nguyễn Quốc Vương trong bài viết Thử phát triển “nhận thức lịch sử khoa học” và phẩm chất công dân” cho HS lớp 8 qua thực tiễn DHLS ở trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Kỷ yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ (4/2013), Khoa
Lịch sử, ĐHSP Hà Nội) một lần nữa chỉ rõ rằng sự cần thiết và khả năng của sửdụng tư liệu gốc trong DHLS để phát triển “nhận thức khoa học lịch sử” cho HS
Gần đây, cuốn “Phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông” (2014) của tác giả Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú đã trình bày chi tiết các
nhóm phương pháp DHLS Ở nhóm phương pháp nhận thức lịch sử, các tác giả đã đềcập đến vấn đề sử dụng nguồn tài liệu tham khảo trong DHLS, trong đó có tư liệu
gốc, và khẳng định: “Các loại tài liệu tham khảo góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ Các loại tài liệu này là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà HS cần thu nhận Là nguồn kiến thức quan trọng, tài liệu tham khảo cần được thẩm định, phân tích nội dung, lựa chọn những phần chính xác, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của HS” [18; 84].
Ngoài ra, còn có các bài viết trên các Tạp chí về vấn đề sử dụng tài liệu tham
khảo hoặc dạy học về nhân vật lịch sử như: Hoàng Đình Chiến với “Việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3/1992; GS Phan Ngọc Liên – Nguyễn Thị Côi với “Những vấn đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử số 4/1991; Th.s Nguyễn Văn Đằng (Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội) với
Trang 19“Phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử ở THCS”, Tạp chí Nghiên
cứu Giáo dục, tháng 5/2000, đã nêu lên ý nghĩa của kể chuyện trong dạy học lịch sử
lịch sử, những yêu cầu, phương pháp kể chuyện lịch sử; “Tạo biểu tượng các anh hùng dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số
6/1994; Võ Xuân Đàn – Đặng Văn Hồ với “Tạo biểu tượng các anh hùng dân tộctrong dạy học lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 6/1994, đưa ranhững nguyên tắc chung về giảng dạy, học tập các nhân vật lịch sử, cách tạo biểu
tượng về các nhân vật lịch sử; “Muốn đánh giá một số nhân vật lịch sử”, Tập san
Nghiên cứu Lịch sử, số 23/1961: Muốn đánh giá nhân vật lịch sử phải đặt nhân vậtđấy trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ Qua các bài viết trên, mỗi tác giải đều đisâu vào một vấn đề khác nhau của phương pháp dạy học lịch sử, song đều khẳngđịnh vai trò quan trọng của sử dụng tài liệu tham khảo trong việc nâng cao chấtlượng DHLS và việc dạy học nhân vật lịch sử
Bên cạnh đó có các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, khóa luận Tốt nghiệpcủa sinh viên cũng đề cập tới vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử, tư liệu gốc trongDHLS như: Luận án Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong với luận án “Dạy học các nhân vậtlịch sử trong chương trình lịch sử Việt Nam 1858 – 1930 ở trường THPT” (2006);
“Sử dụng nguồn sử liệu địa phương trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở trường THPT tỉnh Đồng Tháp” của Phạm Xuân Vũ; Luận văn thạc sĩ “Sử dụng tài liệu lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực cả HS trong DHLS Việt Nam từ 1945 đến 1954” của Nguyễn Thị Xuân Khang (2010) ; Luận Văn của tác giả Nguyễn Thùy Linh “Sử dụng tài liệu về tiểu sử nhân vật theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn)” (2013); Luận văn thạc sĩ “Sử dụng tư liệu gốc phần lịch sử thế giới (thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XIX) để biên soạn sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở sau năm 2015” của Nguyễn Thị Xuyến, 2014; Các Khóa luận Tốt nghiệp của Sinh viên Ma Thị Thanh Bình với đề tài Phát triển năng lực tự học với tài liệu tham khảo cho HS trong dạy học chương “Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế
kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)” lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)” (2012); của sinh viên Đoàn Thị Hằng với đề tài “Sử dụng tài liệu lịch sử theo hướng phát huy tính
Trang 20tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 THPT (chương trình chuẩn)”(2012); của chính tác giả với đề tài “Sử dụng tư liệu gốc nhằm phát triển năng lực đánh giá cho HS khi dạy học bài “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”, lớp 10 (Chương trình chuẩn)” (2013); của sinh viên Nguyễn Thị Mai
“Khai thác và sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 – cuối thế
kỉ XIX) lớp 11 THPT (Chương trình chuẩn) (2013); của sinh viên Phương Thị Dung
với đề tài “Sử dụng câu chuyện về nhân vật trong dạy học Lịch sử Việt Nam (thế kỉ
XVI - XVIII), lớp 10 THPT- Chương trình chuẩn” (2013); của sinh viên Phan Thị Thu Hương với đề tài “Sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử Trung Quốc ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)” (2015)…
- Thứ ba, tài liệu về tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS Việt Nam từ thế
kỉ X đến đầu thế kỉ XX ở trường THPT:
Nguồn tư liệu gốc về nhân vật lịch sử trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế
kỉ X đến đầu thế kỉ XX rất phong phú, đa dạng trong đó phải kể đến: là hệ thốngcác bộ sử trong thời kì phong kiến ở trong nước: Đại Việt Sử kí toàn thư, Đại NamThực lục, Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục, Hoàng Lê Nhất thống trí…
Ngoài các bộ sử dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, chúng ta còn có thểkhai thác các tư liệu gốc trong các bộ sử của Trung Quốc: Minh thực lục, ThanhThực lục, An Nam Chí Lược (Lê Tắc một người đầu hàng quân Nguyên Viết về AnNam); các ghi chép của Thực dân Pháp về những nhân vật Việt Nam…
Điểm lưu ý các bộ sử được viết dưới thời phong kiến, chịu sự chi phối củaquan điểm phong kiến, từng đối tượng được phản ánh, do đó khi xem xét độ chânthật của nội dung lịch sử phản ánh cần có sự phê phán tư liệu Việc sử dụng trongDHLS, GV cần chú ý giúp HS phê phán tư liệu
Hệ thống các tư liệu gốc về nhân vật lịch sử trong giai đoạn thế kỉ X đến đầuthế kỉ XX còn có hệ thống các văn bia, các sắc phong, chỉ dụ, gia phả… các văn bảnđược các nhà nghiên cứu dịch lại tại các điểm di tích lưu giữ các tư liệu…
Hai là, các tập tư liệu phục vụ cho giảng dạy lịch sử do tập thể các thầy cô khoa
Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội sưu tầm, tuyển chọn và dịch Tập sách “Tư liệu lịch sử” các lớp từ lớp 6 đến lớp 12 do Nxb Giáo dục Việt Nam xuất bản…
Trang 21Các tập sách trên là một nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho DHLS phầnLịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX Tuy nhiên, các các cuốn sách nàychỉ mang tính chất cung cấp tư liệu, trong đó có một số tư liệu gốc, nhưng chưađược đầy đủ và chưa có định hướng khai thác các tư liệu đó Đây là nguồn tư liệuquý giá, phục vụ đắc lực cho công tác sưu tầm, khai thác và sử dụng cho luận văn
Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu trên đều khẳng định vai tròcủa tài liệu, tư liệu, đặc biệt là tư liệu lịch sử gốc, hoặc về nhân vật lịch sử và cácbiện pháp sư phạm phát huy tính tích cực, học tập của HS trong DHLS… Thôngqua đó cũng cho thấy tính cấp thiết của việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc trongDHLS Các tác giả đều khẳng định tư liệu lịch sử gốc là nguồn thông tin quan trọnggiúp bài giảng thêm phong phú, HS có biểu tượng cụ thể, có hứng thú học tập và cótác dụng giáo dục, phát triển rất lớn Trong các tác phẩm, bài viết trên, các tác giảcũng đã đưa ra một số phương pháp để sử dụng tài liệu tham khảo nói chung và tàiliệu gốc nói riêng vào trong DHLS Song, việc vận dụng các PPDH với sự hỗ trợcủa tư liệu lịch sử gốc trong DHLS, đặc biệt là với nội dung lịch sử Việt Nam từ thế
kỉ X đến đầu thế kỉ XX vẫn chưa được chú ý khai thác Những công trình, tácphẩm, bài viết trên mới chỉ đề cập tới một khía cạnh nào đó của vấn đề mà đề tài
đề cập Song những tác phẩm, công trình, bài viết trên chính trên đã bước đầu gợi
mở vấn đề luận văn ở những khía cạnh, phạm vi khác nhau, nó có giá trị khoa họcrất lớn, là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi tham khảo, vận dụng cơ sở lý luậnvào DHLS nói chung và vận dụng vào trọng tâm của luận văn nói riêng Dựa trênnhững công trình, tác phẩm, bài viết trên chúng tôi kế thừa, vận dụng một để giảiquyết nội dung sử dụng tư liệu gốc về nhân vật để dạy học Lịch sử Việt Nam từ thế
kỉ X đến đầu thế kỉ XX ở trường THPT – Chương trình chuẩn
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng: Sử dụng tư liệu lịch sử gốc về nhân vật để dạy học lịch sử Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu vào biện pháp sử dụng tư liệu
lịch sử gốc về nhân vật để dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX(tức từ năm 938 đến năm 1918) – Chương trình chuẩn
Trang 224 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học và thực tiễn của việc DHLS lịch sử ởtrường THPT, đề tài tập trung khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng tư liệugốc nói chung và tư liệu gốc về nhân vật nói riêng trong DHLS để góp phần nângcao hiệu quả bài học và nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT qua dạy họcphần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX ở trường THPT (Chươngtrình chuẩn)
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề sử dụng tư liệu gốc và tưliệu gốc về nhân vật theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS, phát triểnnăng lực cho HS
- Khảo sát, điều tra thực trạng việc sử dụng tư liệu gốc và việc sử dụng tưliệu lịch sử gốc về nhân vật trong DHLS phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầuthế kỉ XX ở trường THPT
- Tìm hiểu chương trình, cấu trúc SGK lịch sử THPT (chương trình chuẩncủa Việt Nam)
- Sưu tầm tư liệu gốc về nhân vật nội dung lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đếnđầu thế kỉ XX THPT – Chương trình chuẩn
- Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả của những biện pháp sư phạm
đề ra Trên cơ sở đó rút ra kết luận liên quan đến đến đề tài
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận là: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh và đường lối của Đảng ta về giáo dục - đào tạo
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu giáo dục học, các tài liệu lịch sử liên quan đến tư liệugốc về nhân vật lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ XX (938 – 1918)
- Điều tra thực tiễn và quan sát: thông qua phương pháp quan sát, điều tra,thăm dò GV và HS nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng
- Thực nghiệm sư phạm: Sau đó, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học
Trang 236 Giả thiết khoa học
Nếu lựa chọn và khai thác tốt các tư liệu gốc về tiểu sử nhân vật để DHLSViệt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX ở trường THPT - Chương trình chuẩn và đề
ra biện pháp sử dụng thích hợp sẽ góp phần phát triển năng lực và huy tính tích cựccủa HS, góp phần nâng cao hiệu quả BHLS và chất lượng của bộ môn
7 Ý nghĩa của đề tài
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng tư liệu gốc và tưliệu gốc về nhân vật trong DHLS để nâng cao hiệu quả BHLS ở trường THPT
- Phản ánh thực tiễn của việc sử dụng tư liệu gốc và tư liệu gốc về nhân vậttrong dạy học ở trường THPT
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu gốc về nhân vật theo hướng dạyhọc tích cực, phát triển năng lực cho HS để nâng cao hiệu quả BHLS ở trườngTHPT khi dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX - THPT(chương trình chuẩn)
8 Đóng góp của đề tài
- Đề tài khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu gốc và tư liệugốc về nhân vật theo hướng phát triển năng lực, phát huy tính tích cực của HS trongDHLS nói chung và dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX nói riêng
- Đề tài góp phần đánh giá đúng thực tiễn DHLS ở trường phổ thông về nhậnthức và biện pháp sử dụng tư liệu gốc, tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở một sốtrường phổ thông
- Đề tài đi sâu tìm hiểu nội dung kiến thức lịch sử, cụ thể hóa các sự kiện lịch
sử thông qua tiểu sử về nhân vật, từ đó đề xuất một số biện pháp sư phạm để sửdụng tư liệu gốc về nhân vật theo hướng phát triển năng lực, phát huy tính tích cựccủa học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX
9 Bố cục của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luậnvăn bao gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong dạy học ở trường THPT
Chương 2: Các biện pháp sử dụng tư liệu gốc về nhân vật để dạy học Lịch
sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX ở trường THPT – Chương trình chuẩn
Trang 24NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC VỀ
NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
1.1 Cơ sở lí luận của việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở trường THPT
1.1.1 Một số quan niệm
1.1.1.1 Về tư liệu gốc
Trong nghiên cứu và học tập lịch sử tài liệu, tư liệu và tư liệu gốc đóng vaitrò quan trọng làm nên các công trình nghiên cứu lịch sử và sự tồn tại của Khoa họcLịch sử Những khái niệm tài liệu, tư liệu, tư liệu gốc thường xuyên được nhắc đếnnhưng hay bị nhầm lẫn với nhau Bởi tài liệu bao gồm cả tư liệu, trong tư liệu lại có
tư liệu gốc Mặt khác, bản thân các nhà nghiên cứu vấn chưa đưa ra một định nghĩathống nhất Xét về mặt nghiên cứu, tài liệu, tư liệu, tư liệu gốc có những giá trị và
độ tin cậy khác nhau Việc phân biệt các khái niệm đó sẽ góp phần xác định đượctính khách quan của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử được phản ánh trong cáccông trình nghiên cứu lịch sử
Theo từ điển tiếng Việt: “Tài liệu là văn bản giúp cho tìm hiểu một vấn đề gì: tài liệu học tập, tài liệu tham khảo; tư liệu là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu”
[73; 884] Cách định nghĩa trên tài liệu được hiểu là tất cả các văn bản thành văn, còn
tư liệu là các văn bản phục vụ cho việc nghiên cứu xét từ góc độ của khoa học Lịch
sử cách định nghĩa trên bó hẹp tài liệu trong một loại tài liệu thành văn mà bỏ qua cácloại tài liệu khác như tài liệu hiện vật và các loại tài liệu trực quan, tài liệu dân gian
Ở đây, chúng ta cần nhìn nhận tài liệu ở một phạm vi rộng hơn Tài liệu lịch sử là tất
cả các sách, báo, các công trình nghiên cứu, các hiện vật về lịch sử quá khứ của xãhội loài người để phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu lịch sử
Trong tài liệu lịch sử bao gồm cả tư liệu lịch sử Tư liệu lịch sử có vai trò đặcbiệt quan trọng, nó là “tế bào” cấu tạo nên sự tồn tại của Khoa học lịch sử và cáccông trình nghiên cứu Lịch sử Tư liệu lịch sử chứa đựng các sự kiện tư liệu giúp
Trang 25chúng ta nhận thức lịch sử một cách chính xác, khách quan và toàn diện hiện thựclịch sử đã xảy ra trong quá khứ
Vấn đề tư liệu lịch sử là gì? Câu hỏi cho tới hiện nay vẫn chưa có một câu trảlời thống nhất
Thế kỉ XIX, nhà sử học Đức E.Bernheim trong cuốn “Sách giáo khoa về
phương pháp sử học”, cho rằng “Sử học là những kết quả của hành động con người, những kết quả này hoặc từ một ý đồ có trước, hoặc từ bản thân tồn tại của chúng, đặc biệt có ích cho sự nhận thức và kiểm tra các sự kiện lịch sử” [53; 132].
Như vậy tác giả coi sử liệu hay tư liệu lịch sử là tất cả mọi kết quả do hoạt động củacon người tạo ra
Cuối thế kỉ XIX, hai nhà sử học Pháp Ch.Langlois và Ch.Seignobos trongcuốn “Nhập môn nghiên cứu lịch sử” (bản tiếp cận xuất bản năm 1989) cũng cho
rằng: “Sử liệu là những dấu vết do tư tưởng và hành động của con người từ quá khứ để lại” [Dẫn theo 53; 133]
Ở Mĩ2, các nhà khoa học phân các tư liệu lịch sử thành các cấp khác nhau: sơ cấp– Nguồn thông tin đầu tiên (cấp 1), thứ cấp – các ngồn thông tin sau (cấp 2,3,4,…) Theo
đó, tư liệu sơ cấp (cấp 1) sẽ tương đương với tư liệu gốc, tư liệu đầu tiên, duy nhất ra đờisớm nhất Các tư liệu thứ cấp sau là các tư liệu ghi lại, chụp lại…
Dựa trên hai định nghĩa trên của các nhà sử học của E.Bermheim vàCh.Langlois, Ch.Seignobos, Giáo sư Hà Văn Tấn đã đưa ra nhận định của mình một
cách đầy đủ hơn về sử liệu “là toàn bộ những thông tin về quá khứ và những gì các thông tin đó truyền đạt Nói cách khác sử liệu gồm cả thông tin và kênh thông tin”
[53; 134] Thông qua các nguyên tắc chung xác định bản gốc của sử liệu, tác giả chỉ
ra “trong nghiên cứu sử học, sử liệu gốc có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, nó
là cơ sở để khôi phục lại bức tranh quá khứ chân thật của lịch sử”
Từ việc phân tích các khái niệm sự kiện tư liệu, sự kiện hiện thực, sự kiện tri
thức và những quan niệm đi trước, các tác giả trong cuốn Phương pháp luận sử học (Phan Ngọc Liên chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội (2003) đã đi đến thống
2 ttps://www.concordia.edu/sitefiles/w3/Library/Primary%20versus%20Secondary%20Sources.pdf
Trang 26nhất “tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người” [30;
272] Như vậy, tư liệu lịch sử là những gì còn lại của quá khứ giúp chúng ta có thểnhận thức về quá khứ đã diễn ra Chính vì vậy mà người ta thường nói tư liệu lịch
sử là “nguyên vật liệu” để tạo ra các công trình nghiên cứu lịch sử
Mỗi một sự kiện lịch sử đã diễn ra có rất nhiều nguồn tư liệu xung quanh ghilại Càng về sau, qua nhiều lớp nhận thức, nhiều lăng kính chủ quan, tư liệu càng trởnên phong phú Trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, người nghiên cứu có thể sửdụng hệ thống các tư liệu phong phú đó Từ các nguồn tư liệu khác nhau sẽ tạo nêncác “sản phẩm” không giống nhau Mức độ tin cậy, chân xác cũng sẽ có sự khác
biệt Lê Nin trong bài “Thống kê học và xã hội học” đã chỉ ra rằng “các kết luận của các công trình nghiên cứu khoa học chỉ đúng đắn khi chúng được dựa trên nền tảng toàn bộ các sự kiện chính xác và không thể chối cãi được và được sắp xếp trong sự toàn vẹn của chúng, trong mối liên hệ và phụ thuộc khách quan của chúng” [Dẫn theo 30; 276] Nền tảng toàn bộ các sự kiện đó chính là những tư liệu
có độ tin cậy là bằng chứng xác thực của lịch sử Trong hệ thống các tư liệu –
“nguyên vật liệu”, tư liệu gốc chính là “nguyên liệu tinh khiết nhất”, khách quan,gần gũi nhất với sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
Tư liệu gốc có giá trị vô cùng quan trọng đã được thừa nhận Trong giớikhoa học lịch sử, tư liệu gốc chính là căn cứ để xác định mức độ tin cậy của các kếtluận khoa học và giá trị của công trình nghiên cứu Tuy nhiên, các nhà khoa họcđến thời điểm hiện tại vẫn chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất về tư liệu gốc
Thầy giáo Trần Viết Thụ trong bài viết “Về việc sử dụng các tài liệu gốc trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông” (Hội thảo Khoa học Lịch sử Việt
Nam về Đổi mới việc dạy, học lịch sử lấy “Học sinh làm trung tâm”) đã đưa ra định
nghĩa về tài liệu gốc “là những văn kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện,
ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện như các văn tự cổ, các hiệp ước, điều ước, Tuyên ngôn…” [20; 245] Định nghĩa này xuất phát từ cách hiểu tài liệu là tài liệu
thành văn, nên tài liệu gốc là các văn bản gốc ra đời vào thời điểm xảy ra các sự
Trang 27kiện Tương tự, cách định nghĩa tài liệu gốc hay tư liệu gốc là tư liệu thành văn nhưtrên là chưa đủ Bởi, mỗi một sự kiện diễn ra có nhiều phương tiện để ghi lại.Ngoài phương tiện ngôn ngữ chữ viết, các sự kiện còn được phản ánh ở ngay trêncác hiện vật thật, các họa tiết, hoa văn trên các hiện vật… Đặc biệt trong xã hộihiện đại ngày nay có rất nhiều các phương tiện để ghi lại các sự kiện lịch sử mộtcách chân thực, đầu đủ như: máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm…
Gần đây, các bài viết, bài nghiên cứu đã lần lượt nhắc đến tư liệu gốc trongDHLS, tác giả Nguyễn Quốc Vương…Các Luận văn thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệpcủa các sinh viên chuyên nghành Lý luận và Phương pháp DHLS Khoa Lịch sửtrường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đã bước đầu quan tâm nghiên cứu về vấn đề
sử dụng tư liệu gốc trong DHLS, các tác giả bước đầu đưa ra quan điểm, cách hiểucủa mình về tư liệu gốc Nhìn chung trong các công trình ấy, các tác giả đều thốngnhất một số luận điểm về tư liệu gốc
Dựa trên những nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước và tìm hiểu dướigóc độ của khoa học lịch sử, giáo dục lịch sử, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra định
nghĩa về tư liệu gốc: Đó là các tư liệu mang những thông tin đầu tiên về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, có liên quan trực tiếp và ra đời vào thời gian, không gian xảy ra sự kiện Theo đó, Tư liệu gốc về mặt hình thức chỉ có một bản duy nhất.
Dưới góc độ của khoa học lịch sử là các nhà khoa học, việc phải cố gắng đểtiếp cận trực tiếp với tư liệu gốc (bản duy nhất, đầu tiên) để có sự xác minh, phêphán tư liệu Có như vậy mới có thể có được những kết luận khoa học sát thực nhất,đáng tin cậy nhất Nhưng dưới góc độ của giáo dục lịch sử và học tập lịch sử thìđiều kiện để HS tiếp cận trực tiếp với tư liệu gốc là vô cùng khó khăn Điều nàyxuất phát từ phía tư liệu gốc chỉ có một bản duy nhất (nguyên bản) nên không thểbên nguyên tư liệu gốc đến để HS tiếp cận hoặc đưa HS trực tiếp đến nơi lưu trữ tưliệu Thứ nữa, bản thân lịch sử bao gồm lịch sử của cả nhân loại, nhưng mỗi mộtquốc gia lại có một ngôn ngữ khác nhau, sự khác biệt về mặt ngôn ngữ cũng là mộthạn chế làm cho việc tiếp cận trực tiếp với tư liệu gốc một cách khó khăn hơn…
Do vậy ở trong phạm vi giáo dục lịch sử và học tập, tìm hiểu lịch sử chúng tôi chorằng cần phải khắc phục những khó khăn về sự hạn chế về số lượng và ngôn ngữ
Trang 28trên, thay vào đó là việc tiếp cận với tư liệu gốc một cách gián tiếp, tức là tiếp cậnvới bản chụp lại, dịch lại tư liệu gốc Ở đây, chúng ta cần quan tâm đến giá trị nộidung của tư liệu, những tư liệu chụp, dịch… nếu truy nguyên đúng văn bản, hìnhảnh từ tư liệu gốc thì cũng được xem là tư liệu gốc.
*Các loại tư liệu lịch sử gốc
Tư liệu lịch sử vốn hết sức phong phú, đa dạng, nó vừa phản ánh ghi nhậnthời đại, đồng thời cũng là sản phẩm của thời đại Do đó, mỗi thời đại khác nhau cónhững loại tư liệu khác nhau Điều đó cũng đồng nghĩa với sự phân loại tư liệu khácnhau ở mỗi thời đại
Hiện nay, các nhà sử học thường chia tư liệu lịch sử thành 7 nhóm: tư liệuthành văn (tư liệu chiếm vị trí chủ yếu), tư liệu vật chất, tư liệu truyền miệng dângian, tư liệu ngôn ngữ, tư liệu dân tộc học, tư liệu phim ảnh, băng ghi hình và tưliệu băng ghi âm
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi xin dựa vào hình thức phản ánh và tínhchất của tư liệu để chia tư liệu lịch sử gốc thành hai loại chính là tư liệu thành văn
và tư liệu hiện vật
- Tư liệu thành văn bao gồm: Các văn tự cổ, Tuyên ngôn, Hiệp ước, Điềuước Luật lệ, Tấu sớ, Quyết định, các nhận xét, nhận định, các bộ sử viết về sự kiện,hiện tượng, nhân vật lịch sử … ra đời tại thời điểm diễn ra sự kiện…
- Tư liệu hiện vật gồm: Các hiện vật thật như công cụ lao động, đồ dùng sinhhoạt, vũ khí, thành quách, hóa thạch, hình vẽ, ảnh chụp, băng ghi âm, ghi hình…)được lưu lại từ thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử
* Đặc điểm của tư liệu lịch sử gốc
Tư liệu gốc đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác nghiên cứu vàhọc tập lịch sử Nó có những đặc điểm sau:
- Tư liệu gốc ra đời cùng không gian, thời gian sự kiện, hiện tượng lịch sử
- Mang tính khách quan, chân thực, đáng tin cậy Tư liệu lịch sử gốc là tưliệu gần nhất với sự kiện lịch sử, là bằng chứng của quá khứ, nó ra đời trong thờiđiểm, địa điểm lịch sử, là nguyên gốc, ít bị chi phối bởi các lăng kính chủ qua nhấttrong các tư liệu, nên khách quan và chân thực hơn các tài liệu, tư liệu lịch sử khác
Trang 29- Tư liệu gốc cho ta những nhận thức trực tiếp, những thông tin lịch sử trựctiếp về sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử.
- Tư liệu gốc không phải là một tư liệu tổng hợp, nó chỉ phản ánh một khíacạnh, một chi tiết nào đó của biến cố lịch sử
1.1.1.2 Về nhân vật lịch sử
*Quan niệm về nhân vật:
Nhân vật là thuật ngữ được dùng để chỉ một đối tượng cụ thể gắn liền vớimột lĩnh vực cụ thể nào đó Tùy từng lĩnh vực cụ thể mà các nhà nghiên cứu nhìnnhận nhân vật dưới những góc độ khác nhau
Trên lĩnh vực văn học, nhân vật là thuật ngữ “chỉ hình tượng nghệ thuật về con người” “Con người cụ thể được thể hiện trong các tác phẩm văn học với vai trò, vị trí, chức năng và tính cách khác nhau Nhân vật đồng nghĩa với hình tượng khi thuật ngữ hay hiện tượng được dùng để chỉ hình tượng nhân vật Trong truyện
cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại, nhân vật có thể là thần linh, ma quái hay những con vật được đưa ra để giao tiếp và nói chuyện con người” [65].
Trên lĩnh vực nghệ thuật (điêu khắc, hội họa), nhân vật thường là “con người được chọn trung tâm của tác phẩm và có vai trò hoàn thành nội dung nghệ thuật tác giả muốn thể hiện” [65]
Trên lĩnh vực đời sống xã hội, nhân vật là “con người có tiếng tăm, vai vế, vai trò trong xã hội” Còn theo “Từ điển Hán Việt” (Đào Duy Anh) quan niệm
nhân vật là chỉ chung về con người, loài người theo cách khác, nhân vật còn hiểutheo nghĩa là nhân tài, người có tài năng
Như vậy, từ những quan niệm trên cho thấy có một điểm chung trong chủ thểcủa nhân vật, đó chính là con người Nhân vật là con người cụ thể, là trung tâmđược đề cập tới trong xã hội và có một vai trò nhất định đối lĩnh vực mà nhân vật đótham gia cống hiến
*Quan niệm về nhân vật lịch sử
Lịch sử là lịch sử của con người, của xã hội loài người Gắn với mỗi một thời
kì lịch sử nhất định sẽ có những nhân vật của thời kì đó Nhân vật lịch sử là sảnphẩm của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bị chi phối bởi thời đại họ sinh sống và hoạt
Trang 30động của họ có tác động nhất Nhân vật lịch sử là thuật ngữ được nhiều học giảquan niệm Theo chủ nghĩa Mác – Lênin: Nhân vật lịch sử là sản phẩm của mộthoàn cảnh lịch sử cụ thể, bị chi phối bởi thời đại và điều kiện xã hội trong sinhsống, hoạt động Ngược lại, nhân vật lịch sử cũng có tác động nhất định đến hoàncảnh lịch sử - xã hội đương thời, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp theo củalịch sử.
Ở Việt Nam, đứng trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, trong chương trình Lịch sử trường THPT, khái niệm về nhânvật lịch sử được hiểu ở hai góc độ nội dung khác nhau:
Nhân vật lịch sử là khái niệm chung, mang tính lý luận - làm cơ sở cho việc
hiểu biết các nhân vật lịch sử cụ thể như: “Anh hùng”, “anh hùng dân tộc”, “chiến
sỹ cách mạng”, “nhà yêu nước”, “chiến sỹ”, “anh hùng cách mạng”, “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” – tức là con người quần chúng nhân dân trong lịch sử
nói chung
Giáo sư Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đình Lễ, trong cuốn
Thuật ngữ khái niệm lịch sử phổ thông đã chỉ ra: “Nhân vật lịch sử là người có một vai trò nhất định trong một sự kiện lịch sử, một thời kì lịch sử” [32; 266].
Như vậy, nhân vật lịch sử vừa là thuật ngữ chỉ quần chúng nhân dân tronglịch sử nói chung, vừa là thuật ngữ chỉ những cá nhân tiêu biểu đại diện và hoạtđộng cống hiến của họ cho một giai tầng trong xã hội Song, xét trong tiến trình củalịch sử dân tộc, thuật ngữ nhân vật lịch sử được dùng chủ yếu để chỉ những cá nhân
cụ thể với những đặc trưng nổi bật, thể hiện mối quan hệ với thời đại, xã hội, giaicấp, dân tộc bởi lẽ lịch sử là lịch sử của quần chúng nhân dân và quần chúng nhândân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử Quần chúng nhân dân luôn tạo điều kiện chonhững cá nhân xuất sắc ghi dấu trên các lĩnh vực, mặc dù có những cá nhân thúcđẩy lịch sử đi lên song có những cá nhân kéo lùi sự phát triển của lịch sử Song dùvậy, dấu ấn cá nhân mà họ để lại là không thể phủ nhận
Điều này cho thấy: Mỗi nhân vật lịch sử hoạt động thường để lại dấu ấn trênmột lĩnh vực nhất định của đời sống - xã hội Vì vậy, khi xem xét, nhìn nhận, đánh giá
Trang 31về mỗi nhân vật lịch sử, cần chú ý tới công lao, dấu ấn cá nhân của họ trên mỗi lĩnhvực, so sánh với bối cảnh lịch sử đương thời để đánh giá cho khách quan, khoa học
Thông thường, nhân vật lịch sử trong sử học nói chung và bộ môn lịch sử nóiriêng chia thành các dạng nhân vật sau:
+ Nhân vật lịch sử là những anh hùng dân tộc, danh nhân trong nước và thếgiới, các nhà văn, nhà thơ
+ Nhân vật lịch sử là những nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môncủa mình như những nhà toán học, nhà sử học…
+ Nhân vật lịch sử là những người thầy có tên tuổi trong nước và thế giới, ởmột địa phương, một trường học có ảnh hưởng, tác động đến sự nghiệp giáo dục,hình thành cho chúng ta những tấm gương cần học hỏi
Mỗi nhân vật trên mỗi lĩnh vực khác nhau đạt được những thành tựu khácnhau Song điểm chung giữa các nhân vật này ở chỗ trên mỗi lĩnh vực họ hoạt độngđều để lại những dấu ấn quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển ở thời kì đó và
về sau Bên cạnh việc phân chia nhân vật trên các lĩnh vực khác nhau, thì nhân vật lịch sử còn được phân chia thành ba tuyến nhân vật đó là: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện và nhân vật lưỡng tuyến Nhân vật chính diện là những nhân vật
có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của xã hội, để lại dấu ấn tốt đến những thế
hệ sau Ví dụ: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Lê Nin… Nhân vậtphản diện thì thường là những nhân vật có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của
xã hội Ví dụ: Lê Chiêu Thống, Hitle… Nhân vật lưỡng tuyến, không rõ ràng, dứtkhoát là phản diện hay chính diện Có thể là một người tốt, tài năng và có nhiềucông lao đối với lịch sử nhưng lại có những việc làm gây nhiều tranh cãi khi nhìn ởnhững hoàn cảnh lịch sử hay lập trường, hệ tư tưởng khác nhau Do nhiều lý dokhác nhau như việc bổ sung thêm những nghiên cứu mới, sự khác nhau trong lậptrường nghiên cứu hay sự thay đổi về thời đại đã tạo nên sự đa chiều trong việcđánh giá về một nhân vật lịch sử Trong lịch sử Việt Nam, có những nhân vật bị các
sử gia phong kiến lên án nhưng với những nghiên cứu mới nhất đã có sự chuyểnbiến tích cực hơn, cởi mở hơn khi đánh giá như: Thái Hậu Dương Vân Nga, Hồ
Trang 32Quý Ly, Mạc Đăng Dung… Hay lịch sử thế giới cũng có nhiều nhân vật lưỡngtuyến như: Bixmac, Napônêông, Tần Thủy Hoàng, Xêra…
Dựa trên việc tìm hiểu các quan điểm đi trước về tư liệu gốc và nhân vật lịch
sử chúng tôi rút ra kết luận tư liệu gốc về nhân vật là tất cả những gì về một nhân vật cụ thể (nhân vật có tác động đến quá trình phát triển của lịch sử), ra đời trong thời gian, không gian nhân vật sinh sống còn được lưu lại đến ngày nay.
1.1.2 Cơ sở xuất phát của vấn đề
Việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở trường phổ thông là mộtbiện pháp góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS, biệp pháp này được xâydựng xuất phát mục tiêu giáo dục và mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổthông, từ đặc trưng của kiến thức lịch sử, nhận thức của HS đặc biệt là yêu cầu đổimới giáo dục và đổi mới DHLS hiện nay
*Mục tiêu giáo dục và mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông
Mục tiêu của môn lịch sử được xác định dựa trên cơ sở mục tiêu của nền
giáo dục nước nhà “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [57; 6].
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, mục tiêu của môn lịch sử ở trường THPT được xácđịnh trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ tương tưởng tình cảm cần hìnhthành cho HS
- Về kiến thức: Việc DHLS trước hết phải cung cấp cho HS những kiến thức
cơ bản, khoa học về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Từ những kiến thức cơ bản
đó HS xây dựng cho mình hình ảnh quá khứ, hiểu được những sự kiện diễn ra trongquá khứ là cơ sở để hiểu xã hội hiện tại và lí giải được những vấn đề đang diễn ra.Nói cách khác là HS không những biết, hiểu lịch sử mà còn biết vận dụng những trithức lịch sử vào cuộc sống
- Về thái độ, tư tưởng, tình cảm: Lịch sử là một môn học xã hội không chỉ
góp phần hình thành các năng lực cơ bản cho HS mà còn có nhiều ưu thế trongviệc giáo dục thế hệ trẻ về đạo đức, phẩm chất và trách nhiệm của người công
Trang 33dân Ngay từ thời cổ đại các nhà sử học đã khẳng định điều đó qua các câu nói:
“lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, “lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai” Các nhà tư tưởng trung đại xem lịch sử là “triết học của việc noi gương” Ở nhà trường Việt Nam, chức năng giáo dục đó của lịch sử được khai
thác triệt để qua các nội dung giáo dục của bộ môn lịch sử như sau:
+ Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, có niềm tin vững chắc vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, noi gương các thế hệ cha anh đi trước, phấnđấu học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ đất nước
+ Niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc
Có ý thức làm nghĩa vụ công dân, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dântộc, có năng lực và trình độ khoa học nhất định, hình thành những phẩm chất cầnthiết trong cuộc sống có thể thích nghi với mọi điều kiện
+ Có tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh chođộc lập tự do, hòa bình dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội
- Về kỹ năng: Mỗi môn học ở trường phổ thông đều góp phần vào việc hình
thành cho HS những kĩ năng cơ bản giúp các em có năng lực sống, đáp ứng với yêucầu và đòi hỏi của xã hội Môn lịch sử ngoài việc góp phần hình thành các kĩ năngchung cho HS còn giúp các em phát triển những kĩ năng quan trọng khác như: kĩnăng đọc hiểu tài liệu; tư duy phê phán; kĩ năng so sánh, liên hệ giữa quá khứ vàhiện tại; đánh giá các nhân vật, sự kiện lịch sử, kĩ năng so sánh quá khứ và hiện tại,vận dụng tri thức vào cuộc sống
Như vậy, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không những cung cấp cho HSkiến thức cơ bản có hệ thống, mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn và phát
triển toàn diện cho các em “Lịch sử không chỉ giáo dục cho HS tình cảm, biết yêu quý cái đẹp, yêu quý lao động, óc thầm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống Bên cạnh việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cần thiết còn góp phần vào việc phát triển HS, chủ yếu là hình thành cho các em năng lực tư duy và hành động Thực hiện được mục tiêu đào tạo đã xác định, đó là hình thành thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện.” [28; 66,67] Để thực hiện được mục tiêu trên, trong quá trình
DHLS ở trường phổ thông, GV không chỉ khai thác tốt nội dung bài học mà còn cần
Trang 34phải tăng cường sử dụng các tài liệu tham khảo để làm cho bài học thêm sinh độngphong phú, tạo hứng thú học tập cho HS Trong đó, sử dụng tư liệu gốc về nhân vật
là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao, góp phần thực hiệnmục tiêu của bộ môn nói trên
*Đặc trưng của khoa học lịch sử và bộ môn lịch sử ở trường phổ thông
Môn lịch sử khác với các bộ môn khoa học khác ở tính quá khứ, tính khônglặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống…
Chúng ta biết lịch sử mang tính quá khứ, không lặp lại: lịch sử bao gồmnhững sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta không thể trựctiếp tri giác những gì thuộc về quá khứ, không thể tiến hành thí nghiệm Quá khứtồn tại khách quan, không thể phán đoán hay suy luận để biết lịch sử mà chỉ nhậnthứ được chúng một cách gián tiếp thông qua các tư liệu được lưu lại mà chân xácnhất chính là từ tư liệu gốc Vì vậy, khi DHLS ở trường phổ thông, để giúp HSkhôi phục được hình ảnh của quá khứ một cách chân thực GV cần phải cho HS tiếpxúc với những chứng cứ vật chất, những nguồn tư liệu lịch sử, tư liệu gốc Có nhưvậy mới tạo ra cho các em những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sựkiện, hiện tượng lịch sử
Nói đến lịch sử chúng ta cũng thấy được ngay tính cụ thể, tính duy nhất Cụthể ở đây là cụ thể về thời gian, cụ thể về sự kiện, cụ thể về nhân vật Về nhậnthức HS không bao giờ quan sát sự kiện lịch sử một cách trực tiếp Đây là một cáikhó của việc DHLS Nó đòi hỏi người GV phải “tạo ra ở học sinh những hình ảnhchân thực, cụ thể và sống động về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, việckhôi phục lại chân dung các nhân vật lịch sử, những hoạt động của họ trong nhữngđiều kiện lịch sử cụ thể đã đi qua, không còn lặp lại” Đặc điểm đó của tri thức lịch
sử đã quy định đến nhận thức lịch sử Mọi nhận thức lịch sử đều phải dựa trên cácnguồn sử liệu, không có nhận thức lịch sử nào là duy nhất Để có hình ảnh về quákhứ chân xác nhất, tư liệu gốc sẽ là nguồn tài liệu quan trọng hàng đầu để GV cóthể tạo ra những hình ảnh, biểu tượng trong óc HS Nhưng để có một nhận thức lịch
sử, chúng ta cần chú ý: trước hết phải xem xét xem người nghiên cứu đứng trên lậptrường nào, phương pháp nhận thức khoa học không Cùng một nguồn tư liệu
Trang 35nhưng lại có những nhận thức khác nhau vì người nghiên cứu đứng trên các lậptrường, quan điểm và sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau Đây cũng chính
là điểm đáng lưu ý khi sử dụng tư liệu lịch sử nói chung và tư liệu gốc nói riêngtrong DHLS ở trường phổ thông
*Đặc trưng của quá trình nhận thức của HS
Trong xã hội loài người hoạt động nhận thức là hoạt động không ngừng Đặcđiểm nhận thức của HS THPT trước hết tuân theo nhận thức chung của con người
mà Lê-nin đã chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn, đó là con đường của nhận thức chân lí, của nhận thức thực tại khách quan” [15; 198] Đó là quá trình nhận thức từ cảm tính đến lí tính, từ
biết đến hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống Tuy nhiên, quátrình nhận thức của học sinh mang tính đặc thù, không phải sự khám phá tri thứcmới mẻ như quá trình nhận thức của nhân loại mà là quá trình nhận thức lại, khámphá lại tri thức đã được khoa học tổng hợp và chứng minh tính đúng đắn (nhưng lànhững tri thức mới mẻ đối với các em)
Nếu như quá trình nhận thức của loài người diễn ra theo con đường “mòmẫm”, “thử sai”, tức là khám phá, phát hiện những cái chưa biết, đi vào thế giớikhách quan một cách độc lập, khẳng định và chứng minh những cái mà loài ngườichưa biết đến trong tự nhiên, xã hội, tìm ra chân lí mới, rồi bổ sung vào kho tàngtri thức của nhân loại thì trong học tập lịch sử con đường nhận thức của HS khôngphải là đi truy tìm các sự kiện, các chứng cứ để xác minh phê phán tư liệu, tìm ra sựthật lịch sử như các nhà sử học mà trên cơ sở những nguồn tư liệu đã được xácminh (sự thật đã được kiểm chứng) HS “vẽ (dựng lại) hình ảnh thời đại lịch sử dướicon mắt của riêng mình” Khôi phục hình ảnh quá khứ bằng tư liệu gốc chính chính
là điều căn bản của khoa học lịch sử Việc vận dụng điều này vào DHLS, chính làđưa HS đi theo đúng nhận thức của khoa học lịch sử
*Yêu cầu đổi mới hiện nay
Căn cứ vào tình hình mới, Đảng, Nhà nước ta đã chỉ đạo đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo Nhấn mạnh là chuyển từ dạy học chủ yếu trang bịkiến thức sang hình thành năng lực và phẩm chất HS Đổi mới đồng bộ mục tiêu,
Trang 36nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng pháttriển năng lực (Nghị quyết số 29 – HNTW 8 khóa XI) Theo tinh thần đổi mới, đốivới mỗi GV cần từng bước đổi mới phương pháp dạy học.
Xuất phát từ những thành tựu của lí luận dạy học hiện đại đã khẳng định: HS
dù ở bậc học nào cũng đóng vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức Các em phải
tự mình chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển năng lực tư duy, năng lực hànhđộng thông qua những hoạt động tự giác, tích cực của bản thân Dạy học nói chung
và DHLS nói riêng cần hướng tới HS, hướng tới việc làm thế nào để HS tích cực,chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức Đó cũng là yêu cầu của đổi mới phươngpháp dạy học hiện nay
Việc sử dụng tư liệu gốc nói chung và tư liệu gốc về nhân vật nói riêng trongDHLS là việc GV hướng dẫn HS xây dựng hình ảnh lịch sử, nhận thức lịch sử bằng
tư duy, bằng kinh nghiệm, kĩ năng đọc hiểu của chính mình thông qua các nguồn tưliệu gốc Điều đó không có nghĩa là đòi hỏi HS phải có các phương pháp nghiêncứu, phương pháp nhận thức ở trình độ các nhà khoa học, nhà sử học mà mục đích
là nhằm khôi phục lại được bức tranh quá khứ một cách chân xác nhất, thông qua
đó phát triển các năng lực tư duy lịch sử, năng lực đọc hiểu tư liệu, suy luận và giảiquyết vấn đề hợp lí Đây chính là một trong những biện pháp góp phần đổi mớiphương pháp dạy học lịch sử hiện nay
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở trường THPT
1.1.3.1 Vai trò
Sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trườngTHPT là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS, làm phát triển tính tích cựcchủ động của HS Biện pháp này có vai trò quan trọng đối với cả GV và HS
Đối với GV: Việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật chính là một biện pháp để
nâng cao hiệu quả DHLS Tư liệu gốc về nhân vật là bằng chứng khách quan, gần gũinhất với sự kiện, nhân vật Nó là cơ sở để HS khôi phục hình ảnh nhân vật, sự kiệnmột cách chân thực nhất Trong bài giảng của GV, tư liệu gốc về nhân vật là tài liệutham khảo cần thiết, giúp cho bài giảng trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, biến
Trang 37những kiến thức lịch sử vốn khô khan với các mốc thời gian với sự kiện sẽ được HStiếp thu một cách nhanh hơn Những hình ảnh về nhân vật, sự kiện được tái hiện từ tưliệu gốc sẽ tạo được những biểu tượng rõ ràng, chính xác thay cho những lời nói khôkhan, sáo rỗng Ví dụ khi dạy về sự suy sụp của triều Lê Sơ vào đầu thế kỉ XVI, thaycho những nhận xét GV có thể sử dụng đoạn tư liệu gốc miêu tả về vua Lê Uy Mục
của các sử gia thời Lê “Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương, điềm loạn đã xuất hiện từ đấy” Với tư liệu gốc này, HS
có thể biết được hình ảnh của vua Lê Uy Mục, thông qua đó sự suy yếu của chínhquyền nhà Lê đầu thế kỉ XVI trở nên rõ nét, lời nói của GV trở nên sinh động, hấpdẫn với HS hơn nhiều sự giải thích
Đối với HS: Sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS có vai trò to lớn
trong việc phát triển toàn diện nhân cách của HS Qua các tư liệu gốc về nhân vật,
HS có cái nhìn biện chứng về quá khứ, hiện tại và tương lai của lịch sử HS biết vàhình dung về quá khứ từ những bằng chứng của quá khứ, có được biểu tượng vềnhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử, từ đó suy đưa ra những kết luận khoa học.Qua những biểu tượng rõ ràng về các nhân vật cụ thể từ tư liệu gốc, HS sẽ có nhữngxúc cảm sâu sắc đối với nhân vật, đồng thời rèn luyện các kĩ năng, hình thành cácnăng lực học tập Tư liệu gốc về nhân vật là một kênh thông tin học tập trong quátrình học tập của HS, giúp HS khôi phục quá khứ chân thực, rõ nét nhất
1.1.3.2 Ý nghĩa
Biện pháp cũng có ý nghĩa to lớn trên cả ba mặt giáo dưỡng, giáo dục vàphát triển Cụ thể:
Về mặt kiến thức: Sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS, cụ thể là
DHLS Việt Nam góp phần quan trọng vào tạo nên các biểu tượng lịch sử nhất làbiểu tượng về nhân vật chính xác cho HS, giúp các em cụ thể hoá kiến thức, khắcphục tình trạng “hiện đại hoá lịch sử” Các tư liệu về nhân vật với những đoạn tưliệu thành văn, hình ảnh chân thực về từng nhân vật cụ thể sẽ để lại ấn tượng sâusắc cho HS, không những giúp các em khôi phục được bức tranh quá khứ về nhânvật lịch sử mà còn dễ dàng ghi nhớ kiến thức bài học khi kiến thức được gắn với
Trang 38từng con người cụ thể Ví dụ: khi nói về phong trào Tây Sơn, nếu chỉ thông báongày tháng năm diễn ra sự kiện thì HS sẽ không ấn tượng gì về sự kiện, nhưng nếuthay vào đó tổ chức cho HS tìm hiểu về nhân vật Nguyễn Huệ - Quang Trung thôngqua các đoạn tư liệu gốc về ông, HS biết được nhân vật “trung tâm linh hồn” củaphong trào Tây Sơn, những hành động cụ thể trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.Qua đó, các em có thể nhận xét, đánh giá được những công lao của nhân vật vàphong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc Như vậy, kiếnthức các em thu nhận được có mối liên hệ với nhau, có sự móc nối, thống nhất, lô-gic, HS sẽ dễ dàng tiếp nhận mà không cần phải gò ép
Tư liệu gốc là một phương tiện quan trọng để cụ thể hóa kiến thức lịch sử,nhằm tạo cho HS biểu tượng rõ ràng, cụ thể, có hình ảnh, tăng thêm tính chất sinhđộng, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các em Thôngqua các tư liệu gốc và sự hướng dẫn của GV theo hướng phát triển năng lực, HS sẽ
có được biểu tượng lịch sử, có được cách tư duy, lí luận lịch sử Tư liệu gốc chính
là minh chứng giúp HS hình dung quá khứ, là phương tiện có hiệu quả góp phầnhình thành những khái niệm quan trọng, giúp HS rút ra các quy luật của sự pháttriển xã hội Trong quá trình nhận thức bằng tư liệu gốc về nhân vật, các em đượctrải qua các thao tác tư duy từ nhận diện, tổng hợp, phân tích, so sánh… để dần dầnhình thành tư duy lịch sử Từ đó, những tri thức lịch sử sẽ được khắc sâu đối vớibản thân mỗi HS sau khi đã làm việc tích cực Bởi khi được “làm” (trải nghiệm)kiến thức được tiếp nhận sẽ sâu sắc và bền vững hơn
Về mặt tư tưởng, tình cảm: Các đoạn tư liệu gốc thành văn, hình ảnh, hiện vật… cho HS “như được chứng kiến, tham gia vào sự kiện đang xảy ra”, do vậy nó
có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ và sâu sắc, có khả năng giáo dục nhiều mặt cho
HS Ví dụ: khi dạy về sự tàn ác của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975),
GV sử dụng các tư liệu giới thiệu về nhân vật Bảy Nhu, trích dẫn đoạn tư liệu gốclời thú tội của Bảy Nhu trước đồng chí cách mạng – người tử tù Phú Quốc ĐằngThanh Phương3 “Chính tôi đánh chú, tôi đánh, bỏ biệt giam chú 4 lần và chú vượt ngục 4 lần Tôi bỏ biệt giam chuồng cọp chú, hành hạ đánh đập chết đi sống lại.
3
Trang 39http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/loi-thu-toi-rung-ron-cua-ten-cai-nguc-tan-ac-bac-nhat-lich-su-Nhiều lần tôi bỏ chú đói khát, phơi nắng phơi mưa, lột hết lớp da này đến lớp da khác Tôi còn nhổ bỏ móng tay, móng chân, đục răng, đánh gãy hai bẹ sườn, đánh gãy xương đòn, đánh dùi cui vào đầu, vào người chú Đánh chày vồ vào hai bàn chân, bàn tay, mắt cá, cùi chỏ, đầu gối, đánh roi cá đuối, đánh bể đầu, đánh không biết bao nhiêu mà kể cho hết Tôi tính đánh đòn hiểm như thế là chú đã chết, tôi không ngờ bây giờ chú vẫn còn sống” và hình ảnh của 9 chiếc răng chiến sĩ Vũ
Minh Tằng – người tử tù từng bị Bảy Nhu tra tấn ở Phú Quốc (Trưng bàu tại “Bảotàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày” – Phú Quốc) Qua đó, sẽ gây nhữngxúc cảm mạnh mẽ cho các em như thái độ căm thù cuộc chiến tranh phi nghĩa của
đế quốc Mĩ; ghê sợ, phản đối những hành động bạo lực, dã man; cảm thương sâusắc với những nạn nhân; cảm phục trước sự dũng cảm, cam trường của các chiến sĩcộng sản ta Xa hơn, các em thấy được giá trị của hoà bình, biết trân trọng biết trântrọng, giữ gìn, biết ơn đối với những gì mà thế hệ ông cha đi trước đã dầy công vunđắp, đặc biệt là cuộc sống hòa bình hiện tại của chính mình…
Về mặt phát triển: Sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS giúp cho
năng lực nhận thức của HS được bộc lộ một cách toàn diện Khi các em tham giatích cực vào hoạt động nhận thức với các tư liệu về nhân vật, các em không nhữngghi nhớ các sự kiện nhanh hơn, lâu hơn mà thông qua hoạt động thực hành gópphần phát triển ở các em khả năng phân tích, tổng hợp, đối chiếu, tìm mối liên hệbản chất giữa các sự kiện lịch sử Khi làm việc với các tư liệu “kĩ năng đọc tư liệu”của các em được rèn luyện thuần thục, các kĩ năng được hình thành, rèn luyện Hoạtđộng học tập tích cực ấy giúp các em trở nên năng động, tự tin hơn trước tập thể, điđến làm chủ được kiến thức của mình Các em đủ kiến thức, bằng chứng để bảo vệlập trường và quan điểm của mình trước những câu hỏi đặt ra ở ngoài xã hội về cácvấn đề lịch sử
1.1.4 Những yêu cầu khi sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS ở trường THPT
Căn cứ vào đặc điểm của tư liệu gốc và đặc trưng của quá trình DHLS ởtrường THPT, việc sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS cần đáp ứng một sốyêu cầu sau:
Trang 40Tư liệu gốc đưa vào trong DHLS ở trường THPT là các tư liệu đã được kiểmnghiệm chính xác, được khoa học lịch sử thừa nhận
Thứ nhất, về mục đích sử dụng: Các tư liệu lịch sử gốc được sử dụng trong
giảng dạy không phải nhằm cho HS nghiên cứu để trở thành một nhà sử học Mụcđích khi cho HS tiếp cận với các tư liệu này, là để các em có thể hình dung, khôiphục lại hình ảnh về nhân vật, về sự kiện quá khứ một cách chân thực nhất Qua đó,hình thành cho các em cách tiếp cận tri thức, cách học, bước đầu làm quen với
nghiên cứu khoa học Việc GV hướng dẫn cho HS tiếp cận và khai thác tư liệu gốc
trong bài học là việc GV chỉ ra cho HS con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức, đểđưa ra những kết luận khoa học đúng đắn một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất
Thứ hai, sử dụng tư liệu gốc về nhân vật trong DHLS cần phải đáp ứng mục tiêu bài học Các tư liệu gốc về nhân vật phải được khai thác theo hướng phát
huy tính tích tích cực học tập của HS Sử dụng cần phải đáp ứng các mục tiêu vềkiến thức, kĩ năng và thái độ của từng bài học
Thứ ba, sử dụng tư liệu gốc về nhân vật phải làm nổi bật nội dung cơ
bản của bài, đảm bảo tính khoa học trong nội dung Trong DHLS, chúng ta
không thể cung cấp hết cho HS mọi kiến thức của khoa học lịch sử mà chỉ có thểlàm cho các em nắm vững những kiến thức cơ bản của bài, là những kiến thức tối
ưu cần thiết cho việc hiểu biết của HS về lịch sử Để xác định kiến thức trọng tâm,nội dung cơ bản của bài, GV cần căn cứ vào sơ đồ Đai-ri khi thiết kế giáo án GVcần căn cứ vào nội dung bài viết trong SGK để lựa chọn tư liệu gốc về nhân vật chophù hợp cho phù hợp Nhằm làm rõ kiến thức cơ bản của bài, khắc sâu kiến thứccho HS, tạo được biểu tượng rõ nét về nhân vật của từng bài học, tránh việc sử dụng
tư liệu gốc một cách nặng nề, tràn lan, biến giờ học thành giờ nghiên cứu tư liệu.Xuất phát từ cơ sở trong một bài học có rất nhiều nhân vật lịch sử, do đó, GV phảilựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình – là những nhân vật gắn liền với nộidung kiến thức cơ bản của bài để lựa chọn tư liệu gốc vào giảng dạy Qua đó, vừagóp phần củng cố kiến thức cơ bản của các em, vừa hình thành cho học những xúccảm lịch sử - giáo dục về tư tưởng, đạo đức; vừa rèn luyện cho các em đánh giá