LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ - Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)

152 1.3K 3
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ - Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Đinh Ngọc Bảo, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn! Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo công tác tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Lịch sử, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lịch sử Thế giới cổ trung đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này! Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị em, các bạn trong lớp Cao học K.21 sự động viên cổ vũ của gia đình đã khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập quá trình thực hiện luận văn này! Hà Nội, tháng 7 năm 2013 Học viên Đặng Thị Hiền MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Majapahit là vương triều lớn trong lịch sử phong kiến Đông Nam Á nói chung và lịch sử dân tộc Indonesia nói riêng. Trong suốt 200 tồn tại (1293 - 1527), Majapahit đã thực sự có nhiều đóng góp quan trọng, đưa đất nước ngày càng phát triển trở thành quốc gia lớn mạnh thời bấy giờ. Khi tìm hiểu về lịch sử Indonesia, các nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao vai trò của vương triều này. Majapahit không những chỉ thống nhất các hòn đảo vốn mang tính tự trị cố hữu thành một quốc đảo thống nhất mà còn “đánh dấu sự khởi đầu ở cấp độ mới cao hơn, sự thống nhất về kinh tế, xã hội bên trong cũng như đối với khu vực bên ngoài khu vực Đông Nam Á” [9; 82]. Những thành tựu ấy đạt được là do có một vị trí địa lí hết sức thuận lợi, nhưng quan trọng hơn hết là sự lãnh đạo anh minh, sáng suốt của những người đứng đầu đất nước sự đoàn kết nhất trí của nhân dân trong cả nước. Nhà nước luôn quan tâm củng cố, phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội bằng các chính sách hợp lí, trong đó quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á Đông Bắc Á là những mối quan hệ lớn được nhà nước Majapahit đặc biệt chú trọng. Vương triều Majapahit hình thành phát triển trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động mạnh mẽ. Một số quốc gia sau thời phát triển đã trở lên suy yếu như: Srivijaya (1377), Champa (1471),… còn một số quốc gia phong kiến khác như: Đại Việt, Angkor, Mianma, Ayuthaya,… vẫn tiếp tục phát triển, khẳng định được sự hùng cường của mình. Bối cảnh đó đã đặt ra những thách thức cho vương triều trong việc bảo vệ phát triển đất nước. Đó là phải cạnh tranh với các nước lớn để tồn tại, phát triển nhưng chính sự suy yếu của một số nước lại tạo ra cơ hội thuận lợi để vương triều Majapahit mở rộng quyền lực lãnh thổ, nhất là trong thế giới hải đảo như Majapahit đã tiến hành chinh phục đảo Bali (1343) chinh phạt kinh đô Srivijaya (1377),… Tuy nhiên, trên cơ sở củng cố tiềm lực đất nước nhất là thông qua việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước, Majapahit ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lịch sử khu vực. Quan hệ đối ngoại đã đóng góp một phần không 1 nhỏ trong việc thống nhất đất nước thành một Nusantara - hòn đảo hoà bình. Đồng thời, quan hệ đối ngoại tốt đẹp cũng khiến cho tình hình chính trị xã hội của Majapahit luôn luôn ổn định, kinh tế ngày càng phát triển đưa quốc gia này gia nhập vào nền kinh tế thương mại thế giới. Trong tác phẩm “Lịch sử Indonesia”, Bruhat đã khẳng định: Majapahit là một “đế quốc hàng hải lớn thế kỉ XIV”[3]. Trong mọi thời lịch sử, việc thiết lập quan hệ đối ngoại là đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhiều mặt đến tất cả các nước. Đối với vương triều Majapahit, việc phát huy các nguồn lực của đất nước để tiến hành hoạt động đối ngoại đạt hiệu quả cao là một thành tích to lớn. Tuy nhiên, khi nhìn nhận đánh giá về vương triều Majapahit, đặc biệt là quan hệ đối ngoại vẫn có những quan điểm không thống nhất. Bởi vì trong thời phong kiến, các quốc gia dân tộc trong khu vực luôn tồn tại trong vòng hưng thịnh suy vong, bành trướng thu hẹp, liên kết đối địch, chưa thực sự có một mối quan hệ thân thiện lâu bền giữa các nước. Ý thức quốc gia dân tộc bản vị hẹp hòi thường đối lập nhau, đấu tranh liên miên để tranh giành lãnh thổ hơn là thân thiện. Do vậy, các nước Đông Nam Á dù rất gần nhau, có chung một cội nguồn văn hoá tộc người, một quá trình lịch sử nhưng lại rất ít hiểu nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit, phân tích cơ sở, nguyên nhân cũng như hệ quả có những nhận xét về những hoạt động bang giao của một vương triều trong suốt hơn 200 năm lịch sử là hết sức cần thiết. Giải quyết được vấn đề đặt ra sẽ bù lấp được một khoảng trống, một vấn đề còn chưa có lời giải đáp trong nghiên cứu về lịch sử Indonesia nói chung lịch sử chế độ phong kiến Indonesia nói riêng. Ngày nay, khi khối ASEAN hình thành, mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu ngày càng phát triển để hướng tới một mục tiêu chung vì một khu vực Đông Nam Á hoà bình thịnh vượng tất yếu cần đến việc cung cấp những thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của các nước. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại trong lịch sử đã quan trọng thì nay càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa để đưa Đông Nam Á thực sự trở thành khu vực hoà bình, ổn định lớn mạnh. 2 Tìm hiểu quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit cho chúng ta thấy được sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc đề ra các chính sách của các vị vua phong kiến trong lịch sử Indonesia từ thế kỉ XIII - XVI. Đồng thời cũng góp phần làm rõ hơn các mối quan hệ đan xen hết sức phức tạp giữa các quốc gia phong kiến trong khu vực trong một giai đoạn lịch sử đầy sôi động từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Thực tế lịch sử đã chứng minh, việc mở rộng mối quan hệ rộng lớn ra bên ngoài sẽ tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa các nước, không chỉ ở cấp độ nhà nước mà còn mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực với những nội dung mới phát triển ở tầm cao mới. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn khái quát về lịch sử Indonesia, một đất nướcquan hệ gắn bó lâu đời với Việt Nam. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu tìm hiểu lịch sử các dân tộc những mối quan hệ bang giao là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước khu vực Đông Nam Á Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung cũng như lịch sử từng quốc gia nói riêng đã đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong ngoài nước. Vấn đề “Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước khu vực Đông Nam Á Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)” đã được đề cập ở một mức độ nhất định trong các công trình nghiên cứu về Đông Nam Á, lịch sử Indonesia. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được trình bày riêng biệt, có hệ thống. Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu chủ yếu sau: Các công trình của các học giả trên thế giới: Trước hết phải kể đến Cuốn Biên niên sử của Java là “Nagarakertagama” do nhà thơ, nhà sử học Prapanca viết vào năm 1365. Đây là tác phẩm viết về giai đoạn hoàng kim của vương triều Majapahit với 98 khổ thơ. Ông đã biên soạn bộ sử thi này để ca ngợi chiến công của các vua Majapahit, đặc biệt là vua Hayam Wuruk. Trong bài thơ 13 14 đã liệt kê danh sách các xứ bị Majapahit khuất phục như: quần đảo Maluku, Java, Bali, phía Nam đảo Borneo, phần lớn đảo Sumatra, đảo New Guinea, 3 và một phần phía Nam của bán đảo Malay. Theo Nagarakertagama, “Majapahit có mối quan hệ hữu hảo với Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc, Ayuthaya, Champa Việt Nam”[69; 85] Tiếp đến công trình khá đồ sộ của tác giả D.G.E.Hall: “Lịch sử Đông Nam Á” do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1997. Tác giả đã phác họa một bức tranh toàn cảnh về lịch sử các nước Đông Nam Á từ sơ sử đến hiện đại. Đối với Indonesia, ông đã giành một số lượng trang đáng kể để nói về quá trình hình thành và phát triển của Indonesia nói chung vương triều Majapahit nói riêng. Về quan hệ đối ngoại được nêu khá nhiều trong các chương, mục khác nhau nhưng chưa thành một hệ thống mà chỉ được nêu ra trong mối tương quan với các nước trong khu vực. Cuốn “Early Kingdoms of the Indonesian Archipelago and the Malay Peninsula” (Những vương quốc cổ trên quần đảo Indonesia bán đảo Malay) của Paul Michel Munor đã tập trung về những diễn biến xảy ra trên quần đảo Indonesia và trên bán đảo Malay. Với số lượng gần 400 trang, tác giả đã bao quát được toàn cảnh tình hình của các nước hải đảo trong một khoảng thời gian dài, mối quan hệ qua lại giữa các nước trên quần đảo Indonesia bán đảo Malay cũng như những quan hệ của các nước này với bên ngoài, tiêu biểu là quan hệ với Trung Quốc, các vương quốc của người Siam. Không những thế, tác giả đã phác họa được những thay đổi bằng bản đồ về tình hình chính trị của các vương quốc trên quần đảo Indonesia bán đảo Malay. Đối với vương triều Majapahit, Paul Michel Munor đã khôi phục được hệ thống chính trị của vương triều mà rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến. Cuốn sách “Maritime Southeast Asia to 1500” (Đông Nam Á hải đảo đến năm 1500) của tác giả Lynda Norene Shaffer viết năm 1996 là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về các quốc gia Đông Nam Á hải đảo cho đến năm 1500. Trong đó, đáng chú ý là những nghiên cứu của tác giả về các vương quốc Đông Java, từ những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, sự quan tâm của nhà nước đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu về vương triều Majapahit, tác giả 4 tập trung vào các nội dung như: những tác động của bên ngoài đối với vương triều, các nghi lễ của hoàng gia, đặc biệt là quá trình mở rộng sức mạnh của vương triều Majapahit đối với các tiểu quốc trong thế giới hải đảo. Nhưng, đúng như tên gọi của nó, tác phẩm này chỉ tập trung nghiên cứu đến những mối quan hệ xảy ra trong các nước hải đảo, còn mối quan hệ với bên ngoài thì hầu như không đề cấp đến. Năm 1992, Nhà xuất bản Đại học Cambridge cho xuất bản cuốn sách “The Cambridge history of Southeast Asia” (Lịch sử Đông Nam Á) bao gồm hai tập do Nicholas Tarling chủ biên được tái bản nhiều lần. Trong luận văn này, tác giả sử dụng lần tái bản năm 2008. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu về Đông Nam Á một cách công phu, tập hợp rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu hàng đầu về Đông Nam Á như: Anthony Reid, Kenneth R.Hall, Keith W.Taylor,… Nghiên cứu về vương triều Majapahit, cuốn sách này đã đề cập đến những vấn đề chính trị, những điều kiện cho việc phát triển quan hệ thương mại. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng chủ yếu tập trung nghiên cứu những sự kiện chính trị, còn những mối quan hệ của vương triều này với bên ngoài lại ít được đề cập. Tác phẩm “A history of modern Indonesia from 1300 to the present” (Lịch sử hiện đại Indonesia từ năm 1300 đến nay) của tác giả M.C. Ricklefs do Nhà xuất bản Indiana University ấn hành đã trình bày ngắn gọn Lịch sử Indonesia từ năm 1300 đến nay. Trong phần hai, tác giả đã miêu tả về các triều vua của vương triều Majapahit, bộ sử nổi tiếng của vương triều này. Đối với quan hệ thương mại, ông khẳng định “Majapahit có quan hệ với Champa, Campuchia, Siam, miền Nam Mianma, Việt Nam cử phái đoàn đến Trung Quốc” [73, 17]. Anthony Reid là người đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á thời cổ trung đại. Tiêu biểu là cuốn “Southeast Asia of the Age of Commerce 1450 - 1680”(Kỉ nguyên thương mại Đông Nam Á 1450 - 1680) do nhà xuất bản trường Đại Học Yale ấn hành. Cuốn sách gồm hai tập, nghiên cứu về toàn bộ những khía cạnh của “Kỉ nguyên thương mại” của khu vực Đông Nam Á. Sở dĩ tác giả coi thế kỉ XV - XVII là Kỉ nguyên thương mại vì trong giai đoạn này Đông Nam Á có những thay đổi lớn lao liên quan đến hoạt động thương mại. Đó là sự dự 5 nhập ngày càng phong phú của những mặt hàng có giá trị thương mại của Đông Nam Á trong buôn bán quốc tế, sự tham gia ngày càng tích cực của thương nhân Đông Nam Á vào hoạt động thương mại. Qua công trình này, tác giả đã thu thập được những nguồn thông tin quan trọng về quan hệ thương mại của vương triều Majapahit với các nước trong khu vực Châu Á, tiêu biểu là Đông Nam Á Đông Bắc Á. Nhà nghiên cứu người Pháp Jean Bruhat với công trình nghiên cứu: “Lịch sử Inđônêxia” (Nguyễn Trọng Địch dịch), nhà xuất bản Đại học Pháp phát hành năm 1976, cũng giành rất nhiều công sức nghiên cứu về Indonesia. Ông đã khái quát về Indonesia với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên - xã hội, đặc biệt là tiến trình lịch sử. Nhìn nhận về vương triều Majapahit, ông khẳng định đây là một “đế quốc hàng hải lớn thế kỉ XIV”. Ngoài ra, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu về từng khía cạnh của Indonesia trong thời phong kiến, tiêu biểu là những nghiên cứu về tiền tệ của Java như: Jan Wisseman Christie với công trình “Money and Its Uses in the Javanese States of the Ninth to Fihteenth Centuries A.D”(Tiền cách sử dụng tiền của các vương quốc Java từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIV); Arjan Van Aelst với “Majapahit pisis: the currency of a “moneyless” society, 1300 - 1700”( Đồng tiền “pisis” của Majapahit: Loại tiền tệ của một xã hội “không tiền”, 1300 - 1700),… Những công trình nghiên cứu này đã đưa ra các loại tiền tệ địa phương cũng như việc nhập khẩu các loại tiền bên ngoài trong quá trình giao lưu buôn bán thương mại. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam: Năm 1972, nhà xuất bản Lửa Thiêng, Sài Gòn cho ra đời cuốn sách: “Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á (trừ Việt Nam) từ nguyên sơ đến thế kỉ XVI” của tác giả Nguyễn Thế Anh. Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á. Đối với vương triều Majapahit, tác giả đã nghiên cứu khá sâu về hệ thống chính trị, trong đó chủ yếu đề cập đến mối quan hệ của các nước chư hầu đối với chính quyền trung ương Java. 6 Tác giả Ngô Văn Doanh có rất nhiều công trình nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung lịch sử Indonesia nói riêng. Trong đó, tác phẩm “Inđônêxia - Những chặng đường lịch sử” do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản là một tác phẩm nghiên cứu khá hoàn chỉnh từ thời sơ sử đến thời đại ngày nay. Đối với vương triều Majapahit, tác giả đã dành một số lượng trang khá lớn nghiên cứu về tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính tri,… Nhưng là một tác phẩm thông sử nên vấn đề quan hệ đối ngoại vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của nhóm tác giả Lương Ninh (chủ biên), Đỗ Thanh Bình Trần Thị Vinh do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2008 đã trình bày một cách hệ thống, chi tiết về chặng đường lịch sử của khu vực Đông Nam Á từ tiền sử cho đến ngày nay. Trong chương 5, phần một, nhóm tác giả đề cập đến những biến động của các nước Đông Nam Á thế kỉ XIII - XV. Trong đó, những diễn biến của Majapahit được đề cập trong mối quan hệ với các nước hải đảo đặc biệt là những tranh chấp giữa Majapahit với Siam về bán đảo Malay. Bài viết “Quan hệ thương mại của Đại Việt Java thế kỉ XI - XV” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 7 năm 2009 đã trình bày khá chi tiết mối quan hệ của Java Đại Việt trong một thời gian dài. Có thể nói, đây là một công trình đã đưa ra nhiều số liệu thuyết phục về mối quan hệ thương mại giữa hai nước khi mà nguồn sử liệu về thời phong kiến còn rất hạn chế. Một số bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á như: “Quan hệ thương mại của vương quốc Champa với các quốc gia trong khu vực (thế kỉ X đến thế kỉ XV)” của Đỗ Trường Giang; “Những đợt thám hiểm của Trịnh Hòa ở Đông Nam Á” của Dương Văn Huy; “Ryukyu - một trường hợp phát triển độc đáo ở khu vực Đông Á thế kỉ XV-XVI” của Lê Thị Khánh Ly;…. đã đưa ra rất nhiều những số liệu mà tác giả kế thừa trong luận văn của mình về mối quan hệ của Majapahit với Champa, Trung Quốc, Nhật Bản,… Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số lượng trang nên những bài viết này chỉ nêu nên một cách khái quát nhất, đưa ra những gợi ý cho việc nghiên cứu tiếp theo mà chưa nghiên cứu sâu. 7 Ngoài ra, trên tạp chí Khảo cổ học cũng đã trích đăng một số bài viết về những hiện vật được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ học. Đây là nguồn tài liệu xác thực để chứng minh về quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước. Tiêu biểu như: Bùi Minh Trí với “Tìm hiểu ngoại thương Việt Nam qua “con đường gốm sứ trên biển” số 5 năm 2003 đã nêu nên mối quan hệ thương mại của Việt Nam với nhiều nước trong khu vực Châu Á. Qua các số liệu khảo cổ đã cho thấy, Việt Nam đã mang đồ gốm đến Java từ rất sớm để buôn bán. Tác giả cũng ghi nhận rất nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí như: Tạp chí Xưa Nay, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, … Thông qua những bài viết này, tác giả đã kế thừa sử dụng những nguồn thông tin đã được thẩm định trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra cho luận văn. Qua việc tham khảo các nguồn tài liệu này đã cho tác giả một cái nhìn khá tổng hợp về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ XIII - XVI. quan trọng hơn đây là những nguồn tư liệu giúp ích rất nhiều cho em trong việc làm rõ các vấn đề mà đề tài cần giải quyết. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo trong một số công trình nghiên cứu như: “Đông Nam Á trong lịch sử thế giới” của tập thể các tác giả thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, “Đông Nam Á những vấn đề lịch sử hiện đại”, “Trên đất nước đảo dừa”, “Quan hệ của Nhật Bản đối với Đông Nam Á thế kỉ XV - XVII”,… Những công trình này đã cho em nguồn tri thức khá lớn về lịch sử của các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung lịch sử của Indonesia nói riêng. Đồng thời, quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit cũng được đề cập đến dù còn nhiều hạn chế. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của luận vănquan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit trong các thế kỉ từ XIII đến XVI. Để làm rõ được mối quan hệ đối ngoại của vương triều, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề liên quan như: tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của vương triều Majapahit; bối cảnh quốc tế khu vực có 8 [...]... cứu quan hệ đối ngoại của vương triều trên hai lĩnh vực là thương mại ngoại giao * Đối tượng trong quan hệ của vương triềucác nướckhu vực Đông Nam Á Đông Bắc Á Với phạm vi không gian rộng nên luận văn tập trung nghiên cứu các mối quan hệ đối ngoại nổi bật của vương triều, đặc biệt là quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Đại Việt, Champa, Siam) Đông Bắc Á. .. quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit 7 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, luận văn cấu trúc thành ba chương: Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển của vương triều Majapahit những nhân tố tác động đến quan hệ đối ngoại Chương 2: Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước trong khu vực Đông Nam Á Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI) Chương 3: Một... cứu khoa học trong ngoài nước Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp một số điểm mới như: Là tài liệu đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI Trên cơ sở làm rõ vấn đề quan hệ đối ngoại, thông qua việc giải quyết các mối quan hệ đối ngoại của vương triều với các nước, luận văn sẽ rút ra một số nhận xét về quan hệ đối ngoại. .. đó - Nhiệm vụ: Luận văn tập trung làm rõ các nội dung sau: * Phân tích quá trình hình thành, phát triển của vương triều Majapahit * Làm rõ những cơ sở nhân tố bên trong bên ngoài tác động tới chính sách đối ngoại * Làm rõ nội dung các mối quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước * Nêu ra một số nhận xét từ quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước 9 5 Phương pháp... nhận xét từ quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit 10 Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG TRIỀU MAJAPAHIT NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI 1.1 Quá trình hình thành phát triển của vương triều Majapahit 1.1.1 Quá trình hình thành vương triều Majapahit Vương triều Majapahit hình thành trong bối cảnh thế giới khu vực có nhiều biến động Sau khi thống nhất các bộ lạc... luận văn bao quát từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI, trong đó tập trung chính là khoảng thời gian từ năm 1293 (năm mở đầu của vương triều) đến năm 1527 (năm kết thúc của vương triều) 4 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: luận văn tập trung làm rõ các mối quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit trên các lĩnh vực thương mại ngoại giao Trên cơ sở đó, rút ra một số nhận xét từ các mối quan hệ. .. phát triển ngoại thương đã biến cả đế chế Majapahit thành một guồng máy hoạt động ăn ý: Java sản xuất ra lúa gạo; các đảo khác trồng khai thác hương liệu; hệ thống đường xá, 29 sông ngòi, các cảng biển, cảng sông là mạch máu lưu thông hàng hoá; triều đình đứng ra tổ chức buôn bán Quan hệ buôn bán của vương triều Majapahit đối với bên ngoài tiếp tục phát triển Vương triều này có quan hệ buôn bán với. .. hải phía Đông Bắc, sông Brantas tạo ra một hệ thống cảng thị kho hàng quan trọng cho Đông Java Vương triều Majapahit nằm cách xa hải lộ chính qua vùng Đông Nam Á nhưng nó lại nằm giữa tuyến thương mại Đông Nam Á với trung tâm gia vị của khu vực, quần đảo Maluku Vị trí này sớm cho phép Java vươn lên trở thành nhà phân phối chính các loại hàng hóa quý giá này Ba trong số các loại gia vị quan trọng... chắc cho sự phát triển đất nước 1.2 Những nhân tố tác động tới quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit 1.2.1 Những nhân tố bên trong 1.2.1.1 Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Vương triều Majapahit có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú như: lúa gạo, các loại cây gia vi, các loại khoáng sản,… Hầu hết các thương nhân khi đến đảo Java đều cho rằng nơi đây là cái nôi của các loại cây làm...những tác động như thế nào đối với quá trình hình thành, phát triển của vương triều Ấn Độ giáo này - Phạm vi nghiên cứu: * Đối ngoại với tư cách là một trong hai chức năng cơ bản của nhà nước bao gồm phạm vi rộng với rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hóa, tôn giáo,… Do hạn chế về nguồn tư liệu nhằm đảm bảo tính chuyên sâu nên luận văn chủ yếu tập . trình thực hiện luận văn! Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo công tác tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Lịch sử, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lịch sử Thế giới cổ. Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung cũng như lịch sử từng quốc gia nói riêng đã và đang. năm lịch sử là hết sức cần thiết. Giải quyết được vấn đề đặt ra sẽ bù lấp được một khoảng trống, một vấn đề còn chưa có lời giải đáp trong nghiên cứu về lịch sử Indonesia nói chung và lịch sử

Ngày đăng: 26/03/2014, 20:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan