Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật cùng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của những nhà văn cùng thời như Nguyễn Tử Siêu, NguyễnHuy Tưởng, Chu Thiên, Phan Trần Chúc… đã tạo nên sự
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Kết cấu của luận văn 13
7 Đóng góp của luận văn 14
NỘI DUNG 16
CHƯƠNG 1 MẤY VẤN ĐỀ CHUNG 16
1.1.Giới thuyết về tiểu thuyết lịch sử 16
1.2 Sơ lược về tình hình tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong văn học trung đại và giai đoạn 1930 - 1945 23
1.2.1 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong văn học trung đại 23
1.2.2 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1930 -1945 25
1.3 Nguyễn Triệu Luật với tiểu thuyết lịch sử 28
1.3.1 Tiểu sử Nguyễn Triệu Luật 28
1.3.2 Văn nghiệp Nguyễn Triệu Luật 29
1.3.3 Quan niệm của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử 31
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT 34
2.1 Đề tài, chủ đề và cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật 34
2.1.1 Đề tài, chủ đề 34
2.1.2 Cảm hứng chủ đạo 40
2.1.2.1 Cảm hứng lịch sử 40
Trang 22.1.2.2 Cảm hứng thế sự 45
2.1.2.3 Cảm hứng đạo lý 51
2.2 Thế giới nhân vật và quan nhiệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật 54
2.2.1 Thế giới nhân vật 54
2.2.1.1 Thế giới con người 55
2.2.1.2 Thế giới yêu ma 57
2.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người 59
2.2.2.1 Con người trên phương diện là con người bình thường 60
2.2.2.2 Con người với sự đề cao cái tôi cá nhân 64
CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT 69
3.1 Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật 69
3.1.1 Hư cấu những sự kiện và nhân vật lịch sử có thật 69
3.1.2 Những sự kiện và nhân vật hoàn toàn do trí tưởng tượng của nhà văn tạo nên 73
3.2.Nghệ thuật kết cấu 75
3.2.1 Kết cấu theo sự kiện 76
3.2.2 Kết cấu theo tâm lí, tính cách nhân vật 79
3.3 Khắc họa tính cách nhân vật 81
3.3.1 Khắc họa tính cách nhân vật thông qua hành động 81
3.3.2 Khắc họa tính cách nhân vật thông qua việc giới thiệu tiểu sử, miêu tả ngoại hình 83
3.3.3 Khắc họa tính cách nhân vật qua đối thoại và độc thoại nội tâm 85
3.3.3.1 Đối thoại 85
3.3.3.2 Độc thoại nội tâm 88
3.4 Thời gian, không gian nghệ thuật 92
Trang 33.4.1 Thời gian nghệ thuật 92
3.4.2 Không gian nghệ thuật 95
3.5 Nghệ thuật trần thuật 99
3.5.1 Điểm nhìn trần thuật 100
3.5.2 Giọng điệu trần thuật 107
3.5.3 Nhịp điệu trần thuật 117
3.6 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 119
KẾT LUẬN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 PHỤ LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
1.1 Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại đã được manh nha phát triển từrất sớm trong nền văn học dân tộc, số lượng các tác giả, tác phẩm cũng khôngthua kém gì so với các thể loại văn học khác đặc biệt trong giai đoạn 1930 -
1945 Vậy mà, một thời gian dài thể loại này bị lãng quên Trong gần mườinăm trở lại đây, mặc dù đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ,tiến sĩ nghiên cứu một số nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử cũng như lẻ tẻ vàicông trình tổng kết sự phát triển của thể loại này nhưng chỉ mới dừng lại ởmột giới hạn nhất định Tiểu thuyết lịch sử vẫn chưa có chỗ đứng tương xứng
Nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, chúng tôi mong
muốn góp một tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc khẳng định vị trí to lớn củathể loại này đối với sự phát triển của nền văn học và bổ sung một phần nào đóvào thành tựu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói chung, tiểu thuyết lịch sửgiai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng
1.2 Nguyễn Triệu Luật không chỉ là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt
động cách mạng mà ông còn là một nhà văn nổi tiếng với chùm tiểu thuyếtlịch sử viết trước cách mạng Sự nghiệp của ông có thể coi đứng hàng đầutrong những tác giả viết tiểu thuyết lịch sử ở thập niên 30 và 40 của thế kỉ
XX Tuy nhiên cho đến nay, cuộc đời, văn nghiệp của nhà văn này vẫn cònnhiều câu hỏi nghi vấn chưa có lời giải đáp thấu đáo Đề tài mà chúng tôinghiên cứu mong muốn khái quát một cách rõ ràng hơn nữa những nét cơ bản
về cuộc đời cũng như văn nghiệp của ông
1.3 Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật cùng với các tác phẩm tiểu
thuyết lịch sử của những nhà văn cùng thời như Nguyễn Tử Siêu, NguyễnHuy Tưởng, Chu Thiên, Phan Trần Chúc… đã tạo nên sự đổi mới đáng trân
Trang 5trọng cho quá trình hiện đại hóa văn học giai đoạn nửa non đầu thế kỉ XX.Bên cạnh những thành công chung thuộc về cả một thời kì thì những tác phẩmcủa ông cũng mang những nét đặc sắc riêng trên cả hai phương diện nội dung
và hình thức nghệ thuật Ngay từ khi ra đời, tiểu thuyết lịch sử của NguyễnTriệu Luật đã được đông đảo các nhà văn ca ngợi nhưng do nguyên nhân cảkhách quan, chủ quan mà những tác phẩm của ông không được quan tâmnhiều Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn khẳng định vị trí của nhà vănNguyễn Triệu Luật đối với nền văn học dân tộc đặc biệt là ở thể loại tiểuthuyết lịch sử
1.4 Trong chương trình sách giáo khoa THCS, THPT hiện nay, các nhà
biên soạn đã đưa một vài tác phẩm thuộc văn học sử vào giảng dạy như đoạn
trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại
Việt sử kí toàn thư)… nhưng số lượng vẫn còn ít và lẻ tẻ Tìm hiểu về tiểu
thuyết lịch sử sẽ cung cấp cho giáo viên, học sinh những tài liệu bổ trợ, thamkhảo có ích Ngoài ra, nó còn đem lại những tri thức phong phú cho bạn đọc
có lòng yêu mến, mong muốn tìm hiểu lịch sử dân tộc
Nguyễn Nhất Lang (bút danh của Nguyễn Tuân) với bài Bà Chúa Chè
và Nguyễn Triệu Luật viết: “Nói đến lịch sử tiểu thuyết, ngoài cái học kê cứu
sở cứu vào tài liệu, người ta còn phải đếm xỉa đến cái tài của bố cục, của
tưởng tượng Cuốn Bà Chúa Chè toàn thể được cả” [148,22].
Trang 6Hiên Chy trong bài Lời độc giả với Hòm đựng người đánh giá: “Hòm
đựng người là một cuốn tiểu thuyết có giá trị rất cao về cả hai phương diện:
lịch sử và văn chương… từ lối văn giản dị, dễ hiểu tác giả đã làm sống lại một
thời vua Lê chúa Trịnh… Hòm đựng người là một truyện lịch sử rất hay, tuy
ly kì mà không ra ngoài vòng thực tế thông thường” [7]
Trong bài Bà Chúa Chè có phải là cuốn lịch sử ký sự hay không ?, Trúc Khê phản đối lời nhận xét của Vũ Ngọc Phan cho rằng Bà Chúa Chè của
Nguyễn Triệu Luật “là một quyển lịch sử ký sự và bảo ông Luật đề tiểu thuyết
lịch sử ở ngoài bìa là sai” Từ đó, Trúc Khê khẳng định “Bà Chúa Chè cũng
vẫn là cuốn tiểu thuyết chứ không nên coi là lịch sự ký sự” Sau đó, tác giả đã
lần lượt chỉ ra những chỗ quả là tính chất tiểu thuyết ở trong Bà Chúa Chè
qua việc đối chiếu với sử sách ghi lại Còn về phần văn thể Trúc Khê đã cho
rằng: “Bà Chúa Chè với một lối văn bình dị và sáng sủa, cũng tự có một giá
trị riêng” [20]
Lan Khai trong Lời giới thiệu lần in thứ nhất Bà Chúa Chè cho rằng:
“Cũng như tôi, ông Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử Nhưng khácvới tôi, ông Nguyễn Triệu Luật riêng chú trọng vào sự thực, trong khi tôi chỉkhuynh hướng về nghệ thuật… Các truyện và người của ông hoạt động hiểnnhiên, không được ông tô điểm cho, nhưng cũng không bị ông làm mất bảnsắc Đọc các tiểu thuyết của ông là tức là xem những bức ảnh Người có thểmất đi rồi, cảnh có thể khác đi rồi, nhưng hình ảnh vẫn là hình ảnh thực củanhững người và cảnh đã có thực” [635,36]
Ở cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét Việt Nam
chưa có dòng tiểu thuyết lịch sử và ông đã dành số trang nhất định giới thiệumột số nhà văn viết lịch sử phóng sự và truyện kí lịch sử trong đó có nhắc đến
Nguyễn Triệu Luật Đầu tiên tác giả viết: “Bà Chúa Chè rõ là một cuốn lịch
sử ký sự, có tính cách ký sự 100%, không làm gì có những việc và những
Trang 7nhân vật do trí tượng tượng của tác giả thêu nên nghĩa là Bà Chúa Chè không
phải là quyển lịch sử tiểu thuyết như tác giả đã in ngoài bìa” [86,37] Bêncạnh đó, Vũ Ngọc Phan còn chỉ ra mặt thành công và hạn chế trong tác phẩmcủa Nguyễn Triệu Luật: “Tôi nhận thấy Nguyễn Triệu Luật đã dàn xếp mọiviệc khéo, có nhiều đoạn tự nhiên, tuy là nhắc nhớ đến một điển tích hay một
sự tích mà không cầu kỳ, không làm vướng động tác Văn ông sáng suốt,những lời nói của những người xưa vừa hợp thời, vừa có ý nghĩa Thật là lốivăn thích hợp với một quyển lịch sử ký sự” [91,37] Nhưng “Nếu ông biết loạibớt những cái rườm rà đi, những lời bàn, những điều so sánh vô lý, những sựgiảng giải không đâu thì những thiên lịch sử ký sự của ông sẽ được nhẹ nhàngbiết bao” [94,46]
Sau năm 1975 đến nay, tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử NguyễnTriệu Luật cũng có nhiều khởi sắc hơn so với trước nhưng cũng chỉ dừng lại ởnhững bài viết nhỏ lẻ hay những nghiên cứu mang tính chất điểm xuyết mộtvài tác phẩm mà chưa đi sâu vào khái quát rộng lớn toàn bộ các tác phẩm tiểuthuyết của ông
Phạm Thế Ngũ trong Văn học sử giản ước tân biên đưa ra ý kiến: “Tiểu
thuyết của Nguyễn Triệu Luật thiên về ký sự lịch sử chép theo sát sự thực,kính trọng những dung mạo, tâm lý, ngôn ngữ của các nhân vật lịch sử với tất
cả thời gian tính… Nhiều trang của ông ngả sang biên khảo rõ rệt (như trong
Hòm đựng người đoạn nói về các hình phạt dưới thời Trịnh Vương, trong Loạn Kiêu binh, đoạn nói về “Ngõ áo đen” tức “Ô y hạng”, nơi phủ đệ của
tham tụng Nguyễn Nghiễm nhất là Ngược đường trường thi là tất cả một cuốn
lịch sử về dòng dõi tổ tiên chính tác giả) Người ham tìm vết tích lịch sử đọcNguyễn Triệu Luật thấy thú vị, thẩm giá cái biết học giả của ông cũng nhưthưởng thức câu văn sáng sủa xác thực của ông, tuy đôi khi cũng bị cái tật
Trang 8kênh kiệu của ông làm giảm thú Song người tìm đọc tiểu thuyết không khỏithấy ông khô khan dài dòng, mải khoe kiến thức mà bỏ động tác” [561,33].
Giáo sư Đinh Xuân Lâm trong Lời giới thiệu (lần in tuyển tập tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật năm 1998) đưa ra những nhận xét chínhxác: “Thứ nhất: Khác với các tác giả cùng thời đã chọn đề tài xuyên qua nhiềuthế kỉ từ cổ trung đại đến cận đại Nguyễn Triệu Luật chỉ tập trung nghiên cứugiai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn… Thứ hai: Trong tiểu thuyết lịch sử NguyễnTriệu Luật có nhiều chi tiết vụn vặt nhưng đó là thế mạnh của ông Các sựkiện lịch sử được tái tạo đúng bối cảnh của chúng, với cái không khí lịch sửđích thực của chúng, cả với ngôn ngữ của con người thời đó, tất cả đã làm chongười và việc hiện lên, sống lại và đang hoạt động trước mắt chúng ta”, “bạnđọc là người Hà Nội cũng sẽ vô cùng thích thú khi bắt gặp qua các trang tiểuthuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật những tiếng cổ trong giao tiếp, nhữngcảnh cũ, những loài hoa hiếm… để ngày nay khi đêm khuya thanh vắng mộtmình thả bộ trên đường phố Khâm Thiên hay Văn Miếu bất chợt lại có cảmgiác như bắt gặp lại bóng dáng thoáng qua của một Thăng Long xưa” [634-635,23]
Luận án tiến sĩ với đề tài Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
- 1945 của Bùi Văn Lợi cũng nhắc đến và phân tích một số khía cạnh nội
dung, nghệ thuật của một số tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật
như Bà Chúa Chè, Chúa Trịnh Khải… chứ chưa đề cập cụ thể đến toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông như đoạn viết về cảm hứng nhân đạo trong Bà Chúa
Chè: “Trong Bà Chúa Chè, Nguyễn Triệu Luật đã thông qua cuộc đời của
một cô gái hái chè xinh đẹp bỗng chốc trở thành một vương phi có quyềnnghiêng thiên hạ để phản ánh sự sụp đổ tất yếu của triều đình họ Trịnh, đồngthời phản ánh tất cả những mâu thuẫn, những rối ren lục đục của một chế độ
xã hội phong kiến đang trên con đường tan rã Sống trong xã hội ấy, Đặng
Trang 9Thị Huệ không thể là “con công sống giữa đàn gà”, là con “phượng hoàng”sống giữa cuộc đời trần trụi Để có được sự đổi đời, nàng phải trả một cái giárất đắt… Cũng chính vì thế dù tàn bạo hay bắt buộc phải tàn bạo nàng cũngchiếm được sự cảm thông nhất định ở người đọc” [99,29] hay đoạn văn nói về
nghệ thuật hư cấu trong tác phẩm Chúa Trịnh Khải: “Trong tác phẩm Chúa
Trịnh Khải, để nhằm mục đích ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
người anh hùng Nguyễn Huệ, Nguyễn Triệu Luật đã hư cấu một số chi tiếtkhác hẳn với trong lịch sử như chi tiết tên Trang đưa Trịnh Tông đến nộp choNguyễn Huệ” [135,29]
Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Mạnh trong giáo trình Lịch sử
văn học Việt Nam 1930 - 1945 khi đề cập tới dòng tiểu thuyết lịch sử có nhắc
đến tác giả Nguyễn Triệu Luật và xếp nhà văn này vào khuynh hướng lãngmạn: “Dòng tiểu thuyết lịch sử với những cây bút như Lan Khai, Phan TrầnChúc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng… Ở đây, cảm hứng lãng mạn
có dịp thêu dệt nên những mối tình lâm li giữa những tráng sĩ và giai nhânthời phong kiến xa xưa… Nhìn chung, chúng ít để lại những tiểu thuyết nghệthuật thật sự có giá trị” [66,31]
Luận văn thạc sĩ Mai Thị Thanh Hà với đề tài Phong cách tiểu thuyết
lịch sử Nguyễn Triệu Luật đã nghiên cứu rất cụ thể, sâu sắc tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật Nhưng ở công trình nghiên cứu này, tác giả chỉ giới hạn
đối tượng nghiên cứu trong bốn tác phẩm Hòm đựng người, Bà Chúa Chè,
Chúa Trịnh Khải, Loạn Kiêu binh và cũng chỉ dừng lại ở những biểu hiện trên
các phương diện phong cách nghệ thuật mà chưa đi vào khai thác toàn bộ sựnghiệp sáng tác tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật với 8 tác phẩm được
sưu tập và in trong cuốn sách có nhan đề Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu
Luật (năm 2011) như hiện nay.
Trang 10Nguyễn Vinh Phúc trong Lời giới thiệu cho “Tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật” nhận xét: “Nguyễn Triệu Luật đã tự mình mở ra một
dòng sáng tác tiểu thuyết lịch sử rất đáng trân trọng Ông đã có ý thức tái hiệnlịch sử bằng hư cấu trên cơ sở hiện thực đáng tin cậy và miêu tả cụ thể chi tiếtgây rung động nơi người đọc… Ngày nay, truyện của Nguyễn Triệu Luật vẫnrất đáng được đọc để hiểu về lịch sử Thăng Long một thời xa xưa, cũng như
kĩ thuật viết văn của tiểu thuyết gia Việt Nam một thời cách nay ít nhất là hai,
ba thế kỉ” [8,36]
Nguyễn Thị Bình trong bài Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ
thời điểm đổi mới đến nay đã nhắc đến thành công của tác phẩm Bà Chúa Chè
và trích dẫn lời đánh giá của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng về hai nhân vật Đặng
Thị Huệ, chúa Trịnh Sâm: “Trong Bà Chúa Chè, các nhân vật lịch sử như Trịnh
Sâm, Đặng Thị Huệ đã có dáng dấp của nhân vật tiểu thuyết do chỗ tính cách vànội tâm của chúng được chú trọng và Nguyễn Huy tưởng đã cố gắng đưa chủkiến riêng vào cách đánh giá hai nhân vật này: Đặng Thị Huệ là một tính cáchphi thường từ khi còn là một cô gái hái chè cho đến phút làm khuynh đảo phủchúa rồi thản nhiên nhận lấy cái chết Giữa một xã hội tao loạn đầy âm mưu cạmbẫy, đầy những lối sống ươn hèn, người đàn bà này không chịu làm “con cônggiữa bầy đàn” mà chọn cách sống quyết liệt để đạt điều mình muốn Trịnh Sâm
mê Đặng Thị Huệ nhưng cũng rất thương con riêng, ông ta nhu nhược tronghành động nhưng sâu xa cũng biết trọng hiền tài Đấy là nhân vật được tác giảdành cho cái nhìn cảm thông, thương hại” [4]
Trong bài Nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, Mai
Thục đưa ra ý kiến: “Với giọng kể chuyện đa thanh đa điệu, Nguyễn TriệuLuật dùng nhiều đối tượng và ngôn ngữ kịch nói, hợp với nhịp suy và nhịpvận động của con người hiện đại Đây là nghệ thuật kể chuyện đặc thù, rất nổibật của Nguyễn Triệu Luật Người đọc bị cuốn hút vào những tiếng nói đa
Trang 11thanh, những đối thoại sinh động trong từng trang viết làm cho không khí tiểuthuyết sôi động, không nhàm chán, không gây căng thẳng, mệt mỏi bởi lời kể
lể lê thê, dài dòng của tác giả theo lối chương hồi cũ rích… Với tiểu thuyếtNguyễn Triệu Luật, ngôn ngữ nhân vật đóng vai trò quan trọng bậc nhất thaytác giả kể chuyện Nhân vật trầm mình vào lịch sử mà kể chuyện Những tâmtình sâu kín của nhân vật lại mang màu sắc của con người hiện đại” [46]
Bài Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật - tinh thần nhân bản dồi dào,
Thi Thi đã trích dẫn lời nhận xét của nhà văn Trần Thùy Mai về tuyển tập tiểuthuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật: “Quả thực, với tuyển tập này, bạn đọc hômnay có dịp tiếp cận được với những tác phẩm kết hợp giữa chất liệu hấp dẫncủa sử liệu và sự rung động của văn chương Trong đó, điểm chung dễ nhậnthấy là một "tinh thần nhân bản dồi dào" của ngòi bút Nguyễn Triệu Luật Với
Hòm đựng người, tác giả đã đưa người đọc về thời kỳ Lê Trịnh và "cận cảnh"
vào số phận những cung nữ phải theo vào sơn lăng vua Lê, nhốt chặt tuổixuân ở chốn lạnh lẽo ấy Bi kịch xảy ra khi một Hoàng tử nhà Lê cả gan thâmnhập vào sơn lăng để chung sống với một cung nữ vốn là người yêu cũ” [43]
Phạm Tú Châu với bài Tính lịch sử: khả năng và mức độ qua tiểu
thuyết Bà Chúa Chè cho rằng thành công của Nguyễn Triệu Luật là ở chỗ:
“Bà chúa Chè ngoài dựng lại cuộc đời vui ít khổ nhiều của cô gái tài sắc một thời, của một Tuyên phi “quyền nghiêng thiên hạ” làm đảo lộn cả phủ chúa
ra, dường như tác giả còn muốn bày tỏ triết lý: khôn ngoan, mưu mẹo đếnmấy để thỏa mãn dục vọng thì kết quả rồi cũng bằng không Tác giả đã lấy ra
những sự kiện chính liên quan trực tiếp đến mục tiêu sáng tác ở Hoàng Lê
nhất thống chí để làm khung, phần nào còn thiếu là chỗ để cho tác giả vận
dụng kiến thức lịch sử và sức tưởng tượng của mình” [5]
Trong bài Nguyễn Triệu Luật: Tài hoa - uyên bác - dấn thân, Phạm
Toàn trình bày khá rõ về quan điểm của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu
Trang 12thuyết lịch sử Ông đã đưa ra những đánh giá rất chính xác về đóng góp củanhà văn này đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử: “Đóng góp của Nguyễn TriệuLuật - nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là ở hai điểm Điểm thứ nhất là Nguyễn
Triệu Luật đã có công dùng văn phong tiểu thuyết để miêu tả và dựng lại bối
cảnh cho sinh động như thật Bạn đọc có thể thấy ngôn ngữ và hành động
-đặc biệt là tâm lý đám đông trong cách ứng xử của lính tam phủ (lính tuyển ở
ba phủ Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa) khi bọn họ
trở thành ưu binh đóng trại ở sát các phủ chúa sau khi đã giúp nhà Lê trung
hưng, khi họ được lôi cuốn vào những việc quốc gia đại sự như những con rốiđầy tiếng ồn và đấy sức phá phách Đóng góp thứ hai của Nguyễn Triệu Luật
là cùng với văn phong miêu tả ấy, Nguyễn Triệu Luật còn tôn cao được đặc
điểm tâm lý của nhân vật là điều các sách chính sử không có trách nhiệm nói
ra đã đành, mà ngay cả sách bút ký văn chương (Hải Thượng Lãn Ông và các
tác giả văn phái họ Ngô) lắm khi cũng bỏ qua hoặc chỉ nói bằng những câu kể
gọn lỏn, trong vụ Tĩnh Đô vương chẳng hạn thì chỉ nói đến bỏ con trưởng lập
con thứ, thế thôi Nhưng trong Bà Chúa Chè, đoạn miêu tả liên quan đến cả
chuỗi âm mưu đòi bỏ con trưởng lập con thứ đó thật hết sức thú vị, bộc lộ sựkhéo léo của Đặng Thị Huệ, nói được tâm trạng cả nể của Tĩnh Đô vươngnữa” [48]
Nhân kỉ niệm 110 năm ngày sinh Nguyễn Triệu Luật (1903- 2013),ngày 23-8-2012 , Hội nhà văn Hà Nội do ông Phạm Xuân Nguyên chủ trì đã
tổ chức long trọng hội thảo Nguyễn Triệu Luật - con người và tác phẩm Hội
thảo với rất nhiều tham luận của các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu… vềcuộc đời cũng như tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật như Lại Nguyên Ân,Phạm Toàn, Phạm Tú Châu, Nguyễn Xuân Khánh, Lê Văn Ba… Nhưng quantrọng nhất là nói về tác phẩm và bút pháp viết tiểu thuyết lịch sử NguyễnTriệu Luật Nhà giáo Phạm Toàn cho biết, tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật
Trang 13giúp ông nhìn ra một định nghĩa về tiểu thuyết lịch sử: “viết tiểu thuyết lịch
sử không cần theo phép Sử học Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra một “truyện
có thể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy Mục
đích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống một thời đại” (Tựa Hòm đựng
người) Theo Phạm Toàn: “lịch sử là một dòng chảy, sử gia chỉ là những
người câm và nhà văn viết lịch sử là người góp phần gợi nỗi niềm cho ngườiđời về những sự thật của lịch sử Khác với các sử gia, người viết tiểu thuyếtlịch sử tham gia vào tâm lý của nhân vật Nguyễn Triệu Luật đã viết tiểuthuyết lịch sử với tinh thần như thế chứ không phải một sử gia chép sử” [18]
Nguyễn Huệ Chi trong bài Nguyễn Triệu Luật - cây bút tiểu thuyết lịch
sử xuất sắc của nền tiểu thuyết Việt Nam hiếm có người so sánh tổng kết lại
nội dung hội thảo Nguyễn Triệu Luật - con người và tác phẩm để rồi tác giả
kết luận: “Có thể nói sự nghiệp và cống hiến của Nguyễn Triệu Luật, đúngnhư tiêu đề bài viết của Phạm Toàn, kết tinh trong sáu chữ: Tài hoa - uyên bác
- dấn thân Các bản tham luận đều đánh giá cao tài năng xuất sắc và cống hiếncủa ông đối với tiểu thuyết lịch sử và nhiều thể loại văn học khác thời kỳtrước 1945 mà về sau cũng chưa dễ đã có người sánh kịp” [6]
Bài Nguyễn Triệu Luật - người viết tiểu thuyết lịch sử bị quên lãng của
Hà An trích dẫn lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh - một hậu duệcủa Nguyễn Triệu Luật trong dòng tiểu thuyết lịch sử có nhắc tới ba bài tựa
Hòm đựng người (1937), Bà Chúa Chè (1938) và Ngược đường trường thi
(1939) nêu rõ quan điểm của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử
“có thể hư cấu hoàn toàn, có thể dựa trên sự kiện có thật 100% nhưng phảibằng đánh giá khách quan, có thể trộn lẫn giữa cái hư và cái thực… NguyễnTriệu Luật là người phổ biến quan niệm tiểu thuyết lịch sử phương tây vàoViệt Nam” [1]
Trang 14Lê Văn Ba trong bài Nguyễn Triệu Luật: Tiểu thuyết lịch sử - văn hóa
lịch sử cho rằng: “Viết tiểu thuyết lịch sử để lấy chuyện xưa mà nói nay Nguyễn
Triệu Luật mong muốn bạn đọc nhìn vào quá khứ để thấy lại lịch sử dân tộc, thứcdậy lòng yêu nước Có thể nói những suy nghĩ của ông từ cách đây hơn nửa thếkỷ vẫn nguyên giá trị, vẫn là những chỉ dẫn đáng để cho giới viết truyện lịch sử,tiểu thuyết lịch sử, làm phim lịch sử hôm nay tham khảo” [3]
Trên đây, tôi đã trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu tiểu thuyếtlịch sử của Nguyễn Triệu Luật từ trước cho đến nay Có thể do thời gian tìmhiểu chưa nhiều và sự tổng hợp của tôi ở trên còn nhiều thiếu xót Nhưng từthực tế nghiên cứu đó, bước đầu cho phép tôi nêu ra những nhận xét sau:
1 Việc nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật chưa đượcđặt ra ở cấp độ khái quát Thực tế cho thấy các tác giả chỉ mới dừng lại ở một
số lời nhận xét, đánh giá, giới thiệu rất chung và sơ lược hoặc điểm qua mộtvài mặt thành công trong một số tác phẩm thuộc tiểu thuyết lịch sử của ông.Đôi khi là lời nhận xét chưa chính xác về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn TriệuLuật Chưa có một công trình nào mang tính chất chuyên luận, hệ thống, khảosát một cách toàn diện các tác phẩm của nhà văn này về những thành côngtrên hai phương diện nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn TriệuLuật để từ đó khẳng định vai trò, vị trí của nhà văn trong toàn bộ văn mạchdân tộc nói chung và giai đoạn văn học 1930 - 1945 nói riêng
2 Nguyên nhân của tình hình nghiên cứu này đó có thể là do quanđiểm văn chương chưa thống nhất Mặt khác do tâm lý một thời chúng ta tậptrung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc nên những bộ phận văn học nào có lợicho cách mạng nhiều nhất thì được đề cao như dòng văn học hiện thực phêphán, dòng văn học cách mạng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Từ tình hình nghiên cứu trên, trong điều kiện tư liệu và khả năng chophép, tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Trang 153.1 Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu một số đặc điểm về nội dung và hình
thức nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật Từ đó khẳng định
sự đóng góp của tác giả này đối với nền văn học dân tộc nói chung, đối vớitiểu thuyết lịch sử nói riêng
3.2 Để thực hiện nhiệm vụ chính như trên, luận văn còn có nhiệm vụ
khái quát đôi nét về tiểu sử, văn nghiệp cũng như quan điểm của NguyễnTriệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử
3.3 Ngoài ra, luận văn sẽ tìm hiểu một số vấn đề lí luận chung như giớithuyết về tiểu thuyết lịch sử, sơ lược quá trình phát triển tiểu thuyết lịch sử ởgiai đoạn trước và cùng thời với tác giả nhằm tạo công cụ cho quá trình xử línội dung đề tài
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát của luận văn là tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm 8 tác phẩm được tập hợp trong
cuốn Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (do Nhà xuất bản Khoa học xã
hội ấn hành năm 2011)
1 Hòm đựng người (1938)
2 Bà Chúa Chè (1938)
3 Loạn kiêu binh (1939)
4 Ngược đường trường thi (1939)
5 Chúa Trịnh Khải (1940)
6 Rắn báo oán (1941)
7 Thiếp chàng đôi ngả (1941)
8 Bốn con yêu và hai ông đồ (1943)
5 Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp văn học sử.
Đây là một đề tài văn học sử nghiên cứu một chủng loại tiểu thuyếtthuộc thể loại văn xuôi tự sự Đó là tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật Vì
Trang 16vậy, phương pháp chủ yếu được sử dụng trong công trình này là phương phápnghiên cứu văn học sử Theo phương pháp này, chúng tôi phải đặt đối tượngnghiên cứu trong quá trình vận động và phát triển của dòng tiểu thuyết lịch sửViệt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
5.2 Phương pháp so sánh văn học.
Trong một chừng mực có thể, luận văn có nhiệm vụ so sánh tiểu thuyếtlịch sử của Nguyễn Triệu Luật với tiểu thuyết lịch sử của một số tác giả kháccùng thời để thấy rõ thêm những nét độc đáo cũng như đóng góp của NguyễnTriệu Luật ở loại hình này
5.3 Ngoài những phương pháp trên, luận văn còn sử dụng các phương
pháp hỗ trợ khác như phương pháp phân tích logic, phương pháp hệ thốngchỉnh thể, phương pháp thi pháp học
6 Kết cấu của luận văn.
Gồm 3 phần:
Phần mở đầu bao gồm lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, nhiệm vụnghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của luận văn và đónggóp của đề tài
Phần nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Mấy vấn đề chung.
Trong chương này luận văn nhằm giới thuyết một vài nét về tiểu thuyếtlịch sử như khái niệm, những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết lịch sử Đồngthời, tác giả luận văn cũng dành một số trang nhất định để so sánh tiểu thuyếtlịch sử trong thời kì văn - sử - triết bất phân với tiểu thuyết lịch sử trong thờihiện đại Tiếp đó, luận văn còn khái quát tình hình phát triển của tiểu thuyếtlịch sử trong văn học trung đại và đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945 Một phầnsau đó, luận văn cũng điểm qua đôi nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, quanniệm viết tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Triệu Luật
Trang 17Chương 2: Nội dung tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
Trong phần này, luận văn nhằm đi sâu khám phá những mặt thành công
về nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật như đề tài, chủ đề, cảmhứng chủ đạo, thế giới nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người
Chương 3: Nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
Trong phần này, luận văn sẽ trình bày những độc đáo của tiểu thuyếtlịch sử Nguyễn Triệu Luật trên phương diện nghệ thuật như mối quan hệ giữa
hư cấu với sự thật lịch sử, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật khắc họa nhân vật,không gian, thời gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật và một vấn đề nữakhông thể thiếu đó là ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm của nhà văn
Phần kết luận của luận văn có tác dụng tổng kết lại những thành côngcũng như hạn chế thiếu xót của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật
Phần phụ lục của luận văn tóm tắt ngắn gọn 8 tác phẩm tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Triệu Luật
7 Đóng góp của luận văn.
Đề tài góp phần tái hiện diện mạo tiểu thuyết lịch sử Nguyễn TriệuLuật - một tác giả viết tiểu thuyết lịch sử có nhiều thành tựu trong giai đoạnsau của quá trình hiện đại hóa văn học 1930 - 1945 nhưng do nhiều nguyênnhân mà chưa được nghiên cứu nhiều
Trên cơ sở tìm hiểu quan niệm viết tiểu thuyết lịch sử của NguyễnTriệu Luật cũng như vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những thànhcông về phương diện nội dung và nghệ thuật, luận văn nhằm khẳng định vị trícủa Nguyễn Triệu Luật đối với dòng tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1930 - 1945nói riêng, tiểu thuyết lịch sử đầu thế kỉ XX đến năm 1945 nói chung Kết quảbước đầu này của luận văn sẽ góp phần bổ sung tài liệu cho việc nghiên cứuthể loại tiểu thuyết lịch sử trong quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng như
Trang 18những điểm mới của nó với giai đoạn phát triển trước từ đầu thế kỉ XX đếnnăm 1930.
Ngoài ra, những vấn đề trình bày trong luận văn có thể sử dụng vàoviệc chỉnh lý, bổ sung phần văn học sử Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XXđến năm 1945 hay những nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Triệu Luật mà cácsách giáo trình, sách nghiên cứu còn bỏ sót
Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên cáctrường sư phạm hoặc đối với những bạn đọc say mê, tìm hiểu về tiểu thuyếtlịch sử, yêu mến nhà văn Nguyễn Triệu Luật
Trang 19NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MẤY VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Giới thuyết về tiểu thuyết lịch sử.
Theo nhiều tài liệu bàn về tiểu thuyết lịch sử, các nhà nghiên cứu đềuthống nhất cho rằng khái niệm tiểu thuyết lịch sử du nhập vào Việt Nam từđầu thế kỉ XX cùng với quá trình hiện đại hóa văn học và đã có nhiều địnhnghĩa, quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử nhưng tựu chung lại theo ýkiến của PGS.TS Nguyễn Thị Bình: “Hiện đang tồn tại hai cách quan niệm vềtiểu thuyết lịch sử: cách thứ nhất đã trở thành quan niệm truyền thống, đặt yêucầu trung thành với chính sử làm nguyên tắc hàng đầu và như vậy đươngnhiên yêu cầu tái hiện lịch sử là mục đích Cách thứ hai coi lịch sử chỉ làphương tiện để đạt đến những mục đích khác nhau” [4] Ý kiến của cá nhântôi đồng tình với cách hiểu thứ hai
Theo tôi, để có thể hiểu một cách cặn kẽ về khái niệm tiểu thuyết lịch
sử thì chúng ta cần phải có hai vấn đề cần làm rõ ở đây
Vấn đề đầu tiên đó là: Tiểu thuyết lịch sử khác lịch sử ở những khíacạnh nào?
Lịch sử là khái niệm chỉ khoa học lịch sử, sử học Theo cách hiểu thôngthường nhất, lịch sử chính là sự ghi chép các sự kiện, nhân vật, tình huống…lịch sử đã xảy ra ở quá khứ Và như vậy, bản chất của tư duy lịch sử là tư duy
sự kiện Các nhà chép sử chủ yếu ghi chép sự kiện xảy ra ở một thời đại, mộttriều đại, một giai đoạn nào đó trong lịch sử dân tộc qua các đời vua, chúakhác nhau, phong tục tập quán, hiện tượng tự nhiên, mốc thời gian, nhữngnhân vật lịch sử có ảnh hưởng đến sự phát triển hay suy vọng của một triềuđại nào đó
Trang 20Bàn đến vấn đề khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử với sử học hay khoahọc về lịch sử hay lịch sử trong chính sử đã không ít những nhà nghiên cứunói đến một cách cụ thể và tương đối đầy đủ như Luccas, Nguyễn Đình Thi,Nguyễn Lương Bích, Vũ Ngọc Phan, Tân Dân Tử… Tôi có thể tóm lược lạinhững phương diện khác nhau sau:
- Điểm khác nhau trước hết, quan trọng nhất giữa sử học và tiểu thuyếtlịch sử đó là vấn đề tư duy Nếu tư duy trong sử học là tư duy sự kiện lịch sửtheo năm, tháng, chính xác, nhân vật chính xác thì tiểu thuyết lịch sử là tư duyhình tượng Các nhà văn chỉ tập trung vào một số chi tiết sinh động để tạo nênhình tượng nghệ thuật đặc sắc
- Nếu mục đích của sử học là khám phá sự thật lịch sử, phản ánh gươngmặt khách quan của lịch sử thì tiểu thuyết lịch sử thông qua việc tái hiện lịch
sử rút ra những quan niệm và suy ngẫm về cuộc sống, về con người
- Nếu nhiệm vụ của nhà sử học xem trọng biên niên, sự kiện, lấy sự thậtlàm giá trị thì nhà viết tiểu thuyết lịch sử xem trọng hư cấu lấy hư cấu làm giátrị Vì vậy “nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử khác với nhà sử học ở chỗ họ phảilàm sống lại những tài liệu lịch sử bằng trí tưởng tượng, bằng hư cấu nghệthuật” [12,17]
- Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn nhân vật trongchính sử như Luccas có viết: “Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinhđộng hơn cả các nhân vật lịch sử vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử đượctrao cho sự sống còn của các nhân vật lịch sử thì đã sống” [30-31,17] Hơnnữa chính sử chỉ đủ đất cho những nhân vật chính như vua, chúa, quan lại,người đứng đầu một cuộc nổi dậy… và hầu như không có chỗ cho quầnchúng nhân dân, hàng vạn người chết trong các cuộc thảm sát, hàng triệungười chết trong các cuộc chiến tranh thường chỉ được ghi lại một dòng sơ sàitrong chính sử thậm chí không dòng nào Đến với tiểu thuyết lịch sử, số phận
Trang 21của những cá nhân trong lịch sử được tác giả dành nhiều bút lực hơn hết Đócũng là một đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử khác với sử học - số phận conngười cá nhân được đề cao.
- Phạm vi: Nếu chính sử chỉ tóm tắt những sự kiện lớn lao, tên tuổinhững người đứng đầu triều đại, những anh hùng có công lớn hay những têntay sai phản quốc mà không đi sâu vào những vấn đề nhỏ như diện mạo, ngônngữ, tính cách, tâm trạng, đời tư nhân vật thì tiểu thuyết lịch sử lại xây dựnghình tượng những con người một cách đa dạng, phong phú hoặc của những conngười chỉ xuất hiện vài dòng trong chính sử hay không xuất hiện để từ đó táihiện cả một thời đại đã làm cho các nhân vật đó suy nghĩ, hành động như vậy
- Tác dụng của sử học đối với người đọc là cung cấp hiểu biết khái quátnhất về lịch sử dân tộc qua các thời đại còn với tiểu thuyết lịch sử không chỉhiểu biết về một thời kì lịch sử mà còn khơi gợi trí tưởng tượng phong phúcùng những cảm xúc, tâm trạng nơi độc giả
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sử học và tiểu thuyết lịch sử lànhà văn phải làm sống lại lịch sử bằng khả năng hư cấu, sáng tạo của mình
Vấn đề thứ hai cần nói đến ở đây là sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch
sử trong thời kì văn - sử bất phân và tiểu thuyết lịch sử trong tiểu thuyết hiệnđại Qua khảo sát một vài tài liệu viết về tiểu thuyết lịch sử trung đại và hiệnđại thì tôi nhận thấy sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử hiện đại và trungđại ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: Về mối quan hệ giữa yếu tố văn và yếu tố sử
Đặc điểm của thời kì văn - sử bất phân là yếu tố văn, sử không tách rờinhau, bút pháp sử lồng vào bút pháp văn, giá trị sử và văn là đồng đẳng thìđến tiểu thuyết lịch sử hiện đại hai yếu tố này tách bạch rõ ràng, sử chỉ làphương tiện để nhà văn triển khai viết tiểu thuyết
Thứ hai: Về hình thái tư duy
Trang 22Nếu tiểu thuyết lịch sử trong thời kì văn - sử bất phân có sự đan xengiữa hai hình thái tư duy: luân lí và tư duy hình tượng tức là tư duy hìnhtượng chưa lấn át hoàn toàn tư duy luân lý thì tiểu thuyết lịch sử hiện đại tưduy hình tượng chiếm vị trí chủ đạo, tư duy luân lý tan biến vào trong hìnhtượng.
Thứ ba: Về phương diện đề tài
Trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trung đại hầu như chỉ đề cập đến đềtài lịch sử và không phải là lịch sử quá khứ mà là lịch sử đương đại còn tiểuthuyết lịch sử hiện đại không giới hạn về phạm vi đề tài và lịch sử được miêu
tả là lịch sử quá khứ có thể xa hoặc gần khác nhau tùy theo sự lựa chọn củamỗi nhà văn
sự kiện, cách trần thuật mở đầu bằng niên hiệu lịch sử, cách dẫn chuyện bằng
“nói về”, “lại nói”, “chuyện chia thành hai mối” y như là cách kể của tiểuthuyết chương hồi
Sự khác nhau của thể loại tiểu thuyết lịch sử ở hai thời kì trung đại vàhiện đại là do nguyên nhân từ quan niệm sáng tác văn chương Trong thờitrung đại, quan niệm chủ đạo như mọi người đã thừa nhận là “văn dĩ tải đạo”,
“văn dĩ quán đạo”, “văn dĩ minh đạo” Với quan niệm như thế thì trong sáng
Trang 23tác văn chương luôn đề cao chức năng giáo huấn lên hàng đầu lấn áp chứcnăng thẩm mĩ, phản ánh, nhận thức còn tiểu thuyết lịch sử hiện đại đã coi vănchương là hoạt động sáng tác nghệ thuật đích thực vì vậy mà tính chất vănchương là chủ yếu.
Tóm lại có thể nói tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm có sự kết hợpnhuần nhuyễn giữa những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết với những tài liệucủa sử học đã được ghi chép trên cơ sở lấy nội dung lịch sử làm đề tài cùngvới việc tôn trọng sự kiện, nhân vật lịch sử Qua đó thể hiện những bài họcsâu sắc về lịch sử, dùng chuyện xưa để nói nay Sở dĩ tôi đưa ra cách hiểu củamình về tiểu thuyết lịch sử ở trên là bởi ba lí do sau: Thứ nhất đã là tiểuthuyết lịch sử chỉ là một thể loại nhỏ nằm trong thể loại lớn là tiểu thuyết thìtrước hết phải mang những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết nói chung màđặc trưng khu biệt của tiểu thuyết là chú trọng vào con người cá nhân, vào đờisống tâm hồn, tình cảm của con người Thứ hai gốc tích xa xưa của tiểuthuyết lịch sử “là sản phẩm thoát thai từ cuộc hôn phối giữa văn học và sửhọc” [17] và thứ ba là mục đích cuối cùng của các thể loại văn học nói chung,tiểu thuyết lịch sử nói riêng là cung cấp cho người đọc những hiểu biết phongphú về đời sống con người, mang lại bài họ quý báu cho thế hệ hôm nay vàmai sau
Sau đây, tôi sẽ đưa ra một vài đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu thuyếtlịch sử qua sự tổng hợp các tài liệu, các bài báo, bài nghiên cứu, luận văn…bàn về thể loại tiểu thuyết lịch sử
- Đối tượng của tiểu thuyết lịch sử là quá khứ nhưng không phải bất cứtác phẩm nào viết về quá khứ cũng đều là tiểu thuyết lịch sử Quá khứ ấy phải
là một giai đoạn nào đó nổi bật, có nhiều biến động nhất trong lịch sử ảnhhưởng đến một thời đại, một quá trình phát triển hay suy vong của dân tộc,hoặc số phận con người với nhiều vấn đề còn trong bóng tối chưa được đề cập
Trang 24đến Tức là quá khứ có ý nghĩa lịch sử Hay nói cách khác đối tượng của tiểuthuyết lịch sử là những vấn đề của lịch sử và con người của lịch sử.
- Bản chất của tiểu thuyết lịch sử là vừa đối thoại với lịch sử vừa đốithoại với người đương thời về quá khứ để tìm mối quan hệ ngầm giữa xưa vànay Nó không phải là sự vẽ lại những sự kiện, nhân vật hay bức tranh vềphong tục tập quán trong quá khứ mà điều quan trọng là nhà văn phải “đi sâuvào giải quyết những vấn đề quan trọng của con người, những vấn đề thiếtthân đối với con người, phải có một quan điểm nghệ thuật về con người tiến
bộ Không những thế nhà văn phải tập trung thể hiện con người trong mốiquan hệ với cuộc sống” [17]
- Trong tiểu thuyết lịch sử thì lịch sử chỉ là cái cớ, nhân vật lịch sử làchất liệu, là phương tiện để nhà văn xây dựng lên tác phẩm Nếu như hư cấu
là kĩ thuật đương nhiên của nhà tiểu thuyết thì đối với tiểu thuyết lịch sử,nghệ thuật hư cấu là lĩnh vực chủ yếu để nhà văn thể hiện sự sáng tạo củamình Tuy nhiên hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử có một nét đặc thù riêng tức
là phải căn cứ vào sự kiện và nhân vật lịch sử có thật Do đó hư cấu giống như
chất phụ gia cho lịch sử chứ không thể làm sai lệch lịch sử Vì vậy theo quan
điểm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, hư cấu trong tiểuthuyết lịch sử phải có giới hạn, phải đảm bảo tính chân thực lịch sử Nhữngchi tiết, sự kiện lịch sử thiếu chính xác có thể sẽ dẫn đến cách đánh giá sailệch và những suy diễn chủ quan làm cho người đọc hiểu sai về lịch sử Bêncạnh đó cần phải chú ý hư cấu còn xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của mỗinhà văn khi viết tiểu thuyết lịch sử, cho nên cũng không nên tuyệt đối hóa nótrong đánh giá thành công của tác phẩm bởi có nhà văn chủ trương trungthành với lịch sử, có người lại đề cao sự sáng tạo của hư cấu Vì vậy luôn phải
có cái nhìn khách quan đánh giá
Trang 25- Tiểu thuyết lịch sử phải có tính sinh động và một trí tưởng tượngphong phú Bởi lẽ tiểu thuyết lịch sử sẽ mất đi tính hấp dẫn nếu thiếu tính sinhđộng và sự bay bổng của trí tưởng tượng, người đọc tìm đến loại hình tiểuthuyết này không cốt nhằm thỏa mãn tri thức về các sự kiện mà họ muốn tìmđến chân dung tinh thần của thời đã qua Rồi từ thời đại đã qua suy ngẫm vềhiện tại, diễn ngôn nghệ thuật của họ là những diễn ngôn đậm cá tính của chủthể sáng tạo.
- Mỗi nhà văn khi viết tiểu thuyết lịch sử đều có cách lí giải và trìnhbày lịch sử phù hợp với chiều sâu lí giải mang tính cá nhân Nhưng cảm hứng
lý giải và thái độ hưởng thụ của nhà văn phải xuất phát từ nền tảng nhân vănkhông sẽ rơi vào tùy tiện, bóp méo lịch sử Nó thật đúng với lời nhận xét củaGS.TS Đinh Xuân Dũng: “Người viết tiểu thuyết lịch sử trước hết phải có cáitâm Cụ thể là phải tôn tọng lịch sử, phải tỉnh táo đánh giá các sự kiện và nhânvật lịch sử, phải tôn trọng cái gì thuộc về sự thật và trong đánh giá phải hếtsức công tâm nghĩa là phải gạn đục, khơi trong, không được đem tà tâm gửivào ngòi bút Ngoài cái tâm còn có cái dũng của người cầm bút, có lòng kiênnhẫn - nếu không thì người viết dễ bỏ cuộc” [17]
- Yêu cầu nhà viết tiểu thuyết lịch sử là phải có sự hiểu biết như mộtnhà sử học, có tố chất, tác phong của một nhà nghiên cứu lịch sử để có thể lựachọn hiện tượng, sự kiện, con người, thời gian nào trong lịch sử dựng thànhtiểu thuyết Nhưng đó chỉ là điều kiện cần còn điều kiện đủ chính là tài năngcủa mỗi nhà văn - điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại của một tácphẩm văn chương Kết quả quan trọng của người viết tiểu thuyết lịch sử vẫn
là từ cái riêng khái quát thành những vấn đề chung cho cả một thời kì lịch sử.Đặc biệt phải đi sâu khắc họa tính cách, số phận của nhân vật chính, chú ýđến đời tư của nhân vật từ đó tái hiện cuộc sống càng đa dạng, phong phú,sinh động thì tác phẩm đó càng mang giá trị
Trang 261.2 Sơ lược về tình hình tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong văn học trung đại và giai đoạn 1930 - 1945.
1.2.1 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong văn học trung đại.
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong văn học trung đại cũng chính là tiểuthuyết chương hồi bằng văn xuôi chữ Hán
Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử cónhiều biến động đặc biệt là ở thế kỉ XVI trở đi khi triều đình nhà Lê đượcthiết lập, hệ tư tưởng Nho giáo trở thành quốc giáo, các vua Lê chỉ lo hưởngthụ, không quan tâm tới tình hình chính trị trong nước, kết quả là quyền bính
về tay họ Mạc Vua nhà Mạc cố giữ cho cỗ xe chính trị khỏi rơi xuống vựcnhưng lực bất tòng tâm Trong lúc đó lòng hoài Lê đã bén rễ quá sâu vào tâmtrí tầng lớp trí thức và đám quan lại nhà Lê làm bùng lên cuộc nội chiến Lê -Mạc Thế kỉ XVI -XVII, đất nước tạo thành cục diện tam phân Mạc - Lê -Nguyễn, đời sống nhân dân lầm than Cuối thế kỉ XVIII, về cơ bản chiến cục
ba bên đã chấm dứt nhưng Đàng Ngoài hình thành ra một chính quyền hết sứcrối ren có vua lại có chúa Đàng Trong cũng chẳng sáng sủa hơn Chính vìthế, chính trị trong nước ngày càng trở nên căng thẳng Do đó, nhân dân haimiền đã đồng khởi chống lại chính quyền phong kiến trên phạm vi toàn quốcvới quy mô lớn chưa từng thấy
Hoàn cảnh xã hội ở trên đã ảnh hưởng đến bộ mặt sự thay đổi của vănhọc mà về cơ bản văn học Việt Nam đã tiếp thu được tinh hoa văn học nướcngoài mà chủ yếu là văn học Trung Hoa về cả ngôn ngữ sử dụng, cả thi liệu…nhưng quan trọng nhất vẫn là các thể loại văn học như hịch, cáo, chiếu,biểu… và không thể bỏ qua thể loại tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi chữHán viết về vấn đề lịch sử Do đó, tiểu thuyết chương hồi trung đại có thểđược coi là tiểu thuyết lịch sử
Trang 27Thực ra, tiểu thuyết lịch sử trung đại xuất hiện đầu thế kỉ XVIII với sốlượng tác phẩm không nhiều nhưng giữ một vai trò quan trọng trong tiến trìnhphát triển của nền văn xuôi Việt Nam trung đại Chúng ta phải kể đến các tác
phẩm như Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (1719),
Thiên Nam liệt truyện (khuyết danh), Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô
gia văn phái, Hoàng Việt hưng long chí của Ngô Đậu Giáp, Việt Lam tiểu sử
của Lê Hoan Như trên chúng ta có nói đến ảnh hưởng của nền văn học TrungHoa đến Việt Nam mà cơ bản thể hiện ở mặt thể loại Đó chính là tiểu thuyếtchương hồi Vì vậy lễ tất nhiên, tiểu thuyết lịch sử trung đại sẽ mang nhữngđặc điểm chung của tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa như kết cấu tác phẩmtheo từng hồi, chương, mỗi hồi ứng với một sự kiện trong tác phẩm và được
mở đầu bằng một câu hay một cặp câu văn vần, khi chuyển đổi các sự kiện,nhân vật thì người viết thường sử dụng các cụm từ “đây nói”, “đây nhắc lại”,
“nói về”, “lại nói về”… kết thúc mỗi chương có câu “Muốn biết việc… thếnào xem hồi sau sẽ rõ”, nội dung câu chuyện diễn tả chủ yếu qua hành động,tính cách nhân vật mang tính ước lệ, ít quan tâm đến đời sống tâm lí bêntrong, cá nhân của các nhân vật, nếu có đề cập thì chỉ ở mức độ đơn giản,truyện kể theo trình tự đơn tuyến, ít quan tâm đến hư cấu, dùng nhiều điểntích, điển cố, sử dụng ngôn ngữ đời thường, giọng điệu hài hước, hóm hỉnh
Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm tiếp thu của tiểu thuyết chương hồiTrung Hoa thì tiểu thuyết lịch sử trung đại ở Việt Nam cũng mang trong mìnhnhững nét riêng, độc đáo Nếu như tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc bêncạnh đề tài lịch sử còn xuất hiện đề tài tình yêu thì hầu như tiểu thuyếtchương hồi trong văn học trung đại không đề cập đến đề tài tình yêu mà chỉquan tâm đến đề tài lịch sử và đó là lịch sử đương đại của chính tác giả chứkhông phải lịch sử quá khứ Hơn nữa, tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc bắtđầu bằng những sáng tác thoại bản, giảng sử có tính chất dân gian rồi sau văn
Trang 28nhân mới tập hợp, xâu chuỗi, liên kết lại dưới hình thức tiểu thuyết đồ sộ thìtiểu thuyết lịch sử trung đại thuần túy là sáng tác của văn nhân.
Nói tóm lại, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trung đại chính là tiểu thuyếtchương hồi bằng văn xuôi chữ Hán, nó có quá trình hình thành, phát triểnriêng và mang những đặc điểm riêng so với tiểu thuyết chương hồi mà nó tiếpthu Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử trung đại đóng vai trò là ngọn lửa soiđường để đến giai đoạn văn học hiện đại nó phát triển mạnh mẽ hơn, đạt đượcnhiều thành tựu hơn
1.2.2 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1930 -1945.
Cũng như nhiều thể loại văn học khác: thơ trữ tình, truyện ngắn, phóng
sự, kịch… thì thể loại tiểu thuyết đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử thuộc giaiđoạn văn học nửa đầu thế kỉ XX đã tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh xãhội mới, nhiệm vụ mới, diện mạo mới, thành tựu mới khác so với văn họcViệt Nam thời trung đại Văn học Việt Nam trong non nửa đầu thế kỉ này đãtồn tại và phát triển trong khuôn khổ của chế độ thực dân nửa phong kiến cónền tảng văn hóa riêng, mĩ học riêng Cuối thế kỉ XIX, sau khi chiếm xongnước ta, thực dân Pháp thông qua hai cuộc khai thác lớn 1897 - 1913, 1918 -
1929 đã từng bước biến nước ta từ chế độ phong kiến đến chế độ thực dânnửa phong kiến, cùng với đó là làn song đấu tranh của quần chúng nhân dânđứng lên giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhưng cũng gặp phải không ítthất bại nặng nề Giai cấp phong kiến vẫn tồn tại ở nông thôn nhưng mất địa vịđộc quyền thống trị, giai cấp tư sản ra đời từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhấtmuốn vươn lên nhưng luôn bị thực dân Pháp kìm hãm, chèn ép Giai cấp vô sảnxuất hiện gắn bó với lợi ích dân tộc và có nhiều khả năng cách mạng Giai cấpnông dân ngày càng bị bần cùng hóa Giai cấp tiểu tư sản thành thị đông hẳn lên,việc tăng cường bộ máy quan liêu của chính quyền thực dân phong kiến và sựphát triển mau lẹ của đô thị nhất là ở Sài Gòn, Hà Nội Về phương diện văn
Trang 29hóa: Đây là thời kì “mưa Âu gió Mĩ”, “cũ mới phân tranh”… nền văn hóa củagiai cấp phong kiến cổ truyền từng gắn bó lâu đời với văn hóa khu vực ĐôngNam Á đặc biệt nền văn hóa Trung Hoa bị nền văn hóa tư sản nhanh chónglấn át nhất là từ sau ngày bỏ thi chữ Hán Đội quân chủ lực của nền văn họcnửa đầu thế kỉ XX là tầng lớp trí thức Tây học ảnh hưởng nền văn học hiệnđại Từ đó dẫn tới nhu cầu văn học thay đổi, đời sống văn học, phương tiệnvăn học, thị hiếu của quần chúng, phương tiện in ấn, phổ biến văn học cũngkhác trước Văn học trở thành hàng hóa, nghề văn là nghề để kiếm sống.
Như vậy, xã hội thay đổi, văn hóa thay đổi dẫn đến văn học thay đổi.Hiện đại hóa văn học trở thành yêu cầu khách quan của thời đại Hiện đại hóavăn học diễn ra trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Nộidung hiện đại hóa diễn ra trên nhiều mặt từ quan niệm coi văn chương nhưmột hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo ra cái đẹp, văn chương để nhậnthức và khám phá hiện thực, văn học hiện đại đã tách khỏi các hoạt độngtrước tác khác không còn tình trạng văn - sử - triết bất phân như trước… Vềhình thức nghệ thuật, hiện đại hóa văn học đòi hỏi phải đổi mới hệ thống thểloại như tiểu thuyết, thơ trữ tình, kịch, phóng sự Trong đó tiểu thuyết là thểloại chủ công và sự đa dạng chủng loại trong tiểu thuyết cũng được đặt ra nhưmột tất yếu đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX là tiểu thuyết
văn xuôi tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ trừ Trùng Quang tâm sử của Phan
Bội Châu là viết bằng chữ Hán Ở giai đoạn đầu (từ đầu thế kỉ XX đến năm1930), tiểu thuyết lịch sử chủ yếu phát triển ở Nam Bộ theo hướng “ngoại sử”tức là lịch sử “được dùng như một cái nền để tác giả mô tả đời tư của nhữngcon người cụ thể nhưng không có thật trong lịch sử dân tộc” [26], số lượngtác giả tham gia viết tiểu thuyết lịch sử còn ít, số lượng tác phẩm chưa nhiềuvới tên tuổi như Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu… Đặc biệt tên tuổi của
Trang 30Nguyễn Tử Siêu - người mở đầu cho chủng loại tiểu thuyết lịch sử hiện đại
với các tác phẩm như Tiếng sấm đêm đông (1928), Hai bà đánh giặc (1929),
Lê Đại Hành (1929)… Sau đó còn phải kể đến Ngô Văn Triện, Tân Dân Tử,
Nguyễn Chánh Sắt, Phạm Minh Kiên
Đến giai đoạn sau (từ 1930 - 1945), tiểu thuyết lịch sử phát triển mạnh,
đa dạng hơn, phức tạp hơn với đội ngũ sáng tác đông đảo hơn như Phan TrầnChúc, Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Tất Tố… Tất
cả họ đã góp phần làm phong phú thêm cho tiểu thuyết hiện đại, khẳng đinh
vị trí của tiểu thuyết lịch sử trong tiến trình phát triển của nền văn học “Tiểuthuyết lịch sử phát triển nhanh chóng ra miền Bắc và đi theo hướng “dã sử”[27,15] tức nhân vật chính là người có thật trong lịch sử Giai đoạn này, tiểuthuyết lịch sử chia thành hai khuynh hướng: lãng mạn và hiện thực
Khuynh hướng lãng mạn với các tác giả tiêu biểu như Lan Khai, KháiHưng, Nguyễn Huy Tưởng, Chu Thiên… Trong các tác phẩm của họ yếu tố
hư cấu đậm nét, sự kiện, nhân vật lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn đi sâu vàovấn đề cá nhân riêng tư của con người trong lịch sử Và chú trọng phần lớn
vào đề tài tình yêu trước bao sóng gió, thử thách của thời cuộc như Đêm Hội
Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng mối tình tuyệt đẹp của đôi trai
tài gái sắc Quỳnh Hoa và Bảo Kim Nó đối lập lại với thói dâm đãng, thô bỉcủa Đặng Mậu Lân - em trai Đặng Thị Huệ Kết thúc tác phẩm có hậu khi tìnhyêu, cái thiện chiến thắng còn cái ác bị trừng trị Đặng Mậu Lân bị NguyễnMại chém đầu Qua tác phẩm, nhà văn đã lên án thế lực tàn bạo, độc ác manglại đau thương cho con người đồng thời thể hiện khát vọng công bằng phùhợp với đạo lý của đại đa số quần chúng nhân dân
Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa: Các nhà văn bên cạnh việc tôntrọng sự thực lịch sử thì vẫn chú trọng hư cấu Tuy nhiên sự thực lịch sửchiếm phần trăm lớn hơn so với hư cấu Tiêu biểu là các tác phẩm của
Trang 31Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật… Một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyếtlịch sử giai đoạn này là hầu hết các tác phẩm đều mang dáng dấp của tiểuthuyết phương Tây hiện đại chú ý khai thác thế giới nội tâm nhân vật Tuynhiên, thời gian đầu đa số tác phẩm vẫn ảnh hưởng của lối viết tiểu thuyếtchương hồi ở lối thuật chuyện, đầu mỗi hồi có vài câu thơ giới thiệu vắn tắtnội dung sẽ kể, sự việc chủ yếu được thuật kể chứ không mô tả, câu văn cònnhiều chất biền ngẫu, kết thúc tác phẩm có hậu.
Tóm lại có thể nói, thể loại tiểu thuyết lịch sử ra đời trong hoàn cảnhlịch sử đặc biệt cuả dân tộc, với sự phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thànhtựu Nhưng điều quan trọng là các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử muốn thôngqua tác phẩm của mình nhóm lên ngọn lửa sục sôi vì nước trong lòng nhândân, thể hiện niềm tự hào, tin tưởng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
1.3 Nguyễn Triệu Luật với tiểu thuyết lịch sử.
Theo Lại Nguyên Ân “Nguyễn Triệu Luật cho đến nay vẫn thuộc trong
số tác giả Việt Nam tuy đã qua đời trên 70 năm nhưng cả văn nghiệp của ôngvới tư cách một tác gia lẫn đường đời và sự nghiệp của ông với tư cách mộtnhân vật của văn hóa, của lịch sử hiện đại Việt Nam đều còn đầy khoảngtrống chưa có thông tin hay có thể sẽ vĩnh viễn không có thông tin” [2] Do đóphần trình bày của người viết ở dưới đây chỉ là một thao tác tổng hợp qua cáctài liệu tin cậy
1.3.1 Tiểu sử Nguyễn Triệu Luật.
Khi nói đến tiểu sử của nhà văn Nguyễn Triệu Luật vẫn chưa có mộtcông trình nào nghiên cứu cụ thể và rõ ràng các mốc thời gian trong nhân thân
và hành trang của nhà văn này mà chỉ có một vài cuốn thư mục học hoặc từ
điển như Lược truyện các tác gia Việt Nam do một nhóm tác giả biên soạn hay Từ điển văn học (bộ mới) do Nguyễn Vinh Phúc soạn cũng chỉ là những
ghi chép quá vắn tắt Phần trình bày tiểu sử nhà văn Nguyễn Triệu Luật củangười viết dưới đây chỉ là sự tổng kết lại qua những tư liệu ít ỏi tìm được
Trang 32Nguyễn Triệu Luật (1903-1946) tại làng Du Lâm huyện Đông Ngàn,Phủ Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành
Hà Nội Ông có nhiều bút hiệu như Dật Lang, Phất Văn Nữ Sĩ Ban đầu, ông
là nhà giáo dạy môn lịch sử sau đó chuyển sang viết báo và tham gia hoạtđộng cách mạng Cuối cùng, Nguyễn Triệu Luật lại chọn con đường viết văn
Sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng truyền thống: ông nội làHoàng Giáp Nguyễn Tư Giản - một đại nho đồng thời là tác giả văn học lớncủa thế kỉ XIX một đại thần triều Tự Đức, Nguyễn Triệu Luật là cháu năm
đời của danh sĩ Nguyễn Án - tác giả tập Tang thương ngẫu lục (cùng soạn với
và các nhà văn hoạt động chính trị như Khái Hưng - ông bị thực dân Pháp bắtgiam và đưa đi an trí Nguyễn Triệu Luật qua đời vào năm 1946” [6,36]
Như vậy, cuộc đời của nhà văn Nguyễn Triệu Luật có nhiều thăngtrầm, khổ đau nhưng ông là một nhà hoạt động cách mạng kiên trung, người
có lòng yêu nước sâu sắc
1.3.2 Văn nghiệp Nguyễn Triệu Luật.
Như chúng ta đã biết, ngày 23/8/2012 hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức
long trọng hội thảo mang tên Nguyễn Triệu Luật - con người và tác phẩm, tôi đặc biệt quan tâm đến bài viết của nhà văn Lại Nguyên Ân với tiêu đề Góp
thêm một vài ý kiến: Xung quanh việc tiếp cận di sản văn học của Nguyễn
Trang 33Triệu Luật (1903 - 1946) bởi ở bài viết này, tác giả đã khái quát văn nghiệp
Nguyễn Triệu Luật một cách tương đối chính xác Tôi có thể điểm lại nhữngnét chính sau:
Văn nghiệp của Nguyễn Triệu Luật chia thành hai dạng:
Thứ nhất: Ở dạng sách báo gồm sách viết về lịch sử, tranh luận về lịch
sử và truyện kí lịch sử
- Đầu tiên phải kể đến 40 bài quốc sử/ Nguyễn Triệu Luật (Nxb Tân
Dân, Hà Nội, 1926) Đây là loại sách giáo khoa lịch sử
- Tập bài thi sơ học yếu lược (1926) Đây là tập bài thi soạn chung với
Phạm Dung Am, Vũ Trọng Yên
- Ông Phan Trần Chúc bôi nhọ quốc sử (1935) Đây là một bài bút
chiến, in trong phụ san của báo “Công dân”
Sau đó là một loạt các tiểu thuyết lịch sử gồm 8 cuốn tiểu thuyết lịch sử
hoàn thiện, lấy bối cảnh chính là giai đoạn vua Lê chúa Trịnh bao gồm: Hòm
đựng người (1938), Bà Chúa Chè (1938), Loạn kiêu binh (1939), Ngược đường Trường Thi (1939), Chúa Trịnh Khải (1940), Rắn báo oán (1941), Thiếp chàng đôi ngả (1941), Bốn con yêu và hai ông đồ (1943) Ngoài ra, ông
còn tác phẩm Chúa cuối mẻ đang in dở trên Tiểu thuyết thứ Bảy (Nguyệt san
từ số 1 đến số 9 tức từ số tháng 6/1944 đến số tháng 3/1945)
Thứ hai: Ở dạng đăng báo chủ yếu trên các tạp chí như Nam phong, tạpchí Tao đàn
- Trên tạp chí Nam Phong, Nguyễn Triệu Luật có một loạt bài khoa học
xã hội như Ở đời lấy gì làm khuây (1923), Bàn góp về Truyện Kiều (1924),
Tâm lý học (kéo dài đăng rải rác suốt từ năm 1924 - 1926), Bàn về cách dịch các danh từ hóa học (1926).
- Trên tạp chí Tao đàn có một loạt bài của Nguyễn Triệu Luật về ngônngữ học, về dịch thuật, nhận xét của ông về văn chương Tản Đà, NguyễnKhắc Hiếu, hồi ức của ông về nhà văn Vũ Trọng Phụng
Trang 34Kết luận chung: Nguyễn Triệu Luật là người có tài năng trên nhiềuphương diện vừa là nhà báo, nhà giáo viết sách về lịch sử và một nhà văn viếttiểu thuyết lịch sử Nhưng có lẽ nhắc đến Nguyễn Triệu Luật người đọc nghĩngay đến các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của ông Chính vì lí do đó mà đểphục vụ cho nội dung triển khai tiếp theo ở chương hai và ba, người viết sẽtrình bày một vài nét về quan niệm của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu thuyếtlịch sử.
1.3.3 Quan niệm của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử.
Đến với thể loại tiểu thuyết lịch sử mỗi một nhà văn đều xác định rõquan niệm viết tiểu thuyết lịch sử cho riêng mình Nó là cơ sở quan trọng đểnhà văn triển khai mọi vấn đề mà mình định viết trong tác phẩm, là yếu tố cầnthiết với người đọc trước khi đi tìm hiểu tác phẩm Khi sử dụng cùng một chấtliệu là lịch sử mỗi nhà văn hướng tới một mục đích riêng, thể hiện quan điểmriêng Có nhà văn coi việc tái hiện chính xác lịch sử làm mục đích nhưNguyễn Tử Siêu, Chu Thiên, có nhà văn chỉ coi đó là phương tiện để viết tiểuthuyết như Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, hoặc có nhà văn lại chỉ mượn chất
vỏ lịch sử cho ý đồ sáng tác của mình như Nguyễn Huy Thiệp Quan niệm vềlịch sử của nhà văn Nguyễn Triệu Luật cũng có những nét riêng
Ngay trong lời tựa tác phẩm Hòm đựng người, ông đã đưa ra quan niệm
viết tiểu thuyết lịch sử của mình một cách trực tiếp: “viết tiểu thuyết lịch sửkhông cần theo phép Sử học Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra một chuyện “cóthể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy Mụcđích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống một thời đại” [11,36] Nhưvậy, theo Nguyễn Triệu Luật điều quan trọng nhất khi viết tiểu thuyết lịch sử
là tưởng tượng những chuyện có hoặc không có trong lịch sử để làm sống lại
bộ mặt thật nhất của thời đại mà người viết tiểu thuyết định bàn tới
Trang 35Đôi khi, Nguyễn Triệu Luật lại trình bày quan niệm viết tiểu thuyết củamình một cách gián tiếp qua việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng để nóiđến tính chân xác lịch sử trong những tác phẩm của mình qua việc so sánhmình với những người thợ tài: “Người thợ tài - tôi nói thợ văn - thì nước lã cóthể vẽ lên hồ, thì có thể tài liệu ít mà làm nổi lên những cái trông hoa mắt, thì
có thể dùng khóe văn của mình mà cho thiên hạ trông cái mình muốn trông,nghe cái mình muốn nghe, cười khóc theo ý mình Tôi chỉ là người thợ vụng
có thể nào làm nên thế, gốc tre già cứ để là gốc tre già chứ không có thể vảcũng không muốn - hun khói lấy màu, vẽ vân, cho thành gốc trúc hóa long”
[125-126,36] Hoặc như trong Lời tựa Ngược đường trường thi, ông ví người
viết tiểu thuyết lịch sử giống như nhà kim hoàn trộn lẫn vàng với bạc, vớiđồng Vàng thuần thì dễ mòn, đồng thuần tuy cứng nhưng rẻ quá, không cógiá, nay đem trộn lẫn với nhau - một sự hóa hợp chứ không phải hỗn hợp thìvẫn có giá Có giá vì không lừa ai, có giá vì không ai thấy nổi vết hàn gắn.Chín phần vàng không bị hạ giá bởi một phần đồng cho nên vẫn chân giá, tạo
ra một giá trị mới Việc chọn giai đoạn lịch sử để viết cũng vậy NguyễnTriệu Luật lý giải: “Con người ta có ruột gan ra thì chuyện người xa muôndặm, ngàn năm cũng đủ cảm Mà không có ruột gan chi thì chuyện trong nhà,trước mắt, ruột thịt cũng vẫn thờ ơ” [128,36]
Ngoài ra, khi đọc tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, chúng ta thấyrằng tác giả đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề hư cấu trong thể loại này
Trong Lời tựa Ngược đường trường thi, nhà văn khẳng định viết lịch sử tiểu
thuyết là sự trộn lẫn chân sử với bông lông “Phần chân sử ở trong tự cũngnhư có giá mà phần bông lông thêm thắt may ra cũng có giá Tưởng đó là mộtlối viết lịch sử tiểu thuyết nên cho nhập cảng vào địa hạt văn chương”[363,36]
Trang 36Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử nhằm ký thác tâm sự mình.Ước vọng của Nguyễn Triệu Luật phản ánh rõ rệt trong ước vọng “đảo hành,nghịch thi” của cô gái hái chè Đặng Thi Huệ Ước vọng ấy mãnh liệt cho đếnchết vẫn không hề thay đổi Điều này được chính cô nói “con vẫn cho làmphải” trong buổi cuối cùng ở nhà giam Hộ tăng đường, khi được phép gặpngười cha đến thăm con gái sau mười hai năm xa cách Đặc biệt qua số phậncon người cá nhân được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, Nguyễn Triệu Luậtmuốn thức dậy lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc, thay đổi cuộc đời,loại trừ những cái ác, tàn bạo ra khỏi xã hội để mọi người được sống hạnhphúc, ấm lo.
Trang 37CHƯƠNG 2 NỘI DUNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT 2.1 Đề tài, chủ đề và cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
2.1.1 Đề tài, chủ đề.
Đề tài là “khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu
tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học Đề tài là phương diện kháchquan của nội dung tác phẩm” [110, 34] Đề tài có vai trò quan trọng trong tácphẩm văn học, nó là cơ sở cho việc triển khai chủ đề, cảm hứng chủ đạo cũngnhư việc lựa chọn nhân vật và thể hiện quan niệm về con người của nhà văn.Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng phải có đề tài, nó có tác dụng địnhhướng giúp cho người đọc thấy được thế giới quan, lập trường tư tưởng củanhà văn Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều đề tài nhưng luôn có một đềtài bao trùm, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm Khác với đề tài, chủ đề là “vấn đề
cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể củatác phẩm văn học Nếu khái niệm đề tài giúp ta xác định: Tác phẩm viết vềcái gì? thì khái niệm chủ đề lại giải đáp câu hỏi: Vấn đề cơ bản của tác phẩm
là gì?” [61,34] Chủ đề của tác phẩm bao giờ cũng được hình thành trên cơ sởcủa đề tài Khảo sát tám tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, tôithấy xuất hiện các đề tài, chủ đề sau:
Hòm đựng người đề cập đến đề tài người cung nữ trong xã hội phong
kiến xưa Tác phẩm đã tái hiện lại một thế giới ngột ngạt, giam hãm tuổi xuâncủa những người cung nữ Mỗi người cung nữ trong Quả Thịnh lăng là một số
phận khác nhau nhưng họ giống nhau ở một điểm đều trở thành trò chơi trong
tay vua chúa ngay khi họ còn sống hay khi đã chết Khi vua, chúa còn sốngthì cung nữ làm công việc hầu hạ, múa hát, chiều lòng các vị đế vương, khichết đi thì họ lại phải theo đến sơn lăng chăm lo hương khói cho cái xác khô
Trang 38nằm dưới đất Nhưng chủ đề của Hòm đựng người lại tập trung làm rõ số
phận tình yêu đầy bi kịch của họ khi niềm khao khát hạnh phúc lại bị nhữngluật lệ khắt khe của xã hội phong kiến đẩy đến bờ vực thẳm Chuyện tình yêugiữa Ấu Mai với Duy Lễ mãnh liệt là thế, đẹp là thế, họ sẵn sàng chấp nhận
sự ngăn cấm của luật pháp phong kiến, sẵn sàng chấp nhận những rắc rối, taiương có thể xảy đến bất cứ lúc nào để mong gặp gỡ nhau cho thỏa ước vọnglời thề Kết quả cuối cùng như một dự báo tất yếu, tình yêu của họ khôngnhững không có kết thúc có hậu mà đau xót hơn là tất cả những người thânyêu của họ cũng bị giết hại
Quan phục hầu Nguyễn Trãi trong Rắn báo oán vốn là một vị quan
thanh liêm vì ghét lũ quan chuyên nịnh hót mà xin trí sĩ về ở ẩn Người vợthiếp của Quan Phục hầu tên Nguyễn Thị Lộ - là người phụ nữ vừa có tài đàn,hát, làm thơ lại có nhan sắc Nhân buổi duyệt binh, vua Lê Thái Tông có ghéqua khu sơn thự của Quan phục hầu Vì những lời dèm pha của bọn hoạnquan mà Nguyễn Thị Lộ phải theo hầu vua đến tận Lệ Chi Viên Chẳng maynhà vua bị cảm nặng mà chết, cái chết đó vu oan cho Quan Phục hầu vàNguyễn Thị Lộ thông đồng với nhau hãm hại vua Cuối cùng, gia đìnhNguyễn Trãi bị tru di tam tộc, Nguyễn Trãi thì chết trong ngục, Thị Lộ bị giếthại Nguyễn Triệu Luật căn cứ vào môi trường, hoàn cảnh bao quanh cácnhân vật để xác định đề tài cho tác phẩm: Tập trung vào cuộc đời, số phận củacon người trước các thế lực đen tối của chính quyền phong kiến xưa mà vấn
đề chủ yếu ở đây là số phận người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh Cùng với đó là
số phận của những vị quan thanh liêm, cương trực Tất cả họ đều là nạn nhâncủa chế độ phong kiến độc ác, tham quyền
Đến với Bà Chúa Chè, Nguyễn Triệu luật lại xây dựng lên hình ảnh
Đặng Thị Huệ - nhân vật trung tâm của tác phẩm Xuất thân từ một cô gái connhà nghèo, làm công việc hái chè cho nương chè của bà Tiệp dư Trần Thị Lộc
Trang 39- cung phi của chúa Trịnh Sâm Do lợi dụng được sự thông minh, sắc đẹpcùng với một bản lĩnh, ý thức rất sâu sắc về tài năng của mình, Đặng Thị Huệ
đã trở thành Tuyên phi được chúa Trịnh Sâm yêu quý Chúa Trịnh Sâm mêĐặng Thị Huệ nên đã bỏ con trưởng lập con thứ dẫn đến lòng người khôngphục, triều đình gây ra vây cánh, quân Tam phủ làm loạn để rồi cuối tác phẩmĐặng Thị Huệ phải nhận lấy cái chết như một dự định đã được báo trước Quacuộc đời nhân vật này, tác phẩm đã nói đến bi kịch người phụ nữ tham quyềnlực, danh vọng
Chúa Trịnh Khải là câu chuyện kể về nhân vật Trịnh Tông, đứa con ra
đời không do mong muốn, kết quả của cuộc ân ái cuối cùng giữa chúa TrịnhSâm với Dương Ngọc Hoan Từ khi ra đời, Trịnh Tông đã không được chúayêu mến, Tông không những không được phong làm thế tử khi đã 17 tuổi màcòn bị đuổi ra ở nhà quan A bảo là Nguyễn Phương Đĩnh Chính vì thế mà khinghe tin chúa Trịnh Sâm ốm nặng, Tông đã mưu với quân Tam phủ định lật
đổ Đặng Thị Huệ, phế bỏ chúa Trịnh Cán, giành lại ngôi báu Kế hoạch vềsau bại lộ, Tông bị giam ở Tam Nhàn đường Như thế được hai năm khi TĩnhVương mất, ngôi chúa về thế tử Cán Một lần nữa quân Tam phủ nổi dậy,Trịnh Tông lên làm chúa lấy tên là Trịnh Khải Nhưng lại một lần nữa, kiêubinh nổi loạn đòi dựng thái tử Duy Khiêm lên làm Hoàng thái tôn, nhờ sựgiúp đỡ của anh em Nguyễn Lệ, Nguyễn Điền mà loạn kiêu binh được dẹpxong Sau đó tình hình ngoài cõi hết sức căng thẳng quân Tây sơn đe dọa,chiếm đóng nhiều nơi quan trọng, khi chúng kéo đến kinh thành, chúa TrịnhKhải phải bỏ chạy Về sau, chúa tự sát trong tay một tên học trò là NguyễnTrang Thế là, cơ đồ hai trăm năm nhà Trịnh sụp đổ Qua việc kể lại cuộc đờicủa nhân vật Trịnh Khải, tác giả đã nêu lên đề tài về vua, chúa trong triềuđình vua Lê, chúa Trịnh (thế kỉ XVIII)
Trang 40Loạn kiêu binh cũng là một tác phẩm bàn đến những mâu thuẫn diễn ra
trong nội bộ triều đình phong kiến Hình ảnh của quân Kiêu binh với nhữnghành động tàn ác, với ngôn ngữ, lời nói của những kẻ trâng tráo, không có kỉcương phép tắc nào cả, không coi ai ra gì ngay cả vua, chúa, các quan đại thầntrong triều đình Hình ảnh của bọn vua, chúa bất tài, bạc nhược cũng đượchiện ra rất rõ qua những hình ảnh sinh động là tiếng nói tố cáo của chính tácgiả trước sự bất lực, hèn nhát của những người đứng đầu triều đình phongkiến lúc bấy giờ
Một vấn đề cần nhận thấy là các tác phẩm có thể khác nhau về đề tài
nhưng có thể tập trung ở một chủ đề Điều này thật đúng với ba tác phẩm Bà
Chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn Kiêu binh mặc dù với nội dung đề tài khác
nhau nhưng lại tập trung vào chủ đề cơ bản là nói về cuộc tranh giành quyềnlực giữa các phe phái trong nội bộ triều đình phong kiến vua Lê - chúa Trịnh
Ngược đường trường thi lại là câu chuyện do chính tác giả kể về dòng
họ mình Vốn là khi xưa, nhà Trần cướp ngôi nhà Lý nên Trần Thủ Độ đã tìmmọi cách để giết hết những người trong tông thất nhà Lý bằng việc chôn sống
70 người trong dòng họ Lý ở cái ngự uyển riêng của vua Lý tại làng Hoa Lâmtỉnh Bắc Ninh Vì thế những con cháu họ Lý còn sót lại thù ghét họ Trần nhất
là khi quân Mông Cổ kéo sang, nhân dân hai làng Bằng Hà và Ba Điểm đềuphản cả Sau khi đuổi được quân Mông Cổ, vua nhà Trần bắt dân hai làng ấyphải làm đồ, làm lính không được đi thi hoặc làm quan gì cả Số phận làngBằng Hà không biết về sau thế nào còn làng Ba Điểm thì thiên về Nam đổithành họ Nguyễn Dân họ Nguyễn làng ấy đều là tông thất nhà Lý và đều làdân học được Càng ngày thị họ Nguyễn càng có nhiều người đỗ đạt, ra làmquan, có nhiều đóng góp cho đất nước… như tên tuổi của Nguyễn Thật,
Nguyễn Yến, Nguyễn Án, Nguyễn Tự Giản… Ngược đường trường thi đã
xoay quanh con đường trường thi được đặt từ thời Thăng Long thế kỉ XI để