1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

136 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 656,5 KB

Nội dung

Một số đề tài có liên quan đến luận văn như: - Phùng Thị Cảnh Trang 2008, Khảo sát một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu biểu thuộc trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS NguyễnThị Lương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làmluận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Lí luậnngôn ngữ và khoa Ngữ văn trường ĐHSPHN đã quan tâm và tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học

Cuối cùng, xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và những người thânyêu đã luôn động vên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vànghiên cứu

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2013

Tác giả

Phạm Thị Ngọc Anh

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

5 NGUỒN NGỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 7

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 7

B PHẦN NỘI DUNG 8

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8

1 Tín hiệu thẩm mĩ 8

1.1 Tín hiệu 9

1.2 Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên 10

1.3 Tín hiệu thẩm mĩ 15

1.3.1 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ 15

1.3.2 Quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên và tín hiệu thẩm mĩ 16

1.3.3 Các cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ 18

1.3.4 Một số tính chất của tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học 19

2 Ba bình diện: Kết học, nghĩa học và dụng học trong nghiên cứu ngôn ngữ .25

2.1 Bình diện kết học 26

2.2 Bình diện nghĩa học 27

2.3 Bình diện dụng học (pagmatics) 30

Tiểu kết chương 1 36

Chương 2 TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” XÉT TRÊN BÌNH DIỆN KẾT HỌC TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁC MẠNG 37

Trang 3

1 Dẫn nhập 37

2 Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” ở cấp độ cụm từ 38

2.1 Khái quát 38

2.2 Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm từ tự do theo quan hệ C - P 39

2.2.1 Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm danh từ 40

2.2.1.1 Tín hiệu thẩm mĩ “gió” kết hợp với động từ 41

2.2.1.2 Tín hiệu thẩm mĩ “gió” kết hợp với tính từ 42

2.2.1.3 Tín hiệu thẩm mĩ “gió” kết hợp với danh từ 44

2.2.1.4 Kết hợp Danh từ + gió (Gió làm định ngữ cho danh từ trung tâm) 46

2.2.2 Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm động từ 48 2.2.3 Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm tính từ 51

2.3 Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm từ tự do theo quan hệ đẳng lập 52

2.4 Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm từ cố định .54

2.4.1 Tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm từ cố định có cấu trúc: Danh từ + danh từ + danh từ + danh từ 54

2.4.2 Tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm từ cố định có cấu trúc: Danh từ + từ chỉ định + danh từ+ từ chỉ định 55

3 Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” ở cấp độ câu 55

3.1 Trường hợp thứ nhất: Gió + Động từ 56

3.2 Trường hợp thứ hai: Gió + Tính từ 59

4 Khả năng kết hợp của “gió” trong một số trường hợp khác 61

Tiểu kết chương 2 62

Trang 4

Chương 3 TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ

NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG 63

1 Dẫn nhập 63

2 Ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng 63

2.1 “Gió” - sinh thể tự nhiên 65

2.1.1 “Gió” - không gian nghệ thuật 65

2.1.1.1 “Gió” - trong bức tranh thiên nhiên rộng bao la 66

2.1.1.2 “Gió” - không gian trữ tình 68

1.2 “Gió” - Tín hiệu thẩm mĩ giàu giá trị biểu trưng và ý nghĩa hàm ẩn .77

2.2.1 “Gió” - nguồn cảm xúc dồi dào của thi nhân 77

2.2.2 “Gió” - chất xúc tác của tình yêu đôi lứa 80

2.2.3 “Gió” - mang lại niềm vui và sự sống 87

2.2.4 “Gió” - tác nhân của sự tàn phá (Đó là nỗi đau thương) 92

2.2.5 “Gió” - sự vận động của thời gian 99

2.2.6 “Gió” - biểu trưng của cuộc đời gian truân 103

3 Cách sử dụng tín hiệu “gió” biểu hiện tài năng của Xuân Diệu 105

3.1 Cách sử dụng tín hiệu “gió” và tài năng sử dụng tín hiệu đa nghĩa .105

3.2 Tài năng sử dụng biến hóa tín hiệu “gió” về mặt ngôn từ 110

Tiểu kết chương 3 113

C KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Theo GS Đỗ Hữu Châu ngôn ngữ văn học có thể được xem là mộthệ thống tín hiệu bao gồm các tín hiệu thông thường và các tín hiệu thẩm mĩ.Các tín hiệu thông thường chỉ thực hiện chức năng tái tạo hiện thực (thực hiệnchức năng giao tiếp lí trí là chủ yếu Có thể gọi đó là các chữ rỗng, các chữbao bì) Các tín hiệu thẩm mĩ luôn chứa đựng những tư tưởng, những ý nghĩanào đó của tác giả thông qua quá trình khái quát hóa, biểu trưng hóa nghệthuật Vì vậy, tín hiệu thẩm mĩ là cơ sở giải mã hình tượng, lí giải tính hàmsúc, biểu trưng, giàu sức gợi của ngôn ngữ nghệ thuật…

Một tín hiệu thẩm mĩ phải hội tụ đủ các nhân tố sau: 1 Cái biểu hiện,đây là hình thức vật chất nghệ thuật 2 Cái được biểu hiện là các giá trị ýnghĩa thẩm mĩ 3 Chủ thể sáng tạo (thế giới phát ngôn và tiếp nhận) 4 Thuộcmột hệ thống tín hiệu thẩm mĩ nhất định

Chính vì vậy, tìm hiểu các tín hiệu văn chương là phải tìm hiểu các yếutố ngôn ngữ giúp biểu hiện nó Khi phân tích một tín hiệu văn chương, chúng

ta phải bám sát vào tổ hợp ngôn ngữ biểu hiện nó để phân tích Để hiểu vàđánh giá đúng đắn trên cơ sở khoa học một tác phẩm văn học rất cần sự khảosát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm Do đó gần đâyvấn đề tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâmnghiên cứu Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ vănchương mới chỉ bắt đầu

1.2 Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và thơ Mới nóiriêng, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học hết sức rực rỡ XuânDiệu tha thiết, rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sốngđến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng với niềm khát khao được giao cảm

Trang 6

không dứt bởi cuộc đời chẳng đáp ứng được cách sống vội vàng của conngười nhà thơ Với ba tính từ ấy, Hoài Thanh đã xây dựng cho Xuân Diệu

một bậc thang cao nhất, đưa chàng thi sĩ “say men sống” lên đứng cao hơn mọi người - “Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ Mới” (Hoài

Thanh) Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại biểu đầy đủ nhất chophong trào thơ Mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một

phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung và hình thức “Với những vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn” (Thế Lữ ) Xuân Diệu tuy xuất hiện trên thi đàn thơ Mới muộn hơn so

với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông… nhưng thơ Xuân Diệu trong thời kìnày đã tạo được một tiếng vang lớn có sức lay động với nhận thức và tìnhcảm của người đọc cũng như người sáng tác lúc bấy giờ Xuân Diệu còn được

Thế Lữ miêu tả hình tượng một cách đầy lãng mạn: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân mình, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng” Là cây đại thụ

của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ(một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút

ký, tiểu luận, phê bình văn học

Xuân Diệu được coi là: “Ông hoàng của thơ tình” nên có lẽ biểu tượng

“trăng” trong thơ Xuân Diệu cũng lai láng tình, say men tình và nồng nàn tình Trăng là biểu tượng cho tình yêu thì “gió” là chất xúc tác cho tình yêu,

không có “gió” thì tình yêu không có vị, không có hương Theo “Từ điển

biểu tượng văn hóa thế giới”, gió mang đặc tính náo động, do đó nó là biểu

tượng cho tính phù lưu hay thay đổi Nó còn được coi là biểu tượng cho một

Trang 7

lực lượng siêu nhiên thần bí có thể mang lại những điều tốt lành nhưng cũng

có thể gánh tai họa cho con người

Với người Trung Quốc, gió là hiện tượng chứa bao điều huyền bí và huyền diệu: gió (phong) chứa đựng trong nó cả sự hồi sinh và tàn lụi của vạn

vật, nó mang trong mình niềm vui của tình yêu đang trỗi dậy giữa lúc xuân về

và cả nỗi buồn của đau khổ, biệt li thu tàn, đông lại Gió còn là hiện hữu của

những rung động giao cảm giữa khí cơ thể, sức sống tinh thần con người với

vũ trụ bao la thăm thẳm của thái cực vô thủy, vô chung Từ xưa đến nay, gió

vốn dĩ là hình ảnh phổ biến trong văn học Nhưng trong thơ ca, có lẽ không có

ai viết về gió nhiều như Xuân Diệu, không ai miêu tả sắc thái trữ tình cũng như ý nghĩa biểu trưng về gió phong phú như Xuân Diệu.

Bởi vậy, trong luận văn này chúng tôi muốn: “Tìm hiểu tín hiệu thẩm

mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng trên ba bình diện: kết

học, nghĩa học, dụng học”, nhằm góp phần khẳng định một cách tiếp cận

mới các hình tượng văn học từ góc độ lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ trên babình diện để làm tăng thêm tiếng nói ca ngợi tài năng xuất chúng của nhà thơ,đồng thời phục vụ cho việc giảng dạy các tác phẩm văn học trong nhà trườnghiện nay

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương có rất nhiều hướng

đi, song những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được soi rọi dướicái nhìn của ngôn ngữ học hiện đại

Ở nước ta vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ trong văn học nghiên cứu dướigóc độ ngôn ngữ học hiện nay bắt đầu được quan tâm và chú ý Các luận ánhoặc luận văn triển khai theo hướng ngôn ngữ học khi đi vào phân tích nhữngtín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học đã xuất hiện nhưng không phải lànhiều, tiêu biểu như:

Trang 8

- Nguyễn Thị Ngân Hoa (2001), Biểu tượng đôi giày trong văn hóa và ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Ngôn ngữ, số 5.

- Trương Thị Nhàn (1995), Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ - không gian trong ca dao, Luận án Phó tiến sĩ.

- Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, Luận án Tiến sĩ.

- Nguyễn Ngọc Bích (2008), Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: Kết học, nghĩa học, dụng học,

Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội

- Khảo sát tín hiệu “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu.

Một số đề tài có liên quan đến luận văn như:

- Phùng Thị Cảnh Trang (2008), Khảo sát một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu biểu thuộc trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trước Các mạng tháng Tám Trong bài viết này, tín hiệu thẩm mĩ “gió” được

đề cập đến với khá nhiều nghĩa phong phú Tuy nhiên, luận văn mới chỉ nêu

ra những ý nghĩa mà tín hiệu “gió” biểu hiện dựa trên ngữ cảnh chứ chưa đi

sâu vào khía cạnh ngôn ngữ học để phân tích

- Lê Quang Hưng trong: “Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước 1945” đã xa gần nói đến tín hiệu thuộc trường nghĩa thiên nhiên như: ánh sáng, hương thơm, gió, trăng, trong thế giới của du dương, thế giới ngọt

ngào, rạo rực Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự điểm xuyết, tác giả không đi vàophân tích kĩ các tín hiệu đó

- Đỗ Lai Thúy với: “Nỗi ám ảnh thời gian” trong thơ Xuân Diệu có điểm qua hiện tượng gió với ý nghĩa biểu tượng cho thời gian: “Thi nhân ao ước có “cặp hài vạn dặm” để đi khắp không gian trong chốc lát và quan trọng hơn là đi ngang với tốc độ của ngọn - gió - thời - gian: Ta theo gió mạnh, gió nhanh/ Gió hung dữ, gió sát sanh, gió cuồng! Chỉ có thể chế ngự được thời

Trang 9

gian thì mới chế ngự được sự phai tàn của đường nét, màu sắc, âm thanh vàlòng người”.

Nhưng nghiên cứu về tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu

trước Cách mạng trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học thì chưathấy có đề tài nào, vì vậy chúng tôi muốn tiếp tục tìm hiểu về thơ của XuânDiệu dưới cái nhìn của ngôn ngữ học

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn này nhằm mục đích tìm hiểu các đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ

“gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng trên ba bình diện: kết học, nghĩa

học, dụng học

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích: Tìm hiểu các đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ

“gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tìm kiếm, thu thập nguồn ngữ liệu

- Khảo sát, thống kê, phân loại nguồn ngữ liệu

- Phân tích, miêu tả các dạng thức cấu tạo và ý nghĩa của “gió” thông

qua các kiểu kết hợp

- Tổng hợp các giá trị chính của tín hiệu nghệ thuật “gió” dựa trên các

nội dung: ý nghĩa được thể hiện, các giá trị về mặt dụng học

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tín hiệu thẩm mĩ có ý nghĩa quan trọng trong phong cách thơ tình Xuân

Diệu nói riêng và trong dòng văn học lãng mạn nói chung là tín hiệu “gió”

-vốn đã trở thành biểu tượng quen thuộc, thân thiết không chỉ đối với ngườiViệt Nam mà cả nhân loại Vì vậy, luận văn đi vào nghiên cứu tín hiệu thẩm

Trang 10

mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng trên ba bình diện: kết học,

nghĩa học và dụng học

Theo thống kê, “gió” xuất hiện trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng với tần số khá cao: 67/97 bài, chiếm gần 70%; với 118 lần Trong đó, gió - không gian nghệ thuật là 40 lần (chiếm khoảng 33,6%); gió - ý nghĩa biểu

trưng: 77 lần (khoảng 63%)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này phạm vi nghiêm cứu của luận văn là ba bình diện: kết

học, nghĩa học, dụng học của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu

trước Cách mạng

5 NGUỒN NGỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Nguồn ngữ liệu nghiên cứu

Nguồn ngữ liệu để chọn khảo sát tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu bao gồm các tập thơ liên quan đến gió, cụ thể là:

- “Thơ Thơ”, “Gửi hương cho gió”; Toàn tập Xuân Diệu - tập 1, Nxb

văn học, H, 2001

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng cácphương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại

- Luận văn tiến hành thống kê tần số xuất hiện của các tín hiệu thẩm mĩ

chỉ “gió” và các yếu tố ngôn ngữ khác cùng xuất hiện với các tín hiệu thẩm

mĩ này

- Phương pháp phân loại được sử dụng để tìm ra những biểu hiện khác

nhau (về cấu trúc, ngữ nghĩa,…) của tín hiệu “gió” trong tác phẩm, từ đó

thấy được tần số và khả năng kết hợp thể hiện ý nghĩa của tín hiệu này

Trang 11

5.2.2 Phương pháp phân tích ngữ cảnh

Phương pháp phân tích ngữ cảnh được sử dụng chủ yếu khi cần làm sáng

tỏ cái hay, cái đẹp trong khả năng thể hiện nghĩa của tín hiệu nghệ thuật “gió”.

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

6.1 Về mặt lí luận

Trên cơ sở sử dụng các lí thuyết trong nghiên cứu ngôn ngữ (tín hiệu,tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật; các nhân tố thamgia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng văn bản; ba bình diện trong nghiêncứu ngôn ngữ; lý thuyết chiếu vật), luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm cho líthuyết dựa trên những kết quả nghiên cứu thực tế qua văn bản

6.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả của luận văn góp phần vào việc đọc, hiểu tác phẩm thơ củaXuân Diệu - khám phá hình ảnh thơ chứa đầy yếu tố lãng mạn, tình cảm.Luận văn còn mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triểnchuyên ngành Việt ngữ học trong lĩnh vực tín hiệu thẩm mĩ văn chương vốncòn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn có cấu trúc ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kếtluận Nội dung được trình bày qua ba chương với các vấn đề cơ bản sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

Chương 2: Tín hiệu thẩm mĩ “gió” xét trên bình diện kết học

Chương 3: Tín hiệu thẩm mĩ “gió” xét trên bình diện ngữ nghĩa và

bình diện ngữ dụng

Trang 12

- Tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, tín hiệu thẩm mĩ.

- Ba bình diện trong nghiên cứu ngôn ngữ: kết học, nghĩa học, dụng học

1 Tín hiệu thẩm mĩ

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa,

âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc Nói cho cùng, văn họclà nghệ thuật của ngôn từ Những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ tráctuyệt Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai tròquan trọng và ngôn ngữ trở thành hệ thống tín hiệu thẩm mĩ

Vì vậy, nếu ngôn ngữ tự nhiên là một loại tín hiệu thì ngôn ngữ trongvăn học là một thứ tín hiệu ở một cấp độ cao hơn Bởi vì, khi đi vào thế giớivăn học nghệ thuật, tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên đã không còn là chính nó mà

nó đã mang một ý nghĩa mới trở thành tín hiệu nghệ thuật

Vậy thì tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ có những mối liên hệ mậtthiết với nhau Trước khi hiểu sâu sắc về tín hiệu thẩm mĩ, luận văn điểm quanhững vấn đề cơ bản về tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên

Trang 13

1.1 Tín hiệu

Mỗi tác giả khác nhau khi nghiên cứu về tín hiệu đều đưa ra những

định nghĩa khác nhau Trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” Đỗ Hữu

Châu đã nêu ra định nghĩa của P.Guiraud theo nghĩa rộng: “Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” Còn A.Schaff lại định nghĩa theo nghĩa hẹp: “Một sự vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá trình giao tiếp nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm (những cảm xúc, những cảm thụ nghệ thuật, mọi ý chí )”.

Theo Đỗ Hữu Châu định nghĩa rộng của P Guiraud có tác dụng pháthiện ra những đặc trưng tín hiệu học của các tín hiệu ngôn ngữ cao hơn.Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì khái niệm tín hiệu vẫn là một khái niệm

quan hệ, không phải là một khái niệm vật tự thân Trong cuốn “Cơ sở ngôn

ngữ học và tiếng Việt”, nhà xuất bản Giáo Dục, 2006 đã đơn giản cách hiểu

về tín hiệu đó là: “Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và lí giải suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật ấy”.

Ví dụ: Các biển trên đường giao thông, mây đen báo hiệu sắp mưa, khói báo hiệu có lửa, mùi khét báo hiệu sự cháy của vật gì đó, gió to báo hiệu bão

Các nhà nghiên cứu về lí thuyết thông tin gọi đó là những yếu tố mangtin, còn các nhà nghiên cứu nghĩa học gọi là những yếu tố mang nghĩa kế thừathành quả của những người đi trước, Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra những đặc tínhnhư là dấu hiệu nhận biết của một tín hiệu, gồm các nhân tố sau:

(1) Nó phải có một hình thức cảm tính: Cảm nhận bằng giác quan

Trang 14

(2) Nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó (phải

mang một nội dung ý nghĩa), “Một tín hiệu là một khái niệm về quan hệ giữa các biểu đạt và cái được biểu đạt (ý nghĩa)”.

(3) Phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó

(4) Phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định

Về phân loại tín hiệu, các tác giả cũng đã đưa ra nhiều cách phân loạikhác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau

Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại tín hiệu theo quan điểmcủa riêng mình Theo ông tín hiệu là một thực thể đa diện cho nên căn cứ vàocác phương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại khác nhau.Mỗi lần vận dụng các tiêu chí phân loại sẽ cho ra một kết quả phân loại.Những tiêu chí phân loại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là:

(1) Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện

(2) Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu

(3) Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện.(4) Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu

Dựa vào mặt thể chất của tín hiệu có thể phân chia ra được các loại tínhiệu như: tín hiệu màu sắc, tín hiệu âm thanh Trong đó, tín hiệu ngôn ngữđược coi là một loại tín hiệu đặc biệt

1.2 Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Tín hiệu ngôn ngữ nóiriêng và tín hiệu nói chung đều là những dạng vật chất tác động vào giác quancủa con người để con người nhận thức và lĩnh hội được một nội dung ý nghĩacần thiết về hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, hành động hay cảm xúc Tín hiệungôn ngữ là tín hiệu nhân tạo, do con người thỏa thuận ngầm mà hình thành,thuộc loại tín hiệu âm thanh tiếp nhận bằng thính giác Khi thể hiện chữ viết,

nó chuyển sang tín hiệu thị giác, tiếp nhận bằng mắt

Trang 15

Đối với tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, mối quan hệ giữa hai mặt của tínhiệu nói chung là mối quan hệ võ đoán, tức là quan hệ không có lí do vàkhông thể giải thích được Như không thể giải thích được vì sao người Việt

lại dùng âm thanh “cây”, người Hán dùng âm thanh “mộc”, người Nga dùng

âm thanh “derevo”, người Pháp dùng âm thanh “arbre” (để chỉ cá thể thuộc

giới thực vật)

- Một tín hiệu ngôn ngữ biểu thị nhiều nội dung khác nhau, như trườnghợp các từ nhiều nghĩa, từ đồng âm

- Nhiều tín hiệu ngôn ngữ biểu thị một nội dung (từ đồng nghĩa)

- Nội dung của mỗi tín hiệu ngôn ngữ có hai phần: hiện thực kháchquan và thái độ, tình cảm, cách đánh giá đối với sự vật, hiện tượng

Các tín hiệu ngôn ngữ không tồn tại riêng rẽ mà có mối quan hệ qua lạivới nhau tạo thành một hệ thống chặt chẽ Vậy những mối quan hệ hệ thốngcủa tín hiệu ngôn ngữ là những quan hệ nào?

F.de.Saussure đã nêu hai loại quan hệ chung nhất đó là:

(1) Quan hệ đồng nhất đối lập quan hệ khác biệt

(2) Quan hệ hình tuyến và quan hệ trực tuyến

Trong ngôn ngữ học hiện đại, các nhà nghiên cứu còn đề cập đến cácloại quan hệ khác như: quan hệ tôn ti (giữa bình diện trừu tượng và bình diện

cụ thể; giữa điển dạng và hiện dạng)

- Quan hệ đồng nhất - đối lập: Ngay trong quan hệ cấp độ và quan hệhàng ngang, quan hệ hàng dọc cũng đã có quan hệ đồng nhất và đối lập (quanhệ đồng nhất ở các yếu tố cùng một cấp độ, bản thân các yếu tố thuộc cùngquan hệ dọc cũng có sự đồng nhất ở một mức độ nhất định.) Quan hệ này làsong song tồn tại, tức là cùng với sự đồng nhất bao giờ cũng có sự khác biệtvà ngược lại Đồng nhất và đối lập chi phối toàn bộ tổ chức của hệ thống

Trang 16

ngôn ngữ Nhưng tùy theo từng cấp độ, từng bình diện mà sự đồng nhất hoặcđối lập mang nội dung cụ thể.

Ở bình diện ngữ âm, đồng nhất và đối lập thể hiện ở đặc trưng bảnthân ý nghĩa một từ

Ở bình diện ngữ nghĩa, đồng nhất và đối lập tồn tại trong bản thân ýnghĩa một từ

Ở bình diện ngữ pháp sự đồng nhất và đối lập tồn tại trong cả lĩnh vực

từ pháp và lĩnh vực cú pháp

- Quan hệ hình tuyến: Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thànhchuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động Cơ sở của nó chính là tính hình tuyếncủa ngôn ngữ Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhaulần lượt trong ngữ lưu để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn (Syn tagmes).Nhưng các yếu tố kế tiếp nhau và cùng có mặt trong lời nói, không nhất thiếtlà có quan hệ ngữ đoạn với nhau Muốn có quan hệ ngữ đoạn, các yếu tố đóphải cùng nhau thực hiện một chức năng về ngữ nghĩa hoặc về nội dung giaotiếp Quan hệ ngữ đoạn có thể tồn tại ở các cấp độ khác nhau trong hệ thốngngôn ngữ Ngữ đoạn có thể hiểu với nghĩa là một tổ hợp gồm nhiều yếu tốngôn ngữ, có thể phân biệt ngữ đoạn bên trong, ngữ đoạn bên ngoài, ngữ đoạnthuộc về ngôn ngữ và ngữ đoạn thuộc về lời nói

Ngữ đoạn bên trong: là một từ có nhiều hình vị, các hình vị kết hợpvới nhau tạo nên một ngữ đoạn và sự kết hợp trong một từ bao giờ cũng chặtchẽ, bền vững Ngữ đoạn bên trong tương đương với lĩnh vực từ pháp

Ngữ đoạn bên ngoài: là sự kết hợp tạo nên cụm từ và câu

Ngữ đoạn thuộc về ngôn ngữ: là những tổ hợp đã cố định và được táihiện trong lời nói như các âm tiết, hình vị, từ ngữ cố định

Ngữ đoạn thuộc về lời nói: là những cụm từ tự do, câu, đoạn, vănbản, là những sản phẩm tạo ra khi nói và viết Những sản phẩm đó có tínhchất lâm thời, không được tái hiện trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau

Trang 17

- Quan hệ liên tưởng (associative relation): Quan hệ liên tưởng là quan

hệ “xâu chuỗi” một yếu tố xuất hiện với những yếu tố khiếm diện đứng sau

lưng nó về nguyên tắc có thể thay thế cho nó Quan hệ này cho phép ngườinói (người tạo lập văn bản) khi muốn nói một cái gì đó, được quyền lựa chọnlấy yếu tố thích hợp có trong dãy liên tưởng đã được định hình Tuy nhiên, sựlựa chọn này cũng còn phụ thuộc vào khả năng tổ hợp giữa các yếu tố đượclựa chọn để đưa vào kết hợp trong ngữ đoạn Như vậy, mỗi một kết hợp, mộtngữ đoạn, một phát ngôn được hình thành, đều đã có sự chi phối, chế ước lẫnnhau và thống nhất với nhau giữa quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởngđiều này thể hiện rõ nhất và phát huy tác dụng trong khi tạo lập văn bản giaotiếp nói chung, đặc biệt là trong sáng tác văn chương, nghệ thuật, thơ ca

Ví dụ: “ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

(“Viếng lăng bác” - Viễn Phương) Trong hai câu thơ trên thì tác giả đã lựa chọn từ “dòng” chứ không phải là các từ: “đoàn, lũ, ” trong dãy liên tưởng Vì từ “dòng” thể hiện thái

độ trang trọng, kính cẩn nhất đối với Bác

Theo quan niệm của ngôn ngữ học hiện nay, quan hệ liên tưởng là quanhệ giữa các yếu tố ngôn ngữ có một sự tương đồng nào đó Do đó, các yếu tố

có quan hệ dọc luôn luôn có quan hệ liên tưởng với nhau Ngược lại, các yếutố có quan hệ liên tưởng không hẳn có quan hệ trục dọc với nhau, không hẳn

có thể thay thế được cho nhau

Các yếu tố ngôn ngữ có quan hệ dọc với nhau theo các mức độ khácnhau Mức độ giống nhau càng cao thì càng có khả năng thay thế các yếu tố

Chính quan hệ của các yếu tố ngôn ngữ trên trục dọc là cơ sở cho sựnhận xét, phân tích, bình giá của người đọc, người nghe hoặc của nhữngngười làm công tác nghiên cứu

Trang 18

Như vậy, chính các nguyên tắc đồng nhất và đối lập, kết hợp (hay tuyếntính) và liên tưởng (hay trực tuyến), điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng(hay biến thể) trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là những cơ sở lí thuyết quan trọnggiúp chúng ta lí giải về các tín hiệu ngôn ngữ trong quá trình hoạt động thựchiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, trong đó có giá trị nghệthuật (giá trị của văn học) có liên quan đến những nhiệm vụ mà đề tài luậnvăn này cần giải quyết.

Chính vì vậy, mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ đã được

Đỗ Hữu Châu đặt trong chức năng xã hội của ngôn ngữ, sự hiện thực hóachức năng xã hội của ngôn ngữ được biểu hiện trong hoạt động của toàn bộ hệthống, qua những mối quan hệ ngang (tuyến tính ngữ đoạn, tiếp đoạn cú đoạn,khả năng kết hợp của các yếu tố ngôn ngữ với nhau để tạo nên một đơn vị caohơn) và mối quan hệ giữa các cấp độ của hệ thống ngôn ngữ trong các kết hợp

cụ thể, mối quan hệ giữa hình thức ngôn ngữ (cái biểu đạt) và ý nghĩa (cáiđược biểu đạt) rất khác nhau

Ví dụ: Tín hiệu “bến” trong những kết hợp sau rất khác nhau.

(1) “Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”

(Ca dao) (2) Để lòng anh hóa bến

Nghe thuyền em ra đi.

(Chế Lan Viên)

Các mối quan hệ này một mặt có tác dụng khu biệt giá trị của từng yếutố trong hệ thống, mặt khác quy định chức năng chung của toàn bộ hệ thống.Giá trị của một tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên được xác định trong mối quan hệtrong nội bộ hệ thống (quan hệ bên trong ngôn ngữ)

Trang 19

1.3 Tín hiệu thẩm mĩ

1.3.1 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ

- Thuật ngữ tín hiệu thẩm mĩ (hay ký hiệu thẩm mĩ) ra đời gắn bó vớikhuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật những nămgiữa thế kỉ XX, được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70 của thế kỉtrước qua các bản dịch công trình của Iu.A.Philipiep, MB.Khrapchenko cáccông trình bài viết của Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai,Trần Đình Sử

Trong các công trình của mình, các nhà nghiên cứu tuy chưa đưa ramột định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất về tín hiệu thẩm mĩ, song họ đều thừanhận tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện củanghệ thuật Đó là những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệthống tác động thẩm mĩ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặcbiệt, khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta

Hai luận án tiến sĩ: “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao” của Trương Thị Nhàn và “Trường nghĩa thực vật cây trong thơ Việt Nam” của Phạm Kim Anh đã hệ thống và lí giải khác nhau

các ý kiến về vấn đề này Trên cơ sở tiếp thu lí thuyết của hai luận án nàychúng tôi thống nhất hiểu về tín hiệu thẩm mĩ như sau:

“Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của tâm trạng (những chi tiết, những sự việc, hiện tượng, những cảm xúc thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu màu sắc với hội họa, âm thanh, nhịp điệu với âm nhạc ) được lựa chọn và sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ”.

Trang 20

Văn chương nghệ thuật xây dựng tín hiệu thẩm mĩ bằng ngôn ngữthông thường Do đó, nhà văn cần sáng tạo các tín hiệu thẩm mĩ trên cơ sở tínhiệu ngôn ngữ tự nhiên.

1.3.2 Quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên và tín hiệu thẩm mĩ

Tín hiệu ngôn ngữ là chất liệu để tạo nên tín hiệu thẩm mĩ trong vănchương Để làm điều đó cần có quá trình chuyển hóa nhờ sự sáng tạo củanghệ sĩ và sự lĩnh hội, cảm thụ của độc giả

IU.M Lotman viết: “Văn học có tính nghệ thuật nói bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai Bởi vậy mà người ta xác định nó như là hệ thống mô hình hóa thứ hai Từ điều đã nói trên suy ra rằng, nghệ thuật ngôn từ dù cũng dựa vào ngôn ngữ tự nhiên, nhưng lại chỉ với điều kiện là để cải biến nó thành thứ ngôn ngữ của mình - ngôn ngữ thứ sinh, ngôn ngữ của nghệ thuật.”

Tín hiệu ngôn ngữ có hai mặt: Cái biểu đạt là âm thanh (ở dạng viết làchữ viết) và cái được biểu đạt là nội dung nhận thức, tư tưởng, tình cảm củacon người Khi cấu tạo tín hiệu thẩm mĩ tổng thể hai mặt của tín hiệu ngônngữ đóng vai trò cái biểu đạt cho tín hiệu thẩm mĩ, còn cái được biểu đạt củatín hiệu thẩm mĩ lại là một ý nghĩa thẩm mĩ, được chuyển hóa từ tác động qualại của nhiều nhân tố từ ý nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, từ ngữ cảnh, từ sự cảmthụ của độc giả Từ tín hiệu ngôn ngữ, thành tín hiệu thẩm mĩ đã có sự thayđổi về vật chất Có thể chia sẻ với ý nghĩa kiến của L.Hjemslev mà tác giả Đỗ

Hữu Châu cũng đồng quan niệm khi trích dẫn: “Trong tác phẩm văn học, cả cái hợp thể cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ thông thường trở thành (đóng vai trò) cái biểu hiện cho một cái được biểu hiện mới”

Ví dụ: Hình ảnh “thuyền” và “bến” trong ca dao trở thành tín hiệu

thẩm mĩ

Trang 21

“Thuyền về bến có nhớ chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”

Như sự tích hợp các nhân tố như ý nghĩa vốn có trong ngôn ngữ tự

nhiên của các từ “Thuyền” và “bến” thể hiện hai sự vật nổi sống gắn bó tương hỗ và có thể ở trạng thái xa rời nhau, nhưng có ngày thuyền sẽ cập bến.

- Ngữ cảnh văn hóa: vốn hiểu biết chung của con người về “thuyền” và

“bến”, về quan hệ của chúng, về tình trạng xa rời và có ngày thuyền cập bến

sau những chuyến ra đi

- Sự hiện diện trong câu ca dao của hai từ “thuyền” và “bến” cùng các

từ ngữ khác vốn thuộc trường nghĩa con người như: về, nhớ, dạ, khăng, đợi

(đây là văn cảnh một yếu tố thuộc ngữ cảnh)

- Độc giả với toàn bộ vốn văn hóa và ngôn ngữ chung đã liên tưởng,tưởng tượng để cảm nhận, giải mã các tín hiệu trong câu ca dao không chỉ với

ý nghĩa ngôn ngữ vốn có của chúng mà với ý nghĩa thẩm mĩ

Với quan niệm như thế, quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ cùng quan hệ giữa hai mặt trong từng loại tín hiệu đó có thể biểu hiện trong sơ đồ sau:

Tín hiệu thẩm mĩ trong văn chươngCái biểu đạt (Tổng thể hai mặt của tín hiệu thẩm mĩ) Cái được biểu đạt

Cái biểu đạt của tín hiệu

ngôn ngữ

Cái được biểu đạt của tín

hiệu thẩm mĩ

Ý nghĩa thẩm mĩ: tìnhcảm gắn bó thủy chunggiữa người con gái vàngười con trai

Âm thanh (chữ viết)

/Thuyền, bến/

Ý nghĩa ngôn ngữ: hai sựvật thuộc sông nướcNhư vậy, trong tín hiệu thẩm mĩ, mối liên hệ giữa cái biểu hiện và cáiđược biểu hiện là quan hệ có tính lí do và là lí do liên hội

Tính liên hội đã giúp hình thức nghệ thuật trong văn học luôn thoátkhỏi những giới hạn ngữ nghĩa thuần ngôn ngữ, trở thành những yếu tố có sứckhái quát lớn về nội dung tư tưởng nghệ thuật [35,141]

Trang 22

1.3.3 Các cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ

Tín hiệu thẩm mĩ bao gồm hai cấp độ vi mô (tín hiệu đơn) và cấp độ vĩ

mô (tín hiệu phức)

- Các tín hiệu thẩm mĩ đơn là những tín hiệu thẩm mĩ được cấu tạo trên

cơ sở một từ hay một ngữ Mỗi từ trong ngôn ngữ thông thường khi đi vào tácphẩm văn chương mang một ý nghĩa thẩm mĩ và trở thành tín hiệu thẩm mĩ vi

mô (đơn)

Ví dụ: “Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

(Xuân Diệu)

Ở câu thơ trên của Xuân Diệu có nhiều tín hiệu thẩm mĩ đơn, ở tầm vi

mô như các danh từ: thi sĩ, gió, trăng, mây; các động từ: làm, ru, mơ, theo, các tính từ: vơ vẩn mỗi từ đó không chỉ có nghĩa ngôn ngữ thông thường mà

có ý nghĩa thiên nhiên như: gió, mây, trăng đã nâng lên tầm ý nghĩa thẩm mĩ cao hơn đó là trở thành bạn với thi sĩ thông qua các động từ như: làm, ru, mơ, theo, cùng Chỉ có tâm hồn thi sĩ mới coi thiên nhiên là bạn, là những gì để

nhà thơ trút bầu tâm sự và gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào trong đó

- Các tín hiệu thẩm mĩ phức được hình thành từ cả một tập hợp hay từtất cả các từ ngữ trong một văn bản nghệ thuật Trong các tác phẩm vănchương, tín hiệu thẩm mĩ ở tầm vĩ mô thường được gọi là hình tượng nghệthuật Tín hiệu thẩm mĩ phức là kết quả của sự tổ hợp, kết tinh của nhiều tínhiệu thẩm mĩ đơn Mỗi tín hiệu như vậy được tác giả xây dựng, đồng thời độcgiả tiếp nhận, lĩnh hội và thực hiện hóa để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ Nếu không

có độc giả tín hiệu thẩm mĩ chỉ ở trạng thái tiềm tàng trong văn bản tác phẩmtín hiệu thẩm mĩ đơn và tín hiệu thẩm mĩ phức đồng thời tồn tại trong cùngmột tác phẩm văn chương Các tín hiệu thẩm mĩ đơn là những tế bào hội tụthành một tín hiệu phức, bao trùm toàn bộ tác phẩm

Trang 23

Chẳng hạn: bài “Tiếng gió” của Xuân Diệu - thông qua tín hiệu ngôn

ngữ tự nhiên, vốn tên gọi một hiện tượng thiên nhiên, tác giả xây dựng thànhmột tín hiệu thẩm mĩ để biểu hiện trạng thái tâm lí, tình cảm của con người

“tiếng gió” - hay đó là tiếng lòng, tiếng của nỗi đau, nỗi cô đơn, lạnh lẽo, đau

khổ của chính nhà thơ

Để hiểu được ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ dù là đơn hay phức thìđộc giả phải tưởng tượng, liên hệ thông qua vốn hiểu biết của mình Vì các tínhiệu thẩm mĩ thường được ẩn đi, tác giả dựa trên quan hệ tương đồng giữa cácđối tượng được biểu hiện (nghĩa là chỉ giống nhau về một nét nào đó giữa haiđối tượng)

Trong ngôn ngữ tự nhiên, phương thức ẩn dụ ở hai lĩnh vực: ẩn dụ từvựng và ẩn dụ tu từ Hai loại nghĩa này về bản chất là giống nhau ở tính cốđịnh hay lâm thời (tính mới mẻ, chưa ổn định, nhưng cũng vì thế mà nghĩa tu

từ thường hấp dẫn hơn) Trong ngôn ngữ nghệ thuật rất nhiều trường hợp tínhiệu thẩm mĩ được xây dựng theo phương thức ẩn dụ Tác giả phát hiện ra sựgiống nhau nào đó, từ đó xây dựng thành các tín hiệu thẩm mĩ Nhà thơ XuânDiệu rất tài tình trong việc dùng phương thức này để biến hóa các hiện tượng

tự nhiên thành các tín hiệu thẩm mĩ có giá trị nghệ thuật rất cao

1.3.4 Một số tính chất của tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học

Tín hiệu thẩm mĩ trong văn học là kiểu tín hiệu đặc biệt Để mỗi tínhiệu thẩm mĩ trở nên có giá trị trong tác phẩm văn học thì tác giả phải là mộtnhà kiến trúc sư bậc tài về ngôn ngữ Không những kiến thiết xây dựng lêncông trình văn học của mình bằng các quy tắc cú pháp, quy tắc cộng hưởngngữ nghĩa của các yếu tố ngôn từ mà còn phải biết lựa chọn một yếu tố trởthành tín hiệu nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm của mình

Bởi vì, giá trị thẩm mĩ của một tín hiệu trong tác phẩm là giá trị của sựlựa chọn thì cơ chế lựa chọn cần phân tích chính là nằm ở những mối quan hệ

Trang 24

của tín hiệu với những nhân tố bên ngoài văn bản đó Từ đó hình thành nhữngđường liên hệ giữa một ngôn ngữ nghệ thuật với các nhân tố của quy trìnhsáng tạo.

- Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với tất cả những yếu tố còn lại trongvăn bản tác phẩm

- Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với hệ thống cảm xúc nhà văn

- Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với điều kiện lĩnh hội của bạn đọc

Do vậy, để phân tích giá trị thẩm mĩ của tín hiệu, phải đặt nó trong mốiquan hệ điều chỉnh lẫn nhau giữa các nhân tố đó

Trong rất nhiều đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật, chúng tôiđặc biệt quan tâm đến một số đặc tính sau:

- Tính biểu trưng: F De Saussure dưới góc độ tín hiệu học đã khẳng

định “biểu trưng không hoàn toàn có tính võ đoán, nó không phải là cái rống

rỗng” Hoàng Tuệ coi “biểu trưng là loại tín hiệu” (Singe) (Hoàng Tuệ, Tín

hiệu và biểu trưng, báo văn nghệ số ra 12/05/1977).

Tính biểu trưng là đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật xét trongmối quan hệ hai mặt: Cái biểu hiện - Cái được biểu hiện đó là mối quan hệ

“có lý do” liên quan đến năng lực “biểu trưng hóa”, đến khả năng của tín hiệu

ngôn ngữ nghệ thuật là vừa có tính chất biểu thị, chỉ ra, nói lên một cái gì, vừa

có tính chất hàm nghĩa - sự thêm nghĩa trên một nghĩa có sẵn Cái được biểuhiện của nó có ít nhất hai thành phần nghĩa liên thông nhau: Bề nổi được bộclộ, bề chìm luôn tiềm ẩn, gắn với những dự cảm, những vô thức cá nhân, vôthức tập thể

Ch S Pierce cho rằng: “Biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra mà thôi” tính

chất ước lệ này chỉ ra những lí do về mặt lịch sử xã hội trong việc sử dụng cái

Trang 25

biểu tượng đều có lý do Cũng do tính biểu trưng, hiệu lực, giá trị của tín hiệungôn ngữ nghệ thuật phụ thuộc vào cách tri nhận, cách giải thoát theo một

thiên hướng nào đó, một “mật ước” của một cộng đồng mà có khi trái ngược

với cộng đồng khác

Hay nói đơn giản hơn, nghĩa biểu trưng của tín hiệu ngôn ngữ nghệthuật là một nghĩa mới, chứ không phải là nghĩa trực tiếp nảy sinh từ quan hệ

sự vật khách quan và âm thanh Nghĩa mới này nảy sinh do mối quan hệ(tương đồng hoặc tương phản) giữa các thực thể tinh thần Nhưng muốn đầy

đủ và sâu sắc hơn phải tính đến quan hệ ngang với các từ khác nhau trong hệthống cấu trúc hình ảnh, hình tượng, thậm chí liên quan tới chủ đề của tácphẩm đối với một số tác phẩm cổ điển nhiều khi giải mã từ bằng sự hiểu biếtcủa cả một nền văn hóa Cho nên những vấn đề thuộc phong tục tập quán, tưtưởng của một thời trở nên rất cần thiết cho việc xác định nghĩa biểu trưngcủa từ Nghĩa biểu trưng của từ thường là sự cộng tần của nhiều yếu tố đó

- Tính hàm súc: Đối với tín hiệu ngôn ngữ, thì như đã nói trên có tính

đa trị: cùng một cái biểu đạt có thể ứng với nhiều cái được biểu đạt, và có thểthực hiện nhiều chức năng khác nhau trong giao tiếp ngôn ngữ

Ở tín hiệu thẩm mĩ cũng tương tự như vậy: một cái biểu đạt của tín hiệuthẩm mĩ có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa thẩm mĩ và được cảm thụ, lí giải theochiều hướng đa dạng, phong phú, tạo nên tính hàm súc

Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa tính hàm súc của tín hiệu thẩm mĩ vàtính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ đó là: Tín hiệu ngôn ngữ có thể có nhiềunghĩa ngay cả khi nó tồn tại ở dạng đơn lẻ, chưa tham gia vào hoạt động giaotiếp Trong khi đó tính hàm súc của tín hiệu thẩm mĩ chỉ hình thành và tồn tạitrong tác phẩm văn chương, trong một ngữ cảnh nhất định và cần được độcgiả lĩnh hội, giải mã trên cơ sở tín hiệu ngôn ngữ, quan hệ của chúng trongvăn bản và quan hệ với ngữ cảnh sử dụng

Trang 26

- Tính dân tộc và tính cách tân: Tính dân tộc của tín hiệu thẩm mĩ trướchết thể hiện ở chất liệu đậm đà bản sắc dân tộc Các yếu tố hiện thực xuất hiện ởmột dân tộc nhất định, trong một nền văn hóa nhất định đều sự chi phối của nềnvăn hóa dân tộc đó Cho nên tín hiệu thẩm mĩ có những nét chung đồng thờicũng có những nét riêng cho mỗi dân tộc Các tín hiệu thẩm mĩ đều được khaithác từ hiện thực nên qua chúng người ta có thể nghe được hơi thở của dântộc mình.

Tính cách tân thể hiện ở sự đổi mới, sáng tạo khi sử dụng tín hiệu thẩm

mĩ song cách tân phải quan hệ biện chứng hữu cơ với truyền thống Chínhtrong tương quan với truyền thống, những nét mới mẻ, độc đáo của mỗi tínhiệu thẩm mĩ mới được bộc lộ Cách tân có thể là việc sáng tạo một tín hiệutrước đây chưa từng có Nhưng chủ yếu vẫn là ở sự cải tạo, đổi mới các tínhiệu sẵn có

“Xuân Diệu mới nhất trong các nhất thơ Mới” Chính sự cách tân, sáng

tạo rất riêng biệt trong thơ ông mà Xuân Diệu đã chiếm một vị trí không nhỏtrong thơ Việt Nam Hơn sáu mươi năm trước, lần đầu tiên thơ ca Việt Nam cónhững câu thơ vừa hết sức mới mẻ, vừa thuần thục, tiếp thu được tinh hoa củatâm hồn và ngôn ngữ dân tộc lại có một dáng vẻ hiện đại, tươi trẻ và duyên dáng

Xin cùng đọc một khổ thơ đẹp của bài “Thơ duyên”

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân Chim nghe trời rộng giang thêm cánh Hoa lạnh chiều mưa sương xuống dần”

Một cách cảm nhận, một phác thảo chưa từng xuất hiện trước đấy vềmùa thu trên đồng quê nước Việt Chút bâng khuâng thanh dịu, một vẻ đẹpđượm buồn kín đáo thấm nhẹ nhàng vào lòng người Tâm hồn người đọc nhưđược lay động pha chút vỗ về, thanh lọc Điều kì diệu đằng sau câu chữ ấy

Trang 27

phải chăng là cái hồn, cái thần thái Việt nam mà chính Xuân Diệu cho là:

“khó diễn tả ra cho rõ” và “phải có một thứ cảm xúc riêng để cảm nghe”.

Cảnh vật mùa thu ấy thì đã có từ ngàn đời nhưng cách cảm nhận thìhoàn toàn mới: cái phân vân của cánh cò, đôi cánh chim giang rộng thêm dướiánh chiều và cánh hoa lạnh hơi sương là những chi tiết cốt lõi diễn đạt hiệnthực tâm trạng cũng chính là chân dung tinh thần của đời sống đương thời

Thực ra cái cảnh thu hồn bên ngoài ấy đã được “cảm” hơn là “thấy”

cũng như:

“Những luồng run rẩy rung rinh lá”

Và “Cành biếc run run chân ý nhi”

Đều là những “giao cảm bên trong” dĩ nhiên thông qua sự quan sát,

lắng nghe tinh tế cái bên ngoài Chính Xuân Diệu cũng đã có lần xác nhận:

“không phải là sự mô phỏng hiện tượng thiên nhiên mà là giao cảm tinh vi.

Câu chữ mang hơi thở hiện đại ” (Xuân Diệu nói về “Đây mùa thu tới” - Hà

Minh Đức)

- Tính hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ: hầu hết các nhà nghiên cứu vănhọc hiện nay đều sử dụng phương pháp hệ thống, vì đây là phương pháp cóhiệu lực hơn cả Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có thể bao quátcác hiện tượng và lý giải các hiện tượng riêng lẻ Khi nói đến hệ thống thì cáithen chốt là mối quan hệ Vì hệ thống là một thể thống nhất gồm các yếu tố cóquan hệ quy định lẫn nhau Mỗi yếu tố có một giá trị ấy quan hệ với các yếutố khác quyết định Từ quan hệ mà tìm ra giá trị yếu tố Thông thường người

ta dùng quan hệ ngang và quan hệ dọc để xác định giá trị của một yếu tố.Ngoài ra, người ta cũng thường nói đến các quan hệ đồng nhất và đối lập,quan hệ cấp độ, quan hệ giữa các bình diện

- Như vậy, khi xem xét tín hiệu thẩm mĩ theo quan điểm hệ thống trướchết phải đặt nó trong quan hệ ngang và quan hệ dọc Khi xuất hiện trong một tác

Trang 28

phẩm văn học, tín hiệu thẩm mĩ đều có quan hệ với các tín hiệu trong tác phẩm.Người ta gọi đó là quan hệ ngang Còn quan hệ dọc là quan hệ của nó với cácbiến thể của chính các tác phẩm cùng thời hay trong chiều dọc của lịch sử mộtnền văn học.

Ví dụ: một số cặp quan hệ ngang thường xuất hiện trong văn học

- Gió - bão: thường có ý nghĩa chỉ sự xung đột dữ dội.

- Gió - mưa: được hiểu với nghĩa là nỗi gian lao, bất hạnh của cuộc

đời, nó còn chỉ quan hệ tình dục

- Gió - bụi: chỉ sự từng trải trong cuộc sống, nỗi gian lao trên đường đi

- Sương - gió: thường nói đến những người phụ nữ phải sống cuộc đời

bán thân nuôi miệng

- Gió - trăng: chỉ sự thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cũng có

thể hiểu tình trăng gió, chỉ thỏa mãn nhục dục chứ không gắn bó

Thành tựu khoa học thế kỉ XX về logic “tập mờ” đã chỉ ra một đặc

trưng cơ bản của tư duy con người, tư duy nghệ thuật là tư duy mờ

L.A.Zedeh gọi là “suy luận gần đúng” Trong hiện thực khách quan hiện

tượng này càng phổ biến thì độ mờ càng cao, sâu đậm hơn trong ý thức củacon người Khi đi vào ngôn ngữ, nhất là vào ngữ nghĩa phát ngôn do gắn với

các nhân tố, độ mờ ấy còn nhân lên gấp bội Khái quát “non-finitio” nghĩa là

“không hoàn thiện”, “không nói hết” của lý luận nghệ thuật hiện đại chủ

nghĩa vừa để xác nhận đặc trưng mơ hồ của thể tiếp nhận, vừa khẳng định tínhiệu ngôn ngữ là loại giao tiếp đa nghĩa Nghĩa và ý nghĩa của nó trong giao

tiếp gần như vô tận Chính đặc tính “phi vật thể” nghĩa sinh ra nghĩa của thể

chất liệu đã tạo cho tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật có thể chiếm lĩnh chiều sâurộng không cùng mặt đời sống vốn không thể hiện ra bề ngoài hữu hình củathế giới vật thể

Trang 29

Thông thường tính “phi vật thể” và “phi trực quan” của tín hiệu thẩm

mĩ trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện một cách tập trung nhất ở thơ trữ tình.Trong những tín hiệu nguyên cấp và tín hiệu ngôn từ thông thường, ngôn ngữthơ trữ tình là sự vượt thoát lên cái nặng nề của chất liệu để đạt tới sự hài hòa

- một phẩm chất cần yếu nhất của nghệ thuật

“Gió” trong thơ Xuân Diệu là một tín hiệu thẩm mĩ Vì thế để nghiên

cứu, tìm hiểu về tín hiệu thẩm mĩ này luận văn dựa trên cơ sở lí thuyết vừatrình bày ở trên Ngoài những vấn đề lí thuyết chung, thông qua quan hệ kết

hợp và quan hệ thay thế tín hiệu thẩm mĩ “gió” sẽ được tìm hiểu những nét

đặc biệt trong khả năng kết hợp, và những đóng góp của nó trong việc thểhiện nghĩa

2 Ba bình diện: Kết học, nghĩa học và dụng học trong nghiên cứu ngôn ngữ

Lý thuyết ba bình diện trong nghiên cứu ngôn ngữ ra đời từ lý thuyết vềtín hiệu học của nhà ngôn ngữ học Charles Sanders Peirce, người sáng lập ratín hiệu học Mĩ Sau này được Charles William Morris hoàn chỉnh và phổ

biến chúng, theo Morris: “Cú học nghiên cứu những quan hệ hình thức giữa các tín hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ tín hiệu với các sự vật mà tín hiệu

có thể áp đặt được cho chúng và dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng”.

Tín hiệu thẩm mĩ “gió” khi đứng độc lập thuộc phạm trù từ loại, xét theo

ý nghĩa khái quát chung thì nó là danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên

Trang 30

2.1 Bình diện kết học

Kết học (syntax) là phương diện liên kết tín hiệu với tín hiệu để tạo ramột thông điệp Tuy nhiên, trong một hệ thống tín hiệu, không phải các tínhiệu liên kết với nhau theo bất kì qui tắc nào cũng cho ta một thông điệp cóthể lĩnh hội được Vì vậy, kết học là lĩnh vực của các qui tắc hình thức kếthợp tín hiệu thành một thông điệp Nói tóm lại, kết học là lĩnh vực nghiên cứuquan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu trong thông điệp

Trong ngôn ngữ học, tương ứng với kết học là lĩnh vực ngữ pháp, đặcbiệt là cú pháp Cú pháp là sự nghiên cứu các mối quan hệ giũa các hình tháingôn ngữ, xem xét chúng được được sắp xếp như thế nào trong chuỗi lời nói và

những chuỗi nào được coi là tổ chức tốt nhất, Diệp Quang Ban trong công trình

“Câu tiếng Việt và các bình diện nghiên cứu câu” cũng diễn giải: kết học là

bộ môn nghiên cứu những mối quan hệ giữa các kí hiệu ngôn ngữ trong chuỗilời nói và nói chung là trong trình tự trước sau về thời gian của chúng Trongngôn ngữ, các kí hiệu đó trước hết là các từ Kết học trong phạm vi nghiên cứucâu được gọi là cú pháp và gồm có cú pháp câu và cú pháp cụm từ

Nguyễn Thị Lương cũng có một quan điểm tương tự: “Bình diện ngữ pháp câu nghiên cứu các qui tắc, cách thức liên kết các từ thành cụm từ (gọi

là cú pháp cụm từ) và thành câu, các kiểu câu (gọi là cú pháp câu)”.

Nghiên cứu dưới góc độ kết học, từ chủ yếu được xem xét ở nội dung:vị trí, khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp Như vậy, trên bình diện kết học,

từ chủ yếu được xem xét như là một đối tượng mang tính ổn định, dựa trên

mô hình cấu trúc có sẵn

Trong thơ Xuân Diệu tín hiệu thẩm mĩ “gió” không chỉ nằm trong cấu

trúc có sẵn mà còn xuất hiện ở những vị trí mà thông thường không thuộc về

nó, đảm nhận vai trò ngữ pháp vốn có không thuộc về nó đã tạo nên những

Trang 31

kết hợp bất thường trong diễn đạt Đó là những đóng góp nổi bật của XuânDiệu và cũng là một trong những đặc điểm làm nên sức hấp dẫn kì lạ cho thơ

2.2 Bình diện nghĩa học

Nghĩa học (semantics) là phương diện của những quan hệ giữa tín hiệuvà hiện thực được nói tới trong thông điệp, nói đúng hơn là giữa tín hiệu vớivật được qui chiếu trong thông điệp Đây là lĩnh vực của chức năng miêu tả,của những thông tin miêu tả, thông tin sự vật Không nên đồng nhất nghĩa họccủa tín hiệu học với ngữ nghĩa học thông thường Nghĩa học của tín hiệu họcchỉ bao gồm nội dung miêu tả, tức là nội dung có thể đánh giá theo tiêu chíđúng sai của logic Còn ngữ nghĩa học của ngôn ngữ học bao gồm tất cả nộidung tinh thần mà đơn vị ngôn ngữ có thể gợi ra ở người sử dụng Như vậy,ngữ nghĩa học rộng hơn nghĩa học của tín hiệu học

Bình diện ngữ nghĩa của từ gọi chung là ý nghĩa của từ Tuy nhiên, có

nhiều cách hiểu về ý nghĩa của từ Cách hiểu phổ biến hiện nay là: “Ý nghĩa của từ là một cấu trúc gồm một số thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần trong cấu trúc ý nghĩa đó tương ứng với một chức năng của từ” Chẳng hạn, từ có

chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng và tương ứng với chức năng biểu thịquan hệ của từ với các từ khác là thành phần ý nghĩa ngữ pháp của từ Nhưvậy, có hai phạm trù ý nghĩa của từ: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp.Mỗi phạm trù ý nghĩa lại bao gồm một số thành phần nghĩa nhỏ hơn Xét vềphạm trù ý nghĩa từ vựng, người ta phân biệt các thành phần nghĩa như sau: ýnghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa ngữ dụng

- Ý nghĩa biểu vật: Đó là thành phần ý nghĩa liên quan đến các sự vật,hiện tượng trong thực tế khách quan Nhưng ý nghĩa biểu vật của từ mangtính khát quát, nó được trừu tượng hóa khỏi những biểu hiện cụ thể của sựvật, hiện tượng Sự khái quát của nghĩa biểu vật trở nên xác định khi từ đượcsử dụng Khi sử dụng, nghĩa biểu vật của từ tương ứng với những sự vật, hiện

Trang 32

tượng, tính chất… cụ thể, xác định Sự tương ứng giữa nghĩa của từ với sựvật, hiện tượng trong thực tế khách quan được gọi là sự chiếu vật, hay sự hiệnthực hóa nghĩa của từ trong sử dụng Song, ngay cả khi sử dụng nghĩa của từvẫn chứa những đặc điểm khái quát Chính vì vậy, để có được tính hìnhtượng, hình ảnh câu cho câu văn, từ ngữ trong văn chương phải nêu được cáibiểu hiện cụ thể, chi tiết của sự vật, hiện tượng cũng như của hành động, tínhchất… được nói đến trong tác phẩm.

Rất phổ biến trong văn chương là hiện tượng sử dụng đa nghĩa, tứccách dùng một từ tương ứng với nhiều nghĩa khác nhau

Chẳng hạn như: “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

(Vội vàng - Xuân Diệu)

“Nắng hạ” và “xuân” vừa chỉ những mùa thực trong năm, vừa chỉ các

giai đoạn tuổi tác trong đời người

- Ngoài thành phần nghĩa biểu vật, trong nghĩa của từ còn có thànhphần nghĩa biểu niệm Đó là thành phần ý nghĩa liên quan đến ý niệm haykhái niệm về sự vật, hiện tượng Nhưng thành phần ý nghĩa này không trùngvới khái niệm trong logic học vì đó là ý niệm hay khái niệm gắn liền với đặcđiểm của ngôn ngữ Cho nên, chỉ cần dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, có hiểubiết đủ để dùng từ cho đúng vì ý nghĩa biểu niệm có chức năng công cụ, tổchức lời nói, nó còn có tính dân tộc

- Ý nghĩa ngữ dụng: Đó là thành phần ý nghĩa liên quan đến hoạt độngcủa từ trong các tình huống giao tiếp Cho nên, chúng ta phải dựa vào ngữcảnh để xác định thành phần ý nghĩa này

Ví dụ: Từ “vịt giời” trong tiếng Việt, ngoài ý nghĩa “loài chim sống hoang dã trong tự nhiên, cùng với vịt nhà”, còn có ý nghĩa là “con gái”.

Ý nghĩa này mang đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc

Trang 33

Trong văn chương, cá tác giả thường sử dụng ý nghĩa biểu niệm khácnhau bằng cách dùng những từ ngữ khác nhau ứng với một ý nghĩa biểu vậtđồng nhất Mục đích dùng như vậy để thể hiện những cách nhìn khác nhau,cách đánh giá khác nhau về một sự vật, hiện tượng trong những hoàn cảnhkhác nhau là rất phổ biến Vì điều đó cho thấy được thái độ của tác giả đối vớinhân vật hay quan điểm của tác giả về sự vật, hiện tượng được nói tới.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình, nên ý nghĩa ngữ pháp của

từ không được thể hiện trong nội bộ hình thức của từ mà chỉ có thể xác địnhđược thông qua quan hệ của từ với những từ khác khi sử dụng Ý nghĩa từvựng là cơ sở để xác định ý nghĩa ngữ pháp cũng như chi phối hoạt động ngữpháp trong cụm từ và trong câu Mặt khác, ý nghĩa hoạt động ngữ pháp của từlại là căn cứ để xác định ý nghĩa từ vựng Cho nên, để tạo ra những kết hợpbình thường về ý nghĩa khi sử dụng, ý nghĩa từ vựng của từ chi phối hoạtđộng ngữ pháp Sự phá vỡ những qui tắc kết hợp sẽ tạo ra những tổ hợp bấtthường về nghĩa Song, để gây ra những bất ngờ trong cách hiểu tăng tínhhình tượng của câu văn, các nhà nghệ thuật ngôn từ rất ưa tạo ra những tổ hợpbất thường về nghĩa buộc người giải mã, người đọc phải tìm những cách lígiải khác về nghĩa của từ trong tổ hợp Đây chính là điểm thành công củanghệ thuật dùng từ trong văn chương

Chẳng hạn như: Từ điển giải thích từ “gió” - không khí chuyển động Đối với danh từ “gió” thường kết hợp với các từ chỉ hướng “Bắc, Đông, Nam, Tây” hay các danh từ khác như: “trăng, máy, bụi…” hay các động từ: “lùa, thốc, thổi, cuốn,…” nhưng Xuân Diệu độc đáo hơn khi kết hợp với tính từ:

“thơm, đào, lướt thướt…” và các động từ nhân hóa như: “ kêu, than, chạy, tắt thở…” Trong giao tiếp bình thường không ai sử dụng kết hợp như vậy,

nhưng trong văn chương thì điều đó lại được chấp nhận và trở thành tài năngcủa nhà thơ trong việc sử dụng nghệ thuật ngôn từ

Trang 34

Nói tóm lại, nghĩa của từ là một thể hợp nhất Tất cả cách thành phầnhợp với nhau để tạo thành một giá trị biểu đạt nhất định.

2.3 Bình diện dụng học (pagmatics)

Ch.W.Morris định nghĩa “Dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người lí giải chúng” Về sau, Morris nhận thấy rằng định nghĩa ban đầu

của mình đã tách rời ba lĩnh vực kết học, nghĩa học và dụng học, coi kết họcvà nghĩa học là tiền dề của dụng học Nhưng thực tế cho thấy, trong kết họcvà nghĩa học đã có những yếu tố của dụng học Do đó, khi xem xét ngôn ngữ

dưới góc độ tín hiệu học ông định nghĩa như sau: “Ngôn ngữ theo cách hiểu hoàn toàn tín hiệu học là mọi tập hợp liên chủ thể những tín hiệu mà cách sử dụng bị quyết định bởi các qui tắc kết học, nghĩa học, dụng học” Định nghĩa

này cho thấy mầm mống của tư tưởng thống hợp ba lĩnh vực Trên cơ sở đó,

ông đã sửa đổi định nghĩa về dụng học đó là: Dụng học là bộ môn của tín hiệu học nghiên cứu nguồn gốc cách dùng và tác dụng của tín hiệu trong khuôn khổ hành vi, nghĩa học nghiên cứu ý nghĩa của tín hiệu xét theo mọi góc độ của nó, kết học nghiên cứu sự tổ hợp các tín hiệu mà không quan tâm tới ý nghĩa riêng biệt hay quan hệ của chúng với hành vi trong đó chúng xuất

hiện (Cơ sở ngữ dụng học, tr.58) Ông cũng khẳng định đúng đắn rằng có

những qui tắc thuần túy ngữ dụng trong ngôn ngữ

Như vậy, dụng học được hiểu là bộ môn nghiên cứu việc sử dụng ngônngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh xã hội, đặc biệt là những ý nghĩa củaphát ngôn xuất hiện trong các tình huống

- Bình diện dụng học của tín hiệu thơ: Thơ là hình thức đối thoại trữtình trực tiếp của nhà thơ với cuộc đời Điều này lí giả tại sao trên bình diệngiao tiếp xã hội - nghệ thuật, nó là tiếng nói gặp gỡ, đồng cảm với nhiều côngchúng nhất

Trang 35

Tính đối thoại của thơ hay là sự tương tác của các vai giao tiếp trongthơ là thuộc tính không dễ thấy, không tường minh trên ngôn bản Thôngthường chỉ có nhà thơ - chủ thể trữ tình phát ngôn là luôn hiện diện trực tiếptrong thơ và dường như là ở một phía, còn phía người tiếp nhận là độc giả,công chúng yêu thơ Giao tiếp trong thơ cũng thuộc loại hình giao tiếp bằngngôn ngữ nên nó cũng có sự tham gia, chi phối bởi các yếu tố: nhân vật giaotiếp, hoàn cảnh giao tiếp.

+ Nhân vật giao tiếp: Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vàocuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ Nhân vật giao tiếp là một nhân tố quan trọngchi phối hoạt động giao tiếp Trong giao tiếp nghệ thuật, nhân vật giao tiếpgồm nhà văn và bạn đọc Tùy từng đối tượng bạn đọc (có thể là tri thức, nôngdân…) mà tư tưởng của nhà văn gửi gắm các thông điệp khác nhau sao chophù hợp với từng đối tượng như vậy Vai trò của độc giả rất quan trọng, vì độcgiả không chỉ xuất hiện ngay khi tác phẩm đã ra đời mà có mặt ngay trong quá

trình sáng tác Đúng với nhận định của I Lalich: “Cái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi trước tờ giấy trắng Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không muốn thừa nhận sự có mặt đó Chính độc giả đã ghi lên trên tờ giấy trắng cái dấu hiệu không thể tẩy xóa được của mình”.

+ Hoàn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm hoàn cảnh rộng vàhoàn cảnh hẹp Hoàn cảnh rộng là bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội chung củacả cộng đồng Hoàn cảnh hẹp là không gian, thời gian cụ thể thông điệp xuấthiện Hoàn cảnh chi phối nhất định đến cuộc giao tiếp

Do sự chi phối của thời đại, ở các giai đoạn khác nhau, ý nghĩa của tácphẩm này được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau, dẫn đến việc tạo nênnhiều cách đánh giá về nó

Hoàn cảnh hẹp trong tác phẩm văn học chính là ngữ cảnh của đối tượngđược xét Vấn đề ngữ cảnh bắt đầu được quan tâm trong các công trình

Trang 36

nghiên cứu ý nghĩa của câu trên thế giới vào những năm 1970 Ở Việt Nam

ngay từ những năm 1975 Hoàng Phê đã nhìn ra vấn đề khi ông viết: “Nghiên cứu ngữ nghĩa của từ… việc cần thiết quan trọng là phải đặt nghĩa của từ vào trong việc sử dụng, gắn liền với những quan hệ ngữ nghĩa sinh động, đa dạng, cụ thể Đó là việc tìm hiểu nghĩa của từ trong các tổ hợp từ, trong câu, trong văn bản và cả liên văn bản” Từ đó đến nay không có công trình nào

nghiên cứu về ngữ nghĩa, ngữ dụng lại không nghiên cứu đến ngữ cảnh

Đối với Nguyễn Thiện Giáp đã phân biệt ngữ cảnh với hoàn cảnh giao

tiếp khi ông viết: “Ngữ cảnh là những từ bao quanh hay đi kèm theo một từ, tạo cho nó tính xác định về nghĩa Hoàn cảnh nói năng là cái tình huống, bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: ai nói, nói bao giờ, nói ở đâu, nói với ai,

vì sao nói…”.

Còn theo Đỗ Hữu Châu, ngữ cảnh “là bối cảnh ngoài ngôn ngữ của một phát ngôn hay là những thông tin ngoài ngôn ngữ góp phần tạo nên nghĩa (của phát ngôn)”.

Hay nói đơn giản hơn, ngữ cảnh là toàn bộ thế giới môi trường chi phốiđến hoạt động bên ngoài lẫn bên trong của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ Nókhông là cái hạn định liên tục mở ra không gian và thời gian Tùy thuộc vào biênđộ lớn hoặc nhỏ của môi trường được xét mà nó có thể là rất rộng như quanniệm của Đỗ Hữu Châu hay hẹp hơn như cách hiểu của Nguyễn Thiện Giáp

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ có sự tham gia của nhiều nhân tố:nhà văn, tác phẩm, bạn đọc Nội dung tư tưởng hay thông điệp của cuộc giaotiếp nghệ thuật này để đến được với bạn đọc phải được mã hóa trong văn bảnnghệ thuật Người đọc có nhiệm vụ giải mã tìm ra thông điệp, khi đó cuộcgiao tiếp mới có kết quả

Thông qua các tín hiệu nghệ thuật mà ý đồ của tác giả đã được mã hóa

Như tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu đã được thi sĩ mã hóa và độc

Trang 37

giả là người phải giải mã thông điệp đó Bởi vậy, nó cũng chịu sự chi phốicủa các nhân tố giao tiếp, đó là: Nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp,phương tiện và cách thức giao tiếp.

+ Nội dung giao tiếp: là hiện thực, thực tế khách quan được các nhânvật giao tiếp đưa vào cuộc giao tiếp Trong văn bản nghệ thuật, nội dung giaotiếp đã được mã hóa trong tác phẩm, dưới các hình thức nghệ thuật Thơ XuânDiệu trước Cách Mạng tháng Tám nội dung chủ đạo là khát vọng mãnh liệtđến với cuộc đời, giao cảm với đời Cảm hứng về tình yêu là cảm hứng nổibật trong thơ Xuân Diệu

+ Mục đích giao tiếp: là ý đồ, ý định mà các nhân vật giao tiếp đặt ratrong một cuộc giao tiếp nhất định Đích giao tiếp là yếu tố quan trọng nhấttrong hoạt động giao tiếp, nó gần như chi phối toàn bộ việc lựa chọn các yếutố còn lại, toàn bộ cách thức tiến hành giao tiếp Còn trong văn bản nghệthuật, mục đích giao tiếp chính là tư tưởng mà tác giả thông qua tác phẩm gửiđến bạn đọc

Mục đích của Xuân Diệu khi sáng tác thơ không chỉ bộc lộ khát vọngsống, khát vọng yêu mà còn giãi bày tâm tư, tình cảm hay giãi bày tâm trạng

cô đơn, bế tắc trong tình yêu cũng như trong thời cuộc lúc bấy giờ ChínhXuân Diệu vào giai đoạn cuối cùng trước năm 1945 cũng đã buồn bã thừa

nhận: “Những năm 1943 - 1944, cái xã hội Việt Nam thật bế tắc, mình cảm

thấy ngột ngạt, tâm hồn đau buốt” (Trả lời phỏng vấn báo Đất Việt) Ẩn sau

tâm hồn nồng nàn si mê của Xuân Diệu là một nỗi cô đơn thăm thẳm

+ Phương tiện và cách thức giao tiếp: là hệ thống tín hiệu (ở đây làngôn ngữ) và cách truyền tín hiệu mà các nhân vật giao tiếp sử dụng trongquá trình giao tiếp Hệ thống tín hiệu được sử dụng thường xuyên nhất làngôn ngữ Đối với văn bản nghệ thuật thì phương tiện giao tiếp chính là vănbản nghệ thuật dưới dạng viết Trong văn bản nghệ thuật, ngoài nghĩa tường

Trang 38

minh được nói ra trực tiếp trên câu chữ còn có nghĩa hàm ẩn không được nói

ra trực tiếp mà chỉ được suy ra từ nghĩa trực tiếp Nghĩa hàm ẩn này chứađựng các thông tin liên cá nhân, thông tin ngữ dụng - những thông tin trọngyếu đối với tác phẩm văn học

Bởi thế để đạt được hiệu quả giao tiếp tối ưu trong văn bản nghệ thuậtthì nhà văn phải sử dụng biện pháp nghệ thuật như: lối nói gián tiếp, ẩn dụ,hoán dụ, phúng dụ, biểu trưng, biểu tượng,… một cách tốt nhất

Không những sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mà còn sử dụng từ ngữ

có chọn lọc, khéo léo sao cho phù hợp với lối diễn đạt, văn phong và đạt đượcmục đích cao nhất Đặc biệt trong văn bản thơ lối dùng từ đa nghĩa, tượngtrưng, cách diễn đạt mơ hồ luôn tạo ra sự lôi cuốn đối với độc giả

Xuân Diệu với phong cách thơ kì lạ, mới mẻ đầy sức sáng tạo đã thực

sự lôi cuốn được rất nhiều độc giả, đặc biệt là tầng lớp thanh niên yêu thơ

Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” cũng đã nói về phong cách thơ

Xuân Diệu: “Ngay lời thơ Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi Xuân Diệu viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Việt Câu văn tuồng bỡ ngỡ Nhưng cái dáng bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những con đường có sẵn Ý văn

xô đẩy, khuôn khổ các câu văn phải lung lay Nhưng xét trông ra, cái náo nức, cái xôn xao của Xuân Diệu cũng là cái náo nức, xôn xao của thanh niên Việt Nam bấy giờ Sự đụng chạm với phương Tây đã làm tan rã bao nhiêu bức thành kiên cố” Nên chính lối diễn đạt Tây quá của Xuân Diệu thời bấy

giờ cũng có nhiều người khen nhưng không ít người chê Nhưng việc khenchê là lẽ thường tình vì đó là quan điểm của mỗi cá nhân, còn Xuân Diệu thìvẫn là Xuân Diệu, nếu vì chê mà không dám thể hiện cái tôi trữ tình chân thật

của mình thì ngày nay đã không có Xuân Diệu “mới nhất trong các nhà thơ Mới” cho chúng ta thưởng thức và nghiên cứu.

Trang 39

Dựa trên những lí thuyết trên, luận văn tiến hành tìm hiểu về tín hiệu

thẩm mĩ “gió” với tư cách là một trong những phương tiện giao tiếp được Xuân Diệu sử dụng trong thơ trước Cách mạng qua hai tập “Thơ Thơ” và

“Gửi hương cho gió” Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ thể hiện được phần nào

vai trò của phương tiện giao tiếp này trong việc thể hiện nội dung, mục đíchgiao tiếp của tác giả dựa trên những ngữ cảnh (hoàn cảnh giao tiếp hẹp) khácnhau, góp phần đánh giá đúng giá trị của nó trong cuộc giao tiếp nghệ thuậtvà phần nào thể hiện được ý đồ nghệ thuật mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc

Trang 40

luận văn tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ “gió” đi từ cội nguồn là tín hiệu tự nhiên.

Bên cạnh đó, những tính chất của tín hiệu thẩm mĩ giúp luận văn có định

hướng tìm ra giá trị của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong những tác phẩm thơ của

Xuân Diệu trước Cách mạng

Lý thuyết về ba bình diện trong nghiên cứu ngôn ngữ là vấn đề chủchốt trong việc thực hiện đề tài Nắm được lý thuyết này thì việc tìm hiểu tín

hiệu thẩm mĩ “gió” sẽ đi đúng hướng Bình diện kết học sẽ nghiên cứu tín

hiệu thẩm mĩ này liên kết hay kết hợp với các tín hiệu thẩm mĩ khác theo cáckiểu quan hệ Bình diện nghĩa học sẽ thông qua các kiểu kết hợp như vậy để

tìm hiểu nghĩa của “gió” trong tổ hợp Bình diện dụng học sẽ tìm hiểu giá trị của tín hiệu thẩm mĩ “gió” thông qua những ý nghĩa mà nó thể hiện.

Như vậy, để tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước

Cách mạng thì các vấn đề cơ bản về lý thuyết trên đây đóng vai trò rất quantrọng, nó là kim chỉ nam để giúp luận văn đi đúng hướng và nhìn nhận vấn đềsâu sắc hơn

Ngày đăng: 05/04/2014, 17:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyên An (1996), “Xuân Diệu có một lần”, Sách Xuân Diệu thơ và đời , Nxb Văn học, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xuân Diệu có một lần”, Sách Xuân Diệu thơ và đời
Tác giả: Nguyên An
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1996
2. Lê Biên (2000), Từ loại tiếng Việt, Nxb GD, Đà Nẵng 3. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt", Nxb GD, Đà Nẵng3. Diệp Quang Ban, "Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2000
4. Huy Cận (1987), Thơ tình Xuân Diệu, sách con người và tác phẩm, Nxb tác phẩm mới, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ tình Xuân Diệu
Tác giả: Huy Cận
Nhà XB: Nxb tác phẩm mới
Năm: 1987
5. Nguyễn Phan Cảnh (2011), Ngôn ngữ thơ, Nxb văn hoá thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb văn hoá thông tin
Năm: 2011
6. Đỗ Hữu Châu, Ngữ nghĩa học hoạt động và ngữ nghĩa học hệ thống, TCNN, số 3/1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học hoạt động và ngữ nghĩa học hệ thống
7. Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb GD 8. Đỗ Hữu Châu (2009), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học", Nxb GD8. Đỗ Hữu Châu (2009), "Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb GD 8. Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb GD8. Đỗ Hữu Châu (2009)
Năm: 2009
9. Đỗ Hữu Châu, Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, TCNN, số 3/1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật
10. Phạm Thị Xuân Châu (2004), Gió trong thơ Đường, LVTS, ĐHSPHN 11. Xuân Diệu (1968), Gửi hương cho gió, Saigon: Hoa Tiên tái bản 12. Xuân Diệu (1938), Thơ Thơ (tập thơ đầu) (1935 - 1938), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gió trong thơ Đường", LVTS, ĐHSPHN11. Xuân Diệu (1968), "Gửi hương cho gió", Saigon: Hoa Tiên tái bản12. Xuân Diệu (1938), "Thơ Thơ (tập thơ đầu) (1935 - 1938)
Tác giả: Phạm Thị Xuân Châu (2004), Gió trong thơ Đường, LVTS, ĐHSPHN 11. Xuân Diệu (1968), Gửi hương cho gió, Saigon: Hoa Tiên tái bản 12. Xuân Diệu
Năm: 1938
13. Lê Tiến Dũng (1998), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 -1945, Nxb GD, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 -1945
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1998
14. Hà Minh Đức (2009), Xuân Diệu - Vây giữa tình yêu, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Diệu - Vây giữa tình yêu
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2009
16. Hà Minh Đức (1992), Thơ Tình Xuân Diệu, Nxb ĐH và GD chuyên nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Tình Xuân Diệu
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb ĐH và GD chuyên nghiệp Hà Nội
Năm: 1992
17. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1996
18. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình sáng tạo thơ ca
Tác giả: Bùi Công Hùng
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2000
19. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ "văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
Năm: 1999
20. Đỗ Việt Hùng - Nguyễn Ngân Hoa (2006), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
Tác giả: Đỗ Việt Hùng - Nguyễn Ngân Hoa
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2006
21. Đặng Thị Thu Hiền, Ý nghĩa biểu trưng của gió (phong) và các biểu thức chứa gió trong truyện Kiều, TCNN, số 10/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa biểu trưng của gió (phong) và các biểu thức chứa gió trong truyện Kiều
22. Đỗ Việt Hùng (2011), Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2011
23. Nguyễn Văn Khánh (2003), Quan niệm về thơ của Xuân Diệu, Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về thơ của Xuân Diệu
Tác giả: Nguyễn Văn Khánh
Năm: 2003
24. Phong Lê (1999), Xuân Diệu - mùa xuân và tình yêu, sách vẫn chuyện văn và người, Nxb Văn hóa thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Diệu - mùa xuân và tình yêu
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1999
25. Thế Lữ, Một nhà thi sĩ mới Xuân Diệu, báo Ngày nay số 46/1937 26. Nguyễn Thị Lương (2009), Câu tiếng Việt, Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một nhà thi sĩ mới Xuân Diệu", báo Ngày nay số 46/193726. Nguyễn Thị Lương (2009), "Câu tiếng Việt
Tác giả: Thế Lữ, Một nhà thi sĩ mới Xuân Diệu, báo Ngày nay số 46/1937 26. Nguyễn Thị Lương
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w