2. Ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
2.2.3. “Gió” mang lại niềm vui và sự sống
Bản thân gió là khí trời, cho nên hưởng được cái không khí trong lành, mát mẻ của “gió” khiến vạn vật thêm sinh khí. Do đó, nó còn là biểu tượng cho niềm vui và sự sống.
“Gió” giống như khách thừa lương, mang đi rải khắp nhân gian để giúp người, giúp đời:
(30) Gió qua như một khách thừa lương Lay nắng trên mình lá loáng sương. Hoa cúc dường như thôi ẩn dật, Hoa hồng có vẻ bận soi gương …
Hạnh phúc vờn trong buổi sớm mai, Vừa tầm với bắt của tay người; Ái tình đem máu dâng lên diện; - Thi sĩ đi đâu cũng thấy cười.
(Lạc quan) (31) Khi mai dậy sớm trời êm ái;
Cửa sổ thênh thang mở gió hồ: Hơi mát đưa hùa theo ánh sáng; Cành gần, chim rộn tiếng đùa nô.
(giờ tàn) (32) Gió ấy, đầu hoa ngang ngửa thắm
Nhị vàng hoa cạnh liếc hoa bên.
(Lưu học sinh)
Với kết hợp “gió qua” theo quan hệ C - V ở (30), gió đóng vai trò là chủ thể và mang tính chủ động. Hành động “gió qua” được so sánh “như một
khách thừa lương”, đó là một vị khách giàu có mang đến cho vạn vật niềm
vui và sinh khí. Danh từ “lương” ở đây đó là nguồn thức ăn cung cấp năng lượng cho con người và vạn vật để mang đến sự sống cho muôn loài. Gió bay đến mang theo nguồn sinh khí như vậy khiến cho “hoa cúc” dường như thôi ẩn dật và “hoa hồng” có vẻ bận soi gương. Hình ảnh “hoa cúc” - thường
tượng trưng cho nỗi buồn sầu khổ, “hoa hồng” thường biểu trưng cho sắc đẹp. Hai sự vật này đi kèm với những động từ “thôi ẩn dật” và “soi gương” đã
đương nhân cách hóa giống như “gió” được so sánh với “khách”. Đó là một sự sống động, độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ thơ của Xuân Diệu. Hành động của “gió qua” đưa đến cho vạn vật nguồn năng lượng dồi dào, niềm vui của sự sống đã xóa tan cái sầu khổ của “hoa cúc” và làm cho “hoa hồng” trở nên tự tin, rực rỡ hơn với vẻ đẹp của mình. Gió đến còn mang lại niềm hân hoan, hạn phúc cho con người. Và ái tình nở rộ trên khuôn mặt đẹp của người con gái “hoa diện” khiến cho: Thĩ sĩ đi đâu cũng thấy cười.
Trong “Giờ tàn” với kết hợp “gió hồ” trong cụm danh từ mang đến cho vạn vật “hơi mát, ánh sáng” khiến cho “chim rộn tiếng đùa nô”. Còn trong “Lưu học sinh” thì hình ảnh “gió ấy” lại mang đến nguồn cảm xúc khiến cho sự vật trở nên tình tứ hơn: Nhị vàng hoa cạnh liếc hoa bên, động từ “liếc” thường sử dụng trong trường hợp hai đối tượng đã nảy sinh tình cảm, gió đến là nguồn động lực khiến cho tình cảm được bộc lộ trong cái hân hoan tươi thắm của những bông hoa.
Chính vì vậy mà “gió” trở thành đối tượng để thi nhân ao ước, chiếm lĩnh: (33) Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn…
(Vội vàng)
“Gió” chính là sự sống mơn mởn mà nhà thơ luôn khao khát “muốn
ôm”, “muốn riết”, để tận hưởng tận độ sự tuyệt vời ấy. Cho nên, lúc nào thi
nhân cũng mở rộng lòng mình để đón gió, đón nhận sinh khí, đón nhận sự sống, những gì tinh túy nhất của cuộc sống này:
(34) Lòng rộng quá chẳng chịu khung nào hết, Chân tự do đạp phăng cả hàng rào;
Ta mang hồn trèo lên những đỉnh cao Để hóng gió của ngàn phương gửi tới Hoa cỏ mạnh xông lên mùi xứ mới,
Đất nồng thơm dương tráng tựa chàng trai Sông núi phơi xa, đường xá vươn dài: Ta hăng máu chạy tìm duyên trẻ mạnh Tay thoắt mở đôi hồi nghe nẩy cánh, Dạ yêu đời thỏa mấy vẫn chưa an, Và lòng ta như vậy đó, nhân gian!
(Mênh mông)
Với kết hợp “hóng gió” trong cụm động từ thì gió biểu trưng cho nguồn sức mạnh thi hứng mà Xuân Diệu muốn đón lấy. Tuổi trẻ đầy khát vọng lớn lao, muốn lấy sức trẻ để dâng hiến cho đời, để tung bay, đưa hồn mình phiêu du khắp chốn, “hóng” lấy những ngọn gió của tình yêu tuổi trẻ đang ùa vào tâm hồn rộng mở của chàng thi sĩ đa tình Xuân Diệu. Chẳng ai hiểu được mình hơn chính bản thân mình, vì thế thi sĩ đã giải thích bản thân thông qua các ngôn từ như: lòng rộng quá, chân tự do; với tâm hồn bát ngát, tự do, tự tại như vậy nên khi thi sĩ không thể nào chịu được cảnh bị giam cầm bởi những nguyên tắc, qui định. Danh từ “khung” hay “hàng rào” hình ảnh ẩn dụ của hình thức bó buộc bản thân. Vì vậy, thi sĩ đã để hồn mình vút bay trong trời đất bao la, đi tới “những đỉnh cao/ để hóng gió của ngàn phương gửi tới” Biểu thức “gió ngàn phương” đó là những hình ảnh như: xứ mới, dương tráng
tựa chàng trai, sông núi phơi xa, đường xá vươn dài, duyên trẻ mạnh, dạ yêu đời. Tất cả những hình ảnh trên biểu trưng cho nguồn sinh khí dồi dào mà thi
đời bao la như Xuân Diệu thì có thể chịu bó mình trong một khung cảnh đầy những lối mòn, nguyên tắc trong bốn bức tường mà chỉ có ta đối diện với chính ta. Bởi thế, ở câu cuối khổ thơ Xuân Diệu đã khẳng định: “Và lòng ta
như vậy đó, nhân gian!” như muốn giãi bày cho mọi người hiểu được con
người của thi sĩ là như vậy đó.
Theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, gió xuân mang khí dương, lúc đang thịnh. Ngọn gió đông phong luôn mang trong nó cái hơi thở ấm áp của vũ trụ khi thiên nhiên quay trọn một vòng đã chuyển từ cực âm (mùa đông giá rét) sang cực dương (mùa xuân ấm áp, nồng nàn).
Theo thuyết âm dương ngũ hành, mùa xuân, mộc, phương đông là chủ. Lúc này, khí dương thịnh, cây cối tốt tươi, vạn vật tràn trề sức sống. Mùa xuân với sức sống mãnh liệt của nó lan tràn trên các trang thơ. Tâm hồn nhà thơ như có cánh, bay lên cùng cái vô tận, bao la, phù du và trôi nổi của gió xuân:
Hoa ánh thùy dương khê thủy thanh Vi phong lâm lí nhất chi khinh
(Tống Vũ Văn Lạc - Thường kiến) Dịch thơ:
Hoa thắm thùy dương nước suối trong Gió rừng hây hẩy nhánh cây cong
(Lê Nguyễn Lưu)
Xuân phong dao đãng tự đông lai Chiết tận anh đào trán tận mai
(Tự phụ mi - Bạch Cư Dị) Dịch thơ:
Phương đông phơi phới gió xuân hoài Ngát sạch anh đào nở rộ mai
Gió xuân mang lại nguồn sinh khí ấm áp, nuôi dưỡng vạn vật là ngọn
nguồn của sự sống, sự hồi sinh:
Li li nguyên thanh thảo Nhất thế nhất kho vinh Đã thỏa thiêu bất tận Xuân phong xuy hựu sinh
(Thảo) Dịch thơ:
Cỏ kia chằng chịt trê gò
Một năm thay đổi vịnh khô một lần Lửa đồng đốt chẳng trừ căn
Lại thêm mơn mởn khi xuân gió về
Bài thơ nói về cỏ nhưng qua đó ta thấy sự tác động của gió xuân với sự
hồi sinh của nó: Xuân phong xuy hựu sinh. (Gió trong thơ Đường)
Trong thơ Hàn Mặc Tử gió cũng trở thành ngọn gió “si tình”, “quấn
quýt”:
Gió đông đoài gặp tình si
Ôi chao quấn quýt nói gì nhớ thương
(Hàn Mặc Tử, Say hết đêm nay) Tuy nhiên, “gió” còn là trở lực, tác nhân phá hoại sự sống.