2. Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” ở cấp độ cụm từ 1 Khái quát
2.2.2. Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm động từ
“Cụm động từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ
chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ, và thành tố chính là động từ”.
Với kiểu kết hợp này “gió” là yếu tố phụ, làm bổ ngữ, bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm. Về vị trí: “Gió” đứng ngay sau động từ mà nó bổ sung ý nghĩa.
Mô hình chung của kiểu kết hợp này là: Động từ + Gió Các trường hợp cụ thể:
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới; Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
(Giục giã) Mái chèo đập mau! Ta thoát ngoài ta! Chín con rồng! nổi gió để buồm xa!
(Sầu)
Con ngựa trẻ ngất ngây đường diệu viễn, Chân nổi gió cứ mặt trời thẳng đến.
(Mênh mông) Kể chi chuyện trước với ngày sau;
Quên gió môi son với áo màu
Thây kệ thiên đường và địa ngục! Không hề mặc cả, họ yêu nhau.
Ta mang hồn trèo lên những đỉnh cao Để hóng gió của ngàn phương gửi tới
(Mênh mông) Chân thơm mang gió lại
Tay đẹp ngỡ ngàng chi.
(Chiều đợi chờ) Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng) Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh
Cho gió du dương điệu múa cành Cho gió đượm buồn thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh (Trăng) Những tiếng ân tình hoa bảo gió.
(Với bàn tay ấy) Dịu dàng như có, như không có,
Biển ở xa xăm gửi gió về.
(Nhớ mông lung) - Thế rồi họ khóc không nghe tiếng Trong lúc trăng tàn bạt gió khuya.
(Những kẻ đợi chờ) Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn
(Lời kỹ nữ) Năm nay lại vương bồi hồi gió sợi Năm nay hương đây lại tới bồi hồi.
Mỗi khi thu đua gió vàng lưỡng lự Có buồn chăng, lòng bận ở đâu xưa?
(Mơ xưa) Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều Là truyền tin nhấn gọi tình yêu.
(Gửi hương cho gió) Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió, Anh muốn vào dò xét giấc em mơ.
(Xa cách) Vì chút mây đi theo làn vút gió. Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?
(Giục giã) Khi bóng tối cũng reo hò: chủ nhật! Và áo màu làm gió, phất qua hiên.
(Đêm thứ nhất) Thế thôi. Anh nói làm sao được? Anh ngẩng đầu cao đợi gió hờ…
(Có những bài thơ) Thoảng màu đôi mắt lọc,
Bên lòng vang gió ngân (Chiều đợi chờ)
Trong cụm động từ, “gió” giữ chức năng làm bổ ngữ trực tiếp cho động từ trung tâm, “gió” chịu tác động của động từ đi trước là đối tượng mà hành động hướng đến. Các động từ ở kiểu kết hợp “động từ + gió” bao gồm các động từ chỉ hành động như: thổi, buộc, mang, gửi, theo, làm, đua,… và các động từ chỉ trạng thái như: bồi hồi, đợi, quên, ghen,... phần lớn là các động từ
ngoại động. Vì khi “gió” đứng sau làm bổ ngữ cho những động từ này đa phần không phụ thuộc vào nội dung của từ.
Trong cụm động từ có sử dụng kết từ để nối kết thành tố chính với thành tố phụ. Kết từ trong cụm thường đứng trước thành tố phụ sau.
Các trường hợp cụ thể:
Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây. (Cảm xúc) Đây lá bâng khuâng run trước gió; Đây em, cành thẹn lẩn cành thương
(Dâng) Anh chỉ như con chim bơ vơ
Lạnh lùng bay giữa gió, sương, mưa; (Muộn màng)
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò… (Đây mùa thu tới)
Với các kết từ “với, trước, giữa, trong” có tác dụng liên kết giữa thành tố chính là các động từ và thành tố phụ “gió” đứng sau thành tố chính. Bên cạnh đó, nó còn chỉ ra quan hệ về đối tượng như “ru với gió”, quan hệ về không gian, phạm vi như: “run trước gió”, “luồn trong gió”, “bay giữa gió” giữa hai thành tố trong cụm động từ.