2. Ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
2.1.1. “Gió” không gian nghệ thuật
Để hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, Lê Bá Hán trong cuốn: “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể
hiện tính chỉnh thể của nó”.
Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại
cùng thế giới nghệ thuật”. Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn:
“không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một
nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian
nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”. Như vậy, không gian nghệ thuật
là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tượng
nghệ thuật”. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ
cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không gian - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị trí của chủ thể trong không gian - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn. Điểm nhìn không gian được thể hiện qua các từ chỉ phương hướng, vị trí để tạo thành “viễn cảnh nghệ thuật”. Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm
văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
Trong cái mênh mông, bất tận của không gian thì con người quả thực rất nhỏ bé. Đối với các nhà thơ, không gian không chỉ đơn thuần tồn tại khách quan ngoài đời thực mà thông qua lăng kính khúc xạ bởi thế giới quan và tư duy thẩm mĩ của người nghệ sĩ, không gian đi vào tác phẩm thơ trở nên đẹp, tinh tế, sinh động hơn thông qua ngôn từ nghệ thuật. Chính vì vậy, ta có cả một không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. Gió - không gian nghệ thuật thì khái niệm không gian ở đây bao gồm toàn bộ sự tồn tại của tự nhiên, vũ trụ, con người,...ở bất cứ nơi nào có gió (khí).
2.1.1.1. “Gió” - trong bức tranh thiên nhiên rộng bao la
Gió vốn là sinh thể của tự nhiên cho nên nó có thể tác động đến vạn
vật. Nó mang lại một bầu không khí trong lành, mát mẻ, nhưng cũng có khi là tác nhân gây hại đến vạn vật. Trong thơ Xuân Diệu, gió nằm trong bức tranh thiên nhiên rộng bao la, bát ngát.
Với các kiểu kết hợp như: gió đều, gió thanh, nguy nga gió, ...trong
“gió + tính từ”, “tính từ + gió” cùng với các tín hiệu thiên nhiên khác đi
kèm. Ta có các trường hợp cụ thể:
(1) Núi tận chân trời đứng nghĩ xa,
Gió đều trang trải nguyệt bao la,
Êm êm núi biếc xinh như ngọc Và cũng buồn như nỗi nhớ nhà.
(2) Huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió, Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng.
(Buồn trăng) (3) Gió thanh chia mình
Trên cành lá biếc
(Tiếng không lời(Mây lưng chừng hàng)) Theo “Từ điển tiếng Việt” có giải thích: tính từ “đều” có nghĩa là ngang bằng nhau, tính từ “thanh” có nghĩa là trong, không đục; tính từ “nguy
nga” có nghĩa là cao lớn, lộng lẫy.
Như vậy, ngay trong bản thân các tính từ đã hàm chỉ ý nghĩa của cái đẹp trong sự đều đặn, thanh cao và lộng lẫy. Gió trong các kết hợp này từ vô hình đã trở nên hữu hình. Các động từ đi kèm sau đó là: “trang trải”, “chia
mình” gió càng trở nên sinh động, dường như chúng ta có thể quan sát được
trạng thái chuyển động của gió.
Trong các khổ thơ cùng với “gió” xuất hiện các sự vật như: núi, trăng,
trời, đất,… đều là các sự vật thuộc về thiên nhiên. Ở trường hợp (1), “núi”
được mô tả với các từ ngữ đi kèm đó là: tận chân trời, xinh như ngọc, êm êm,
biếc đều là các từ ngữ chỉ vẻ đẹp mang sức quyến rũ, sinh động đến ngất
ngây. Núi dường như kéo dài, bát ngát tới “tận chân trời”. Còn “nguyệt” (trăng) thì bao la. Tất cả vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vừa đẹp, vừa trải dài rộng rãi, mênh mông vô tận.
Gió còn xuất hiện “trên cành lá biếc”, từ “biếc” được Xuân Diệu sử
dụng để mô tả màu xanh của núi, của lá và của trời. Đó là một màu xanh trong và đẹp, ánh lên như ngọc. Các tính từ khác ở trường hợp (3) như: huy hoàng, rộng để mô tả trăng; xanh biếc, cao để mô tả trời; bạc, bằng để mô
tả đất. Các tính từ này xuất hiện càng làm cho bức tranh thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu trở lên lộng lẫy, bát ngát hơn. Sự vật thiên nhiên được qui
chiếu với các tính từ trên mở ra một không gian vô tận, trải dài, rộng mênh mông. Đồng thời trong cái không gian đó vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đẹp, quyến rũ, lung linh và lộng lẫy. Đó là những câu thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên với tầm quan sát xa và rộng, mở ra một không gian thoáng đãng, mênh mông.
Ngôn từ miêu tả của Xuân Diệu quả thực rất trác tuyệt góp phần tô điểm cho bức tranh thiên nhiên trở nên lung linh hơn với cuộc sống đời thực.
Gió xuất hiện mang thêm nguồn sinh khí dồi dào cho bức tranh đó. Cũng
giống như “gió” trong thơ Hàn Mặc Tử tô điểm thêm cho cảnh sắc thần tiên, trong sáng, tinh khôi:
“Liên hồ đây, bốn mùa xuân cả bốn, Ngát hương đưa trong gió sớm chơi vơi Là nước mát và chưa bao giờ bợn Vết phong trần đưa lại ở xa khơi”
(Hàn Mặc Tử, Quần tiên hội)
Các từ ngữ như: hồ, mùa xuân, ngát hương, sớm, nước mát, chưa bao
giờ bợn đã diễn tả được vẻ đẹp trong trẻo, thuần khiết của thiên nhiên trong
thơ Hàn Mặc Tử.
Tất cả đều có sự hài hòa của thiên nhiên, tạo vật làm say lòng người. Bên cạnh đó, gió thường đóng vai trò là không gian trữ tình của tác giả bộc lộ rõ nét hơn, sâu sắc hơn và cũng tinh tế hơn. Xuân Diệu mượn “gió” để diễn tả những rung động sâu xa từ tận đáy hồn mình, những rung động mà bằng lời lẽ thông thường khó có thể diễn đạt được.
2.1.1.2. “Gió” - không gian trữ tình
Ở trên đó là không gian trong bức tranh thiên nhiên, còn ở đây đó là không gian trữ tình. Có thể hiểu trữ tình đó là những rung cảm trong chính tâm hồn người nghệ sĩ không chỉ quan sát bằng mắt để thấy được cảnh sắc
thiên nhiên nữa, mà chính thiên nhiên tác động vào thế giới tâm hồn của người nghệ sĩ khiến những rung động sâu xa được bộc lộ. Không gian trữ tình hay đó là thế giới nội tâm của tác giả muốn thể hiện qua từng con chữ trong thi ca. Gió chính là nguyên nhân gây nên những rung động tinh tế như vậy.
a. “Gió” - không gian của những rung động tinh tế
Xuân Diệu luôn gắn bó với thiên nhiên, coi thiên nhiên như là người bạn tâm giao để gửi bầu tâm sự. Đứng giữa thiên nhiên, hưởng khí trời khiến cảm xúc trong nhà thơ dâng trào. Với “gió” mở ra một không gian của những rung động tinh tế, xuất hiện khoảng 7 lần đó là: gió hiu hiu, gió hây hây, gió
thầm, gió thu, gió nhẹ, gió về, gió nhịp.
Các câu thơ với sự xuất hiện của “gió” trong không gian của những rung động, đó là:
(4) Trăng vừa đủ sáng để gây mơ
Gió nhịp theo đêm, không vội vàng;
Khí trời quanh tôi làm bằng tơ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ.
(Nhị hồ) (5) Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu… (Vì sao) (6) Sắc hạ rung rinh bốn phía hè…
Hồn ai hiu hắt lá xanh tre? Dịu dàng như có, như không có, Biển ở xa xăm gửi gió về.
(7) Một tối trăng cao gieo mộng tưởng Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay.
(Với bàn tay ấy) (8) Gió thầm, mây lặng dáng thu xa,
Mới tạnh mưa trưa chiều đã tà ….
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên. (Thu)
(9) Thoáng trong đôi sợi gió hây hây Một thoảng hương xa chứa mộng đầy.
(Buổi chiều)
Ở trường hợp (4) kết hợp “gió nhịp” đó là một cách kết hợp bất thường về nghĩa, từ “nhịp” trong kết hợp nhịp nhàng, uyển chuyển, gió từ vô hình trở nên hữu hình. “Gió nhịp” kèm theo đó là động từ “theo” khiến chúng ta có thể quan sát được gió đang di chuyển rất nhịp nhàng vào trong màn đêm, chính hành động đó của “gió” đã tác động, gây nên những cảm xúc trong lòng thi sĩ. Bên cạnh đó, các sự vật bao quanh đó là: trăng, khí trời và qui chiếu với các hình ảnh đi kèm: gây mơ, bằng tơ, bằng thơ. Trong trường hợp này, Xuân Diệu sử dụng đại từ “tôi” mang nghĩa cá nhân rất cao. Dường như trong cái không gian đó chỉ có một mình Xuân Diệu vậy. “Khí trời” cũng được coi là
gió, bao trùm cả khổ thơ là một không gian toàn là gió, gió phủ lấy thi sĩ
giống như những sợi tơ mỏng manh. Từ quan niệm về chữ “phong” theo chiết tự có thể mở rộng ý nghĩa của nó theo hướng quan hệ giữa “phong”(gió) với cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của con người, cụ thể là nhà thơ. Trong âm dương giao cảm chỉ ra rằng: “Giao cảm là sự liên hệ tự nhiên, tất yếu của vạn
của khí cơ thể phụ thuộc vào sự vận hành của khí bên ngoài - gió vũ trụ. Mà
con đường tương thông ấy không phải hữu hình, vật chất qua hô hấp, qua phổi, mà qua trái tim một các rất trừu tượng vô hình” (Gió trong thơ Đường). Cũng chính từ quan niệm này mà gió trở thành không gian của những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ. Gió xung quanh thi sĩ trở thành “thơ” tạo nên một không gian trữ tình lãng mạn trong cái ánh sáng mờ mờ ảo ảo của ánh trăng vừa đủ sáng để gây mơ.
Ở trường hợp (5) với kết hợp “gió hiu hiu”, tính từ “hiu hiu” mô tả được trạng thái của gió, ở đây chúng ta không thể dùng thị giác để quan sát được “gió”, bởi gió vốn dĩ là khí trời, vô hình, vô ảnh cho nên chỉ có thể dùng thính giác, xúc giác để cảm nhận. “Gió hiu hiu” chỉ có thể dùng thính giác để nghe thấy được vì khi gió thổi qua tác động vào sự vật, khiến vật đó lay động nhè nhẹ, nhờ thế ta có thể thấy được cơn gió đó. Chính những rung động rất tinh tế đó đã đi vào tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ.
Ở trường hợp (6) “gió” xuất hiện cùng với biển, với kết hợp ở cụm động từ “gửi gió” thì gió không mang tính chủ động mà bị động và đối tượng thực hiện hành động đó là “biển”. Những tính từ như: rung rinh, hiu hắt, dịu
dàng thể hiện trạng thái của con người. Đó là những rung động rất tinh tế, nhẹ
nhàng. Gió ở nơi xa xăm gửi về làm nền cho nỗi nhớ chơi vơi, nhớ mông lung của thi sĩ. Ngay ở câu thơ đầu của bài thi sĩ đã viết: “Muôn nghìn thương nhớ
tới bên tôi”. Nỗi nhớ ùa về khiến tâm trạng thi sĩ trở nên “uể oải”, “hiu hắt”,
ngay trong câu hỏi “hồn ai hiu hắt lá xanh tre?” thì đó là một câu hỏi tu từ, hỏi vu vơ vậy thôi chứ “hồn ai” ở đây chính là tâm hồn của thi sĩ. Đó là những rung cảm nhẹ nhàng trong nỗi nhớ bâng khuâng, xa xăm.
Trong kết hợp “gió thầm”, “gió hây hây” cũng là những kết hợp bất thường. Tuy nhiên, chính sự bất thường đó đã làm nên cái độc đáo cho “gió”
kết hợp thầm thì, âm thầm, thầm lặng, gió xuất hiện cùng với mây và dáng
thu trong trạng thái lặng lẽ, nhẹ nhàng tạo ra một không gian dịu nhẹ làm nền
cho những rung động, cảm xúc tình yêu trong tâm hồn thi sĩ. Còn “gió hây
hây”, tính từ “hây hây” thường miêu tả vẻ đẹp của thiếu nữ đang độ xuân thì,
đó là nét căng tròn, hồng hào đầy sức sống. Một vẻ đẹp thoáng qua, thoang thoảng trong gió khiến thi sĩ đã “một thoảng hương xa chứa mộng đầy”. Con người Xuân Diệu đa tình, đa cảm cho nên chỉ cần một chút “gió” nhẹ đã khiến tâm hồn thi sĩ rung rinh rồi ôm mộng mơ ở trong lòng.
Kết hợp “gió thu” làm sinh động cho bức tranh thơ về thục nữ mùa thu của Xuân Diệu. Ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu thật tài tình, người thục nữ hiện lên bên khung cửa đang cầm bức gấm thêu dở trên tay, đôi mắt nhìn xa xăm vẻ ngóng chờ một ai đó, bên lưng giậu hoa cúc vàng nở rộ như màu sắc huy hoàng của áo trạng nguyên. Có lẽ, Xuân Diệu ví hình ảnh “hoa cúc vàng” như sắc áo trạng nguyên để nói về người mà thục nữ ngóng chờ, cơn gió mùa thu thổi làm xao động hàng cúc vàng khiến nàng ngừng kim thêu, đôi mắt dài hiu hiu buồn rủ xuống giống “như thuyền” nhìn ra phía giậu cúc mà nhớ đến người yêu.
“Gió” với trang thái êm nhẹ, phù hợp với không gian nền cho những rung động tinh tế trong lòng thi nhân. Như một dây đàn không bao giờ chùng xuống, như chiếc lá tơ non đầu cành, tâm hồn thơ Xuân Diệu sẵn sàng rung động và cảm nhận mọi biến thái tinh vi của đất trời và của lòng người để ngân lên mọi cung bậc cảm xúc lắng đọng dư âm. Dù là một chút gió hiu hiu, gió
nhẹ… cũng đủ để chàng thi sĩ yêu đời ngân lên trong lòng những rung động,
cảm xúc về tình yêu.
Gió không chỉ làm nền cho những rung động tinh tế mà gió còn mở ra
b. “Gió” - không gian của nỗi cô đơn, lạnh lẽo
Bên cạnh không gian của những rung động trong tình yêu thì Xuân Diệu còn thể hiện nỗi cô đơn, lạnh lẽo qua không gian mà “gió” mang lại. Sự xuất hiện của “gió” trong trường hợp này khoảng 9 lần, đó là: gió mưa, mưa
gió âm u, mưa gió lạnh lùng, gió lạnh, gió khuya, gió khuya khoát, luồng gió lạnh, gió thốc, rét mướt luồn trong gió.
Chẳng hạn như:
(10) Gió mưa, mưa gió âm u;
Dưới trần mà đã nghe thu lạnh rồi. Càng cao càng lạnh chao ôi,
Trên cung xanh vắng lặng thôi mấy chừng (Bụi mưa mờ cũ) (11) Đêm qua mưa gió lạnh lùng trời,
Anh ở, em đi, lạnh lẽo người.
(Hết ngày hết tháng) (12) Những đêm đông giạt bước ở trên đường,
Gió khuya khoắt dậy cơn buồn lá úa;
Sao rải rác như lệ vàng đêm nhỏ, Mưa lơ phơ như dạ khóc âm thầm!
(Yêu mến) (13) Thôi hãy để anh đi thất thơ,
Mặc luồng gió lạnh, mặc mưa to Đánh vào thân thể run như sậy. -Tôi chẳng cần ai thương hại cho
(Muộn màng) (14) Gió lạnh rồi đây! Sắp nhớ nhung
Từng nhà mở cửa tương tư nắng, Sắp sửa lòng ta để lạnh lùng.
(Ngẩn ngơ)
“Gió” kết hợp với “mưa”, hai hiện tượng thiên nhiên này vốn hay đi liền với nhau tái hiện lên một không gian tối và lạnh, bổ sung cho ý nghĩa đó là các tính từ chỉ đặc điểm làm định ngữ cho “gió” như: âm u, lạnh lùng, khuya khoắt… Ngoài ra kết hợp với các yếu tố bổ sung thường thấy là cảm
xúc của nhân vật trữ tình, đó là cảm giác: lạnh, lạnh lùng, lạnh lẽo, sầu thảm.