TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” XÉT TRÊN BÌNH DIỆN KẾT HỌC TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁC MẠNG

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 39 - 40)

2. Ba bình diện: Kết học, nghĩa học và dụng học trong nghiên cứu ngôn ngữ

TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” XÉT TRÊN BÌNH DIỆN KẾT HỌC TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁC MẠNG

TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁC MẠNG

1. Dẫn nhập

Nghiên cứu về từ loại là nghiên cứu các lớp từ của ngôn ngữ xét theo các đặc trưng ngữ pháp của chúng. Để phân định các lớp từ (các từ loại) trong tiếng Việt, người ta thường lấy những tiêu chuẩn sau đây làm cơ sở: (1) Ý nghĩa ngữ pháp, (2) Khả năng kết hợp, (3) Chức vụ của từ trong câu. (Theo “Cơ sở tiếng Việt”, tr.266).

“Gió” khi đứng độc lập, xét theo ý nghĩa khái quát chung thì nó là danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên. Tuy nhiên, để hiểu sâu sắc về tín hiệu thẩm mĩ này thì chúng tôi dựa vào khả năng kết hợp của “gió” với các yếu tố

khác để xem xét. Vì khả năng kết hợp là cái thể hiện tiềm ẩn của mỗi từ trong việc kết hợp với từ khác để tự bộc lộ bản tính của mình. Nhưng không phải cách kết hợp nào cũng khiến từ bộc lộ, mà phải có những cách kết hợp đúng làm bộc lộ bản tính từ loại của từ, hay đó là đặc trưng ngữ pháp của chúng thì mới có tác dụng định loại chúng. Từ trước tới nay người ta thường dùng hai cách, đó là: dùng từ chứng (từ làm chứng) và dùng cụm từ chính phụ. Nhưng muốn định loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt phải mở rộng khả năng kết hợp đến bậc câu đơn. Vì “Từ tiếng Việt không thay đổi về hình thái, đặc

điểm ngữ pháp của từ không được biểu hiện bằng các hình thức trong bản thân từ. Cho nên, hình thái ngữ pháp của từ được xác định không chỉ bằng biến đổi ngữ pháp, mà còn bằng khả năng kết hợp về ngữ pháp của nó với các từ khác, với các từ của những lớp từ và tiểu lớp từ nhất định” (Những vấn dề ngữ pháp tiếng Việt).

Như vậy, trong tiếng Việt từ và khả năng kết hợp của nó phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là khả năng kết hợp về các mặt: cú pháp, từ vựng - ngữ nghĩa, tu từ.

Trên bình diện kết học tín hiệu thẩm mĩ “gió” sẽ được tìm hiểu thông qua khả năng kết hợp, vị trí và chức năng ngữ pháp của nó để thấy được giá trị của nó thể hiện trong các kiểu kết hợp đó.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w