3. Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” ở cấp độ câu
3.1. Trường hợp thứ nhất: Gió + Động từ
Những động từ giữ vai trò làm vị ngữ ở đây không chỉ thể hiện đặc trưng có thật của gió mà còn có cả những đặc trưng được nhân cách hóa, mang những hành động, trạng thái như con người.
Mô hình chung của kiểu kết hợp này là:
Gió + Động từ
Kiểu kết hợp này được thể hiện cụ thể trong các trường hợp sau:
Gió đã thổi, cho nên buồn phải dậy;
Hồn vu vơ, tội ấy ở mây đèo!
(Lời thơ vào tập gửi hương)
Gió theo trăng từ biển thổi qua non;
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn. (Lời kỹ nữ) Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm Đem gửi hương cho gió phũ phàng!
(Gửi hương cho gió)
Cụm từ “gió phũ phàng” là cụm chủ - vị, “phũ phàng” là chỉ hành động của con người, ở đây “gió” đã dược nhân cách hóa cho nên cụm từ trên có quan hệ chủ - vị.
Gió thêm nóng, ngày dài thêm ánh sáng,
Ve thêm sầu - em cũng kém dung nhan (Hè)
Gió tuy nhiu nhíu chỉ đưa hơi;
Sương dẫu chưa buông lệ ám trời; (Xuân rụng)
Gió chải trong đầu không biết lược
Mây vờn qua mắt chứa xa khơi. (Đi dạo) Mây dàn rộng, gió dàn mau,
Nẻo chừng đã khuất, lòng đau còn chờ. (Ngã ba)
Có những lúc gió kêu thê thiết quá, Như gió đau một nỗi khổ vô hình Như bao điều ảo não của nhân sinh Đã in vết ở nơi hồn của gió,
Gió vừa chạy, vừa rên, vừa tắt thở.
Đem trái tim làm uất cả không gian (Tiếng gió) Chiều thổi đổi không cùng,
Gió thoảng hay gió mau
(Chiếc lá)
Gió căng ngươi trên những cánh buồm thuyền
Ngươi đánh nhịp cho sóng chiều xuôi ngược (Ca tụng)
Gió qua rồi còn lưu lại tiếng ngân
Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần. (Tiếng gió) Ngoài kia mưa bay, mây lùa, gió thốc Cây rung, nước lạnh, ai kẻ song pha
Chắc rằng, gió cũng đau thương chứ;
Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe?
(ý thu)
Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu, Sương bám hồn, gió cắn mặt buồn rầu
(Biệt ly êm ái) Nghe chừng gió nhớ qua sông
Em bên lau lách thuyền không vắng bờ. (Chiều)
Mây lạc hình xa xôi;
Gió than niềm trách móc.
(Viễn khách)
Gió qua, như một khách thừa lương,
Lay nắng trên mình lá loáng sương (Lạc quan) Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm. (Tương tư chiều) Song le hoa đợi càng thêm tủi;
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều
(Gửi hương cho gió)
Với cách kết hợp: Gió + động từ theo quan hệ chủ - vị thì theo trật tự thông thường “gió” đứng trước giữ vai trò làm chủ ngữ, còn các động từ đứng sau giữ vai trò làm vị ngữ. Hầu như các trường hợp kết hợp theo đúng trật tự.
Tuy nhiên có một số trường hợp đáng lưu ý:
Kết hợp: gió + động từ có chêm phó từ chỉ quan hệ thời gian “đã”: gió
đã thổi, và phó từ chỉ quan hệ quá trình “vừa”: gió vừa chạy, vừa rên, vừa tắt thở; phó từ “cũng” chỉ quá trình liên tục, kéo dài: gió cũng đau thương.
Đảo trật tự cú pháp: theo trật tự thông thường, yếu tố làm bổ ngữ cho động từ thì phải đứng sau động từ nhưng ở đây yếu tố đó lại được đảo lên phía trước như: “Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe?”, cấu trúc bình thường phải là: “Thu có nghe gió vỡ ngoài kia?”
So với trật tự thông thường, việc thay đổi trật tự như trên đã làm tăng giá trị biểu cảm cho câu thơ, sắc thái ý nghĩa cũng trở nên tinh tế và gây xúc cảm tới người đọc.