2. Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” ở cấp độ cụm từ 1 Khái quát
2.2.1. Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm danh từ
“Cụm danh từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính
phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ, và thành tố chính là danh từ” [24].
Thông thường, người ta dễ nhầm lẫn cụm danh từ và cụm C - V. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận diện chúng:
Cụm danh từ là cụm từ một trung tâm, nên danh từ là thành tố chính có tác dụng quyết định, còn động (tính) từ chỉ đóng vai trò phụ nên có thể lược bỏ đi được, thay bằng các từ chỉ định, cụm C - V thì không thể lược bỏ được thành tố nào cả vì cả hai thành tố đều quan trọng.
Cụm C - V biểu hiện một sự kiện, cụm danh từ biểu hiện sự vật. Cụm danh từ thường có tính định danh, phân loại các sự vật. Trong đó yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn, hoặc đặc trưng lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật. Đặc trưng đó Lênin trong “Bút kí triết học” đã ghi lại: “...Tên gọi là cái để hình dung đối tượng trong tính chỉnh thể của nó”.
Trong cụm danh từ các kiểu kết hợp thường gặp, đó là: (1) Gió + Động từ
(2) Gió + Tính từ (3) Gió + Danh từ (4) Danh từ + Gió
2.2.1.1. Tín hiệu thẩm mĩ “gió” kết hợp với động từ
Đặc trưng của “gió” là tính phù lưu hay thay đổi. Nó có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, ở trong những trạng thái khác nhau. Với kiểu kết hợp này thì những động từ đứng sau “gió” bổ sung thêm nghĩa cho đặc trưng riêng biệt của “gió”.
Cấu trúc chung của kiểu kết hợp này là:
Gió + Động từ
Các trường hợp cụ thể:
Hôm nay, chắc ngựa dừng sau trúc, Bên nọ chân trời chuyển gió se. (Gặp gỡ (I))
“Gió se” đứng sau động từ “chuyển” nên “gió se” được xác định như một sự
vật cụ thể, vì ngay trong bản thân động từ “se” đã dùng để mô tả một loại gió. Thơ tôi đó gió lùa đem tỏa khắp!
Và lòng tôi, mời mọc bạn chia nhau
(Lời thơ vào tập gửi hương)
“Gió lùa” + động từ “đem” nên “gió lùa” được xác định như một sự vật có hành động cụ thể.
Linh hồn lưu giữ bể du dương Tôi thấy xiêm nghê nổi gió lùa: (Nhị hồ)
“Gió lùa” đứng sau động từ “nổi” cho nên “gió lùa” được cụ thể hóa.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
(Vội vàng)
“Gió lượn” đứng sau động từ “riết”, đó là hành động mong muốn của tác giả
Về vị trí: Các trường hợp: gió se, gió lùa, gió lượn thì “gió” đứng trước giữ vai trò là thành tố chính, các động từ “se, lùa, lượn” giữ vai trò là thành tố phụ đi sau thành tố chính, khiến gió được cụ thể hóa.
2.2.1.2. Tín hiệu thẩm mĩ “gió” kết hợp với tính từ
Tính chất của “gió” đó là không màu, không mùi, thể khí, vô hình. Cho nên “gió” chỉ có thể biểu hiện theo cường độ mạnh yếu, mức độ nhỏ hoặc lớn. Tính từ đứng sau “gió” là yếu tố phụ bổ sung nghĩa cho “gió”.
Mô hình chung của kết hợp này là:
Gió + Tính từ
Các trường hợp cụ thể:
Ta bá cổ những con rồng gió lớn,
Không gian đâu! Thuyền ta vượt trùng dương! (Sầu)
“Gió lớn” đứng sau danh từ “con rồng” nên gió được cụ thể hóa về độ lớn.
Đùn khói ngạt về đây, em, gió lạ! Khí lạnh như thu, hồn ngây ngất quá.
(Sầu)
“Gió lạ” đứng sau “em” cho nên “gió lạ” được xác định gắn với danh từ “em”.
Một tiếng cò qua trong gió mau Đưa hồn nhớ cảnh đã phai màu
(Lưu học sinh)
“Gió mau” đứng sau giới từ “trong” nên nó được cụ thể hóa.
Chiều thổi đổi không cùng, Gió thoảng hay gió mau
(Chiếc lá) Thôi hãy để anh đi thất thơ, Mặc luồng gió lạnh, mặc mưa to
“Gió lạnh” đứng sau danh từ chỉ loại “luồng” nên gió được cụ thể hóa.
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu… (Vì sao)
“Gió hiu hiu” đi sau giới từ “bằng”, nên động từ “hiu hiu” đi sau “gió”
khiến gió được cụ thể hóa.
Ta theo gió mạnh, gió nhanh
Gió hung dữ, gió sát sanh, gió cuồng!
(Cặp hài vạn dặm)
Đại từ “ta” + động từ “theo”, kèm theo đó là các sự vật được xác định, cho nên “gió mạnh, gió nhanh, gió hung dữ” đều được cụ thể hóa.
Chính hôm nay gió dại tới trên đồi Cây không hẹn để ngày mai sẽ mát.
(Tặng thơ)
“Gió dại” là cách kết hợp bất thường về nghĩa, tuy nhiên về mặt ngữ pháp kết
hợp đó đúng với cấu trúc thông thường. “Gió dại” + động từ “tới” chỉ hành động cụ thể, cho nên kết hợp được xác định, gió được cụ thể hóa.
Gió thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng nhành mai sát nhánh đào (Nụ cười xuân)
“Gió thơm” + tính từ mô tả “phơ phất” + động từ “bay” diễn tả hành động của gió. Cho nên, “gió thơm” dùng để chỉ một loại gió cụ thể. “Gió thơm” giữ vai trò là chủ ngữ trong câu.
Những tiếng ân tình hoa bảo gió
Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân
Tương tự như vậy, “gió đào” cũng chỉ một loại gió. “Gió đào” giữ vai trò là chủ ngữ trong câu.
Khi rừng vắng bơ vơ trong gió rộng Khi gió đơn lưu lạc giữa rừng gầy;
(Khi chiều giăng lưới)
Gió đơn, gió rộng cũng chỉ một loại gió.
Hỡi gió mờ! Người chứa cả mùa đông Trong phổi của người u uất vô cùng
(Tiếng gió)
“Gió mờ” đi sau từ hô gọi “hỡi” nên “gió mờ” được cụ thể hóa.
Đã mất tình yêu trong gió rủi;
Không người thấu rõ đến nguồn thương! (Gửi hương cho gió)
“Gió rủi” đứng sau giới từ “trong” nên nó được xác định cụ thể. Gió thanh chia mình
Trên cành lá biếc
(Tiếng không lời (Mây lưng chừng hàng))
“Gió thanh” + động từ “chia” và danh từ “mình” kèm theo đã đủ chứng minh “gió thanh” được xác định như một sự vật cụ thể có hành động là “chia mình”.
Với kết hợp “gió + tính từ”, gió vẫn đứng vị trí trung tâm, đứng trước tính từ. Tính từ làm thành tố phụ sau, bổ sung thêm nghĩa cho “gió”.
2.2.1.3. Tín hiệu thẩm mĩ “gió” kết hợp với danh từ
Khi kết hợp “gió” với các danh từ chỉ hướng, địa điểm, mùa thì “gió” được cụ thể hóa, định danh các loại gió gắn với các danh từ nói trên. Vì ở các tên gọi sự vật, hiện tượng hiện ra trực tiếp trong tổng thể của nó chứ không thông qua các đặc điểm.
Mô hình chung của kiểu kết hợp này là:
Gió + Danh từ
Các trường hợp cụ thể:
Gió rừng có lẽ tuôn muôn gốc,
Có lẽ mưa im xối đã đầy (Núi xa) Trăng thu gió hè
Đổi bờ thay đê,
(Thời gian)
Gió sáng bay về, thi sĩ nhớ;
Thương ai không biết đứng buồn trăng. (Buồn trăng)
Khi mai dậy sớm, trời êm ái; Cửa sổ thênh thang mở gió hồ: (Giờ tàn)
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên (Thu)
Gió liễu chiều còn nhớ kẻ dương quan,
Đưa nước mắt hàng dương qua một phía (Mơ xưa)
Gió canh khuya hay nghìn ngón tay ôm
Trăng mối lái phủ màng tơ mơ mộng (Hoa đêm)
Trong kết hợp: gió + danh từ, chúng tôi liệt kê được 7 trường hợp: gió rừng,
gió thu, gió hè, gió sáng, gió hồ, gió canh khuya, gió liễu chỉ các loại “gió”.
2.2.1.4. Kết hợp Danh từ + gió (Gió làm định ngữ cho danh từ trung tâm)
Với cách kết hợp này “gió” lại giữ chức năng làm định ngữ cho danh từ trung tâm.
Mô hình chung của kiểu kết hợp này là: Danh từ + Gió Các trường hợp cụ thể:
Như bao điều ảo não của nhân sinh Đã in vết ở nơi hồn của gió
(Tiếng gió) Người viễn du lòng bạn nhớ xa khơi, Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.
(Lời kỹ nữ) Tà áo mới cũng say mùi gió nước; Rặng mi dài xao động ánh dương vui
(Xuân đầu) Rồi khi nghỉ nhọc trong thân gió Tôi hớp trong tay những vốc trời…
(Đi dạo) Và mưa kia là nước mắt gió rơi Và sương ấy là mồ hôi gió rớt
(Tiếng gió) Một tối trăng cao gieo mộng tưởng Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay.
(Với bàn tay ấy)
Các danh từ làm trung tâm: hồn, thân, mùi, lòng, mồ hôi, nước mắt, lời thuộc trường nghĩa người. Khi các danh từ này kết hợp với “gió” thì lập tức “gió” danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên chuyển nghĩa lâm thời sang danh từ
thuộc trường người. Gió mang những đặc điểm như một con người cụ thể có:
hồn, mồ hôi, nước mắt, lời, lòng, thân, mùi chứ không phải là “gió” vô hình.
Cả tổ hợp này đều chỉ chung một thực thể, yếu tố thứ nhất dùng để gọi tên, yếu tố thứ hai là đối tượng được gọi tên.
Bên cạnh đó, “gió” trong kết hợp: Danh từ chỉ loại + Gió thì gió vẫn giữ chức năng làm định ngữ cho danh từ trung tâm nhưng “gió” không chuyển nghĩa lâm thời mà được cụ thể hóa, có khả năng đếm được.
Các trường hợp cụ thể:
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
Giờ tàn như những cánh hoa rơi
(Giờ tàn)
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? (Vội vàng) Tâm trí có kinh trận gió người! Bốn bề không khí bỗng reo tươi
(Tình qua) Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im Hay vẫn ngừng hơi nghe trái tim Còn cứ run hoài như chiếc lá Sau khi trận gió đã im lìm.
(Huyền diệu) Đi say và cứ đi suông
Ta đi mau lại hơn luồng gió mau (Cặp hài vạn dặm) Bóng hôm đã lạnh sương đồng,
Nổi lên phương bắc muôn dòng gió lau (Ngã ba)
Những danh từ như: trận, luồng, cơn, ngọn, dòng đều là những danh từ chỉ loại, có khả năng đếm được. Cho nên những danh từ này khi kết hợp với “gió” được “gió” cụ thể hóa trở thành một tổ hợp chỉ loại cụ thể nhưng theo từng cường độ mạnh yếu để gọi tên khác nhau.