Khả năng kết hợp của“gió” trong một số trường hợp khác

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 63 - 65)

Gió ấy đâu hoa ngang ngửa thắm

Nhị vàng hoa cạnh liếc hoa bên. (Lưu học sinh)

Chỉ là gió, nhưng lòng tôi thả bướm

Thêm phất phơ cho hơi thở vừa hiền (Chỉ ở lòng ta)

Khi gió sớm vào reo um khóm lá

Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời

(Lời thơ vào tập gửi hương) Trăng vừa đủ sáng để gây mơ

Gió nhịp theo đêm, không vội vàng;

(Nhị hồ)

Hơn gió thay hơi, nước chuyển màu Ý tôi là những thoáng qua mau

(Ý thoáng) Ghen tuông nhìn chạnh gió chen cây; Chim lẻo không im liễu cứ gầy

(Rạo rực)

Tiểu kết chương 2

Những thống kê trên cho thấy kết hợp của “gió” là khá đa dạng và toàn diện.

Ở cấp độ cụm từ: Trong cụm từ tự do, “gió” kết hợp với hầu hết các từ loại: danh từ, động từ, tính từ. Về vị trí, “gió” trong các kết hợp đó thể hiện khả năng hoạt động khá rộng rãi, do nó có thể kết hợp cả về phía trước và sau đối với các từ loại trên. Gió vừa có khả năng kết hợp với các từ loại mang

những đặc trưng của “gió”như: gió se, gió thốc, gió thoảng, gió lùa… “Gió” còn có khả năng chuyển nghĩa lâm thời sang trường nghĩa khác để kết hợp với từ loại thuộc trường nghĩa đó, như: nước mắt gió, mồ hôi gió, lòng gió,…từ đó sinh ra nghĩa mới có giá trị về tạo nghĩa.

Trong cụm từ cố định: “gió” kết hợp được với danh từ, từ chỉ định. Vị trí của “gió” cũng khá linh hoạt, lúc đứng giữa cụm từ, lúc đứng đầu hoặc cuối một vế trong cụm từ.

Ở cấp độ câu: Theo quan hệ chủ - vị, “gió” kết hợp với động từ, tính từ. “Gió” là danh từ nên giữ vai trò là chủ ngữ trong câu. Về vị trí, tổ hợp trong câu chứa “gió” có một số trường hợp đáng lưu ý đó là: tách kết hợp và đảo cú pháp. Việc thay đổi trật tự như vậy đã làm tăng thêm giá trị biểu cảm cho câu thơ, sắc thái ý nghĩa cũng trở tinh tế và gây nên xúc cảm thẩm mĩ tới người đọc.

Ngoài các kết hợp thông thường bộc lộ những đặc tính có thực của

“gió” thì đa phần là các kết hợp bất thường có giá trị về nghĩa biểu trưng,

Chương 3

TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG VÀ NGỮ DỤNG

1. Dẫn nhập

“Nghĩa thuộc về tinh thần, không thể cảm nhận một cách trực tiếp.

Muốn truyền đạt nghĩa đến người khác phải vật chất hóa nghĩa. Dạng vật chất thể hiện nghĩa là tín hiệu” [22,32]. “Gió” trong thơ Xuân Diệu là một tín

hiệu.“Gió” vốn là hình ảnh quen thuộc từ xưa đến nay trong kho tàng văn học nói chung và trong thơ Xuân Diệu nói riêng. Bản thân “gió” khi đứng độc lập đã tượng trưng cho sức mạnh. Xuân Diệu còn thổi hồn vào “gió” để nó trở

nên sinh động, phong phú hơn với các kiểu nghĩa mà nó biểu hiện.

Dựa vào các kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” ở chương 2 đã trình bày, luận văn tiến hành tìm hiểu nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ này. Qua đó, thấy được tài năng của Xuân Diệu khi lựa chọn tín hiệu “gió” với các kiểu kết hợp độc đáo để bộc lộ tâm trạng của bản thân.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 63 - 65)