“Gió” sự vận động của thời gian

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 101 - 105)

2. Ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2.2.5. “Gió” sự vận động của thời gian

Trong cuốn “Tiểu thuyết về hoa hồng” của Ghiem De Loris (dẫn theo sách “Các phạm trù văn hóa trung cổ” của Gurêvich), thời gian được nhận thức như sau:

“Nó (thời gian) vận động không ngừng, không nghỉ, nó chạy nhưng ta

không thấy nó chạy, tưởng như nó không vận động tí nào cả, nhưng thực ra nó không dừng giây lát nào cả và nó chạy liên miên đến nỗi không thể nào hiểu được thế nào là giây lát hiện tại…

…Thời gian luôn chạy, không thể nào ngừng, không quay trở lại được. Thời gian chẳng có thể trụ lại được nó…Thời gian làm cho mọi sự vật biến đổi, nuôi lớn tất cả, làm cho mọi sự vật hao mòn và diệt vong. Thời gian làm cho ông cha ta, làm cho các vị vua, các hoàng đế già đi, thời gian cũng sẽ làm cho tất cả chúng ta sẽ già, nếu như tử thần không sớm đến lôi chúng ta đi” (108).

Tuy nhiên khi đi vào nghệ thuật, thơ ca thì thời gian được cảm nhận như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào trạng thái bên trong của con người đang nhận thức nó.

Có cái thời gian chỉ khoảnh khắc trong ngày mà kéo dài tưởng như vô tận: Nhất nhật bất kiến như tam thu hề.

(Một ngày không gặp dài bằng ba năm)

Nhưng cũng có cái thời gian dài dằng dặc mênh mông mà lại như chỉ trong nháy mắt:

“Cuộc đời vô thường thoảng qua nhanh như gió thổi tắt ngọn đuốc

thắp trên mâm” (Đồng Đà bi - Lí hạ)

Con người luôn có xu hướng đấu tranh nhằm chống lại thời gian, chiến đấu giành lại sự vĩnh hằng “Thời gian là kẻ thù linh lợi và ác độc, là bóng tối

thù địch gặm nhấm con tim” (Ưu sầu và lý tưởng - Baudelaire) (Gió trong thơ Đường).

Thời gian luôn chảy trôi kéo theo sự thay đổi của vạn vật, “gió” cũng mang đặc tính hư phù, bất ổn, cho nên Xuân Diệu cảm nhận sự thay đổi của

gió cũng giống như sự thay đổi của thời gian. Đặt “gió” trong những kết hợp

cụ thể “gió” mang ý nghĩa biểu trưng cho thời gian. Đó là các kết hợp: trăng thu gió hè, ngọn gió thời gian, tình thổi gió, làn vút gió,…

(41) Trăng thu gió hè, Đổi bờ thay đê,

Nước, thuyền xuống biển Thuyền không trở về.

(Thời gian) (42) Ngọn gió thời gian không ngớt thổi

Giờ tàn như những cánh hoa rơi… (Giờ tàn)

(43) Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi

Tình thổi gió màu yêu lên phấp phới;

Nhưng đôi ngày tình mới đã thành xưa …

Vì chút mây đi, theo làn vút gió Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?

(Giục giã)

“Gió hè” trong trường hợp (41) biểu trưng cho thời gian khi đứng sau kết hợp “trăng thu”. Trăng mùa thu đã đi qua, đến những cơn gió mùa hè thổi, thời gian làm cho “đổi bờ thay đê”, thời gian trôi đi rất nhanh rồi đến lúc “nước, thuyền xuống biển” nhưng “thuyền không trở về”. Con thuyền cứ đi mãi theo dòng nước chảy rồi đến một lúc nào đó “thuyền” ra bể khơi mênh mông vô tận và nước đã đánh chìm thuyền. Có lẽ, con thuyền Xuân Diệu luôn chạy theo dòng cảm xúc bất tận là “nước” mà quên đi sự trôi chảy của thời gian “trăng thu” rồi đến “gió hè” làm “đổi bờ thay đê”. Và con thuyền Xuân Diệu cứ đi rất xa, rất xa, ra tận biển khơi mênh mông không tìm thấy lối về, cái đam mê và tình yêu bất tận của Xuân Diệu đã khiến chàng thi sĩ này luôn mải mê mà quên đi sự di chuyển của thời gian.

Kết hợp “ngọn gió” khiến gió được cụ thể hóa. Nhưng “ngọn gió” +

thời gian trong trường hợp (42) thì gió lại mang nghĩa biểu trưng chỉ sự trôi

chảy của thời gian. “Gió thời gian” luôn luôn vận động không ngừng, giống như qui luật của sự sống là luôn có sự đổi thay theo thời gian. Như câu nói của Heraclitus: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” - thế giới giống như một dòng chảy cứ trôi đi mãi. Dòng chảy của thời gian cũng giống như dòng nước luôn tiến lên chảy trôi mà không bao giờ quay lại, “ngọn gió

thời gian” cũng thế, nó mang đi tất cả, cuốn đi tất cả, kể cả đó là cái đẹp hay

rất sợ “gió” sẽ mang đi mất những gì mà thi sĩ yêu thương và muốn tận hưởng. Nhưng đúng như người ta nói: “Bữa tiệc nào mà lại không tàn, cuộc

hội ngộ nào mà lại không có sự chia ly” cho nên dù muốn hay không thì thi sĩ

vẫn phải chấp nhận sự thật đó. Rồi cái gì cũng phải đến lúc bay đi theo gió: “giờ tàn như những cánh hoa rơi”, khoảng thời gian êm đềm thường trôi đi rất nhanh như vậy.

Cái tài của Xuân Diệu là có thể nhìn thấy sự đổi thay của vạn vật, hay qui luật của cuộc đời. Với Xuân Diệu chẳng cái gì là có thể tồn tại vĩnh hằng, cho nên lúc nào ông cũng “giục giã” cuộc đời đừng để chậm trễ một phút, một giờ nào. Hãy biết tận hưởng niềm vui cuộc sống khi nó tới, vì ai biết nó có thể đến và đi lúc nào, thời gian cứ thế trôi đi không chờ đợi ai cả, giữa sự sống và cái chết, trẻ trung và già cỗi, gặp gỡ và biệt ly, cái mới và cái cũ là những khoảng cách rất ngắn. Cho nên khi “tình thổi gió” thì phải biết tận hưởng phút giây của ái tình đến, vì chẳng mấy chốc mà “tình mới đã thành

xưa”, “gió” ở đây có lẽ là gió tình, cơn gió tình yêu khi được thổi lên thì phải

biết giữ lại, yêu lấy chớ để hoài phí.

Động từ “vút” tạo nên một hành động rất nhanh, tưởng như không thể quan sát được. “Vút gió” có nghĩa là thời gian trôi đi rất nhanh như một cơn

gió thoảng qua rồi biến mất, trong chốc lát đã không còn thấy được nữa. Vì

thế Xuân Diệu hối thúc, giục giã cuộc đời không nên để chậm trễ lãng phí một phút giây nào.

Bởi quá yêu cuộc đời cho nên Xuân Diệu rất nhạy cảm với sự biến đổi, nhà thơ luôn nhìn thấy mọi vật có thể bị hủy hoại, tàn phai trước bước đi của thời gian và cảm nhận được những bước đi đó ngay trong làn gió thổi. “Gió

thời gian” lúc nào cũng vận động không ngừng nghỉ kéo theo sự tàn phai của

giã” cuộc đời hãy: “Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ/Em, em ơi, tình non đã già rồi”

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 101 - 105)

w