“Gió” tác nhân của sự tàn phá (Đó là nỗi đau thương)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 94 - 101)

2. Ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2.2.4. “Gió” tác nhân của sự tàn phá (Đó là nỗi đau thương)

Theo “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, gió có thể mang lại điều tốt lành nhưng cũng có thể giáng tai họa cho con người. Ở gió ẩn chứa một sức mạnh ghê gớm. Người Trung Quốc cũng quan niệm rằng “gió” còn mang trong mình nỗi đau khổ biệt li. Mà Xuân Diệu luôn là người nhạy cảm với sự đổi thay, đặc biệt là sự tàn phai, rơi rụng của vẻ đẹp cuộc sống, của tuổi trẻ, tình yêu:

(35) Trong khung xám của mùa đông bằng sắt,

Gió qua rồi còn lưu lại tiếng ngân;

Cây bên dường trụi lá đứng tần ngần,

Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái; Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi

Bao nỗi pha phôi, khô héo, rụng rời. (Tiếng gió)

Kết hợp “gió qua” ở (30) thì mang lại niềm vui của sự sống, nhưng trong trường hợp (35) của bài “Tiếng gió” cũng với kết hợp này nhưng lại mang ý nghĩa của sự tàn phai, rơi rụng. Bằng một loạt các hình ảnh kết tiếp nhau xuất hiện khi cơn gió thổi qua đó là: “cây trụi lá, vườn im tiếng, hoa run

sợ hãi” và đáng sợ hơn nữa là không khí “chuyển một luồng tê tái” để đến nỗi

“bao nỗi pha phôi, khô héo, rụng rời”. Trong cái khung cảnh lụi tàn thê lương đó, gợi lên một dự cảm lo âu trong lòng người. Bởi gió không chỉ là nguyên nhân của sự lụi tàn mà còn là ngọn gió “gió tai họa, gió sát sanh, gió hung

dữ, gió phụ phàng, gió thờ ơ,… Đó là những cơn gió độc, mang đến cho cái

đẹp sự tàn phai, sự chết chóc, tủi hờn.

(36) Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm Đem gửi hương cho gió phụ phàng! Mất một đời thơm trong kẽ núi, Không người du tử đến nhằm hang! …

Gió mặc hồn hương nhạt với chiều

Tẩn mác phương ngàn lạc gió câm Dưới trời hoa đẹp chẳng tri âm, Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá, Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm

Đã mất tình yêu trong gió rủi

Không người thấu rõ đến nguồn thương!

(Gửi hương cho gió)

Kết hợp chung thể hiện cho ngọn gió tai họa ở đây đó là: “gió + động

từ” theo quan hệ C - V. Vì đây đều là những kết hợp bất thường, vừa độc đáo

vừa mới lạ. Trong bài thơ “Gửi hương cho gió” - cũng là tựa đề cho tập thơ thứ hai của Xuân Diệu ra mắt công chúng trước Cách mạng - Xuân Diệu sử dụng khá nhiều kết hợp chứa “gió” và thường là những cơn gió không tốt lành, cơn gió thờ ơ, gió lãnh đạm trước cái đẹp của tạo hóa. Khi nhận xét về hai tập, trong bài “Thơ tình của Xuân Diệu” đăng trên báo văn nghệ, số 13/1986, Huy Cận viết: “Hai tác phẩm bổ sung cho nhau để tạo nên hồn thơ

Xuân Diệu… “Thơ thơ” có nhiều chất non tơ, rạo rực, thiết tha, và hồn thơ trong trẻo. “Gửi hương cho gió” đằm như than hồng phủ lớp tro mỏng và cũng có xen vị đắng trong tình đời và tình yêu”. Bởi thế Xuân Diệu viết “Gửi hương cho gió” sắc sảo, đau thương và dường như trải đời hơn. Ta bắt gặp

trong bài thơ trên những hình ảnh của “gió phũ phàng, gió câm, gió rủi, gió

mặc” để rồi “hoa đẹp” bị “mất một đời thơm trong kẽ núi”, “mặc hồn hương nhạt với chiều” và “chẳng tri âm, rơi trên đá, không người thấu rõ”. Biểu

thức “hoa đẹp” thường chỉ người con gái đẹp, “gió” chỉ người con trai, kèm theo đó là những động từ “phũ phàng, câm, mặc” đó là người con trai không tốt thường mang đến những tai họa, thương đau, hủy hoại sắc đẹp, tuổi trẻ, tình yêu của bao đời hoa đẹp. Cảm xúc được Xuân Diệu gửi gắm trong bài thơ trên đó là sự xót xa, thương cảm, tiếc nuối cho vẻ đẹp bị tàn phai, dập vùi để rồi rơi vào lãng quên không một ai “thấu rõ”. Có lẽ đó cũng là nguyên do khiến nhà thơ “muốn buộc gió lại/Cho hương đừng bay đi”, một ước muốn

tưởng như vô lí nhưng lại có lí ở chỗ “muốn buộc gió lại” cũng chính là muốn níu giữ vẻ đẹp cuộc sống.

Bởi vì sự tàn phai đến rất nhanh, cho nên Xuân Diệu luôn sống ở trạng thái lo sợ. Bên cạnh việc lo sợ sự lụi tàn của cái đẹp, Xuân Diệu còn sợ cô độc, sợ biệt ly. Cho nên, trước việc dâng tình yêu không đúng chỗ Xuân Diệu đã phải sống trong cảnh cô đơn, đau thương. Chính vì vậy Xuân Diệu đã gửi vào trong thơ mình hay gửi vào trong “gió” cái đau đớn, cô độc mà bản thân cảm thấy không thể nào giải thoát được chỉ có thể bật lên thành tiếng kêu, tiếng rên rỉ, u uất. Có thể thấy từ “Thơ Thơ” đến “Gửi hương cho gió” tình yêu trong thơ Xuân Diệu càng lún sâu vào trạng thái cô đơn. Ở “Thơ Thơ” đó là một thứ mộng đẹp, sang “Gửi hương cho gió”, ông đã chấp nhận một tình yêu đơn phương: Có gửi tình đi chẳng có về, “hương bay cùng với gió” đúng như tên gọi của tập thơ: Gửi hương cho gió.

Với các kiểu kết hợp lạ, độc đáo, “gió” còn mang nghĩa biểu trưng của nỗi đau thương, cô đơn thể hiện bằng một loạt các kết hợp như: gió kêu, gió đau, gió vừa chạy, vừa rên, vừa tắt thở, nước mắt gió, mồ hôi gió, gió mờ, gió mất, gió vỡ, gió than,…

(37) Có những lúc gió kêu thê thiết quá, Như gió đau một nỗi khổ vô hình Như bao điều ảo não của nhân sinh Đã in vết ở nơi hồn của gió,

Gió vừa chạy, vừa rên, vừa tắt thở.

Đem trái tim làm uất cả không gian Gợi bóng hình những thân thể cơ hàn, Với môi tím, với cảnh nghèo vạc mặt …

Và sương ấy là mồ hôi gió rớt

Trong lúc vội vàng, trên cành thưa thớt Ấy là nỗi buồn kêu xé ngày qua

Hỡi lời than rền rĩ của đêm xa Ấy là tiếng những âm binh tan tác, Hay là giọng những vong hồn lưu lạc? Hỡi gió mờ! Người chứ cả mùa đông Trong phổi của người u uất vô cùng

(Tiếng gió) (38) Dưới gốc nào đâu thấy xác ve,

Thế mà ve đã tắt theo hè

Chắc rằng, gió cũng đau thương chứ;

Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe?

(Ý thu)

Trong những kết hợp trên, gió xuất hiện trong những kết hợp cụ thể như sau:

“Gió + động từ”: đau thương, vỡ, than, kêu, đau, chạy, rên, tắt thở,

kêu xé, rền rĩ, mất. Động từ thường thể hiện nỗi đau hữu hình, người ta có thể

quan sát được, nhìn thấy được biểu hiện trạng thái của sự đau đớn, tuyệt vọng. Nhưng với kết hợp “gió + tính từ” chỉ nỗi đau: thê thiết, ảo não, u uất, mờ thì nỗi đau đó lại dường như vô hình, những tính từ này xuất hiện để mô tả và làm tăng thêm cường độ của sự đau đớn biểu hiện bằng các động từ trên. Bên cạnh đó các “danh từ thuộc trường nghĩa chỉ người + gió”: hồn, trái tim,

nước mắt, mồ hôi, nước mắt, tiếng, giọng, phổi được Xuân Diệu sử dụng để

biến gió trở thành hình tượng nghệ thuật độc đáo, mang chứa trong mình một linh hồn, một đời sống cảm xúc rất mãnh liệt.

“Mưa” được coi là “nước mắt gió”, “Sương” là “mồ hôi gió”, trong ca dao, văn học thường xuất hiện kết hợp “mưa gió” và “sương gió” để chỉ sự gian truân, bươn trải trong cuộc đời đầy khó khăn, nghiệt ngã phải hứng chịu những nỗi đau, nỗi buồn, sự cô đơn mà cuộc đời ném trả. “Mưa” trong văn thơ xuất hiện khá nhiều, thường mang theo đó là nỗi niềm tâm trạng của nhà văn, như trong “Nước non ngàn dặm” của Tố Hữu có viết về “mưa”:

“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi.

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”

“Sương” trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trân Côn lại được ví như “búa”: “Sương như búa bổ mòn gốc liễu

Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô”

Còn với Xuân Diệu nỗi đau, nỗi buồn, sự gian truân, đắng cay trong cuộc đời khiến “mưa” trở thành “nước mắt”, còn “sương” trở thành “mồ hôi”. “Gió” trong kết hợp này trở thành hình tượng của chính nhân vật trữ tình, chất chứa bao tâm sự về nỗi đau đớn khôn cùng, nỗi đau như vỡ ra thành những lời than, rồi tiếng kêu thê thiết, tiếng rền rĩ tê tái, nỗi đau có khi tưởng như đến tắt thở mà nhiều lúc không lí giải nổi nguyên do. Phải chăng đó cũng là tâm trạng đau khổ của cả một thế hệ không ít khi rơi vào sự bất lực, tuyệt vọng. Vì phải sống trong cái xã hội Việt Nam bế tắc vào những năm 1943 - 1944, Xuân Diệu còn thừa nhận: “Mình cảm thấy ngột ngạt, tâm hồn đau

buốt” (Trả lời phỏng vấn báo Đất Việt)

Ngoài ra còn xuất hiện biến thể kết hợp “gió sóng”, với kiểu kết hợp này “gió” cũng biểu trưng cho sự đau đớn dâng trào trong lòng thi nhân:

(39) Lời nói ấy về sau đem gió sóng Cho lòng anh định chỉ yêu thôi; Anh tưởng em là của anh rồi; Em mắc nợ, anh đòi em cho được

Em ác quá! Lòng anh đau tự xé… (Hẹn hò)

Kết hợp “gió sóng” chỉ sự xung đột dữ dội, cuộc đời không bình yên lúc nào cũng gặp những chuyện không hề tốt đẹp và may mắn. Xuân Diệu trong tình yêu nhiều khi cũng gặp những trắc trở bởi “yêu thật nhiều song

nhận chẳng bao nhiêu”. Chính những lời nói yêu thương mà Xuân Diệu

tưởng là giành cho mình “lời nói ấy” nhưng lại không phải là thật lòng đã làm cho thi sĩ hiểu rằng “em” đã thuộc về mình “anh tưởng em là của anh rồi”, nhưng đó chỉ là “tưởng” chứ không hề có thật. Bởi thế thi sĩ tự ôm mộng, rồi cũng tự vỡ mộng với “nỗi đau tự xé”.

Từ sự đau thương đến cảm giác cô đơn chỉ trong gang tấc, bằng những kết hợp như: gió rộng, gió đơn, gió lưu lạc “gió” đã trở thành biểu tượng cho nỗi cô đơn:

(40) Khi rừng vắng bơ vơ trong gió rộng Khi gió đơn lưu lạc giữa rừng gầy; Mắt ngơ ngác và thân hình ảo mộng, Có con nai thành tượng giữa chiều xây…

(Khi chiều giăng lưới)

Những hình ảnh như: bơ vơ, lưu lạc, ngơ ngác thường biểu hiện cho sự đơn độc giữa cuộc đời. Các sự vật xuất hiện như: rừng vắng, rừng gầy, con

nai,… cũng trở thành nỗi cô đơn. Bởi chính Xuân Diệu cũng thừa nhận “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới/ Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối” (Khi chiều giăng lưới).

Ẩn sau cái tâm hồn nồng nàn si mê của Xuân Diệu là một nỗi cô đơn thăm thẳm. Nếu so sánh với Huy Cận - nhà thơ của nỗi sầu buồn vạn kỷ -

cô đơn hơn. Bởi thế, thêm một lần nữa Xuân Diệu lại hiện ra như một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ Mới bởi ông đã đi gần đến giới hạn cuối cùng của sự cô đơn. Bằng những nỗi đau riêng tư của thân phận cá nhân, Xuân Diệu đã bộc lộ khá đầy đủ nội dung “cảm hứng về cái cô đơn - một hội

chứng tinh thần vô phương cứu chữa của trào lưu thơ ca lãng mạn 1932 -1945”

Trong thơ của Hàn Mặc Tử, gió cũng biểu trưng cho nỗi đau và sự cô đơn đang dày vò tâm hồn nhà thơ:

Càng tuyệt vọng lại càng như mong mỏi Càng xa nhau càng thấy được gần nhau Ai có dè hoa gió cũng thương đau

Mở rộng cửa bốn phương trời ảo não…” (Đánh lừa)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w