“Gió” chất xúc tác của tình yêu đôi lứa

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 82 - 89)

2. Ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2.2.2. “Gió” chất xúc tác của tình yêu đôi lứa

Đặc trưng của “gió” là sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, “gió” chỉ được quan sát thấy nhờ tác động của nó đối với mọi vật. Vì vậy, nét biểu trưng chủ yếu của “gió” là sức mạnh khách quan tác động vào con người, đời

sống và xã hội. Sự tác dộng đó có thể theo chiều hướng tốt, cũng có thể theo chiều hướng không tốt, có hại. Trong ca dao “gió” biểu trưng cho sức mạnh cản trở tình yêu, hôn nhân, vùi dập con người là nét phổ biến trong nghĩa biểu trưng của “gió”:

“Ngọn gió đâm ngang cho chàng xa thiếp

Duyên nợ tự trời, ai quyết xa ai”

Nhưng trong thơ Xuân Diệu, “gió” lại là chất xúc tác của tình yêu, “gió” không phải là tác nhân cản trở mà lại tạo điều kiện để cho tình yêu chớm nở biểu hiện qua các kết hợp: gió thơm, gió đào.

(20) Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao, Cây càng rung nắng lá xôn xao;

Gió thơm phơ phất bay vô ý

Đem dụng nhành mai sát nhánh đào (Nụ cười xuân) Hay: (21) “ Những tiếng ân tình hoa bảo gió

Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân”

(Với bàn tay ấy)

Tính từ “thơm” thường chỉ mùi vị mà “gió” ở đây không mùi cho nên đây là các kết hợp bất thường về nghĩa. Nhưng chính sự bất thường đó lại tạo nên sức hấp dẫn cho thơ ca, ngọn “gió thơm” phất phơ bay vô ý “đem đụng

cành mai sát nhánh dào”, một sự đụng chạm nhẹ nhàng, vô tình mà hữu ý

“gió thơm” ở đây chính là chất xúc tác của tình yêu đôi lứa. Với cách kết hợp như vậy, Xuân Diệu đã mang lại cái hồn cho cảnh vật.

Cảnh vật thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu là một thế giới rạo rực xuân tình. Khác với “gió thơm”, “gió đào” không cụ thể hóa gió về mùi vị mà cụ thể hóa “gió” về màu sắc. Trong kết hợp này “gió đào” tượng trưng cho nhân vật trữ tình là người nam, vì tính từ “đào” ở đây là chỉ “đào hoa”, tức là

người đa tình. Hình ảnh “hoa gió” trong câu thơ thể hiện một sự giao duyên, nhịp nhàng rất tình tứ của hai bên. “Hoa” đẹp nên thường tượng trưng cho người con gái, “gió” thể hiện sự mạnh mẽ, nhanh nhạy thường tượng trưng cho người con trai. “Gió đào” hay cơn gió đa tình trong chính con người thi sĩ.

Còn kết hợp “vườn mưa gió” trong đó từ “vườn” xuất hiện nhiều với ý nghĩa là khu vườn tình ái, đẹp và đầy ắp cảm xúc yêu đương. Đó là một thế giới đầy ắp xuân tình, do đó trường hợp này “gió” cũng có thể hiểu là sự thể hiện cảm xúc yêu đương, rạo rực trong tâm hồn nhà thơ:

(22) Vườn mưa gió còn nghe chim rộn rã Anh lại còn yêu, bông lựu, bông trà.

(Tình thứ nhất)

Kết hợp “vườn mưa gió” đi kèm với tiếng chim rộn rã và hình ảnh “bông lựu, bông trà” - tượng trưng cho người con gái đẹp. Đại từ “anh” ở đây gọi tên rất tình tứ: “anh lại còn yêu”, thì kết hợp “mưa gió” trong cụm từ đẳng lập ở đây biểu trưng cho tình cảm luyến ái.

Bên cạnh đó “gió” còn chỉ người đẹp mang đến những cảm xúc bâng khuâng: (23) Tôi dạo thanh bình giữa phố đông,

Tự cười sao chỉ núi và thông Đến đây áng trở người qua lại, Bỗng lướt ngang tôi một bóng hồng Tâm trí còn kinh trận gió người! Bón bề không khí bỗng reo tươi Một luồng ánh sáng xô qua mặt Thắm cả đường đi rực cả đời

(Tình qua) (24) Chân thơm mang gió lại

Tay đẹp ngỡ ngàng chi. Ngoảnh đầu che sắc thẹn Nghiêng đầu im bóng mi

Lòng tôi rung động như Hoa hồng trong cốc nước. …

Thoảng màu đôi mắt lọc Bên lòng vang gió ngân

(Chiều đợi chờ)

Ở “Tình qua với kết hợp “trận gió người” trong cụm danh từ thì “gió” ở đây biểu trưng cho người đẹp. Mức độ tăng dần cường độ của “gió” mạnh

hơn khi kết hợp với từ “trận”. Danh từ “trận” xuất hiện khi sự việc diễn ra ở qui mô rộng lớn và mạnh. Với kết hợp “trận gió” đã tạo nên một không gian toàn là “gió”. Cách kết hợp “trận gió” + danh từ “người” rất độc đáo, “gió” ở đây không còn là gió của tự nhiên mà hóa thân thành người đẹp, mang đến cho nhân vật trữ tình một cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến. Người đẹp đi lướt qua mà nhân trữ tình đã cảm thấy giống như “trận gió” kéo đến đánh vào tâm hồn đầy xúc cảm, khiến tâm hồn nhân vật trữ tình rung lên điệu nhạc của ái tình. Gió là người đẹp bởi khung cảnh thi sĩ xuất hiện ở đây là “dạo giữa phố

đông”, những tưởng chỉ có “núi và thông” nhưng khi đến chỗ “người qua lại”

thì thi sĩ bỗng giật mình kinh hãi, tâm trí rối bời khi “lướt ngang tôi một bóng hồng”. Biểu thức “bóng hồng” ở đây thường tượng trưng cho người con gái

đẹp. Chính vì thế mà tâm hồn thi sĩ rung động, không khí xung quanh trở nên đẹp hơn bởi sự xuất hiện của người đẹp thể hiện bằng những tính từ như:

tươi, thắm, rực trong “bốn bề không khí bỗng reo tươi” và “Thắm cả đường đi rực cả đời”.

Còn ở “Chiều đợi chờ thì những hình ảnh như: chân thơm, tay đẹp,

sắc thẹn, im bóng mi cũng là những hình ảnh miêu tả người đẹp. Cụm động từ

“mang gió” như mang lại không khí, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi ở cạnh người đẹp. Bởi thế mà thi sĩ thừa nhận “lòng tôi rung động như/ Hoa hồng trong cốc nước”. Vẻ đẹp của hoa hồng thơm ngát lại đặt trong một cốc

nước trong lành, tinh khôi. Xuân Diệu đã ví những rung động của mình trước người đẹp thơm ngát, trong trẻo như hoa hồng trong cốc nước vậy. Đó là những rung động rất đẹp. Cũng giống như hình ảnh “Tà áo mới cũng say mùi gió nước”(Xuân Đầu), kết hợp “gió nước” đi kèm với “tà áo mới” mô tả hình

ảnh một người con gái trong sáng, thuần khiết. Vì biểu thức “áo mới” giúp ta liên tưởng tới hình ảnh một con người mới mẻ, thuần khiết, chưa va chạm với những vẩn đục của cuộc đời.

Đó là nguồn cảm xúc mạnh mẽ, là năng lượng của tình yêu: trận gió

người, khi thoáng qua một bóng hồng trước mặt. Hình ảnh người con gái đẹp

qua “chân thơm”, còn “mang gió lại” thực chất là mang đến những rung động sâu xa trước cái đẹp, trước tình yêu.

Đó còn là sự thẹn thùng, thương nhớ của một thiếu nữ, nhà thơ đã so sánh rất tinh tế:

(25) Đây lá bâng khuâng run trước gió Đây em cành thẹn lẫn cành thương

(Dâng)

Kết hợp “run trước gió” trong cụm động từ, gió ở đây được cụ thể hóa trở thành hình ảnh ẩn dụ của một thiếu nữ khiến thi sĩ phải bâng khuâng, run rẩy. Trước khi nhân vật trữ tình “em” xuất hiện Xuân Diệu đã khéo mượn “gió” để mở lời. Câu thơ đầu Xuân diệu mượn hình ảnh chiếc lá biết bâng khuâng “run trước gió” để đến câu thơ thứ hai Xuân Diệu đã chỉ thẳng rằng đó là em “cành thẹn lẫn cành thương” - vì hình ảnh “lá” và “cành” đều là chỉ cùng một sự vật, kèm theo đó là cảm xúc của nhân vật trữ tình “thẹn và

thương” cho nên “gió” chính là người con gái mà Xuân Diệu muốn nói tới,

mang đến cho chàng thi sĩ này những run rẩy, ý nhị ở trong tâm hồn. Hay cảm xúc đó còn là sự ghen tuông:

(26) Ghen tuông nhìn chạnh gió chen cây Chim lẻo không im, liễu cứ gầy

(Rạo rực) (27) Kiếm mãi, nghi hoài hay ghen bóng gió

Anh muốn vào dò xét giấc em mơ (Xa cách)

Kết hợp “chạnh gió chen cây” trong cụm từ cố định đã nói lên nghĩa biểu trưng đó là sự ghen tuông đến chạnh lòng. Vì động từ “chạnh” sử dụng trong trường hợp khi người nào đó cảm thấy tủi thân, đáng thương cho thân phận của mình: chạnh lòng.

Ở ngữ cảnh (27), “gió” cũng tượng trưng cho sự ghen tuông vì có ai đã yêu mà lại không biết ghen, có thể đó chỉ là cái ghen “bóng gió”. Biểu thức “bóng gió” có nghĩa là những thứ không có trong thực tế. Tình yêu xen lẫn với hoài nghi thường khiến người ta lúc nào cũng trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu, không khi nào được yên. Nhân vật trữ tình vì quá yêu nên sinh ra ích kỉ, lòng ích kỉ muốn chiếm hữu người yêu cho của riêng mình. Xuân Diệu rộng mở là vậy nhưng đôi khi cũng thể hiện sự vị kỉ trong tình yêu. Càng yêu tha thiết bao nhiêu người ta càng ghen tuông bấy nhiêu. Cái ghen đó xen vào cả giấc mơ, trong giấc mơ thi sĩ cũng muốn dò xét, tìm hiểu: “Anh muốn vào dò

xét giấc em mơ”

Có thể đó còn là cảm xúc yêu thương biểu hiện bằng những kết hợp như: trăng gió, gió mây, gió xiêu xiêu, gió canh khuya, gió du dương, gió

đượm buồn,...

(28) Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều Buổi ấy lòng ta như ý bạn

Lần đầu rung động nỗi thương yêu. (Thơ duyên) (29) Gió canh khuya hay nghìn ngón tay ôm

Trăng mối lái phủ màng tơ mơ mộng (Hoa đêm)

Trong ngữ cảnh (28) với kết hợp “gió xiêu xiêu”, tính từ “xiêu xiêu” chỉ cảm xúc con người, cho nên “gió” trở thành một nhân vật trữ tình, cũng biết tình tự, biết rung động, biết lả lơi, tỏ tình. Xuân Diệu mô tả dáng hình của “gió”, ngọn gió “xiêu xiêu” hay đó chính là cái xiêu lòng của những trái tim ở buổi ban đầu yêu đương, đó là cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến khó có thể diễn đạt bằng lời trong : “Lần đầu rung động nỗi thương yêu”.

Kết hợp “gió canh khuya” là một kết hợp đầy sáng tạo, mới mẻ và rất hiện đại. Đi kèm với nó là hình ảnh “nghìn ngón tay ôm” và “trăng mối lái” biểu trưng cho cảm xúc ái ân đang dâng trào trong tâm hồn thi sĩ.

“Gió” là chất xúc tác của tình yêu, đánh thức tình yêu và mang chứa

những cảm xúc yêu đương. Đó là những cảm xúc yêu thương rất nhẹ nhàng, yểu điệu của “trăng và gió”, hay đó là sự mơn man, rạo rực, của cảm xúc ái ân.

Với những kết hợp táo bạo, mới mẻ và rất hiện đại. Xuân Diệu đã thực sự tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu sức gợi cảm thể hiện rõ ý tưởng nghệ thuật của nhà thơ, “gió” là chất xúc tác của tình yêu, đánh thức tình yêu và mang chứa những cảm xúc yêu đương. Với ý nghĩa đó, nó đã chiếm một vị trí quan trọng trong thơ Xuân Diệu. Bởi với Xuân Diệu sáng tác không ngoài mục đích bộc lộ các cung bậc cảm xúc, mà cảm xúc xuyên suốt trong sáng tác của nhà thơ chính là yêu và khát khao được yêu. Có lẽ trong các nhà thơ Mới chứ ai bộc lộ lòng ham sống đến mức thiết tha, cuồng nhiệt như Xuân Diệu:

“Kẻ đựng trái tim trìu máu đất

Hai tay chín móng bám vào đờ” (Hư vô)

Xuân Diệu là nhà thơ thể hiện sôi nổi ham yêu khát sống của mình. Là một “tấm lòng trần gian” (Thế Lữ), thơ tình Xuân Diệu không còn là những nhớ thương, mơ hồ, lẩn trong sầu mộng nữa. Ông yêu cầu một tình yêu đắm

say và trần tục. Nếu như với Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, tình yêu còn như: “bông

hoa phong kín ý yêu đương” thì đến Xuân Diệu, dù “uống tình yêu dập cả môi” vẫn không nguôi khát thèm, vẫn cứ “uống xong lại khát”.

Cũng như truyện Kiều của Nguyễn Du, khi tả Kim Trọng tương tư Kiều, Nguyễn Du viết: “mành tương phân phất gió đà/ hương gây mùi nhớ

trà khan giọng tình” và “gió chiều như giục cơn sầu”, khi cách trở không gặp

được chàng Kim thì Thúy Kiều “đổ tội” cho gió: gió bất mưa cầm; thương

nhớ Kim Trọng nàng nghĩ: xăm gió nằm mưa xót thầm; Sở Khanh lừa tình Thúy Kiều thì bị thiên hạ phao cho “quyến gió rủ mây”,…

Nguyễn Du có thể coi là một trong những tác giả đầu tiên của văn học Việt Nam dám đề cập một cách thẳng thắn tới chuyện yêu đương - chuyện tình dục thông qua các biểu thức chứa “gió” trong truyện Kiều. Ông không mô tả, chỉ khái quát bằng hình ảnh ẩn dụ, nhưng người đọc vẫn cảm nhận đầy đủ nỗi niềm, tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đó. Bởi lẽ ở đây nàng không tự nguyện dâng hiến với tất cả tình yêu và niềm đam mê mà nàng bị ép buộc, phải chịu đựng những đọa đày, dày vò về thể xác thì ít mà về tinh thần thì nhiều. Đầu tiên Mã Giám Sinh dày vò Kiều: Một cơn mưa gió nặng nề/ Thương gì đến ngọc

tiếc gì đến hương để đến nỗi một cô gái đức hạnh như Kiều cũng phải thốt lên

nuối tiếc: Vì ai ngăn đón gió đông/ thiệt lòng khi ở đau lòng khi đi; rồi đến cảnh nàng phải tiếp khách ở lầu xanh: mưa gió dập dìu, dập dìu lá gió cành chim, đòi

phen gió tựa hoa kề, thơ ơ gió trúc mưa mai; tình yêu với Thúc Sinh cũng mang

sắc dục: ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng, trước còn trăng gió sau ra

đá vàng,… (Tạp chí ngôn ngữ số 10/ 2011, tr.78)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w