“Gió” biểu trưng của cuộc đời gian truân.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 105 - 106)

2. Ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

2.2.6. “Gió” biểu trưng của cuộc đời gian truân.

Với ý nghĩa này thường xuất hiện các kiểu kết hợp, đó là: gió sương, gió

mưa. Kiểu kết hợp này xuất hiện với tần số không cao, nhưng nó biểu trưng cho

cuộc đời gian truân, vất vả, khó nhọc. Vì trong ca dao hay bất cứ tác phẩm văn học nào khi thấy xuất hiện những kiểu kết hợp này người ta đã ngầm hiểu về một số phận không an nhàn, bằng phẳng.

(44) Những bước song song xéo dặm trường Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương, Họ đi, tay yếu trong tay mạnh, Nghe hát ân tình giữa gió sương

(Tình trai) (45) Anh chỉ là con chim bơ vơ

Lạnh lùng bay giữa gió, sương, mưa (Muộn màng)

Kết hợp “gió sương” ở trường hợp (44) trong thơ Xuân Diệu hiện lên hình ảnh gian truân, bươn trải giữa dòng đời đầy khó khăn của con người. Ngoài ra, kết hợp này cũng hàm chỉ những người bán thân nuôi miệng như trong Kiều của Nguyễn Du có viết:

“Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”

Hình ảnh “dày gió dạn sương” như chỉ cuộc đời Kiều đã trải qua quá nhiều lần va chạm với nỗi khổ, nỗi nhục đến nỗi không còn chút gì e dè, sợ hãi nữa mà trở nên “dày dạn” với “gió sương”.

Trong trường hợp (45) Xuân Diệu lại ví mình như “con chim bơ vơ” - đó là một sự cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời để rồi “Lạnh lùng bay giữa gió,

sương, mưa”. Hình ảnh đó hiện lên giống như một con người phải tự mình

bươn trải giữa cuộc đời đầy gian khổ, phải hứng chịu những khó khăn mà không một ai giúp đỡ. Đó là một sự cô đơn đầy khó nhọc trong cuộc đời có nhiều bão tố.

Cũng giống như hình ảnh Thúy Kiều được Nguyễn Du dùng ngòi bút tài tình của mình miêu tả về cuộc đời đầy gian truân trong mấy câu thơ tuyệt bút:

- Tiếc thay trong giá trắng ngần

Đến phong trần cũng phong trần như ai - Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Kiếp “phong trần” biểu trưng cho kiếp người sống trong cuộc đời đầy

“gió bụi”, “sóng gió”, nghèo hèn, long đong, vất vả. Ở câu trên “phong trần”

được dùng như một từ chỉ trạng thái hay tình cảnh “lấm bụi” (đối lập với thanh cao).

Như vậy, giá trị thể hiện các kiểu ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ “gió”

tóm tắt qua sơ đồ sau: Không gian

nghệ thuật

- Nằm trong bức tranh thiên nhiên rộng bao la, đẹp và sinh động.

- Không gian trữ tình: diễn tả những rung động tinh tế, sâu xa, những cảm giác sâu kín trong lòng người.

- Không gian của nỗi cô đơn, lạnh lẽo. Ý nghĩa biểu

trưng

- Nguồn cảm xúc dồi dào của thi nhân. - Chất xúc tác của tình yêu đôi lứa. - Niềm vui, sự sống.

- Tác nhân của sự lụi tàn (Đó là nỗi đau thương, cô đơn). - Sự vận động của thời gian.

- Cuộc đời gian truân

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w