Trường hợp thứ hai: Gió + Tính từ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 61 - 63)

3. Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” ở cấp độ câu

3.2. Trường hợp thứ hai: Gió + Tính từ

Cũng như kết hợp với động từ, “gió + tính từ” thì “gió” vẫn đứng trước giữa vai trò làm chủ ngữ, tính từ đứng sau giữ vai trò làm vị ngữ.

Mô hình chung của kiểu kết hợp này là:

Gió + Tính từ

Các trường hợp cụ thể:

Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa,

Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà. (Thu)

Trăng, nguồn sương làm ướt cả gió hây

Trăng, võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng (Ca tụng)

Thoáng trong đôi sợi gió hây hây Một thoảng hương xa chứa mộng đầy

(Buổi chiều) Núi tận chân trời đứng nghĩ xa,

Gió đều trang trải nguyệt bao la,

(Núi xa)

Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối; Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;

Gió lạnh rồi đây! Sắp nhớ nhung

Sương the lãng đãng bạc cây tùng. (Ngẩn ngơ)

Những đêm đông giạt bước ở trên đường,

Gió khuya khoắt dậy cơn buồn lá úa;

(Yêu mến) Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều Buổi ấy lòng ta như ý bạn

Lần đầu rung động nỗi thương yêu. (Thơ duyên)

Như vậy, trong trường hợp: gió + tính từ, “gió” vẫn giữ vai trò làm chủ ngữ đứng trước tính từ làm vị ngữ.

Đặc điểm các từ ngữ làm vị ngữ cho “gió” có hai trường hợp:

Vị ngữ là các động từ, tính từ chỉ hành động, trạng thái và mang những đặc điểm như con người.

Trong các kết hợp này, “gió” là chủ thể của hành động, trạng thái và đặc điểm được thực hiện ở động từ, tính từ, chẳng hạn như: gió gác, gió vỡ,

gió đau, gió kêu, gió than, gió xiêu xiêu, gió lướt thướt…Tuy nhiên, theo

logic sự vật khách quan, “gió” là sinh thể tự nhiên vô tri, vô giác do vậy không thể tự mình tạo nên những hành động, trạng thái và có những đặc điểm như vậy được. Cho nên, đây là những kiểu kết hợp bất thường về nghĩa tạo nên bởi sự không tương ứng giữa đối tượng được nói tới với đặc điểm, trạng thái của đối tượng.

Và như vậy, trong kiểu kết hợp này “gió” đã được nhân cách hóa trở

thành thực thể với hành động, trạng thái và mang những đặc điểm của con người.

+ Vị ngữ là các động từ chỉ hành động, trạng thái có thật của “gió” như:

gió thốc, gió thoảng, gió lạnh…

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w