Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm từ tự do theo quan hệ đẳng lập

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 54 - 56)

2. Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” ở cấp độ cụm từ 1 Khái quát

2.3. Khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm từ tự do theo quan hệ đẳng lập

theo quan hệ đẳng lập

Trong cụm từ đẳng lập thì mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ bình đẳng với nhau. Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa tổng hợp của hai yếu tố khi kết hợp lại, còn ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng là ý nghĩa chung.

Quan hệ đẳng lập của các tổ hợp chứa “gió” dược tạo nên bởi sự kết hợp của hai yếu tố cùng loại (danh từ). Do kết hợp theo quan hệ đẳng lập nên chức năng ngữ pháp của “gió” trong kết hợp này tương đương với yếu tố còn lại trong kết hợp. Vị trí trước - sau của các yếu tố trong kết hợp hầu như không có ý nghĩa. Ý nghĩa chung của tổ hợp thường được hiểu theo nghĩa biểu trưng.

Các trường hợp cụ thể:

Trời mưa gió hôm nay ta đóng cửa Nằm riêng tây trong nỗi nhớ ngàn đời;

(Riêng tây)

Gió mưa, mưa gió âm u;

Dưới trần mà đã nghe thu lạnh rồi. (Bụi mưa mờ cũ) Vườn mưa gió còn nghe chim rộn rã, Anh lại còn yêu, bông lựu, bông trà.

Sương rây mặt đất ôm chân bước,

Trăng gió ban đầu dễ ngẩn ngơ.

(Trò chuyên với Thơ Thơ) Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi

Gỡ tay vướng để theo lời gió nước (Lời kỹ nữ) Tà áo mới cũng say mùi gió nước Rặng mi dài xao động ánh dương vui.

(Xuân đầu)

Gió mây đến ở trong trường đình tự;

Trăng vàng xinh không bỏ giữa đêm khuya, (Mơ xưa)

Đêm qua mưa gió lạnh lùng trời, Anh ở, em đi, lạnh lẽo người.

(Hết ngày hết tháng) Họ đi, tay yếu trong tay mạnh,

Nghe hát ân tình giũa gió sương. (Tình trai) Lời nói ấy về sau đem gió sóng Cho lòng anh định chỉ yêu thôi; (Hẹn hò)

Giá trị của cụm từ đẳng lập: do quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với nhau nên nó tương đương với giá trị của một từ về phương diện ngữ pháp.

Tóm lại, khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm từ tự do xét theo quan hệ chính phụ và đẳng lập là khá phong phú. Trong cụm từ tự do xét theo theo quan hệ chính phụ, ta có: gió + động từ, gió + tính từ, gió +

động từ, tính từ + gió làm thành cụm tính từ. Ở cụm danh từ thì “gió” là thành tố trung tâm đứng trước động từ, tính từ, danh từ và “gió” làm định ngữ đứng

sau danh từ trung tâm. Ở cụm động (tính) từ thì “gió” làm bổ ngữ cho thành

tố trung tâm là động (tính) từ. Như vậy, “gió” kết hợp được với các loại từ khác khá toàn diện, chứng tỏ phạm vi hoạt động của tín hiệu ngôn ngữ này khá rộng rãi. Trên đây, chúng tôi mới chỉ xét khả năng kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong cụm từ tự do. Tín hiệu thẩm mĩ “gió” còn hoạt động trong ngữ cố định, trong câu và các kết hợp khác.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w