Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh

62 2.1K 12
Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN PHẠM THỊ HÀ TÍN HIỆU THẨM MĨ “HOA” TRONG THƠ XUÂN QUỲNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học HÀ NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN PHẠM THỊ HÀ TÍN HIỆU THẨM MĨ “HOA” TRONG THƠ XUÂN QUỲNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. LÊ THỊ THÙY VINH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Lê Thị Thùy Vinh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả khóa luận Phạm Thị Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của Th.S Lê Thị Thùy Vinh chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày tháng năm Người cam đoan Phạm Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Bố cục của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 6 1.1. Tín hiệu 6 1.2. Tín hiệu ngôn ngữ 7 1.3. Tín hiệu thẩm mĩ 10 1.3.1. Thuật ngữ 10 1.3.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ 11 1.3.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ 12 1.3.5. Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ 15 1.3.6. Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ 21 1.3.7. Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ thống . 22 1.4. Tác giả Xuân Quỳnh 25 1.4.1. Cuộc đời 25 1.4.2. Sự nghiệp thơ ca 26 CHƢƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MĨ “HOA” TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 29 2.1. Tình hình khảo sát, thống kê ngữ liệu 29 2.1.1. Tiêu chí phân loại ngữ liệu 29 2.1.2. Bảng thống kê, phân loại THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh 29 2.1.3. Nhận xét kết quả khảo sát, thống kê phân loại. 30 2.2. Phân tích kết quả thống kê, phân loại 33 2.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” biểu trưng cho vẻ đẹp của con người 34 2.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” biểu trưng cho tình yêu 38 2.2.3. Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” biểu trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên 41 2.2.4. Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” biểu trưng cho cái đẹp 44 2.2.5. Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” biểu trưng cho thời gian 46 2.2.6. Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” biểu trưng cho sức sống, sự hồi sinh 49 2.2.7. Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” biểu trưng cho niềm tin, tương lai hạnh phúc 51 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tín hiệu thẩm mĩ (THTM) là vấn đề liên quan đến những chuyên ngành khác nhau. Bởi vậy, nó được xem xét dưới nhiều góc độ, trong đó xem xét THTM trong tác phẩm văn chương dưới góc độ ngôn ngữ học là cách xem xét có tính chất khả thi. THTM được coi là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật, mang chức năng phản ánh hiện thực. Nó giúp nhà văn truyền đạt tư tưởng của mình tới bạn đọc và góp phần tạo nên giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm. Nói khác đi, nó có vai trò như chiếc cầu nối giữa người đọc và tác phẩm. Vì vậy, việc phát hiện và đánh giá đúng đắn các THTM là một việc làm cần thiết và quan trọng khi nghiên cứu văn học. Trong thơ ca, THTM xuất hiện nhiều và chứa đựng nhiều ý nghĩa. Nó tạo ra sự liên tưởng trong cách nói, cách suy nghĩ của người Việt. Các hình ảnh như “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông…” đã trở nên quen thuộc trong thi ca và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Chúng tạo nên giá trị thẩm mĩ đặc sắc cho nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong đó, “hoa” là một tín hiệu có tính chất phổ biến và mang nhiều ý nghĩa. Vì vậy, phân tích tín hiệu “hoa” để phát hiện thêm những nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ ca nói riêng và ngôn ngữ văn chương nói chung là một việc làm cần thiết. 1.2. Xuân Quỳnh là nữ nhà thơ trẻ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ chị mang cái nhìn trong trẻo, trẻ trung, có khi bồng bột nhưng rất đằm thắm, chân thành trước cuộc đời, nhất là những xúc cảm về tình yêu (Chồi biếc). Cùng viết về chiến tranh nhưng khác với các nhà thơ trẻ cùng thời như Nguyễn Đức Mậu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Thanh Thảo,…, Xuân Quỳnh cảm nhận chiến tranh bằng con mắt của một người mẹ trẻ, một người phụ nữ xót xa trước mất mát nhưng luôn thiết tha sự sống yên bình (Những năm ấy, Làng, Khi con ra đời). Thơ Xuân Quỳnh vì thế giàu vẻ đẹp 2 nữ tính, thể hiện cái tôi trữ tình mạnh mẽ, phong cách, có chiều sâu trải nghiệm, chiêm nghiệm. Đó là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng cho giới mình mà vẫn đậm dấu ấn cá nhân. Thơ chị luôn thường trực một khát vọng thiết tha, cháy bỏng về hạnh phúc đời thường bình dị. Chị dành nhiều tâm huyết nhất cho đề tài tình yêu và trở thành một trong những người viết thơ tình hay nhất ở thời đại chúng ta. Thơ tình Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim yêu vừa nồng nhiệt, bạo dạn, vừa dịu dàng, đằm thắm, lại có cái điềm tĩnh, sâu sắc của sự từng trải, biết chấp nhận những hữu hạn của cuộc đời. Có lẽ vì thế mà nhiều người yêu mến, quý trọng thơ chị, coi đó là triết lí về tình yêu của mình. THTM “hoa” là một tín hiệu cứ trở đi trở lại trong thơ Xuân Quỳnh. Vì thế, việc nghiên cứu THTM “hoa” trong thơ chị sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về những tầng bậc ý nghĩa của tín hiệu này và xa hơn là phong cách nghệ thuật của nhà thơ. 2. Lịch sử vấn đề Khái niệm THTM xuất hiện cùng với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật từ những năm giữa thế kỷ XX và được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ này qua các bản dịch công trình khoa học, các bài viết của Đỗ Hữu Châu “Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học của Mác”, Nguyễn Lai “Từ một số luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu ngôn ngữ”, Hoàng Trinh “Từ kí hiệu học đến thi pháp học”, Trương Thị Nhàn “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các kí hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao”,… Cho đến nay, vấn đề THTM đang được quan tâm và việc nghiên cứu tác phẩm văn học thông qua các THTM trở nên phổ biến hơn. Việc nghiên cứu THTM đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu và luận văn khoa học. Nhiều luận án triển khai theo hướng nghiên cứu THTM đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ 3 học, đồng thời có những đóng góp, bổ sung quan trọng vào lí thuyết về THTM. Có thể kể đến các luận án của các tác giả Bùi Thị Hồng “Tìm hiểu vấn đề THTM trong thơ Huy Cận”, Lê Thị Tuyết Hạnh “Một số THTM trong thơ Xuân Quỳnh”,… Việc nghiên cứu về THTM tại khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã từng có những khóa luận đó là: - Tín hiệu “thuyền” trong thơ ca Việt Nam của sinh viên Vũ Thị Lý- K32B Văn. - Tín hiệu thẩm mĩ “trăng” trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử của sinh viên Nguyễn Thị Thu - K32C Văn. - Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong thơ Tố Hữu của sinh viên Nguyễn Phương Thanh - K33B Văn. Nhìn chung, các khóa luận này đã cung cấp, củng cố những vấn đề lí thuyết chung về THTM. Trong đó, chúng tôi quan tâm đặc biệt đến khóa luận “Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong thơ Tố Hữu” của sinh viên Nguyễn Phương Thanh- K33C Văn. Trên cơ sở lí thuyết về THTM, sự phân loại và các đặc tính của THTM, ở đề tài này, chúng tôi đi sâu xem xét tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh để thấy được bản chất của THTM với tư cách là một phương tiện biểu đạt nội dung nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời làm nổi rõ phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong thơ ca Việt Nam hiện đại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Cung cấp và khẳng định những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học, đặc biệt là phong cách học. - Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh nhằm đi sâu lí giải tính đa nghĩa của THTM, từ đó giải mã những thông điệp thẩm mĩ được nhà thơ gửi gắm. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu • Tập hợp những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài: Khái niệm, đặc tính THTM, vấn đề hằng thể và biến thể, cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ,… • Thống kê, phân loại tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh • Phân loại, nhận xét kết quả thống kê rồi rút ra kết luận, nhân xét về hiệu quả sử dụng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh. - Phạm vi nghiên cứu: Số liệu thống kê về THTM “hoa” được chúng tôi khảo sát qua tập: “Xuân Quỳnh - Không bao giờ là cuối” (Tuyển thơ - Nhà xuất bản Hội nhà văn). Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát thêm ở các tập: 1. Lời ru trên mặt đất (1978), Nxb Tác phẩm mới 2. Sân ga chiều em đi (1981), Nxb Văn học 3. Thơ Xuân Quỳnh (2010), Nxb Văn học. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: • Phương pháp thống kê: Thống kê qua các hằng thể và biến thể của THTM “hoa”. • Phương pháp phân loại: Phân loại THTM “hoa” theo cấp độ: THTM đơn và THTM phức. • Phương pháp phân tích: Phân tích tín hiệu “hoa” trong những ngữ liệu tiêu biểu nhằm xác định hiệu quả sử dụng của chúng. • Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết. [...]... về tín hiệu thẩm mĩ Qua việc thống kê, phân loại tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ Xuân Quỳnh, khóa luận có giá trị làm rõ ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ hoa và để làm rõ phong cách nghệ thuật của nhà thơ 7 Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong. .. có liên quan đến các THTM hoa trong thơ Xuân Quỳnh 28 CHƢƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MĨ HOA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 2.1 Tình hình khảo sát, thống kê ngữ liệu 2.1.1 Tiêu chí phân loại ngữ liệu Dựa vào đặc điểm cấu tạo và chức năng biểu thị ý nghĩa của THTM hoa trong thơ Xuân Quỳnh, dựa vào tiêu chí phân loại THTM của tác giả Đỗ Hữu Châu, chúng tôi phân chia THTM hoa trong thơ Xuân Quỳnh thành hai loại chính:... mục đích biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định 1.3.2 Phân loại tín hiệu thẩm mĩ Căn cứ vào đặc tính cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ, người ta chia tín hiệu thẩm mĩ làm 2 loại: 1.3.2.1 Tín hiệu thẩm mĩ đơn Là loại THTM được cấu tạo trên cơ sở một từ hay một ngữ VD: Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào Trong bài ca dao chúng ta... ở vùng Tây Bắc Trong câu thơ này áo chàm dùng để chỉ đồng bào Việt Bắc trong buổi chia tay với cán bộ Đảng 1.3.7 Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ thống 1.3.7.1 Quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên Giữa những tín hiệu luôn tồn tại sự tương đồng và sự khác biệt Khi xây dựng THTM, tác giả phải lực chọn trong các tín hiệu này một tín hiệu làm cơ sở Chọn tín hiệu nào là phụ... chức năng xã hội của tín hiệu; Dựa vào mặt thể chất của tín hiệu có thể phân chia ra được các loại tín hiệu như: tín hiệu màu sắc, tín hiệu âm thanh v.v…, trong đó tín hiệu ngôn ngữ (THNN) được coi là một loại tín hiệu đặc biệt Vậy THNN là gì? 1.2 Tín hiệu ngôn ngữ Trong số các TH mà con người sử dụng hiện nay, ngôn ngữ là hệ thống TH phổ biến nhất, lâu đời và quan trọng nhất trong cuộc sống của con... THTM hoa trong thơ Xuân Quỳnh Bảng thống kê hằng thể và biến thể của THTM hoa trong thơ Xuân Quỳnh Dạng thức Số lần xuất hiện (phiếu) Tỉ lệ (%) Hằng thể 43 21,3 Biến thể 159 78,7 Bảng thống kê THTM đơn và THTM phức trong thơ Xuân Quỳnh Cấp độ của THTM Số lần xuất hiện (phiếu) Tỉ lệ (%) THTM đơn 193 95.5 THTM phức 9 4,5 29 Bảng thống kê các ý nghĩa biểu trưng của THTM hoa trong thơ Xuân Quỳnh. .. bùn Ngôn ngữ trong bài ca dao này không chỉ cung cấp thông tin về nơi sinh sống, cấu tạo, hương vị và sự trong sạch của cây sen, mà quan trọng là khẳng định và nuôi dưỡng một tư tưởng, một cảm xúc thẩm mĩ: cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong những môi trường có nhiều cái xấu 1.3.5 Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ 1.3.5.1 Đặc tính tác động Đặc tính này có cơ sở từ bản chất của tín hiệu là một... giả mến mộ Mẹ Xuân Quỳnh là người phụ nữ hiền thục, nết na, sống nhân hậu, giàu lòng thương người và rất yêu thơ ca Xuân Quỳnh may mắn được thừa hưởng từ mẹ nhan sắc và tình yêu văn chương tha thiết Xuân Quỳnh sớm mồ côi mẹ từ khi còn trong trứng nước Hình ảnh người mẹ đối với Xuân Quỳnh rất xa xôi nhưng nỗi đau mất mẹ đã ám ảnh 25 suốt cuộc đời nhà thơ Mẹ mất, cha đi bước nữa, Xuân Quỳnh và chị gái... cổ tích, đầy những hứng thú bất ngờ” Xuân Quỳnh tâm niệm: “Viết cho các em để phục vụ các em và đồng thời nuôi dưỡng tâm hồn mình và tâm hồn các em” Với những đóng góp to lớn trên, Xuân Quỳnh xứng đáng trở thành nữ nhà thơ trẻ tiêu biểu của thơ ca Việt nam hiện đại Việc tìm hiểu về tín hiệu thẩm mĩ và tác giả Xuân Quỳnh là cơ sở lí luận định hướng cho khóa luận trong việc thu thập, thông kê và phân... tượng nghệ thuật Nó là sự tổ hợp, kết hợp của các tín hiệu thẩm mĩ đơn 11 VD: Trong bài thơ Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương, bánh trôi nước là một THTM phức Thông qua hình ảnh cái bánh trôi - một món quà thông thường ở nông thôn, nhà thơ muốn nói đến phẩm chất, thân phận đắng cay thiệt thòi của người phụ nữ 1.3.3 Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ Theo Đỗ Hữu Châu, xét theo nguồn gốc có hai loại . 1.1. Tín hiệu 6 1.2. Tín hiệu ngôn ngữ 7 1.3. Tín hiệu thẩm mĩ 10 1.3.1. Thuật ngữ 10 1.3.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ 11 1.3.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ 12 1.3.5. Đặc tính của tín hiệu. hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định. 1.3.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ Căn cứ vào đặc tính cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ, người ta chia tín hiệu thẩm mĩ làm 2 loại: 1.3.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ đơn . lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ. Qua việc thống kê, phân loại tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ Xuân Quỳnh, khóa luận có giá trị làm rõ ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ hoa và để làm

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan