Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh (Trang 27)

7. Bố cục của khóa luận

1.3.6. Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ

1.3.6.1. Phương thức ẩn dụ

Là phương thức chuyển nghĩa, chuyển đổi tên gọi của các sự vật, hiện tượng này cho sự vật, hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ liên tưởng tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng.

VD: Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Hình tượng cái bánh trôi là một THTM được xây dựng trên cơ sở một

món ăn làm bằng bột có nhân đường bên trong, luộc bánh đến khi bánh nổi là chín. Bánh này làm vào dịp tết Hàn thực mùng 3-3.

Hồ Xuân Hương đã phát hiện ra nét giống nhau:

+ Hình thức bên ngoài + Đặc điểm bên trong

Nhưng quan trọng là Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói đến phẩm chất, thân phận đắng cay thiệt thòi của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua đó bộc lộ niềm thương cảm và tự hào với số phận và thân phận của người phụ nữ Việt Nam.

1.3.6.2. Phương thức hoán dụ

Là phương thức chuyển nghĩa, chuyển đổi tên gọi từ sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương cận giữa hai sự vật, hiện tượng.

22

Hoán dụ biểu hiện qua nhiều mối quan hệ tổng thể như: bộ phận - toàn

thể; tên gọi - sự vật; chất liệu - sản phẩm

VD: Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Việt Bắc - Tố Hữu)

Áo chàm: trang phục của dân tộc ít người ở vùng Tây Bắc. Trong câu thơ

này áo chàm dùng để chỉ đồng bào Việt Bắc trong buổi chia tay với cán bộ

Đảng.

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)