Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ thống

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh (Trang 28)

7. Bố cục của khóa luận

1.3.7.Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ thống

1.3.7.1. Quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên

Giữa những tín hiệu luôn tồn tại sự tương đồng và sự khác biệt. Khi xây dựng THTM, tác giả phải lực chọn trong các tín hiệu này một tín hiệu làm cơ sở. Chọn tín hiệu nào là phụ thuộc vào giá trị thẩm mĩ và tương quan với các tín hiệu khác trong ngữ cảnh. Tương ứng với quan hệ này, chúng ta có thao tác lựa chọn.

Trong ngôn ngữ hàng ngày, việc lựa chọn cũng nhằm mục đích để diễn đạt hiệu quả giao tiếp cao, còn trong ngôn ngữ nghệ thuật việc lựa chọn TH không chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác mà còn tạo hiệu quả nghệ thuật mang các giá trị thẩm mĩ.

Thao tác lựa chọn thường đi với thao tác thay thế, thay thế TH này bằng TH khác.

Đối với người thưởng thức, người phân tích, bình giá các tác phẩm văn chương muốn xác định giá trị thẩm mĩ của TH cần phải giả định một quá trình lựa chọn và tiến hành so sánh, đối chiếu các TH để xác định giá trị của từng TH. (Xác định nét khu biệt chính là đánh giá giá trị của THTM)

VD: Cậy em em có chịu lời

23

Từ cậy có từ nhờ là đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa

“bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp

mình làm một việc gì đó”. Nhưng cậy khác nhờ ở chỗ: dùng cậy thì thể hiện

được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác.

Do đó Thúy Kiều dùng từ cậy là thể hiện sự tin tưởng ở Thúy Vân trong sự

thay thế mình.

Từ chịu có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng (kết hợp với từ lời) vì

đều chỉ sự đồng ý, sự chấp nhận với lời người khác. Tuy thế, các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau.

+ Nhận: sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.

+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể

hiện thái độ ngoan ngoan, kính trọng.

+ Chịu (lời): thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có

thể không ưng ý, Thúy Kiều dùng để nói rằng việc thay thế là việc có thể Thúy Vân không ưng ý nhưng hãy vì tình chị em mà nhận lời.

1.3.7.2. Quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ thông thường với tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật

TH ngôn ngữ sau khi đã được lựa chọn sẽ đi vào tác phẩm văn chương và chuyển hóa thành THTM. Sự chuyển hóa được thể hiện với hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Tác giả là người thiết kế và thực hiện việc chuyển hóa trong tác phẩm văn chương. Trong khi đó, người đọc lại là người thực hiện quá trình chuyển hóa, cảm thụ nó như là một THTM. Vì thế tương ứng với dạng quan hệ này chúng ta có thao tác chuyển hóa.

VD: Bài thơ Vịnh tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến. Hình tượng tiến sĩ

là một THTM đươc xây dựng trên cơ sở một loại đồ chơi làm bằng giấy dùng cho trẻ con vào dịp trung thu. Nguyễn Khuyến đã phát hiện ra hai nét giống nhau là: trang phục bề ngoài và cách gọi: ông Nghè. Nhưng quan trọng là

24

Nguyễn Khuyến đã phát hiện ra giá trị của tiến sĩ giấy trong “tưởng rằng đồ

thật hóa đồ chơi”. Hình tượng “tiến sĩ giấy” là hình tượng thẩm mĩ với ý

nghĩa: đồ chơi cũng như ông tiến sĩ thật và ngược lại,S các ông tiến sĩ thật cũng giống như đồ chơi, không có ích lợi gì cho dân, cho nước.

1.3.7.3. Quan hệ giữa các tín hiệu cùng hiện diện trong một tác phẩm

Tương ứng với quan hệ này, chúng ta có thao tác phối hợp. Đó là sự phối hợp các THTM để tạo thành một hệ thống.

Đối với nhà văn khi xây dựng tác phẩm cần phải thực hiện thao tác phối hợp để tạo nên một chỉnh thể thống nhất, sao cho mỗi tác phẩm là một hệ thống hữu cơ như một cơ thể sống. Về phía người đọc khi lĩnh hội tác phẩm và phân tích TH ở trạng thái biệt lập mà luôn đặt vào sự phối hợp với các TH khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói tất cả các THTM trong tác phẩm đều hợp với nhau để tạo nên tiếng nói chung.

VD:

Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Sè sè nấm đất bên đàng,

Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

Nhà văn đã sử dụng hệ thống từ láy toàn bộ với mức độ giảm nhẹ như

tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, sè sè, dầu dầu kết hợp với việc

sử dụng những từ ngữ ở mức độ thấp, đó là những từ ngữ miêu tả những sự

vật nhỏ bé như tiểu khê (ngòi nước nhỏ), nắm đất, nhịp cầu,...

Và những vật mờ nhạt như cuối ghềnh, nửa vàng nửa xanh.

25

Ngoài ra tác giả còn sử dụng các từ ngữ thể hiện tâm trạng như bâng

khuâng, sự mệt mỏi của con người như thơ thẩn giang tay.

Tóm lại cách kết hợp của tác giả rất kỳ diệu, nó nói lên cái cảnh thanh vắng của một buổi chiều đầy thơ mộng. Nó cũng tạo lên cái cảm giác buồn nhè nhẹ, thoang thoảng, không làm cho con người quá sầu lụy để rồi những giọt nước mắt phải tuôn rơi.

Mở rộng ra trong tác phẩm văn chương tất cả các THTM đều phối hợp với nhau không có TH nào biệt lập, tất cả đồng hướng, đều hướng tới một kết quả thẩm mĩ thống nhất.

Tóm lại, các thao tác này không phải được tách rời nhau cũng không phải được thực hiện theo một trật tự kế tiếp, thực ra nó được thực hiện đồng thời trong quá trình sáng tạo của nhà văn.

* THTM vốn là một loại tín hiệu vì thế nó mang đầy đủ những đặc trưng

của TH nói chung. Trình bày những cơ sở lý thuyết về THTM của ngôn ngữ,

chúng tôi muốn tạo dựng những cơ sở khoa học để xem xét THTM hoa.

1.4. Tác giả Xuân Quỳnh

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh (Trang 28)