Tình hình khảo sát, thống kê ngữ liệu

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh (Trang 35)

7. Bố cục của khóa luận

2.1. Tình hình khảo sát, thống kê ngữ liệu

2.1.1. Tiêu chí phân loại ngữ liệu

Dựa vào đặc điểm cấu tạo và chức năng biểu thị ý nghĩa của THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh, dựa vào tiêu chí phân loại THTM của tác giả Đỗ Hữu Châu, chúng tôi phân chia THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh thành hai loại chính:

THTM đơn là các THTM được cấu tạo trên cơ sở một từ hay một ngữ. Đó có thể là hằng thể “hoa” và các biến thể như: phượng, đào,...

THTM phức là tín hiệu bao trùm cả tác phẩm văn học tương đương với

các hình tượng nghệ thuật. Nó là sự tổ hợp, kết hợp của các THTM đơn.

Qua khảo sát, thống kê THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi

nhận thấy, nhiều THTM dù là THTM đơn hay THTM phức thì ngoài việc biểu hiện ý nghĩa cơ sở của từ “hoa” còn mang ý nghĩa biểu trưng như: biểu trưng cho con người, biểu trưng cho thiên nhiên, cho thời gian,...

2.1.2 Bảng thống kê, phân loại THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh

Bảng thống kê hằng thể và biến thể của THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh

Dạng thức Số lần xuất hiện (phiếu) Tỉ lệ (%)

Hằng thể 43 21,3

Biến thể 159 78,7

Bảng thống kê THTM đơn và THTM phức trong thơ Xuân Quỳnh

Cấp độ của THTM Số lần xuất hiện (phiếu) Tỉ lệ (%)

THTM đơn 193 95.5

30

Bảng thống kê các ý nghĩa biểu trưng của THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh

Ý nghĩa biểu trưng Số lần xuất

hiện (phiếu) Tỉ lệ (%)

Biểu trưng cho con người 13 22,8

Biểu trưng cho tình yêu 7 12,3

Biểu trưng cho thiên nhiên 5 8,8

Biểu trưng cho cái đẹp 6 10,5

Biểu trưng cho thời gian 11 19,3

Biểu trưng cho sức sống, sự hồi sinh 7 12,3

Biểu trưng cho niềm tin, tương lai hạnh phúc 8 14,0

Tổng 57 100

2.1.3. Nhận xét kết quả khảo sát, thống kê phân loại.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy THTM “hoa” xuất hiện hầu khắp trong các sáng tác của Xuân Quỳnh với 202 phiếu. Từ đó cho thấy THTM “hoa” được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao trong việc bộc lộ ý tưởng nghệ thuật của nhà thơ.

- Vấn đề hằng thể và biến thể:

Hằng thể “hoa” xuất hiện trong các sáng tác của Xuân Quỳnh với số phiếu là 43/202 phiếu, chiếm 21,3%. “Hoa” ở đây xuất hiện nhiều hơn ở dạng biến thể. Chúng tôi thống kê được số lần xuất hiện của biến thể “hoa” là 159 lần, chiếm 78,7%. Như vậy THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện chủ yếu ở dạng biến thể mà cụ thể là ở dạng biến thể kết hợp (không xuất hiện ở dạng biến thể từ vựng).

Biến thể kết hợp là tất cả những từ ngữ cùng một trường nghĩa với hằng

31

biến thể kết hợp có thể là danh từ, động từ, tính từ, hoặc các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ,... Về mặt ý nghĩa, các biến thể kết hợp của một hằng thể tuy cùng trường nghĩa với hằng thể, nhưng có những ý nghĩa cụ thể đa dạng.

Như đã nói ở trên, THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện chủ

yếu ở dạng biến thể kết hợp. Các biến thể “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh là những từ ngữ biểu hiện:

- Tên các loài hoa: Phượng, đào, hoa sữa, hoa lau, hoa sở, hoa lựu,

hoa cúc, hoa cỏ may, hoa bưởi, hoa chanh, hoa tường vi, hoa dại,...

VD:

Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi

Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u

Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ

Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã

(Hoa dại núi Hoàng Liên)

- Các bộ phận của hoa và hình thức tồn tại của hoa: Cánh hoa, màu

hoa, sắc hoa, hương, gốc hoa, bông hoa, chùm hoa, vườn hoa, cánh đồng hoa, làng hoa,...

VD:

Tấm bia tròn tập bắn góc vườn hoa

Chùm phượng đỏ trên mái nhà thành phố

(Nói với con)

- Các trạng thái của hoa: nở, rụng, xòe cánh, tươi, héo,...

VD:

Đêm tháng Năm hoa phượng nở bên hè

Trang giấy trắng bộn bề bao kí ức (Chỉ có sóng và em)

32

- Màu sắc của hoa: Đỏ, hồng, tim tím, trắng, nhạt, rực rỡ,...

VD:

Trắng với hồngtim tím nhạt

Tựa màu mây phiêu lãng cuối trời xa Hoa tường vi như thực lại như mơ

Cùng tôi sống suốt một thời trẻ dại.

(Hoa tường vi)

- Hương thơm của hoa: Dịu, đằm, ngát, thơm, ngọt ngào,...

VD

Khắp mặt đầm xanh biếc một màu hoa

Hương thơm ngát cả một vùng xứ sở

(Hoa cúc xanh)

- Vấn đề THTM đơn và THTM phức:

“Hoa” trong thơ Xuân Quỳnh có thể là THTM đơn, cũng có thể là THTM phức. Tuy nhiên, THTM “hoa” chủ yếu xuất hiện dưới dạng THTM đơn. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh ở dạng THTM đơn xuất hiện 193 lần (chiếm 95,5%) trong khi “hoa” ở dạng THTM phức chỉ xuất hiện 9 lần (chiếm 4,5%). Điều này cũng dễ giải thích bởi THTM phức là hình tượng nghệ thuật bao trùm cả tác phẩm văn chương. THTM phức là sự tổ hợp, kết hợp của nhiều THTM đơn. Nói khác đi, trong một tác phẩm văn học, chỉ có một hoặc một vài THTM phức trong khi nó có thể có rất nhiều các THTM đơn.

- Vấn đề hiệu quả sử dụng của THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh:

Ngoài việc biểu thị ý nghĩa cơ sở của từ “hoa”, nhiều THTM “hoa”

trong thơ Xuân Quỳnh (không kể hằng thể hay biến thể, THTM đơn hay THTM phức) còn mang ý nghĩa biểu trưng. Chúng tôi thống kê được số lần xuất hiện của THTM “hoa” với các ý nghĩa biểu trưng khác nhau là 57 lần

33

(chiếm 28,2%). Trong thơ Xuân Quỳnh, “hoa” dùng để biểu trưng cho con người chiếm tỉ lệ cao nhất. Ở dạng này, “hoa” xuất hiện 13 lần, chiếm 22,8%. Xuất hiện ít hơn ba phiếu là “hoa” với ý nghĩa biểu trưng cho thời gian, xuất hiện 11 lần, chiếm 19,3%. “Hoa” dùng để biểu trưng cho thiên nhiên xuất hiện ít nhất, chỉ xuất hiện 5 lần, chiếm 8,8%. Tiếp đến là “hoa” với ý nghĩa biểu trưng cho cái đẹp. Ở dạng này, chúng tôi thống kê được số lần xuất hiện của “hoa” là 6/57 lần, chiếm 10,5%. “Hoa” trong thơ Xuân Quỳnh còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tình yêu, cho sức sống, sự hồi sinh và biểu trưng cho niềm tin, tương lai hạnh phúc. Với ý nghĩa biểu trưng cho tình yêu và cho sức sống, sự hồi sinh, “hoa” đều xuất hiện 7 lần, chiếm 12,3%. Với ý nghĩa biểu trưng cho niềm tin, tương lai hạnh phúc, “hoa” xuất hiện 8 lần, chiếm 15,7%. Có thể khẳng định, THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh được thể hiện đa dạng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Chính điều này đã phần nào giúp ta thấy được tài năng nghệ thuật của nhà thơ.

Như vậy, qua việc khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy THTM

“hoa” trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau và mang các ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Tuy nhiên, mức độ xuất hiện của các dạng này và ở các tập thơ là khác nhau. Việc sử dụng THTM “hoa” nằm trong dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, giúp nhà thơ phần nào thể hiện được tư tưởng, tình cảm của mình.

2.2. Phân tích kết quả thống kê, phân loại

Như đã nói ở trên, nhiều THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh (không kể hằng thể hay biến thể, THTM đơn hay THTM phức), ngoài việc biểu thị ý nghĩa cơ sở của từ “hoa” còn mang các ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Theo nghĩa gốc, “hoa” được định nghĩa là cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm. Ngoài nghĩa gốc, “hoa” còn mang các ý nghĩa biểu trưng như: biểu trưng cho thiên nhiên, cho con người, cho tình

34

yêu, cho thời gian, biểu trưng cho cái đẹp, cho sức sống, sự hồi sinh, cho niềm tin, tương lai hạnh phúc.

2.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” biểu trưng cho vẻ đẹp của con người

THTM “hoa” biểu trưng cho vẻ đẹp của con người trong thơ Xuân Quỳnh chiếm tỉ lệ cao nhất với số lần xuất hiện là 14 lần, chiếm 27,4%.

Trong văn học Việt Nam, bên cạnh các THTM khác như trăng, gió,

sương, nắng,..., “hoa” là tín hiệu được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng. THTM “hoa” mang nhiều nghĩa ẩn khác nhau, đặc biệt thường được dùng để chỉ vẻ đẹp của con người.

Ngay trong văn học dân gian, “hoa” đã được dùng để chỉ con người:

VD: Người ta là hoa đất

(Tục ngữ)

Trong văn học trung đại, “hoa” tượng trưng cho con người có tấm lòng

cao đẹp. Đó là người quân tử có tài năng, có chí khí, sẵn sàng ra giúp nước, giúp đời hoặc đi ở ẩn để giữ tấm lòng trong trắng, thanh cao,...

VD: Hoa chăng đóng đải bày chi phấn

Thông sá bồ trì mộng quyết lương...

(Hoa thì không khoe khoang, phô bày hương phấn

Thông thì nên vun đắp cái mộng làm then cửa, giường nhà) (Tức sự 3 - Nguyễn Trãi)

“Hoa” còn được dùng để chỉ người con gái đẹp, người con gái có nhan sắc:

VD: Một người dễ có mấy thân

Hoa xuân đương nhụy, ngày xuân còn dài

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Như vậy, trong thơ ca xưa, “hoa” đã được rất nhiều nhà thơ sử dụng để

chỉ con người. Cũng với ý nghĩa này, nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng THTM “hoa” một cách thành công trong các sáng tác của mình, đặc biệt là khi “hoa”

35

dùng để biểu trưng cho vẻ đẹp của người con gái. Nhưng đó không phải là người con gái có nhan sắc, có tài “cầm, kì, thi, họa” như trong văn học trung đại mà là người con gái, người phụ nữ hiện đại nhưng vẫn mang nét truyền thống: dịu dàng, đằm thắm nhưng tự tin, chủ động, giàu tình yêu thương và luôn thường trực khát vọng thiết tha về hạnh phúc đời thường bình dị.

THTM “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh với ý nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp

của con người tồn tại ở hai cấp độ: THTM đơn và THTM phức. “Hoa” là THTM đơn xuất hiện dưới cả dạng hằng thể và biến thể như hoa, bình hoa, nhành hoa,...

Tôi có hoa bè bạn bên mình

Hoa hiểu cả những điều tôi chẳng nói

(Hoa tường vi)

Bài thơ “Hoa tường vi” được Xuân Quỳnh viết vào năm 1986, khi ấy nhà thơ 44 tuổi. Bài thơ viết về loài hoa tường vi mà theo nhà thơ là loài hoa có “Vóc nhỏ nhắn trước tầm gió thổi”, loài hoa vốn gắn bó với “tôi” “suốt một thời trẻ dại”. Cả bài thơ nổi bật lên hình tượng hoa tường vi, loài hoa vốn giản dị, gần gũi, thân thuộc. “Hoa” ở đây tượng trưng cho người bạn, người con gái nhỏ nhắn nhưng không hề yếu đuối, giản dị nhưng huyền bí, đầy sức cuốn hút: “Hoa tường vi như thực lại như mơ”. Người bạn đó, người con gái đó luôn sát cánh bên “tôi” khi vui cũng như khi buồn, luôn động viên, chia sẻ và thấu hiểu “Hoa hiểu cả những điều tôi chẳng nói”.

Trong bài “Hát ru”, “hoa” cũng xuất hiện để biểu trưng cho vẻ đẹp của con người.

Bình hoa đã ngủ trên bàn

Kìa trang sách gấp ngọn đèn thiu thiu Ngủ đi, người của em yêu

Này, con tàu lạ vừa neo bến bờ Trời đêm nghiêng xuống mái nhà

36

Biển xanh kia cũng đang mơ đất liền Anh mơ anh thấy có em

Thấy bông cúc nhỏ nơi triền đất quê

Vì là một bài hát ru cho nên các hình ảnh trong bài thơ trên đều hướng

con người chìm vào giấc ngủ. Điều đặc biệt ở đây là bài thơ không phải để ru con mà là để ru chồng, ru người yêu. Như đã biết, Xuân Quỳnh là một nhà thơ vô cùng nhạy cảm bởi những kí ức của tuổi thơ côi cút, nghèo khó và một lần thất bại trong tình yêu vẫn ám ảnh chị. Do vậy, khi tìm được tình yêu với người bạn đời của mình - nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh như được sống trở lại, chị sống hết mình với một tình yêu cháy bỏng, thiết tha. Chị không chỉ đỡ đần chồng trong sự nghiệp mà còn chăm sóc chồng từ những cái nhỏ nhặt hàng ngày như bữa ăn, giấc ngủ,...

Bài thơ trên mở đầu bằng hình ảnh “bình hoa”. Cũng giống như con

người, vào đêm, tất cả mọi vật đều chìm vào giấc ngủ: từ bình hoa, trang sách, ngọn đèn đến con tàu, biển xanh, trời đêm. Nổi bật trong bức tranh đêm ấy là hình ảnh “anh” với giấc mơ về “em”. Hình ảnh “bông cúc nhỏ” là ẩn dụ về người con gái. Chàng trai mơ về em, mơ về “bông cúc nhỏ” tức là đang mơ về người mình thương nhớ. Đó không phải là “bông cúc nhỏ” được trồng trong chậu, trong vườn, được chăm sóc cẩn thận mà là “bông cúc nhỏ nơi triền đất quê”. Qua hình ảnh “bông cúc nhỏ”, nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp: chúng ta không được đánh giá con người ở vẻ bề ngoài mà quan trọng là phải xem xét con người ở chiều sâu tâm hồn, giống như người con gái thôn quê không phấn son, lụa là nhưng đẹp ở tâm hồn, ở sức sống, ở sự cần cù, chịu thương, chịu khó.

Như đã nói ở chương 1, THTM phức là tín hiệu bao trùm tác phẩm văn

học tương đương với hình tượng nghệ thuật. Nó là sự tổ hợp, kết hợp của các THTM đơn. THTM phức “hoa” trong thơ Xuân Quỳnh với ý nghĩa biểu trưng

37

cho vẻ đẹp của con người xuất hiện trong các bài thơ có “hoa” là hình tượng xuyên suốt tác phẩm như: Hoa cúc, hoa cúc xanh, hoa ti gôn, hoa tường vi, những bông hoa đầu tiên ra đảo,...

Trong bài “Hoa dại núi Hoàng Liên”, THTM phức “hoa” được dùng để biểu trưng cho con người mà cụ thể ở đây chính là ẩn dụ về con người nhà thơ:

...

Bỗng vui mừng bắt gặp một nhành hoa Khắp Hoàng Liên trên một ngàn thước núi

...

Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi! Không phải hoa được ở cùng người Được chăm sóc trong mảnh vườn sạch cỏ Được khoe đến muôn màu sắc lạ

Và được đời chiêm ngưỡng mùi hương Không phải hoa được cắm trên bàn Trong ngày hội của những niềm vui mới Những hoa này lại nở cho triền núi Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung Nên ít ai để ý sắc từng bông

Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ

Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ... Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi.

Trong thơ Xuân Quỳnh, mô-típ hoa dại, cỏ dại thường trở đi trở lại, nó

ứng với bản thân nhà thơ. Xuân Quỳnh vốn là một người phụ nữ thông minh và vô cùng nhạy cảm. Cũng như phần lớn chúng ta, trên con đường truy tìm hạnh phúc, đã bao lần chị mắc phải lầm lẫn, trở thành nạn nhân của những ảo

38

tưởng về mình và về người. Điều quan trọng là sau những lần thất bại ấy, Xuân Quỳnh vẫn tiếp tục đứng dậy, tiếp tục khao khát và ước mơ. Trong hình ảnh hoa dại, ta thấy thấp thoáng hình ảnh con người nhà thơ: mang mặc cảm thân phận nhưng đầy nghị lực, kiên cường, mạnh mẽ. Trong bài thơ này, hình tượng hoa dại núi Hoàng Liên là THTM phức được tạo ra bởi hàng loạt các

THTM đơn như: nhành hoa, hoa, hoa dại, sắc lạ, mùi hương, nở, bông,... Tất

cả để thể hiện ý nghĩa thẩm mĩ: sức sống, vẻ đẹp, phẩm chất của con người, đặc biệt là những người phụ nữ, tuy không được sống trong nhung lụa, ngọc ngà nhưng tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ, vẫn tỏa hương sắc làm đẹp cho đời.

2.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ “hoa” biểu trưng cho tình yêu

THTM “hoa” biểu trưng cho tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện

7 lần, chiếm 12,3%.

Trong thơ ca, đặc biệt là thơ ca hiện đại, “hoa” được dùng như là biểu

tượng cho tình yêu. Nhà thơ Hồ Dzếnh đã coi “Hoa mẫu đơn” là biểu tượng của tình yêu, là minh chứng cho tình yêu của “đôi ta”:

Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ

Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau ...

Chủ nhật tự nhiên thành buổi hẹn Gió bay tà áo trắng như thơ

Mẫu đơn nở giữa hai lời nguyện

Phảng phất còn thơm đến bây giờ

Đến lượt mình, Xuân Quỳnh cũng sử dụng “hoa” để biểu trưng cho tình

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)