Sự nghiệp thơ ca

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh (Trang 32)

7. Bố cục của khóa luận

1.4.2.Sự nghiệp thơ ca

Xuân Quỳnh bắt đầu có thơ in từ năm 1963. Sau khi học lớp bồi dưỡng viết văn của Hội nhà văn ở Quảng Bá, Xuân Quỳnh đã cho ra đời đứa con tinh

27

thần đầu tiên của mình, cũng là kết quả của quãng thời gian cần mẫn, chăm chỉ học hỏi và trau dồi ở trường viết văn. Đó là phần “Chồi biếc” in chung với Cẩm Lai trong tập “Tơ tằm - Chồi biếc” (1963). Tập thơ đầu tay in đậm dấu ấn trẻ trung, hồn nhiên, đầy cảm xúc của một tâm hồn bước vào đời.

Trong thời gian đó, đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền

Bắc. Trên khắp đất nước đâu đâu cũng thấy bầu không khí sôi sục, náo nức ra trận của hàng triệu thanh niên xung phong.

Đi theo tiếng gọi của tổ quốc, Xuân Quỳnh đã gửi con nhỏ cho mẹ già

trông nom, một mình khoác ba lô vào vùng đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Trị để hòa mình vào cuộc chiến đấu của người dân anh hùng nơi đây. Hai tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968) và “Gió lào cát trắng” (1974) đã đánh dấu bước chuyển mình của cái tôi Xuân Quỳnh, từ cái tôi cá nhân hướng đến cái tôi công dân. Xuân Quỳnh đã nghĩ, đã cảm và nói bằng tiếng nói của cả một thế hệ.

Đất nước thống nhất, sau những chuyến đi gần như suốt dọc nửa mình

tổ quốc vừa giải phóng, Xuân Quỳnh lại cho ra đời tập thơ “Lời ru trên mặt đất” (1978). Đến tập thơ này, cảm hứng về tổ quốc, về đất nước dần trở thành cảm hứng chủ đạo của tập thơ. Tập thơ thấm đượm hơi thở ấm áp của cuộc sống mới được dựng xây và thể hiện rõ niềm tự hào, ngợi ca truyền thống anh hùng của dân tộc.

Bên cạnh mảng đề tài về công dân, Xuân Quỳnh đã gây được ấn tượng

với bạn đọc thông qua mảng đề tài về tình cảm riêng tư, nhất là những bài thơ tình yêu được tuyển chọn trong các tập “Sân ga chiều em đi” (1980), “Tự hát” (1982), “Hoa cỏ may” (1988). Xuân Quỳnh đã nói về tình yêu bằng những lời cháy bỏng, tha thiết và nồng nàn, thể hiện tâm trạng của một người phụ nữ khao khát được yêu và cháy hết mình cho tình yêu.

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Xuân Quỳnh còn có mảng sáng tác

dành riêng cho thiếu nhi. Ngoài tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” (Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, 1982), Xuân Quỳnh còn là tác giả của các tập truyện: “Mùa xuân trên cánh đồng” (1981), “Bến tàu trong thành phố” (1984),

28

“Vẫn có ông trăng khác” (1986). Truyện của Xuân Quỳnh được Vân Thanh ghi nhận: “hiện đại mà đẹp như cổ tích, đầy những hứng thú bất ngờ”. Xuân Quỳnh tâm niệm: “Viết cho các em để phục vụ các em và đồng thời nuôi dưỡng tâm hồn mình và tâm hồn các em”.

Với những đóng góp to lớn trên, Xuân Quỳnh xứng đáng trở thành nữ

nhà thơ trẻ tiêu biểu của thơ ca Việt nam hiện đại. Việc tìm hiểu về tín hiệu thẩm mĩ và tác giả Xuân Quỳnh là cơ sở lí luận định hướng cho khóa luận trong việc thu thập, thông kê và phân tích tất cả những tư liệu có liên quan

29

CHƢƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MĨ “HOA” TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong thơ xuân quỳnh (Trang 32)