Tổng hợp từ những lý do vi mô và vĩ mô như trên, nối tiếp hành trình nghiên cứu từ luận văn đại học Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn qua một số nhà văn ti
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trần Hà Phương
BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 2Trần Hà Phương
BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã s ố: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
Trang 3Xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn đến quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong thời gian đào tạo vừa qua
Xin cảm ơn gia đình - cha mẹ, chị, em gái, anh rể, cháu,…đã yêu quý và đã dành cho tôi những động viên khích lệ và sự quan tâm đặc biệt để hoàn thành tốt công việc
Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu
Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Tác giả
Trần Hà Phương
Trang 4
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ Giáo viên hướng dẫn là PGS TS Nguyễn Thị Thanh Xuân Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình
Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Tác giả
Trần Hà Phương
Trang 8Về góc độ cuộc sống: Có hàng loạt câu hỏi đặt ra, biểu tượng trái đất hình tròn có ý nghĩa gì? Biểu tượng Liên Hiệp Quốc được thiết kế trên nền xanh da trời, giữa lá cờ là hình ảnh hai cành oliu (hay hai bông lúa) có ý nghĩa gì ? Biểu tượng lá
cờ Thụy Sĩ có nền đỏ, thập màu trắng có ý nghĩa gì? Biểu tượng tổng hợp các nét mặt trên yahoo có ý nghĩa gì? Biểu tượng gương mặt Harland Sanders của KFC có
ý nghĩa gì? Biểu tượng hoa Sen của Phật giáo có ý nghĩa gì? Biểu tượng tháp Eiffen của nước Pháp có ý nghĩa gì? Biểu tượng Áo Dài của Việt Nam có ý nghĩa gì?
…Vâng, rất rất nhiều biểu tượng xung quanh chúng ta Đúng như nhà sử học người
Pháp Guy Schoeller đã từng phát biểu rằng: “Sẽ là quá ít, nếu chúng ta nói rằng
chúng ta đang sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta”(http://tapchinhavan.vn/news/Nghien-cuu-Ly-luan-Phe-binh/Lua-
Tu-bieu-tuong-van-hoa-den-bieu-tuong-ngon-tu-132/) Thật vậy, biểu tượng như một phần không thể thiếu gắn kết trong cuộc sống của chúng ta Đó là kết tinh của tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan trong đời sống của con người Chúng ta có thể bắt gặp nó trong tất cả các lĩnh vực như khoa học, du lịch, ẩm thực, kinh tế, văn
hoá, giáo dục, y học,…đặc biệt là trong nghệ thuật – “lĩnh vực của sự độc đáo” (văn
học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu, khiêu vũ, điện ảnh,…) Trong
Trang 9đó, văn học, mà cụ thể thơ ca là vùng đất màu mỡ cho các biểu tượng toả sáng Bởi
lẽ, thơ ca có sức nén, sức cô đọng hơn cả các bộ môn nghệ thuật khác Nói một cách khái quát, tất cả các biểu tượng hội tụ tạo thành văn hóa (văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) Như chúng ta đều biết văn hóa bao gồm cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần,
có giá trị, nó gắn với một không gian và thời gian nhất định Tìm hiểu về biểu tượng, cũng là một phương thức tìm hiểu về văn hóa Hơn nữa, chính nhờ các biểu tượng mà chúng ta nhận diện ra một con người, một quốc gia, một sự việc, một khái niệm,…nào đó nhanh chóng và tiện lợi
Nói một cách cụ thể hơn, người viết, với tư cách là một phụ nữ mới chập chững bước vào đời cần chuẩn bị những kiến thức cần và đủ về con người và cuộc sống Đặc biệt, quan tâm đến vấn đề: Tình yêu, hôn nhân, gia đình, giới tính, giáo dục, nghệ thuật - Những vấn đề tưởng chừng như giản đơn, nhưng nghìn đời nay nhân loại vẫn luôn nghi vấn và chúng vẫn luôn là những đề tài gây tranh cãi, quan tâm của tất cả mọi người Đâu là chân lý của cuộc sống? Mục đích của sự có mặt của con người trong vũ trụ là gì? Và so với nam giới, nữ giới có vị trí, vai trò gì trong cuộc sống? Bình đẳng giới thật sự có tồn tại? Tất cả điều đó, người viết sẽ cố gắng tiếp cận thông qua con đường lịch sử, mà dừng lại ở một hiện tượng tiêu biểu
của Nữ giới trong văn đàn Việt Nam, đó là “Nữ hoàng thơ Tình yêu - Xuân Quỳnh”
Dọc theo chiều dài lịch sử văn đàn Việt Nam, ngoài Hồ Xuân Hương ra, Xuân Quỳnh được xem là nữ sĩ có những đóng góp tích cực, táo bạo, hồn nhiên, sâu sắc, chân thành, với những trăn trở với đời, với người Và một nghi vấn đã đặt ra, tại sao Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh - những người thiết tha, sôi nổi, yêu đời, yêu con người, yêu công lý, yêu tình thương, yêu hòa bình,…như vậy lại gặp những mất
mát, đau thương trong cuộc đời chung và cuộc đời riêng? Tính cách quyết định số phận Phải chăng chính cá tính đặc biệt, làm nên những số phận đặc biệt đầy bí ẩn cho mọi người lúc đương thời lẫn các thế hệ sau? Những câu hỏi đó càng là động lực mạnh mẽ thôi thúc người viết khám phá về Xuân Quỳnh - cuộc đời và sự nghiệp Và hơn thế nữa, khám phá về Xuân Quỳnh – một đại diện tiêu biểu của Nữ giới, người viết cũng chính là đang khám phá về bản thân Và còn gì tuyệt vời hơn
Trang 10trong cuộc sống khi ta biết về chính ta? Đồng thời, người viết thật sự muốn tìm ra chân lý của hạnh phúc qua công trình nghiên cứu khoa học này Theo quan niệm
của Phật giáo (thuộc về tâm linh) thì “Hạnh phúc là do mình nghĩ”, và đó có phải là
câu trả lời?
Về góc độ khoa học: Nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung, trong thơ ca nói riêng và cũng như nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh là vấn đề không mới trong giới nghiên cứu nước nhà Tuy nhiên, chúng tôi chọn đề tài này, là vì:
Thứ nhất, đó là từ niềm yêu thích, ngưỡng mộ tâm hồn và tài năng nhà thơ Xuân Quỳnh của cá nhân người viết Say đắm, chân thành, mãnh liệt, tin yêu nhưng đầy lo toan, trăn trở, bất hạnh…là những gì mà người viết cảm nhận được mỗi lần đọc thơ Xuân Quỳnh Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ truyền thống
lẫn hiện đại, một hồn thơ phong phú chứa đựng xúc cảm của những cô gái đang
yêu, của những người mẹ, người vợ lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm về hai từ
“hạnh phúc” Đó còn là tiếng nói của một người đồng chí, một công dân gắn bó với
làng xóm, quê hương, đất nước tha thiết, đầy nhiệt huyết Thiết nghĩ, ở độ tuổi vừa mới ra trường như người viết, việc cảm, hiểu, lý giải được thơ Xuân Quỳnh là một điều rất khó khăn Nhưng bằng khát vọng được khám phá những cung bậc trong trái tim của nữ sĩ luôn là một động lực thôi thúc người viết tìm đến và chọn đề tài này
Thứ hai, việc tiếp cận, phê bình tác phẩm thông qua các biểu tượng nghệ thuật là một trong những cách hữu hiệu vừa khoa học - vừa nghệ thuật trong những năm gần đây ở Việt Nam Và việc chọn thơ của Xuân Quỳnh làm đối tượng nghiên
cứu là điều rất hợp lý Bởi lẽ, sáng tác của Xuân Quỳnh không phải là “nghệ thuật
vị nghệ thuật” mà là những vần thơ “từ cuộc đời mà nở hoa và sau đó trở về cuộc đời mà kết trái” Một loại thơ giản dị, hồn nhiên, tự nó quyết định cho mình một
hình thức Nhưng đằng sau đó, chúng ta không quên đó là những sáng tạo tinh thần của một nữ sĩ có tài năng nghệ thuật thật sự như Xuân Quỳnh Thơ Xuân Quỳnh, người ta thấy xuất hiện rất nhiều biểu tượng và mỗi biểu tượng luôn là một thông điệp nhất định Những biểu tượng nghệ thuật như một sự tất yếu xuất hiện trong thơ
Trang 11bà Việc giải mã được biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của nữ sĩ cùng đồng
nghĩa với việc người đọc đã hiểu và cảm được những gì mà nhà thơ truyền tải
Thứ ba, thông qua đề tài này, người viết hy vọng góp thêm một tiếng nói khách quan và mới mẻ trong việc nghiên cứu một hiện tượng độc đáo trong làng thơ Việt Nam như Xuân Quỳnh Đồng thời, đây cũng là một cơ sở khẳng định thêm việc tiếp cận, phê bình tác phẩm văn học thông qua giải mã các biểu tượng nghệ thuật là hữu hiệu Tin rằng, đây sẽ là một cứ liệu bổ ích, ý nghĩa của những ai học, dạy, nghiên cứu và yêu thích thơ văn
Tổng hợp từ những lý do vi mô và vĩ mô như trên, nối tiếp hành trình nghiên
cứu từ luận văn đại học Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật
của nhà văn qua một số nhà văn tiêu biểu (Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh
Châu), người viết chọn đề tài Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh làm
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Xác định hướng đề tài là nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân
Quỳnh, chúng tôi khảo sát toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh (ở thể
loại thơ ca) Lưu ý rằng, vì các tập thơ của Xuân Quỳnh in không thống nhất và có
rất nhiều bài thơ in chung và nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, nên ở đây người
viết giới hạn lại trong tài liệu Xuân Quỳnh – Không bao giờ là cuối [61] gồm 100
bài thơ tiêu biểu được chia theo bố cục của Ban biên tập: Dẫu biết rằng anh trả lại,
Những năm tháng không yên, Bầu trời trong quả trứng Bố cục này được xếp theo
chủ đề tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu dành cho trẻ em trong thơ Xuân Quỳnh và dĩ nhiên trong quá trình làm bài người viết cũng tham
khảo thêm một số văn bản nằm ngoài tài liệu trên Cụ thể là các tập thơ: Tơ tằm -
Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Cây trong phố, chờ trăng, Bầu trời trong quả trứng, Tự hát, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50]
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu cuộc đời của nhà thơ để lý giải cội
nguồn (truyền thống và cách tân) hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ bà
Trang 12(đặc biệt chú ý đến gia đình nhỏ mà Xuân Quỳnh đã cùng vun đắp với kịch gia nổi tiếng Lưu Quang Vũ)
Đồng thời, để làm nổi bật sự khác biệt, những đóng góp riêng của nhà thơ
Xuân Quỳnh, chúng tôi sẽ khảo sát một vài tác phẩm của các nhà thơ nữ cùng
thời (Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi,…) Bên cạnh đó, chúng tôi đặt nhà thơ Xuân Quỳnh
trong tiến trình của văn học Việt Nam từ văn học dân gian - truyền miệng (Ca dao - dân ca, truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn) đến văn học viết để thấy vị trí của nữ sĩ trên văn đàn Và để làm nổi bật, chúng tôi so sánh với một số hiện tượng văn học tiêu biểu của thế giới Không chỉ riêng về các tác giả nữ, mà để toàn diện chúng tôi đối chiếu với các nhà văn nam giới Bởi lẽ tiếng nói của nữ giới luôn được lắng nghe và phản hồi từ nam giới, Adam và Eva vốn dĩ luôn song hành cùng nhau Và trong quá trình đối chiếu, có so sánh các tác phẩm thơ ca lẫn văn xuôi
Không dừng ở đó, bên cạnh lĩnh vực văn chương, để tăng sức thuyết phục, chúng tôi cũng tiếp cận các hiện tượng tiêu biểu khác thuộc lĩnh vực nghệ thuật khác như: âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc,… Và các đối tượng thuộc các ngành khoa học khác như triết học, địa lý, tâm lý, vật lý, lịch sử, sinh học, ngôn ngữ học, kí hiệu học, logic học, nhân chủng học, đạo đức,….để có cái nhìn toàn diện, biện chứng, tin cậy và chính xác Đặc biệt, tham khảo những tài liệu về giới tính, tâm sinh lý của nam và nữ giới, cũng như những sách dạy về kỹ năng mềm - kỹ năng giao tiếp - kỹ năng sống
3 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài luận văn này, chúng tôi hướng đến mục đích nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, nắm được những vấn đề chung về biểu tượng nghệ thuật trong thơ
Từ đó làm cơ sở nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh
Thứ hai, tìm và chỉ ra hệ thống và đặc điểm của các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh
Trang 13Thứ ba, lý giải được việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh trên hai bình diện truyền thống và cách tân
Qua các mục tiêu cụ thể đó, chúng tôi hướng đến mục tiêu cao hơn là góp thêm một tiếng nói trong nghiên cứu khoa học để hiểu sâu sắc hơn những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, khẳng định vị trí của nữ sĩ trong văn đàn Việt Nam Và dĩ nhiên, củng cố thêm một cơ sở khoa học vững chắc trong việc tiếp cận tác phẩm văn học bằng phương thức giải mã biểu tượng nghệ thuật
Và mục tiêu lớn nhất và cũng là niềm mong ước của tác giả là tìm ra chân lý của khoa học và chân lý của cuộc sống, tìm ra được đâu là chân của hạnh phúc Cụ thể là những vấn đề xoay quanh thế giới, con người, giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật Tin chắc đây không chỉ là câu hỏi riêng của người viết, mà là của tất cả những ai đang sống và muốn sống một cuộc sống đúng
nghĩa của nó Bởi lẽ mỗi người chỉ có một cuộc đời - “Không ai tắm hai lần trên
một dòng sông” (Heralit) cả Đặc biệt trách nhiệm công dân là một vấn đề nhức
nhối mà mỗi cá nhân nên suy ngẫm khi được mệnh danh hai tiếng Con Người
4 Lịch sử nghiên cứu
4.1 Về biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung (thơ ca)
Như đã đề cập, nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung (mà tiêu biểu là thơ ca) trên thế giới đã có nền tảng rất lâu, tiêu biểu là các bài viết sau:
Bài viết “Khám phá biểu tượng trong văn học” của tác giả Raymond Firth
(Đinh Hồng Hải dịch, với sự cộng tác của Chu Tú Lệ, trong sách Biểu tượng
Chung và Riêng (Symbols: Pulic and Private), Nxb Đại học Cornell, 1973) (8http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/389315/phe-binh-van-hoc/kham-pha-nhung-bieu-tuong-trong-van-hoc-.htmlU)
Bài viết “Biểu tượng trong hệ thống văn hóa” của tác giả Iu M Lotman
(Trần Đình Sử dịch, bản tiếng Nga, trong sách Iu.M.Lotman - Bài báo chọn lọc,
Tập 1, Tallinn, 1992, tr.191-199) (8
http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=4979#more-4979)
Trang 14Bài viết “Biểu tượng - Gène của truyện kể” của tác Iu M Lotman do Lã Nguyên dịch (8http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=3916#more-3916U)
Và nó cũng thật sự cũng không mới ở Việt Nam, đặc biệt là những năm gần đây, giới nghiên cứu rất quan tâm đến vấn đề này
Đầu tiên, trong văn học dân gian, chúng ta thấy có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu:
2
Bài viết, công trình của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp: Bài viết0 “0Tiếp cận biểu tượng trầu cau”,0 0Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật0 0số 2, tr.65 - 68 (1997); bài viết
“2Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao Việt Nam”2, Kỷ yếu Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, tr.26 - 35 (1999); công trình nghiên cứu 0 0Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt2, Luận án Tiến sĩ, bảo vệ cấp cơ sở tại Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, 2001 và bài viết “Biểu tượng ca dao nhìn từ những góc độ khác nhau”,0 0Bình luận văn học2, niên giám của Hội
Nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp.HCM, Nxb ĐH Quốc gia Tp.HCM (2004)
Bài giảng “Một số biểu tượng và hình ảnh trong ca dao” của tác giả Nguyễn Xuân Kính (8http://www.vtv2.tuvantuyensinh.vn/video/detail/bai-09:-mot-so-bieu-
Bài viết “Dải yếm - Biểu tượng văn hóa của người Việt” trong Ca dao tình
yêu của tác giả Lê Tấn Thích (8http://maxreading.com/?chapter=38275U)
Một công trình rất công phu của tác giả Nguyễn Thị Duyên là Ý nghĩa biểu
trưng con số trong ca dao người Việt (Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2006) (8
Kế đến, là những bài viết, công trình của văn học viết, từ văn học trung đại, đến văn học hiện đại:
Công trình Nghệ thuật biểu tượng trong thơ thiền Lý - Trần dưới góc độ
nguồn gốc văn hoá của tác giả Trần Thị Tươi, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh (8http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2019:ngh
Trang 15ca-ncs-hvch-a-sv&Itemid=186U)
-thut-biu-tng-trong-th-thin-ly-trn-nhin-di-goc-ngun-gc-vn-hoa&catid=120:lun-vn-Công trình nghiên cứu Thế giới Biểu tượng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi
của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, Đại học Vinh (8http://updatebook.vn/threads/64367-The-gioi-bieu-tuong-trong-tho-Nom-Nguyen-TraiU)
Bài viết “Đây thôn Vĩ Dạ từ hình ảnh đến biểu tượng” của tác giả Lê Thị
Hồ Quang (8http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=7868#more-7868U)
Công trình Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu của
tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (8http://ussh.vnu.edu.vn/ttlv-nhung-bieu-tuong-nghe-thuat-tieu-bieu-trong-tho-to-huu/3711U)
Bài viết “Biểu tượng giấc mơ trong thơ Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử” của tác giả Hoàng Thị Huế, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Huế (8http://vietvan.vn/vi/bvct/id3430/Bieu-tuong-giac-mo-trong-tho-Nguyen-Binh,-Han-Mac-Tu/U)
Bài viết “Biển - Biểu tượng của vũ trụ trong thơ Huy Cận” của tác giả Đỗ
Kiều Nga (8TRON G-THO-HUY-CAN/U)
Bài viết “Lửa từ biểu tượng văn hoá đến biểu tượng ngôn từ” của tác giả Đoàn
Tiến Lực (8tuong-ngon-tu/U)
Công trình Biểu tượng Vườn trong thơ Nguyễn Bính
(8http://updatebook.vn/threads/34775-Bieu-tuong-vuon-trong-tho-Nguyen-BinhU)
Bài viết “Kết cấu biểu tượng trong bài thơ Viếng lăng Bác”, của tác giả Đoàn Ánh Dương (8http://tapchinhavan.vn/news/Nghien-cuu-Ly-luan-Phe-binh/Ket-cau-bieu-tuong-trong-bai-tho-VIENG-LANG-BAC-1283/U)
Trang 16Công trình Biểu tượng trong thơ Lưu Quang Vũ, của tác giả Trần Thị
Hường, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (8http://ussh.vnu.edu.vn/ttlv-bieu-tuong-trong-tho-luu-quang-vu/5075U)
Bài viết “Vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình Việt Nam” của tác
giả Trịnh Mai Phương (8hoc/van-de-nghien-cuu-bieu-tuong-tho-ca-tru-tinh-viet-nam.htmlU)
Bài viết “Về biểu tượng lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều”, tác giả Đặng
Vũ Hoàng (8http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/doisongvanhoa/2009/10/ 54220.candU)
Bài viết “Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ” (8http://vienvanhoc.org.vn/print/nghiencuulyluan/641/bieu-tuong-thien-nhien-trong-tho-nu-thoi-ki-chong-my.aspxU)
Nhìn chung, các tác giả đã đi vào trọng tâm lý thuyết của biểu tượng nghệ thuật Từ đó làm cơ sở khảo sát về nội dung và hình thức ở các hiện tượng văn học
cụ thể
4.2 Về biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh
Như chúng ta đã biết, Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi bật nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại Cuộc đời và sự nghiệp của bà luôn là một đề tài gây được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu học thuật Không chỉ là một tài năng đặc biệt trong nghệ thuật mà ngay cả cuộc đời thực của mình bà cũng có một
số phận đặc biệt Vì thế, những bài viết, những bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp tác giả đã có số lượng khá lớn
Đó là những bài viết tưởng niệm và tỏ lòng tiếc thương đối với sự ra đi của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ Đây là những tư liệu quan trọng về cuộc đời thực của Xuân Quỳnh, liên quan đến những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ảnh
hưởng đến việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật mà trong luận văn Biểu tượng
nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh kế thừa: (“Xuân Quỳnh – một nửa đời tôi” –
Đông Mai, “Xuân Quỳnh qua thời gian” – Vân Long, “Nhớ chị” – Lê Minh Khuê,
“Xuân Quỳnh – người mẹ, người vợ” – Vũ Thị Khánh, “Vài kỷ niệm” – Thạch
Quý, “Thương tiếc bạn gái Xuân Quỳnh” – Phan Thị Thanh Nhàn, “Con người và
Trang 17nhà thơ” – Lại Nguyên Ân, “Quỳnh ơi” – Nguyễn Thị Như Trang, “Nhớ về một tài
năng” – Ngô Văn Phú, “Ngày cuối cùng của Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và cháu
Quỳnh Thơ” – Doãn Châu, “Thương nhớ Xuân Quỳnh” – Nguyễn Thị Ngọc Tú,
“Tưởng nhớ Xuân Quỳnh” – Ý Nhi, “Tưởng niệm” – Vân Long, “Chẳng còn nữa
anh và em” – Nguyễn Thị Hồng Ngát, “Kinh cầu trong mưa” – Hoàng Phủ Ngọc Tường, “Về một nhà thơ chết trẻ” – Hà Phương, “Nhớ một nhà thơ” – Tuyết
Nga,…) [21; tr.207 - 311]
Hay đó là những bài viết về những tác phẩm đặc sắc của Xuân Quỳnh (“Sóng còn mãi nổi sóng” – Bùi Thị Tanh Hà, “Lại đọc Sóng của Xuân Quỳnh” – Chu Văn Sơn, “Sóng” – Trần Đăng Suyền, “Sóng” – Trần Thị Thìn [21; tr.161-
194], “Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh”, Nguyễn Ngọc Thảo
[Tạp chí văn học và tuổi trẻ, 2001, số 153; tr.51 – 53], “Chuyện cổ tích về loài
người” – Đào Ngọc Chương [Tạp chí nghiên cứu văn học, 2007, số 10; tr.137] Đây
là những cứ liệu quan trọng cho những biểu tượng nghệ thuật (sóng, tiếng gà) trong thơ Xuân Quỳnh mà người viết kế thừa trong luận văn
Hoặc là những bài viết đánh giá chung về thơ Xuân Quỳnh ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật ( “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh” – Lưu Khánh Thơ,
“Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh”– Lê Thị Ngọc Huỳnh, “Xuân Quỳnh”
– Mai Hương, “Người đàn bà yêu và làm thơ” – Đoàn Thị Đặng Hương, “Thơ tình
Xuân Quỳnh – Sự thể hiện sức mạnh của một tâm hồn phụ nữ” – Nguyễn Thị Bích
Ngọc, “Một giọng thơ tình ám ảnh” – Nguyễn Thị Minh Thái, “Những tình cảm
trắc ẩn trong thơ Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh và những buồn vui kiếp hoa dại”–
Vương Trí Nhàn, “Cánh chuồn trong giông bão” – Chu Văn Sơn, “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh” – Nguyễn Xuân Nam) [21; tr.9 - 146] Người viết cũng tiếp nhận những ý
kiến xoay quanh về những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh từ những bài viết này
Song, nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và đầy đủ về các vấn đề xoay quanh đề tài Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh thì rất ít Hầu hết các luận văn,
các bài báo, các sách khi nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh đều nhìn một cách chung
Trang 18chung về các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng, thông qua đó làm nổi bật
tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Phần lớn các tác giả đề cập đến các khái niệm như hình ảnh, hình tượng, ẩn dụ, hoán dụ,…những khái niệm rất gần với biểu tượng nghệ thuật
Trong luận văn thạc sĩ Thi pháp thơ Xuân Quỳnh, tác giả Nguyễn Thị
Thanh Trúc khi bàn về “Ngôn ngữ, giọng điệu và hình ảnh trong thơ Xuân Quỳnh”
có đề cập đến những hình ảnh xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh như: hình ảnh cỏ dại, hình ảnh bàn tay, hình ảnh trái tim [55; tr.138 – 147]
Trong luận văn thạc sĩ Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, tác giả
Đinh Thị Phương Hà trong chương “Xuân Quỳnh – Thế giới nghệ thuật độc đáo”
đã viết rất hay về các hình ảnh “đơn sơ, giản dị mà giàu sức gợi cảm” như: hình
ảnh trái tim, hình ảnh bàn tay, hình ảnh hoa – cỏ dại, hình ảnh con tàu – sân ga, hình ảnh thuyền – biển – sóng [23; tr.78 – 98]
Trong luận văn thạc sĩ Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, tác giả
Nguyễn Thị Huyền Lê đã dành một dung lượng rất ưu ái để nói về các hình tượng thơ: hình tượng sóng – biển, hình tượng cỏ dại, hoa dại, hình tượng con tàu – sân
ga, hình tượng bàn tay, hình tượng trái tim [30; tr.70 – 79]
Trong luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, tác giả
Tô Hà Tường Vân khi nói về hình tượng cái tôi đã rất chú trọng đến những hình tượng sóng – biển, hình tượng đôi bàn tay, hình tượng con tàu – sân ga, hình tượng trái tim [56; tr.41 – 62]
Trong luận văn tốt nghiệp Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh, tác giả Ngô Như
Quỳnh bàn về “Bản sắc ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh” đã nói chi tiết về những hình
ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng như: bàn tay, ngọn lửa, hoa cỏ dại, con tàu – sân ga, thuyền – biển – sóng [41; tr.80 – 89]
Trong luận văn tốt nghiệp Tư duy nghệ thuật thơ của Xuân Quỳnh, tác giả
Trần Thanh Bình có nói đến “Tư duy nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh trên bình diện nội
dung trữ tình” và trong đó tác giả nhắc đến hình tượng sóng nước và hình tượng
hoa cỏ trong thơ Xuân Quỳnh [6; tr.34 – 38]
Trang 19Trong luận văn Một số đặc trưng ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh, tác giả
Trương Thị Hiền khi nói về “Đặc trưng từ ngữ trong thơ” ở mục “Ẩn dụ tu từ” có
nói đến ẩn dụ hoa, ẩn dụ cỏ và cát, ẩn dụ con đường, ẩn dụ thuyền và biển [104; tr.36 - 48]
Tuy nhiên, ở các luận văn trên, các tác giả chỉ nhìn nhận một cách sơ lược, cảm nhận và phân tích một cách khái quát ở góc độ là hình ảnh, hình tượng, ẩn dụ, hoán dụ, chứ chưa chỉ ra hệ thống và đặc điểm, cũng như bàn về phương diện truyền thống và cách tân ở góc độ biểu tượng nghệ thuật
Song song với vấn đề trên, nếu ở luận văn, chúng tôi đề cập đến những yếu
tố ảnh hưởng đến việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, thì hầu hết ở các luận văn khác, tác giả đi vào một cách tổng quát những yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ các sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh
Trong luận văn thạc sĩ Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị
Huyền Lê đã đề cập đến “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành hồn thơ Xuân
Quỳnh” mà trong đó yếu tố gia đình, hoàn cảnh lịch sử, cá tính được tác giả điểm
qua [30; tr.37 – 42]
Trong luận văn thạc sĩ Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, tác giả
Đinh Thị Phương Hà bàn kĩ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ Xuân Quỳnh, tác giả cho rằng không khí thời đại và tình hình văn học giai đoạn từ 1964 đến sau
1975 và những thăng trầm trong đời riêng là những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác của Xuân Quỳnh [23; tr.18 – 25]
Trong bài viết “Xuân Quỳnh - Một nửa cuộc đời tôi”, Đông Mai – chị ruột
của Xuân Quỳnh đã ghi lại rất chân thực, sinh động những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác của Xuân Quỳnh Bài viết nói về quê hương sinh ra Xuân Quỳnh, gia đình của Xuân Quỳnh với những ảnh hưởng sâu sắc từ người mẹ và người cha Đồng thời đề cập đến cuộc sống đời tư của chị, trong đó hình ảnh người chồng và những đứa con là nguồn cảm hứng, chất liệu thực cho những sáng tác của chị [33, tr.103 –
126]
Trang 20Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu khoa học đã đi vào phân tích, tìm hiểu, đánh giá, so sánh, nhận xét,…về các sáng tác của Xuân Quỳnh Đồng thời cũng đã nhìn nhận những giá trị về nội dung và nghệ thuật của Thơ Xuân Quỳnh Ngoài ra, các bài viết xoay quanh về cuộc đời thực của Xuân Quỳnh càng tăng sự tò mò và là cơ sở để chúng ta hiểu thêm các sáng tác của Xuân Quỳnh Đặc
biệt, những bài viết tỏ lòng kính mến, ngưỡng mộ và tiếc thương cái chết của Xuân Quỳnh nói riêng và của chồng, con Xuân Quỳnh nói chung Ở đây, người viết, trên
cơ sở tiếp bước, từ những nền tảng của các công trình nghiên cứu trước sẽ không dừng lại ở hiện tượng mà rút ra bản chất, cũng như lý giải chúng trên những nền tảng khoa học vững chắc
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi tiến hành các phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp luận chung, đó là phương pháp theo mô hình kết cấu
vòng tròn khép kín (chủ nghĩa Mác - Lê Nin: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử): từ thực tiễn, rút ra lý thuyết, sau đó trở về thực tiễn kiểm chứng Hay nói một cách khác là: Khái quát hóa - Chi tiết hóa - Khái quát hóa
Thứ hai, phương pháp chuyên ngành: Phê bình Mới ( đặc biệt chú ý biểu
tượng và thơ ca), Phê bình Cấu Trúc (phân tích mối quan hệ của các biểu tượng), Phê bình Giới (phát hiện tính Nữ trong biểu tượng), đây là những cơ sở quan trọng đặt nền tảng cho việc hiểu đúng và lý giải đúng các biểu tượng nghệ thuật
Thứ ba, các tiếp cận liên ngành (Lịch sử, Văn hoá, Phân tâm học, Triết
học,…) để lý giải tất cả các vấn đề xoay quanh biểu tượng nghệ thuật
Thứ tư, các phương pháp phổ thông, bao gồm:
- P hương pháp hệ thống được dùng để xác lập tính nhất quán trong các biểu
tượng nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh Qua các chặng đường thơ khác nhau, những biểu tượng nghệ thuật có những sự thay đổi nhất định, nhưng vẫn giữ nguyên được bản chất của chúng Để từ đó xác định được những đặc điểm của các biểu tượng nghệ thuật trong thơ bà Mâu thuẫn, nhưng thống nhất
Trang 21- P hương pháp lịch sử được sử dụng, đặt các sáng tác của nhà thơ vào trong
hoàn cảnh cụ thể Từ đây, chúng tôi có thể lý giải cội nguồn hình thành các biểu tượng nghệ thuật hình thành trong thơ bà Đồng thời, đặt những sáng tác của thơ Xuân Quỳnh trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại để thấy được sự tiếp thu cũng như những sáng tạo riêng trong thơ Xuân Quỳnh Đồng thời, bằng con đường lịch sử, chúng ta có thể lý giải được những vấn đề phức tạp liên quan đến những vấn đề thế giới, con người, hạnh phúc, giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật
- P hương pháp so sánh được sử dụng, chủ yếu là so sánh các sáng tác của
Xuân Quỳnh với các nhà thơ, nhà văn cùng thời, khác thời trong và ngoài nước Qua đây, thấy được nét riêng, độc đáo, cái hay, cái đẹp và những đóng góp của nữ
sĩ
- P hương pháp phân tích được sử dụng nhằm phân tích các bài thơ, những
đoạn thơ cụ thể, để từ đó thấy được đặc điểm của các biểu tượng nghệ thuật xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh
- P hương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các biểu tượng nghệ thuật
xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh Từ đó thấy được hệ thống, đặc điểm, cội nguồn hình thành của các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh
- P hương pháp thực chứng, thông qua tiểu sử cuộc đời của tác giả, những bài
viết về cuộc đời tư, cũng như những nhận xét, tư liệu của các người thân, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp của Xuân Quỳnh để có cái nhìn cơ sở, đầy đủ hơn về Xuân Quỳnh và các biểu tượng nghệ thuật được hình thành trong thơ bà
Thứ năm, phương pháp tổng hợp, các phương pháp trên không thực hiện
riêng lẻ, biệt lập mà được sử dụng kết hợp, xen kẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu luận văn
6 Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, về mặt lý luận, đây là một trong những luận văn đầu tiên nghiên
cứu tập trung về biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh Vì thế, luận văn sẽ góp một cái nhìn mới trong việc tiếp cận các sáng tác thơ Xuân Quỳnh thông qua
Trang 22việc giải mã các biểu tượng nghệ thuật Khác với các luận văn khác, nhìn nhận biểu tượng nghệ thuật như là hình tượng nghệ thuật, nghệ thuật ẩn dụ, nghệ thuật hoán
dụ, hình ảnh,…nghiêng hẳn ở góc độ hình thức nghệ thuật, ở luận văn này, người viết cố gắng nhìn nhận toàn diện ở hai phương diện nội dung lẫn hình thức Đó là chỉ ra hệ thống và đặc điểm của các biểu tượng nghệ thuật: các biểu tượng đơn và các biểu tượng kép (bổ sung thêm biểu tượng nghệ thuật như tiếng) Song song đó làm rõ các biểu tượng nghệ thuật ở mặt cách tân, cụ thể là lạ hoá (hoán đổi, đa giọng điệu,…), gợi - nén, ám ảnh (phép lặp ) - đây là vấn đề hoàn toàn mới vì chúng tôi chưa thấy bất cứ một tài liệu nào đề cập đến Đồng thời cố gắng đi vào lý giải sự
kế thừa của các biểu tượng nghệ thuật trên bình diện truyền thống qua các yếu tố khách quan (gia đình, quê hương, thời đại) và các yếu tố chủ quan (phương diện tinh thần, tài năng nghệ thuật, vốn sống - vốn hiểu biết, quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật) – những yếu tố nằm bên ngoài tác phẩm, nhưng trực tiếp chi phối tác phẩm Qua đó, người viết cố gắng làm rõ cách tiếp cận các tác phẩm văn học bằng con đường giải mã biểu tượng nghệ thuật
Thứ hai, về mặt thực tiễn, Xuân Quỳnh là một tác giả tiêu biểu trong chương
trình giảng dạy phổ thông, do đó việc nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh sẽ giúp giáo viên trung học phổ thông có cái nhìn đầy đủ hơn khi tiếp cận các sáng tác của nữ sĩ Sẽ bổ sung kiến thức và phương pháp giảng dạy mới cho các giáo viên khi tiếp cận những sáng tác của nhà thơ bằng việc giải mã các biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm Đồng thời, đây cũng là những tư liệu quan trọng giúp các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu về thơ ca Xuân Quỳnh nói riêng và thơ
ca nói chung Và cùng với Xuân Quỳnh, tất cả các tư tưởng, tình cảm của những
nghệ sĩ “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” trong và ngoài nước sẽ càng được khẳng định như tuyên ngôn: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ
trong cốt tủy” (Sê – Khốp) Và mở rộng ra, không riêng gì với nghệ sĩ, mà với mỗi
con người là tìm được câu trả lời đâu là chân của hạnh phúc Vấn đề thế giới, con người, giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình, văn hóa và nghệ thuật luôn thường
Trang 23trực, gắn bó và song hành với mỗi con người Nếu hiểu được bản chất của nó,
chúng ta sẽ thích nghi và sống tốt
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu ( 17 trang), phần Kết luận (3 trang), phần Tài liệu tham
khảo1 ( 112 đề mục)1 1t1hì phần Nội dung của luận văn được chia thành ba chương
Chương 1 là những vấn đề khái quát, chương 2 và chương 3 là phần triển khai vấn
đề cụ thể
Chương 1: Những vấn đề chung ( 19 trang), tập trung giới thuyết về khái
niệm biểu tượng, biểu tượng nghệ thuật và giới thiệu một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp Xuân Quỳnh
Chương 2: Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh – Hệ thống và đặc
điểm ( 63 trang), làm rõ hệ thống và đặc điểm của các biểu tượng nghệ thuật trong
thơ Xuân Quỳnh (các biểu tượng đơn, các biểu tượng kép) trên cơ sở vận dụng lý thuyết biểu tượng nghệ thuật đã nêu ở chương 1
Chương 3: Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh – Truyền thống và
cách tân ( 31 trang) lý giải việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật ở phương diện truyền thống và cách tân Ở chương này đề cập đến yếu tố khách quan (gia đình, quê hương, thời đại), yếu tố chủ quan (phương diện tinh thần, vốn sống – vốn hiểu biết, tài năng nghệ thuật, quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật) ở phương diện truyền thống và những cách tân biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh cả hình thức và nội dung (lạ hóa, gợi – nén, ám ảnh)
Ba chương trong luận văn được kết dính, nối tiếp, bổ sung cho nhau, trong
đó trọng tâm là chương 2, làm rõ hệ thống và đặc điểm biểu tượng nghệ thuật trong
thơ Xuân Quỳnh Và cuối cùng, tất cả cùng đi đến mục đích là làm rõ đề tài Biểu
tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh
Trang 24NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
1.1.1 Biểu tượng
Biểu tượng là một từ phổ thông và xoay quanh về khái niệm này có rất nhiều
ý kiến
Theo Từ điển tiếng Việt, biểu tượng được hiểu là “hình thức của nhận thức,
cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” hay “kí hiệu bằng hình đồ họa trên màn hình máy tính, tượng trưng cho một chương trình, một file dữ liệu, người sử dụng có thể kích chuột vào đấy để chọn một thao tác hoặc ứng dụng phần mềm nào đó” [39; tr.112]
Hay một cách hiểu khác theo website 8http://en.wiktionary.org/wiki/symbolU
do tác giả Trần Hà Phương dịch và chọn lọc thì biểu tượng theo từ0 0 Pháp là0 0symbole8
từ0 0tiếng Latin là0 0symbolus8,0 0symbolum8 0(0 0một dấu hiệu, nhãn hiệu, dấu hiệu, biểu tượng, một tín ngưỡng0 0),0 0từ0 0tiếng Hy Lạp cổ0 0là 3σύμβολον8 (0 0sumbolon0 0,0 0một dấu hiệu
mà người ta suy luận ra một cái gì đó, một nhãn hiệu, dấu hiệu, huy hiệu, vé, kiểm đếm, kiểm tra, một tín hiệu, khẩu hiệu, dấu hiệu bên ngoài0 0),0 0từ0 0συμβάλλω8 0(0 0sumballō0 0,0 0được hiểu như chức năng của1 dấu gạch ngang nhằm để chỉ sự so sánh, tương ứng, kiểm đếm, kết luận0 0),0 0 Theo đó, nó được cụ thể hóa bằng các nghĩa:
Thứ nhất, một0 0nhân vật8, 0một ý tưởng, khái niệm hoặc đối tượng Chẳng hạn,
người Trung Quốc sử dụng từ0 0biểu tượng0 0cho văn bản hay sư tử là0 0biểu tượng0 0của lòng dũng cảm, con chiên là0 0biểu tượng0 0của sự hiền lành và kiên nhẫn
Thứ hai, bất kỳ đối tượng, điển hình là vật chất, mà có nghĩa là để đại diện cho một (thường là trừu tượng) ngay cả khi không có mối quan hệ có ý nghĩa Ví dụ như đồng đô la0 0biểu tượng0 0không có mối quan hệ với các khái niệm về tiền tệ hoặc bất kỳ ý tưởng liên quan
Trang 25Thứ ba, 0 0một loại danh từ, theo đó các hình thức đề cập đến cùng một thực thể độc lập với bối cảnh, một biểu tượng tùy tiện có nghĩa là một0 0ám8ảnh0 0
Thứ tư, một bản tóm tắt của một0 0giáo điều8 0tuyên bố của đức tin Chẳng hạn như các Tông Đồ và những cuốn sách thú tội của đạo Tin Lành được coi là0 0biểu tượng0 0
Thứ năm, dấu vết có thể nhìn thấy hoặc hiển thị, thực hiện sử dụng một thiết
bị bằng văn bản hoặc công cụ, được kết nối với nhau và ngăn cách hoặc hơi tách
ra.0 0Đôi khi biểu tượng đại diện cho đối tượng hay sự kiện mà chiếm không gian hoặc những điều không thể và không chiếm không gian
Thứ tám, biểu tượng được xem như cổ phần.0
1.1.2 Biểu tượng nghệ thuật
1.1.2.1 Định nghĩa, đặc trưng và chức năng
Định nghĩa
Theo nguồn tham khảo 8http://en.wikipedia.org/wiki/SymbolUdo tác giả Trần
Hà Phương dịchvà chọn lọc gồm những ý kiến sau đây:
Một0 0biểu tượng0 0là một đối tượng đại diện, là viết tắt hoặc thể hiện một0 0ý tưởng8 0, hình ảnh trực quan, niềm tin, hành động, hoặc các vật liệu8 thực thể8 0.0 0Biểu tượng mang hình thức của các từ, âm thanh, cử chỉ, hoặc hình ảnh trực quan và được sử dụng để truyền đạt ý tưởng và niềm tin.0 0Ví dụ, một hình bát giác màu đỏ có
thể là một biểu tượng cho "Stop”.0 0Trên bản đồ, một hình ảnh của một chiếc lều có thể đại diện cho một khu cắm trại.0 0Chữ viết8 0là biểu tượng cho0 0số8 0.0 0Tên cá nhân là biểu tượng đại diện cho cá nhân.0 0Một bông hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu và lòng từ bi Trong0 0bản đồ8 0, một bộ sưu tập tổ chức các biểu tượng tạo thành mộthuyền thoại
Trang 26Biểu tượng có nguồn gốc từ0 0tiếng Hy Lạp là0 0symbolon0, 0có nghĩa là mã thông
báo hoặc khẩu hiệu Sự phát triển có ý nghĩa trong tiếng Hy Lạp là từ “ném đồ vật
lại với nhau”, để chỉ sự “tương phản”, so sánh để nhận ra dấu hiệu được sử dụng
trong tình huống đó đâu mới là gốc
Trong việc xem xét tác động của một biểu tượng ở phương diện tinh thần, trong bài viết sâu sắc của0 0Joseph Campbell8 0đề xuất định nghĩa sau đây:0 0Một biểu tượng là một năng lượng không ngừng khơi dậy, chỉ đạo,…
Và từ định nghĩa trên của Campbell, có thể mở rộng ra: Một biểu tượng, như mọi khái niệm khác chứa đựng những khía cạnh khác nhau Chúng ta phải phân biệt
giữa khái niệm “cảm giác” và khái niệm “ý nghĩa” của biểu tượng Rõ ràng tất cả
các hệ thống tượng trưng lớn và nhỏ có chức năng của nó và thường là tồn tại ở quá khứ Đồng thời trên các cấp độ: hữu hình của ý thức tỉnh táo, tinh thần của giấc mơ, cảm giác thì nó được hiểu như các dấu hiệu Các cảm giác có thể không thể nhận thấy được, hay nói cách khác là không hiểu được mà chỉ có thể được cảm nhận Về
góc sáng tạo, nghệ thuật không phải đơn thuần là “biểu hiện”, hay nó thậm chí càng
không phải cuộc tìm kiếm, xây dựng, chia sẻ kinh nghiệm đơn thuần từ góc độ lí trí,
mà nó được khơi dậy, thăng hoa từ những cảm xúc
8
Heinrich Zimmer8 0đưa ra một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về bản chất các biểu tượng: Từ những biểu tượng, các khái niệm, cũng như tầm nhìn, nghi lễ, và hình ảnh hay nói cách khác là các phong tục tập quán của cuộc sống hàng ngày thông qua tất cả những sự thật siêu việt là được nhân đôi lên Biểu tượng chứa đựng cả những ẩn dụ, phản ánh và ám chỉ điều gì đó Mặc dù, có biểu hiện, nhưng không thể tả được, nó đa dạng, nhưng vẫn bí ẩn Biểu tượng bản thân nó là một sự thật, nhưng lại mâu thuẫn ở chỗ khó tin, nên đôi khi được hiểu nhầm không phải là
sự thật Mỗi nền văn minh, mọi thời đại sẽ mang cho mình một biểu tượng riêng.0 Trong cuốn sách0 0Các dấu hiệu và biểu tượng, tuyên bố rằng0 0một biểu tượng
là một hình ảnh trực quan hoặc dấu hiệu đại diện cho một ý tưởng - một chỉ số sâu sắc hơn về một chân lý phổ quát
Trang 27Biểu tượng là một phương tiện truyền thông phức tạp mà đôi khi có thể có nhiều tầng lớp ý nghĩa này chia các biểu tượng từ các dấu hiệu, như dấu hiệu chỉ có một ý nghĩa
Nền văn hóa con người sử dụng các ký hiệu để thể hiện tư tưởng cụ thể và cấu trúc xã hội và đại diện các khía cạnh của nền văn hóa cụ thể của họ.0 0Như vậy, biểu tượng mang ý nghĩa mà phụ thuộc vào nền văn hóa của một người, nói cách khác, ý nghĩa của một biểu tượng không phải là vốn có trong các biểu tượng riêng của mình nhưng mà là cả một văn hóa cộng đồng
Biểu tượng là cơ sở của mọi sự hiểu biết của con người và phục vụ lại con người, nó như là phương tiện chứa đựng quan niệm cho tất cả các kiến thức của con người.0 0 Biểu tượng tạo điều kiện cho sự hiểu biết về thế giới mà chúng ta đang sống, làm căn cứ phục vụ lại cho hành động của con người.0 0Bằng cách này, người
sử dụng các biểu tượng không chỉ có ý nghĩa của thế giới xung quanh, mà còn
để0 0xác định8 0và hợp tác trong xã hội thông qua0 0những thông điệp được chứa đựng trong biểu tượng
Nhà phân tâm học Thụy Sĩ0 0Carl Jung8 0, người đã nghiên cứu0 0các nguyên mẫu8 0, đề xuất một định nghĩa khác của biểu tượng, phân biệt nó từ thuật ngữ0 0dấu hiệu8 0.0 0Theo quan điểm của Jung, một dấu hiệu tượng trưng cho một cái gì đó được biết đến, như là một từ viết tắt ám chỉ của nó.0 0Ông tương phản với0 0biểu tượng0 0, mà ông sử dụng để đại diện cho một cái gì đó chưa được biết và không thể được thực hiện rõ ràng và chính xác.0 0Một ví dụ về một biểu tượng trong ý nghĩa này là0 0Chúa Kitô8 0như một biểu tượng của0 0nguyên mẫu8 0được gọi là0 0tự8 0 Ví dụ, chữ viết được sáng tác của một loạt các biểu tượng khác nhau mà tạo ra những từ.0 0Thông qua các chữ viết con người giao tiếp với nhau
Burke tiếp tục mô tả các biểu tượng như cũng được bắt nguồn từ0 0Sigmund Freud8,0 nói rõ thêm rằng họ không phải chỉ liên quan đến0 0lý thuyết của những giấc
mơ8 0mà còn để “hệ thống biểu tượng bình thường”.0 0Ông nói rằng họ có liên quan thông qua “thay thế”, trong đó một từ, cụm từ, hoặc biểu tượng được thay thế cho
nhau để thay đổi ý nghĩa Nói cách khác, nếu một người không hiểu một từ hay cụm
Trang 28từ nào đó, một người khác có thể thay thế một từ đồng nghĩa hoặc biểu tượng để có được ý nghĩa của từ gốc hoặc cụm từ trên.0 0Tuy nhiên, khi đối mặt với phương pháp mới để giải thích một biểu tượng cụ thể, một người có thể thay đổi ý tưởng đã hình thành của mình để kết hợp các thông tin mới
8
Jean Dalby Clift8 0cho biết những người không chỉ có thêm cách giải thích riêng của họ để biểu tượng, họ cũng tạo ra các biểu tượng cá nhân đại diện cho sự
hiểu biết của họ về cuộc sống của họ, và cô gọi là đó là “hình ảnh cốt lõi” của con
người.0 0Bà lập luận rằng công việc mang tính biểu tượng với các biểu tượng cá nhân hoặc hình ảnh cốt lõi có thể là hữu ích như làm việc với các biểu tượng giấc mơ trong phân tâm học hoặc tư vấn
William Indick cho thấy những biểu tượng thường được tìm thấy trong thần thoại, truyền thuyết, và tưởng tượng thực hiện chức năng tâm lý và do đó là lý do tại
sao các nguyên mẫu chẳng hạn như “người anh hùng”, “công chúa” và “phù thủy”
vẫn còn phổ biến trong nhiều thế kỷ.0 0
8
Paul Tillich8 0cho rằng, trong khi dấu hiệu được phát minh và lãng quên, biểu tượng được sinh ra và chết.0 0Do đó, có các biểu tượng đã chết và sống.0 0Một biểu tượng sống có thể tiết lộ cho một mức độ ẩn cá nhân của thực tế ý nghĩa và siêu việt hay tôn giáo.0 0Tillich cho rằng một biểu tượng không định lượng và bí ẩn, mang tính hướng nội, chiều sâu Biểu tượng rất phức tạp, và ý nghĩa của chúng có thể phát
triển trong vô thức cá nhân (cá tính - cái tôi) hay vô thức tập thể (văn hóa - cộng
đồng).0 0Khi một biểu tượng mất đi ý nghĩa và mất đi sức mạnh trong cá nhân hay trong tập thể thì nó trở thành một biểu tượng chết.0 0Các0 0vị thần Hy Lạp8là một ví dụ,
đó là biểu tượng sống cho những người Hy Lạp cổ đại, nhưng ý nghĩa và sức mạnh
đó bây giờ đã biến mất
Khi một biểu tượng trở nên đồng nhất với thực tế cái mà nó đề cập đến một cách sâu sắc, thì nó trở nên hiện tượng sùng bái, hay nói cách khác là thần tượng, biểu tượng đó được xem là tấm gương soi chiếu cho thực tế.0 0Biểu tượng có ý nghĩa thực tế như một sự truyền đạt.0 0Tính chất độc đáo của một biểu tượng là nó cho phép truy cập vào các lớp sâu hơn của thực tại là không thể tiếp cận, hay nói cách khác là
Trang 29nó luôn cuốn hút, hấp dẫn,…nhưng khó chạm được Giống như những bản nhạc không lời bất hủ của Mozart, Beethoven,… đầy cung bậc, nghe nhưng mấy ai đồng điệu được
Một biểu tượng của0 0ý nghĩa8 0có thể được sửa đổi bởi các yếu tố khác nhau bao gồm cả việc sử dụng phổ biến,0 0lịch sử8 0, và theo ngữ cảnh0 0mục đích8 0
Điều này lịch sử của một biểu tượng là một trong nhiều yếu tố trong việc xác định nghĩa rõ ràng một biểu tượng cụ thể.0 0Do đó, các biểu tượng với sức mạnh cảm xúc mang vấn đề tương tự0 0từ nguyên sai8 0
Bối cảnh của một biểu tượng có thể thay đổi ý nghĩa của nó.0 0Sao năm cánh tương tự có thể biểu hiện một0 0thực thi pháp luật8 0sĩ quan hoặc một thành viên của0 0lực lượng vũ trang8, phụ thuộc vào 8bộ đồng phục8 0
Một0 0hành động mang tính biểu tượng0 0là một hành động mà không có, hoặc rất ít, hiệu quả thiết thực nhưng tượng trưng, hoặc tín hiệu, những gì các diễn viên muốn hoặc tin.0 0Hành động truyền tải ý nghĩa cho người xem
Hành động tượng trưng có thể trùng với0 0bài phát biểu mang tính biểu tượng8 0, chẳng hạn như việc sử dụng các0 0lá cờ đốt8 0để thể hiện thái độ thù địch hoặc chào cờ
để bày tỏ lòng yêu nước
Phản biện công khai mạnh mẽ, các doanh nghiệp, tổ chức, và các chính phủ
có thể có những hành động mang tính biểu tượng hơn, hoặc thêm vào, trực tiếp giải quyết các vấn đề được xác định.0 0
Hành động mang tính biểu tượng đôi khi bị chế nhạo, vì xem là giả tạo và mang tính giải trí, không phù hợp với số đông còn lại, thậm chí nó được xem như hành động ngốc nghếch.0
Theo Từ điển Tiếng Việt, biểu tượng là “hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có ý
nghĩa tượng trưng” [39; tr.112]
Theo bài dịch “Biểu tượng trong hệ thống văn hóa” (Iu Lotman) của Trần
Đình Sử thì từ “biểu tượng” (symbol) còn được dịch là tượng trưng, biểu trưng, phù
hiệu, kí hiệu, là một trong những từ nhiều nghĩa nhất trong hệ thống các khoa học
Trang 30về kí hiệu Cụm từ “ý nghĩa biểu trưng” được sử dụng rộng rãi như là một từ đồng
nghĩa với tính kí hiệu” (8http://phebinhvanhoc.com.vn/?tag=bieu-tuongU)
Một định nghĩa khác: “Biểu tượng ngôn từ nghệ thuật là các biểu tượng nghệ
thuật được cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học Trong phạm vi ngôn ngữ văn học, các biểu tượng tâm lý, biểu tượng văn hóa đều được chuyển thành cấu tứ biểu tượng” Về mặt chất liệu biểu tượng ngôn từ là sự tín hiệu hóa
các hình thức vật chất cụ thể (sự vật, trạng thái, hành động) và các ý niệm trừu tượng trong đời sống tinh thần của con người qua hệ thống âm thanh ngôn ngữ Và
“cấu trúc ngôn từ của tác phẩm văn học có thể xem như một tổng thổng các tín hiệu thẩm mỹ trong đó đóng vai trò quan trọng thuộc về các từ - biểu tượng với tư cách
là nh ững điểm nhấn trong tổng thể đó” [98; tr.11]
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính thì biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài có tính chất ước lệ và bền vững Biểu tượng là cái nhìn thấy mang
ký hiệu dẫn ta tới cái không nhìn thấy được
Biểu tượng là vật môi giới giúp chúng ta tri giác cái bất khả tri giác
Biểu tượng được hiểu tượng trưng các hình ảnh được cả cộng đồng chấp nhập và được sử dụng rộng rãi trong thời gian dài lâu
Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc bên trong nhiều khi khó nắm bắt
Biểu tượng thể hiện quan niệm thẩm mỹ, tư tưởng của từng nhóm tác giả, có khi của riêng một nhóm tác giả, từng thời đại, từng dân tộc, từng khu vực lưu trú
Thường ở biểu tượng, nghĩa đen, nghĩa biểu vật ít khai thác, mà khai thác nhiều ở nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm”
Trang 31trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người: (cái biểu
trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lý do, tính tất yếu [98;
Tính đa trị - vừa là đặc điểm vừa là hiệu quả của biểu tượng Biểu tượng có
sức nén các tầng nghĩa bởi nó là sản phẩm của sự cộng hưởng, tương tác và thâm nhập đa tầng văn hóa, kinh nghiệm sáng tác của mỗi chủ thể, từ đó tạo đặc tính đa nghĩa, đa chiều, hay còn gọi là đa bội về giá trị, ý nghĩa Từ một lượng tin cụ thể,
xác định lượng tin cơ sở biểu tượng tạo nên trường liên tưởng cấp số nhân “sự ứ
tràn nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của nó” - Tzvetan Todorov Các ý nghĩa, các
giá trị của nó được gợi lên ở nhiều tầng bậc, nhiều cấp độ với sự dồn nén, cô đúc của cái được biểu đạt từ một cái biểu đạt Theo Gerand de Champeaux và
Domsterckx đó là đặc tính đặc biệt của biểu tượng: “chúng cô đúc vào tiêu điểm của
một hình ảnh duy nhất toàn bộ một trải nghiệm tinh thần…Chúng vượt lên trên các nơi chốn và các thời điểm, các tình huống cá nhân và các hoàn cảnh ngẫu nhiên, bằng cách quy tất cả chúng về một thực tại sâu sắc hơn, là lẽ tồn tại tối hậu của chúng”
Tính khả biến - đặc tính tiêu biểu nhất, nổi trội nhất của các biểu tượng Đó
chính là khả năng biến đổi ý nghĩa, sức sản sinh dồi dào của cái được biểu đạt từ một cái biểu đạt Tính khả biến của biểu tượng là nghĩa không cố định mà thay đổi, biến đổi theo môi trường, thời kỳ, cá nhân, cộng đồng dân tộc…Đó là khả năng chu chuyển liên tục, tái sinh liên hồi từ cái biểu đạt đến cái được biểu đạt Quá trình biến đổi đó theo tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa diễn ra qua hai cấp độ mô hình hóa như sau:
Trang 32Từ - Biểu tượng (Biến đổi ý nghĩa cấp độ 1)
(Biến đổi sắc thái ý nghĩa) (Nảy sinh nghĩa mới)
Mô hình quá trình biến đổi ý nghĩa biểu tượng trên đã giải thích, cắt nghĩa triệt để tính khả biến của biểu tượng - một đặc tính trung tâm của biểu tượng Mô hình đã khái quát hóa và cá biệt hóa được quy trình biến đổi ý nghĩa của biểu tượng trong ngôn ngữ nghệ thuật
Ngoài ra, một trong những đặc tính quan trọng của biểu tượng ngôn từ là tính
tương tác hay còn gọi là tính thâm nhập lẫn nhau của các biểu tượng Các biểu
tượng thường xuyên liên hệ, tương tác lẫn nhau theo cơ chế tạo nghĩa, biểu trưng sâu hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn Đó là mối quan hệ tự nhiên, tất yếu của các yếu tố thuộc cùng phạm trù hoặc cùng hệ thống [98, tr.11 - 12]
Chức năng
Có nhiều chức năng, nhưng chủ yếu là ba chức năng chính: chức năng biểu
hiện, chức năng thẩm mỹ, chức năng tác động
Chất liệu của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng đều đảm nhiệm chức năng
biểu hiện Với tác phẩm văn học thì đó là ngôn từ - biểu tượng là tâm điểm của năng
lượng tinh thần, là tâm điểm cơ thể phát ra vô số những vòng song với tần số khác nhau Chức năng của biểu tượng ngôn từ là biểu hiện nhận thức thẩm mỹ của chủ thể (chủ thể thẩm mĩ sáng tạo nghệ thuật về đời sống, về thực tại) Biểu tượng là cơ
sở của trí tưởng tượng và liên tưởng tự do với những mối liên hệ vô tận Vì thế biểu
Trang 33tượng ngôn từ trở nên giàu có về khả năng biểu đạt, sức chứa đựng, sức dồn nén khiến cho tác phẩm trở nên cô đọng, hàm súc
Nó giúp cho tác phẩm văn học biểu hiện được mọi ý tính phong phú, mọi tầng bậc cảm xúc Biểu tượng xuất hiện ở nơi mà ngôn ngữ tự nhiên thuần túy cảm thấy bất lực, không thể diễn đạt hết được Khi những thực thể vật chất được định danh, có tên gọi thì đó là những ký hiệu (sign), còn các biểu tượng (symbol) xuất
hiện khi cái được biểu đạt mơ hồ, chưa xác định
Với khả năng biểu hiện sâu sắc và tập trung các lớp nghĩa, biểu tượng đảm
nhận tốt nhất chức năng thẩm mỹ Biểu tượng tham gia trong cấu trúc chung của tác
phẩm nghệ thuật để xây dựng những hình tượng nghệ thuật sâu sắc, giàu giá trị tạo hình và biểu cảm Nhờ có biểu tượng mà hình tượng nghệ thuật trở nên lung linh, đa nghĩa Và thực chất bản thân biểu tượng cũng chính là hình tượng nghệ thuật sinh
động Đó là những hình tượng nghệ thuật mà “ý nghĩa của biểu tượng ẩn sâu bên
trong, đòi hỏi trí não của con người một nguồn năng lực lớn lao để tìm tòi và khám phá” – những hình tượng nghệ thuật có chiều sâu thẩm mỹ, có sức lay động mạnh
mẽ, có thể tác động sâu sắc tới tư duy và cảm xúc của con người
Từ chức năng biểu hiện và những đặc tính của biểu tượng chúng ta có thể thấy được vai trò, cơ chế tác động của nó Nó tác động sâu sắc tới nhận thức, đời sống tinh thần, tác động tới cảm xúc thanh lọc tâm hồn con người Biểu tượng là sự
ký mã mà muốn có sự giải mã đòi hỏi phải có sự tương thích giữa văn hóa và tầm nhận thức Nhưng một sự thuận lợi là biểu tượng chứa trong đó mã văn hóa chung thuộc bình diện văn hóa đồng thời lại mang đặc điểm bản thể văn hóa đời sống tâm
lý cá nhân nên nó có thể trực tiếp và dễ dàng giải mã Đó cũng là một cơ sở để biểu
tượng có thể thực hiện thành công chức năng tác động sâu, rộng của mình [98;
tr.12 - 14]
Hay theo một nguồn tham khảo Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới thì
biểu tượng có các chức năng như sau:
“Có thể nói chức năng thứ nhất của biểu tượng là thuộc lĩnh vực thăm dò
Giống như một cái đầu thám hiểm thả mình vào cõi chưa biết, nó sục tìm và cố diễn
Trang 34đạt cái ý nghĩa cuộc phiêu lưu tinh thần của con người đang lao mình qua cõi không
- thời gian Quả thực nó cho phép ta nắm bắt bằng cách nào đó một mối liên hệ mà
lý trí không xác định được, bởi chỉ biết được một vế, còn vế kia lại không Nó mở rộng trường hoạt động của ý thức vào một lĩnh vực không thể có sự đo đếm chính xác và bước vào đó là sẽ gặp một phần phiêu lưu và thách thức” [27; tr XXIX]
“Chức năng thứ nhất này gắn liền chặt chẽ với chức năng thứ hai Thực vậy, cái chưa biết ở biểu tượng không phải là cái trống rỗng của sự không biết, đúng hơn
nó là cái không xác định của dự cảm Một số hình ảnh có tính chuyển tải hay một dạng thức ảnh – động lực sẽ phủ lên cái bất định ấy một tấm mạng che, nó sẽ đồng thời là một chỉ dẫn hay một phát lộ đầu tiên
Như vậy biểu tượng thực hiện chức năng vật thay thế Dưới con mắt nhà
phân tâm học hay nhà xã hội học, bằng lối tượng hình, nó thay thế cho câu trả lời, lời giải hay cách đáp ứng thỏa mãn cho một câu hỏi, một xung đột, một ham muốn,
lơ lửng trong vô thức” [27; tr.XXX]
“ Việc thay thế kéo theo một chức năng thứ ba: chức năng trung gian
Biểu tượng thực sự thực hiện một chức năng trung gian; nó bắc những chiếc cầu, nó tập hợp nhũng yếu tố riêng rẽ Nó nối liền trời và đất, vật chất và tinh thần,
tự nhiên và văn hóa, thực và mộng, vô thức và ý thức Đối lại với các lực ly tâm của một tâm thần bản năng, có chiều hướng tản mạn trong muôn vàn cảm giác và xúc động, biểu tượng đem đối diện một lực hướng tâm, bằng cách thiết lập đích xác một trung tâm của các mối liên hệ, ở đó cái đa dạng được quy chiếu về và ở đó biểu tượng tìm thấy sự thống nhất của mình Biểu tượng sinh ra từ sự đối chiếu các khuynh hướng đối nghịch và những lực lượng tương phản, mà nó tập hợp lại trong các cấu trúc phân ly của một dục năng rối rắm bằng các cấu trúc kết hợp của một dục năng được định hướng Xét về mặt này, biểu tượng là nhân tố cân bằng Một sự kết hợp sống động các biểu tượng trong một tâm thần bảo đảm một hoạt động tinh thần mãnh liệt và lành mạnh, đồng thời lại có tác dụng giải phóng Biểu tượng mang lại một sự hỗ trợ vào loại hiệu quả hơn cả cho sự phát triển nhân cách [27; tr.XXXI]
Trang 35“Một sự trung gian hòa giải là để nhằm cuối cùng tập hợp lại Đấy là khía
cạnh khác trong vai trò chức năng của các biểu tượng: chúng là những lực thống
nhất Các biểu tượng cơ bản cô đúc kinh nghiệm tổng thể của con người về tôn
giáo, vũ trụ, xã hội và tâm thần (ở ba cấp độ vô thức, ý thức, siêu thức): chúng cũng thực hiện một sự tổng hợp thế giới bằng cách chỉ ra tính thống nhất cơ bản của ba bình diện của thế giới (dưới mặt đất, trên mặt đất, trên trời) và trung tâm của sáu phương không gian, bằng cách nêu bật ra các trục tập hợp lớn (mặt trăng, nước, lửa, quái vật có cánh,…) cuối cùng chúng nối liền con người với thế giới, các qui trình tích hợp cá nhân của con người nhập vào tiến hóa tổng thể, không cách biệt, cũng
chẳng lẫn lộn” [27; tr.XXXII]
“Là nhân tố hợp nhất, biểu tượng thực hiện một cách thích đáng một chức
năng giáo dục và cả trị liệu nữa Thực vậy, nó tạo một cảm giác nếu không phải bao
giờ cũng là đồng nhất hóa, thì ít nhất cũng là tham gia vào một lực lượng siêu – cá thể Nối liền các yếu tố riêng biệt của vũ trụ, nó khiến đứa trẻ và con người cảm thấy mình không phải là những sinh linh đơn độc và lạc loài trong cái tập hợp rộng lớn bao quanh Nhưng ở đây không nên lẫn lộn biểu tượng với cái hão huyền, cũng chớ lẫn lộn việc bảo vệ nó với việc sùng bái cái phi thực tại Dưới một hình thức không chuẩn xác về khoa học, thậm chí ngây thơ, biểu tượng diễn đạt một thực tại đáp ứng nhiều nhu cầu nhận thức, về tình yêu thương và về sự bình an” [27, tr XXXII]
“Nếu, bằng một sự phá vỡ tính thống nhất, biểu tượng có thể làm yếu đi cảm giác về thực tại, thì nó vẫn thật sự là một trong những nhân tố mạnh mẽ nhất đưa
con người nhập sâu vào hiện thực, nhờ có chức năng xã hội hóa của nó Nó tạo sự
thông lưu sâu sắc với môi trường xã hội Mỗi nhóm người, mỗi thời đại có những biểu tượng của mình: rung động trước cái biểu tượng đó, tức là tham gia vào nhóm người và thời đại ấy Thời đại không có biểu tượng là thời đại chết; xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết Một nền văn minh không còn có biểu tượng thì sẽ chết;
nó chỉ còn thuộc về lịch sử.” [27; tr XXXIII]
Trang 36“Khoa xã hội học và khoa phân tích phân biệt rất đúng các biểu tượng chết
và các biểu tượng sống Các biểu tượng chết không còn gây được âm văng trong ý thức, cả cá nhân lẫn tập thể Chúng chỉ còn thuộc về lịch sử, văn học hay triết học Cùng những hình ảnh ấy, sẽ là hình ảnh sống hay chết, tùy theo thiên hướng, các tư thế tinh thần sâu xa của người chứng kiến, tùy theo sự phát triển xã hội Chúng là hình ảnh sống, nếu chúng khởi động toàn bộ con người anh ta một âm vang rung động; là hình ảnh chết nếu chúng chỉ là một đồ vật bên ngoài, hạn chế trong chính những ý nghĩa khách quan của chúng Đối với người Hinđu, thấm nhuần tư tưởng đạo Vệ Đà, con bò cái mang một ý nghĩa tinh thần khác hẳn đối với người nuôi bò
xứ Normandie Sức sống động của hình tượng phụ thuộc vào vị thế của ý thức và các dữ liệu của vô thức Nó giả định trước một sự tham gia nào đó bí ẩn, một mức đồng bản chất nào đó với cái vô hình; nó phục hoạt chúng, tăng cường chúng và biến người chứng kiến thành người tham gia…
Như vậy biểu tượng sống trù định một chức năng cộng hưởng Chuyển sang
bình diện tâm lý, hiện tượng này có thể so sánh với hiện tượng mà khoa động lực vật lý gọi là một hiện tượng rung Một vật thể, một chiếc cầu treo chẳng hạn, rung theo tần số riêng của nó, có thể biến đổi theo các tác động như gió ảnh hưởng lên
nó Nếu một trong những tác động đó, do tần số riêng của mình, cộng hưởng với tần
số của vật thể nọ, và nếu nhịp của chúng kết hợp với nhau, thì sẽ tạo ra một hiệu quả khuếch đại các rung động tăng tốc dao động, có thể dần dần dẫn đến xoáy cuộn
và đứt gãy Chức năng cộng hưởng của một biểu tượng càng mạnh khi biểu tượng càng kết hợp tốt hơn với khí hậu tinh thần của một người, một xã hội, một thời đại, một hoàn cảnh Nó giả định trước rằng, biểu tượng gắn với một tâm lý tập thể nhất định và sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào một hoạt động thuần túy cá nhân Và nhận xét đúng cả với nội dung tưởng tượng cũng như với việc hiểu biểu tượng Biểu tượng tắm mình trong môi trường xã hội, dầu là nó nhô lên từ ý thức cá nhân Sức mạnh gợi mở và giải phóng của nó biến đổi theo hiệu quả cộng hưởng do mối tương quan ấy giữa cái xã hội và cái cá nhân” [27; tr.XXXV]
Trang 37“Mối tương quan ấy chỉ có thể được cân bằng trong một sự tổng hợp hài hòa những đòi hỏi thường khác nhau giữa con người và cộng đồng Một trong những vai trò của biểu tượng là nối liền và điều hòa đến cả những đối lập C G Jung gọi đặc tính ấy của các biểu tượng, thiết lập một mối liên thông giữa các lực lượng đối kháng và, từ đó, vượt lên trên các đối lập và mở đường cho một tiến bộ của ý thức,
là chức năng siêu nghiệm ( chức năng vào loại phức tạp nhất, và không chút nào sơ
đẳng; siêu nghiệm theo nghĩa chuyển từ một vị thế này sang vị thế khác, dưới tác động của chức năng này) Nhiều trang viết trong một số những trang tinh tế nhất trong tác phẩm của ông đã mô tả cải cách, thông qua chức năng siêu nghiệm này của các biểu tượng, các lực lượng sống, - đối nghịch nhưng không hề là không tương hợp, chỉ có thể thống nhất lại với nhau trong một quá trình phát triển thống hợp và đồng thời, đã được tháo gỡ, mở cởi, triển khai như thế nào” [27; tr.XXXV]
“Như vậy ta thấy biểu tượng khắc sâu trong hoạt động tiến hóa toàn vẹn của con người, chứ không chỉ làm phong phú các hiểu biết và làm xao động cảm quan
thẩm mỹ của nó Cuối cùng nó thực hiện chức năng biến đổi năng lượng tâm thần
Dường như nó hút sâu trong một máy phát cực chừng nào đó mơ hồ và hỗn độn, để tạo ra một dòng năng lượng ổn định và làm cho nó trở thành hữu dụng cho ứng xử nhân thế của cá nhân G Adler viết: Năng lượng vô thức không thể hấp thụ dưới dạng những triệu chứng nhiễu tâm sẽ biến đổi thành năng lượng có thể thống hợp vào hành vi hữu thức nhờ có biểu tượng, dù là biểu tượng ấy do từ một giấc mơ hay
từ bất cứ hoạt động nào khác của vô thức mà có Chính là cái tôi phải hấp thụ năng lượng vô thức được giải phóng ra từ một giấc mơ (hay một biểu tượng) và cũng chỉ khi cái tôi đã chín muồi cho tiến trình thống hợp ấy thì sự thống hợp đó mới thực hiện được
Biểu tượng không chỉ biểu đạt các tầng sâu của cái tôi, khiến nó có hình thù
và diện mạo, bằng năng lượng xúc cảm của các hình ảnh của mình, nó còn kích thích sự phát triển của các quá trình tâm thần Giống như chiếc lò luyện đan, nó chuyển hóa các năng lượng: nó có thể biến chì thành vàng và bóng tối thành ánh sáng” [27; tr.XXXVI]
Trang 381.1.2.2 Phân biệt biểu tượng nghệ thuật với các khái niệm ẩn dụ, hoán
dụ, hình tượng, hình ảnh
Ẩn dụ (metaphor) là phép dùng từ ngữ dựa trên sự liên tưởng một đối tượng
này với đối tượng khác và gọi bằng tên của đối tượng khác và gọi bằng tên của đối
tượng khác ấy, nhằm nêu bật một tính chất nào đó [39; tr.30]
Hoán dụ (metonymy) là biện pháp dùng tên gọi của sự vật này để chỉ sự vật
khác, như lấy tên gọi cái toàn thể để chỉ cái bộ phận, lấy tên gọi chứa đựng để chỉ
cái chứa đựng, hoặc ngược lại,…[39; tr.701]
Hình tượng (image) là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ
thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực
tiếp bằng cảm tính [39; tr.690]
Hình ảnh (image) là khả năng gợi tả sinh động trong cách diễn đạt - lối diễn
đạt có hình ảnh - dùng những từ ngữ giàu hình ảnh [39; tr.688]
Từ cách hiểu về biểu tượng ở trên, cũng như những cách hiểu về ẩn dụ, hoán
dụ, hình tượng, hình ảnh, chúng khác biểu tượng ở chỗ: biểu tượng là tổng hòa tất
cả của ẩn dụ, hoán dụ, hình tượng, hình ảnh, biểu tượng là cấp số bội của ẩn dụ, hoán dụ, hình tượng, hình ảnh Nói đến biểu tượng là chắc chắn chứa đựng trong đó
ẩn dụ, hoán dụ, hình tượng, hình ảnh; nhưng không phải ẩn dụ, hoán dụ, hình tượng, hình ảnh nào cũng là biểu tượng
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa biểu tượng văn hóa và biểu tượng nghệ thuật
Biểu tượng văn hóa là những thực thể vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành
động, ý niệm,…) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi kiêng kỵ, thần linh, trang phục,…Biểu tượng văn hóa bao gồm cả những biến thể vật chất (các ngành nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc, ) và phi vật thể (tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, văn học)
Biểu tượng nghệ thuật là các biến thể loại hình của biểu tượng văn hóa trong
nhiều ngành nghệ thuật khác nhau (hội họa, âm nhạc, văn học, kiến trúc…) [98; tr.10]
Trang 391.1.2.4 Sự khác nhau cơ bản giữa biểu tượng nghệ thuật trong thơ và biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi
Với đặc trưng về thể loại, biểu tượng nghệ thuật trong thơ (tác phẩm trữ tình
nói chung) và biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi (tác phẩm tự sự nói chung) có
sự khác nhau cơ bản
Ở thơ ca, thế giới chủ quan của con người - cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu Nhân vật trữ tình trong thơ ca thường có giọng điệu, cảm xúc cụ thể trong cách cảm, cách nghĩ Và với dung lượng ngắn, ít ỏi, thơ ca có sức nén, nên các biểu tượng nghệ thuật xuất hiện trong thơ có tính đa nghĩa, ấn tượng Đó như những ngòi nổ, lấp lánh, làm nên sự sống cho bài thơ Tính chất động, tĩnh tạo nên những ý nghĩa, sắc thái phong phú bởi nhịp điệu của bài thơ Một bài thơ có thể là vĩnh cửu nếu nhà thơ nắm bắt và thăng hoa bằng một biểu tượng Biểu tượng nghệ thuật trong thơ mang tính quyết
định Chủ đề, tư tưởng, thông điệp được dệt nên từ đó Nhắc đến biểu tượng Lá
diêu bông - Hoàng Cầm, biểu tượng Sóng – Xuân Quỳnh, biểu tượng Bếp lửa –
Bằng Việt, …chúng ta đều hiểu và cảm được
Ở văn xuôi, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhân vật
có đường đi và số phận của chúng Thường thể hiện tính cách nhận vật qua đối thoại và độc thoại, những mâu thuẫn, xung đột, tình huống Nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi thường có ngoại hình, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể Với dung lượng dài, dày, các biểu tượng nghệ thuật xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi có thể nhiều hơn một và nó góp phần cùng với các phương tiện nghệ thuật khác (nhân vật, cách đặt tác phẩm, kết cấu tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu,…) làm nên chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, nhưng khác với tác phẩm thơ ca, nó
không mang tính chất quyết định Biểu tượng Bến quê của Nguyễn Minh Châu
bản thân nó đã góp một phần nói lên chủ đề của tác phẩm, nhưng để thật thấu đáo
và toàn diện, chúng ta phải xét các khía cạnh khác của tác phẩm văn học
Trang 401.2 Xuân Quỳnh – Cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1 Cuộc đời
Xuân Quỳnh tên thật là0 0Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày0 06 tháng
108 0năm0 019428 0tại làng0 0La Khê8, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận0 0Hà Đông8,0 0Hà Nội8) Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành
Tháng 2 năm0 019558, Xuân Quỳnh được tuyển vào0 0Đoàn Văn công nhân dân Trung ương0 0và được đào tạo thành diễn viên múa Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự0 0Đại hội thanh niên sinh viên thế giới0 0năm0 019598 0tại0 0Viena8 0(Áo)
Từ năm0 019628 0đến0 019648, Xuân Quỳnh học0 0Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ0 0(khoá I) của0 0Hội Nhà văn Việt Nam8 Sau khi học xong, làm việc tại báo0 0Văn nghệ, báo0 0Phụ nữ Việt nam
Xuân Quỳnh là hội viên từ năm0 019678, ủy viên Ban chấp hành0 0Hội Nhà văn Việt Nam8 0khoá III
Năm819738, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ0 0Lưu Quang Vũ8, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của0 0Đoàn Văn công nhân dân Trung ương0 0và đã ly hôn
Từ năm0 019788 0đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản0 0Tác phẩm mới
Xuân Quỳnh mất ngày0 029 tháng 88 0năm0 019888 0trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương,0 0thị xã Hải Dương8 0(nay là thành phố), tỉnh0 0Hải Dương8 0cùng với chồng0 0Lưu Quang Vũ8 0và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi
1.2.2 Sự nghiệp
Xuất thân là một vũ công có nhiều thành tựu rực rỡ và đã đi lưu diễn nhiều nơi, nhưng Xuân Quỳnh được biết đến nhiều hơn với vai trò là một nhà thơ Từ giã ánh hào quang của sân khấu, Xuân Quỳnh đến với sự nghiệp văn chương như một
lẽ tự nhiên Sau hơn hai mươi lăm năm cầm bút (1963 – 1988) với các thể loại khác nhau: thơ tình, thơ thiếu nhi, truyện thiếu nhi,….Xuân Quỳnh đã để lại một sự