1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner

113 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà luận văn chúng tôi tiến hành nghiên cứu là biểu tượng nghệ thuật trong Âm thanh và cu ồng nộ, do đó chúng tôi sẽ tìm hiểu những biểu tượng ng

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Thành ph ố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

T RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác

Học viên

Nguy ễn Tấn Nguyên

Trang 4

L ỜI CẢM ƠN

Luận văn hoàn thành là quá trình cố gắng của bản thân nên dù kết quả có ra sao thì tôi cũng đã nỗ lực hết mình Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:

PGS.TS Đào Ngọc Chương- người đã hướng dẫn tôi rất tận tình

Phòng S au Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn cùng Ban quản lý Thư viện trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cô đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ

Th ầy cô, bạn bè – những người luôn giúp đỡ, động viên tôi

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình vì đã hỗ trợ tôi mọi mặt

Học viên

Nguy ễn Tấn Nguyên

Trang 5

M ỤC LỤC

L ỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

M ỤC LỤC 3

M Ở ĐẦU 5

1 Lí do ch ọn đề tài 5

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

3 L ịch sử vấn đề 6

4 Phương pháp nghiên cứu 13

5 M ục đích nghiên cứu 14

6 Đóng góp của luận văn 14

7 C ấu trúc luận văn 14

CHƯƠNG 1: BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG LÍ THUYẾT LIÊN QUAN 16

1.1 Bi ểu tượng 16

1.2 Bi ểu tượng nghệ thuật 21

1.3 Nh ững lí thuyết liên quan đến Biểu tượng nghệ thuật 25

1.3.1 Biểu tượng nghệ thuật với kí hiệu học 25

1.3.2 Biểu tượng nghệ thuật với phân tâm học 27

1.3.3 Biểu tượng nghệ thuật với huyền thoại học 29

CHƯƠNG 2: HỆ BIỂU TƯỢNG ÂM THANH TRONG “ÂM THANH VÀ CU ỒNG NỘ” 34

2.1 William Faulkner v ới “Âm thanh và cuồng nộ” 34

2.1.1 William Faulkner (1897-1962) 34

2.1.2 Về tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ” 35

2.2 Thanh âm c ủa nhân vật 36

2.2.1 Thanh âm của Benjy 36

2.2.2 Thanh âm của Quentin 43

2.2.3 Âm thanh của Jason 51

2.2.4 Tiếng hát Dilsey 54

CHƯƠNG 3: HỆ BIỂU TƯỢNG VẬT THỂ KHÔNG - THỜI GIAN TRONG “ÂM THANH VÀ CU ỒNG NỘ” 61

3.1 Bi ểu tượng thời gian 61

3.1.1 Đồng hồ - cảm thức lưu đày 62

Trang 6

3.1.2 Chiếc chuông- nhịp đập cuộc sống 71

3.2 Bi ểu tượng không gian 73

3.2.1 Hàng rào và sự cách ngăn cuộc sống 74

3.2.2 Đồng cỏ - ước muốn trở về tự nhiên 76

3.2.3 Cửa sổ - hành trình vượt thoát cô đơn 79

3.2.4 Ngọn cây - khát vọng truy tầm 82

CHƯƠNG 4: HỆ BIỂU TƯỢNG TÂM LINH TRONG “ÂM THANH VÀ CU ỒNG NỘ” 85

4.1 L ửa như là bản nguyên của vũ trụ 85

4.2 Nước - sự gột rửa nỗi đau 90

4.3 Hoa - nh ịp thở lụi tàn 95

4.4 Bóng - nh ững ảnh hình của cái chết 97

KẾT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

Trang 7

M Ở ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Văn học Mỹ là một nền văn học lớn trên thế giới, trong đó William Faulkner cùng

với Ernest Hemingway là hai đại diện tiêu biểu của văn học Mỹ thế kỉ XX Nếu ở Việt Nam, tác phẩm của Hemingway được các nhà nghiên cứu nghiên cứu với nhiều công trình khác nhau thì ngược lại sáng tác của Faulkner lại chưa được giới nghiên cứu tìm hiểu thật kĩ lưỡng và chi tiết Faulkner là nhà văn luôn có ý thức đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật Tác

phẩm của ông khá kén người đọc, luôn đòi hỏi người đọc phải làm việc thật nghiêm túc mới

có thể tìm thấy được những cái đẹp ẩn dưới các trang văn của ông

Cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ (The Sound anh the Fury) là tiểu thuyết

được viết thứ tư trong số 20 cuốn tiểu thuyết của Faulkner Nó được nhiều người đọc đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của thế kỉ XX Âm thanh và cuồng nộ lúc

mới ra đời chưa được hoanh nghênh, nhưng nó đã khẳng định tài năng tiểu thuyết của Faulkner, để rồi qua sự gạn lọc của thời gian, giá trị của nó càng được khẳng định Và đồng

thời, theo thời gian tác phẩm này luôn mời gọi và thách đố các nhà nghiên cứu bởi sự trộn

lẫn tinh tế và tài hoa của nhiều thủ pháp nghệ thuật, đặc biệt biểu tượng nghệ thuật với tư tưởng nghệ thuật của Faulkner

Faulkner là nhà văn sống và gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam nước Mĩ, mỗi tác phẩm của ông luôn chứa những yếu tố văn hóa sâu sắc, lâu đời của vùng đất này Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi tìm hiểu tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ dưới góc nhìn

biểu tượng nghệ thuật

Có thể khẳng định, cùng với hướng nghiên cứu văn học theo thi pháp học và huyền thoại học thì tiếp cận văn học dưới ánh sáng của biểu tượng nghệ thuật là một hướng nghiên

cứu văn học đầy triển vọng Hướng tiếp cận này có khả năng chỉ ra được những nét riêng độc đáo trong tác phẩm văn học Đồng thời đi theo hướng nghiên cứu này chúng ta có thể

nhận rõ hơn đặc thù của văn học trong mối tương quan, đối sánh với các ngành khoa học xã

hội và nhân văn khác đặc biệt là văn hóa học, tâm lí học, để người nghiên cứu tiếp nhận

tiệm cận với chân lí văn chương

Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Biểu tượng nghệ thuật trong Âm

thanh và cu ồng nộ của William Faulkner” để từ đó thấy được phong cách sáng tác của ông

và tư tưởng nhân văn mà người nghệ sĩ này gửi gắm cho hậu thế

Trang 8

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng mà luận văn chúng tôi tiến hành nghiên cứu là biểu tượng nghệ thuật trong

Âm thanh và cu ồng nộ, do đó chúng tôi sẽ tìm hiểu những biểu tượng nghệ thuật có trong

tác phẩm này và phân loại, sắp xếp chúng thành một hệ thống, từ đó làm chỉ ra cái hay và cái đẹp trong sáng tác của Faulkner

Phạm vi nghiên cứu chúng tôi tiến hành là tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ do dịch

giả Phan Đan và Phan Linh Đan dịch (Nxb Văn học, 2008) Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ đối sánh với những tác phẩm khác của Faulkner để có một cái nhìn sâu sắc hơn

về biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết này

3 L ịch sử vấn đề

Khi tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ ra đời (1929) , tác phẩm đã thu hút được rất

nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của người tiếp nhận trên thế giới Trong khi ở Việt Nam,

việc nghiên cứu về Faulkner và sáng tác của ông cũng ít nhiều được các học giả chú ý:

Trước 1975, ở miền Nam chuyên luận “William Faulkner cuộc đời và tác phẩm” do

Doãn Quốc Sỹ và Nguyễn Văn Nha viết là cuốn sách có giá trí nhất lúc đó trong việc nhìn

nhận và thẩm định tài năng nghệ thuật của Faulkner Các nhà nghiên cứu đã thấy ở nhà văn,

“l ối trưng bày quan điểm và kỹ thuật gợi cảm lương tri, ngay cả kỹ thuật vừa phân tích nguyên do, v ừa mô tả hành động của các nhân vật trong truyện cũng nhiều khi làm cho các đoạn văn tối nghĩa, khiến người đọc lúng túng, kém hấp dẫn”[43, 27-28] Họ tìm hiểu sáng

tác của ông thông qua tiếp cận thế giới nhân vật, đề tài cũng như các kĩ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, cách dùng từ, nhưng tác giả chưa chú ý đến biểu tượng nghệ thuật có trong tiểu thuyết: “Kỹ thuật gợi tả của Faulkner qua lối độc thoại thay đổi tùy theo hoàn

c ảnh và tùy theo nhân vật Với Benjy thì câu viết ngắn, đứt quãng, dồn dập, tạo ra cái hiện

th ực mãnh liệt của những tia chớp đột lóe trong đêm tối Lời độc thoại nội tâm của chàng Quentin thì rườm rà chải chuốt theo lối văn lãng mạn Đến Jason thì câu ngắn gọn gàng,

m ạch lạc, phản ánh đúng cái tâm trạng suy luận, tính toán của chàng này Giọng văn ở

ph ần cuối lập lại bút pháp đã sử dụng ở ba phần trên tùy theo tâm tính của từng nhân vật

xu ất hiện”[43, 55] Cùng thời gian này, Bùi Giáng cũng đã viết một chuyên luận bàn về tiểu

thuyết của Faulkner, “Martin Heiderger và tư tưởng hiện đại” trong đó ông đánh giá tiểu

thuyết Âm thanh và cuồng nộ: “Đó là một bầu không khí u ám cuồng loạn, le lói những tia

sáng âm u bi đát… chập chờn bóng ma định mệnh về lè lưỡi giăng lưới phủ ngập cuộc đời,

Trang 9

trùm lên cõi thế một ngày tang tóc ảo não ác liệt, trong đó lố nhố những bóng người, đàn ông có đàn bà có, trẻ con có, gái trai già trẻ có, không thiếu mặt người nào và thảy thảy đều điên loạn như những con múa rối mù quay cuồng theo Định Mệnh thuần túy trong điên tiết, trong nhiệt tình man rợ, lao đầu vào cái chết để hình hài tan vỡ như xác pháo mà chơi…cho

đê mê đi vì sống làm sao nổi với những cái đa đoan hệ lụy chằng chịt cởi gỡ không ra vướng vít quanh mình ám hại thể phách tinh anh bì bõm thịt xương da máu với chết chóc với cưỡng dâm, với gia hình khốc hại, tự vẫn tơi bời giữa hãi hùng điên đảo gió mưa sa ngàn năm”[20, 209] Và ông nhìn thấy đặc điểm thời gian trong tác phẩm , “chính khi kể một giai đoạn ông cũng đảo lộn lung tung Thời gian chảy ngập tràn lan trong một phút, một phút loạn cuồng mê tơi vấn vít mịt mờ bóng sương xen đủ cả hiện tại, quá khứ, tương lai cái không gian điên đảo của Faulkner đã chạy lung tung khắp nẻo đường năm tháng lạc lõng, bơ vơ, khác với không gian mù mịt”[20, 350] Và rõ ràng thi sĩ họ Bùi đã có những

cảm nhận độc đáo khi đánh giá văn phong của Faulkner, nhưng chính lối phê bình ấn tượng của ông khiến những luận điểm của ông khó được nhận ra

Ở miền Bắc, viện sĩ Hoàng Trinh có lẽ là người tiếp cận Faulkner sớm nhất Trong chuyên luận, “Phương tây, văn học và con người” nhà nghiên cứu xem Faulkner là, “một

trong nh ững nhà văn đầu đàn đã mở đầu cho kỉ nguyên mới của tiểu thuyết hiện đại phương Tây”[50, 293] Hoàng Trinh đặt Faulkner vào dòng chảy của văn học hiện đại và thấy ở ông cùng với các nhà văn hiện đại khác là Kafka và James Joyce, “là những nhà văn đã dám

làm m ột cuộc ‘dấy loạn’ trong văn học hiện đại Họ đã dám cắt đứt được các thứ ảo tưởng,

v ới tinh thần lạc quan ngây thơ và dễ dãi, với thói tự dối mình Họ đã dũng cảm đi vào

nh ững bí ẩn của cuộc sống, của “vấn đề con người”, của sinh tồn đích thực Tiểu thuyết

c ủa họ đã chọc thủng được những bức tường kiên cố bấy lâu nay bọc kín lấy thân phận con người, không cho con người tìm thấy lại đúng bản thân mình”[50, 13] Nhà nghiên cứu đã

nhận diện được chủ đề trong sáng tác của Faulkner là vấn đề thân phận của con người trong

xã hội tư sản: “Faulkner muốn chứng minh đời người trong thế giới tư bản chủ nghĩa chẳng

qua ch ỉ là một trò hề, một câu chuyện do một thằng ngốc kể lại, cũng đủ cả hò hét phẫn nộ nhưng nào có ích gì đâu”[50, 43] Thực ra thân phận con người mà Faulkner muốn viết

không chỉ là con người trong xã hội tư sản mà là con người nhân loại, “khi nhà văn viết về con người tức là anh ta viết về những ước vọng, những gian khổ, những nỗi lo âu, lòng can đảm và sự hèn nhát, những cái nhỏ nhen và những cái cao đẹp trong tâm hồn họ”[24, 357]

Trang 10

Ở chuyên luận này biểu tượng nghệ thuật trong Âm thanh và cuồng nộ cũng chưa được

viện sĩ Hoàng Trinh quan tâm

Sau Hoàng Trinh, Lê Huy Bắc là nhà nghiên cứu đã có những tiếp cận Faulkner khi

dịch lại những đoạn phỏng vấn của phóng viên về Faulkner in trong tập “Phê Bình- lí luận

văn học Anh Mỹ” Những mẫu đối thoại ấy đã gợi ý cho chúng tôi tiếp cận biểu tượng nghệ

thuật trong Âm thanh và cuồng nộ Trong một đoạn phỏng vấn của chuyên luận này,

Faulkner nói, “tôi mu ốn rằng tác giả không dự tính trước nhưng tôi nghĩ, sống trong cùng

m ột môi trường văn hóa, nền tảng tri thức của nhà phê bình và của nhà văn là giống nhau đến nỗi mỗi phần lịch sử của mỗi người là hạt giống mà có thể được chuyển thành hình ảnh tượng trưng và được xác định tiêu chuẩn trong nền văn hóa đó”[6, 165] Biểu tượng nghệ

thuật tồn tại trong tâm thức sáng tạo của mỗi nhà nghệ sĩ và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là

nhận thấy nó bằng ánh sáng của tư duy khoa học Ngoài ra trong cuốn “Lịch sử văn chương

Hoa K ỳ” Lê Huy Bắc đã nhận định về tiểu thuyết của William Faulkner: “Tiểu thuyết và truy ện ngắn của Faulkner tạo nên một diện mạo độc đáo và qui tụ rất nhiều nhà cách tân văn xuôi trong nhiều thập kỉ tiếp theo Faulkner nổi tiếng khi viết về những điều băng hoại đang thối rữa với niềm đau ẩn sâu sau lối trần thuật đạt đến mức độ khái quát hóa cao Toàn b ộ sự nghiệp sáng tác của Faulkner là đi tìm chân lí phổ quát cho sự tồn tại của con người”[8, 629] Những nhận định ấy rất có giá trị đối với việc nghiên cứu Faulkner khi đã

chỉ ra được nét chủ đạo trong cảm hứng tư tưởng ở người nghệ sĩ là “sự tồn tại của con

người” Dẫu vậy tác giả vẫn chỉ dừng lại ở sự định giá về nghệ thuật văn chương của

Faulkner chứ chưa đi vào khảo sát những biểu tượng nghệ thuật trong Âm thanh và cuồng

n ộ

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đàn khi nghiên cứu về Faulkner trong “Hành trình văn

h ọc Mỹ” đã đi vào khám phá nét độc đáo làm nên phong cách của nhà văn, “văn phong của Faulkner khá độc đáo, nó toàn gồm những câu dở dang, theo kiểu ngôn ngữ điện tín, tuy nhiên t ừ ngữ của tác giả rất phong phú và có những đoạn thu ngắn gây ấn tượng sâu sắc, nhi ều trang viết rất tối nghĩa vì hình thức quá cô đọng Faulkner vốn ở miền Nam, trong cách miêu t ả các khung cảnh làm nền, ông tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về cảnh quan, phong

t ục và tính cánh”[14, 259] Ở đây nhà nghiên cứu không chỉ thấy nét đặc sắc của bút pháp

Faulkner từ phương diện ngôn từ mà đã bước đầu chú ý đến yếu tố văn hóa và đặc biệt là

những biểu tượng nghệ thuật: “Sáng tác của ông có ý nghĩa biểu tượng, nhưng muốn tìm

hi ểu các biểu tượng ấy cần phải có một cái nhìn toàn thể Lúc bấy giờ các truyện ngắn và

Trang 11

ti ểu thuyết của ông mới rõ nghĩa”[14, 264] Dẫu nhà nghiên cứu không phân tích một tác

phẩm nào của Faulkner theo hướng biểu tượng học nhưng cuốn sách đã cho chúng tôi

những gợi dẫn để tiếp cận tác phẩm theo hướng này

Tìm hiểu Âm thanh và cuồng nộ trên trang yume.vn có một bài viết rất lí thú liên quan đến biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm trên Người viết tiếp cận tác phẩm Âm

thanh và cu ồng nộ trên bốn phương diện chính là kết cấu, cốt truyện, nhân vật, không gian,

thời gian Ở đây tác giả đã có ý thức vận dụng biểu tượng nghệ thuật nhằm khám phá nét độc đáo và hấp dẫn của thể loại tiểu thuyêt Gotich miền Nam nước Mỹ, các biểu tượng

“Cửa sổ”, “Đồng hồ”, đã được người viết đề cập như một gợi mở cho chúng tôi đi tiến hành làm đề tài biểu tượng nghệ thuật trong Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner

Nghiên cứu về Faulkner còn có khá nhiều công trình luận văn thạc sĩ có giá trị nhưng chúng tôi chưa thấy luận án tiến sĩ nào viết về ông ở Việt Nam

Các công trình luận văn thạc sĩ chúng tôi tìm được là luận văn thạc sĩ , “Âm thanh

Nhã, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2011 do PGS.TS Đào Ngọc Chương hướng dẫn Trong luận văn này, người viết đã tiếp cận tiểu thuyết trên dưới ánh sáng của phân tâm học Sau khi giới thuyết thuật ngữ phân tâm học ở chương một với ba khái niệm trung tâm là vô thức, dục năng và giấc mơ, tác giả đã chỉ ra dấu ấn của phân tâm học trong

tiểu thuyết này: “Sự phân chia thành bốn chương như trên trong tác phẩm Âm thanh và

cuồng nộ, nếu nhìn dưới góc nhìn phân tâm học, nó giống với trình tự ba cấp độ tự ngã

(chương 10), bản ngã (chương 2) và siêu bản ngã (chương ba) trong cấu trúc tâm thần của Freud và cu ối cùng chính là con người tác giả”[34, 39] Chúng tôi tập trung chú ý vào

chương hai của luận văn, trong chương này, ở phần 2.1.3, người viết đã nghiên cứu hệ thống

biểu tượng về chủ đề mất mát, “trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ, chúng tôi thấy

xu ất hiện hai loại biểu tượng: Biểu tượng gốc và biểu tượng phái sinh Với những biểu tượng gốc có liên quan đến cổ mẫu như: Nước, lửa, bùn,(đất) chúng tôi sẽ từ nghĩa gốc đi tìm nét nghĩa mới mà Faulkner đã bồi đắp cho Với những biểu tượng phái sinh là những

s ản phẩm của cá nhân như: lá, hoa, chiếc dép, đồng hồ, Chúng tôi giải mã nguyên nhân mà

bi ểu tượng đó hình thành”[34, 63] Tác giả đã chỉ ra được một số biểu tượng gốc và biểu

tượng phái sinh xuất hiện trong văn bản này và cố lí giải nó gắn với chủ đề mất mát mà

Faulkner đã cố xây dựng Có thể nói, luận văn đã thấy được dụng ý xây dựng biểu tượng

của nhà văn đồng thời xây dựng được một hệ thống chủ đề xoay quanh các biểu tượng

Trang 12

Nhưng tác giả vẫn chưa đi nghiên cứu sâu đặc điểm của các biểu tượng gắn bó mật thiết và

trực tiếp với mỗi nhân vật Cho nên tác giả kết luận: “Những biểu tượng này vẫn mãi là

nh ững ẩn số khơi gợi sự tò mò muốn khám phá với những ai đã một lần chạm tay vào nó”[34, 79] Dẫu vậy, luận văn đã gợi ra cho chúng tôi một cái nhìn mới khi tiếp cận tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ

Luận văn thạc sĩ của học viên Tạ Như Oanh với đề tài “Nhân vật Caddy trong Âm

văn của Tạ Như Oanh khi tiếp cận hình tượng nhân vật Caddy trên ba phương diện điểm nhìn của người kể chuyện, cái nhìn thực ảo và tính Mẫu của nhân vật Caddy Luận văn cũng đã chú ý đến vấn đề biểu tượng ở trong chương 2: Thực và ảo trong nhân vật Caddy,

phần 2.2 Tính biểu tượng: Caddy được biểu hiện qua những hình ảnh gián tiếp Tác giả

luận văn cho rằng, “trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ, nhân vật Caddy là nhân vật

trung tâm c ủa toàn bộ tác phẩm đã được xây dựng bởi rất nhiều biểu tượng đặc biệt, giúp

g ắn kết các sự kiện rời rạc trong tác phẩm Những hình ảnh được nhắc đến nhiều trong tác

ph ẩm là cây, mùi hương, ngọn lửa, đồng hồ, nước, cây cầu… Trong đó loạt hình ảnh mang tính bi ểu tượng về nhân vật Caddy được phác họa nhiều đó là ngọn lửa và cây”[40, 23]

Luận văn chỉ ra biểu tượng Lửa và biểu tượng Cây đã góp phần tạo nên sự độc đáo trong cách thức xây dựng hình tượng Caddy Dẫu chưa có một sự phân tích biểu tượng nghệ thuật theo hướng hệ thống nhưng luận văn này cũng cho chúng tôi ý tưởng để tiến hành đề tài

Các công trình nghiên cứu về Faulkner trên thế giới được chúng tôi tìm hiểu sẽ xoay quanh những biểu tượng nghệ thuật tồn tại trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ bởi số

lượng công trình nghiên cứu về Faulkner ở Mĩ quốc và các nước khác là rất lớn Chúng tôi

thấy có công trình “The Cambridge companion to the William Faulner” được viết bởi

Phillip M.Weinstein Trong đó, tác giả đã cho nhấn mạnh tài năng của Faulkner, đặc biệt là

cảm hứng tư tưởng khi so sánh ông với Kafka, “xa hơn thế nữa, Faulkner và Kafka là hai

nhà văn mà tư tưởng của họ còn lớn hơn văn chương của họ”[56, 94] Đồng thời khi đi vào

văn bản, người viết đã đánh giá: “Với Âm thanh và cuồng nộ, Faulkner đã khước từ lối

nh ận diện dễ dàng với các chủng tộc khác ông và bắt đầu đến với vị trí thực trạng chủ đề người da trắng trong nền chính trị và văn hóa của chủ nghĩa dân tộc miền Nam”[56, 135]

Và người viết thấy hình tượng của bốn đứa trẻ nhà Compson: “Chị gái của họ, Caddy

không s ản sinh, không thể có tài khoản khi tất cả sự thay đổi và chuyển biến của nàng đều

g ắn với mất mát ‘những nhành cây lấp lánh’ của tuổi trẻ trong một dòng lũ nhám của cuộc

Trang 13

s ống trong nó Trái ngược lại là Benjy, là người ‘ không bao giờ phải phát triển lúc này’

c ủa mất mát và bất hạnh, Quentin và Jason là đại diện khác cho chế độ đã bị sụp đổ trong

s ự đau buồn của họ”[56, 140] Có thể nói cuốn sách đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu

biết sơ bộ để đi vào khám phá những biểu tượng trong tiểu thuyết này

Ngoài ra trong bài viết “Reflections of the 1920s in The Sound and the Fury” được

viết bởi Nancy D Hargrove Chúng tôi cũng tìm thấy những ý kiến giá trị xoay quanh tiểu thuyết này Tác giả sau đi vào phân tích những ảnh hưởng của thời đại, đặc biệt là công nghệ điện ảnh và các nhà văn khác đối với Faulkner, đã thấy ở nhà nghệ sĩ này những dấu

hiệu độc đáo của phương thức tư duy biểu tượng trong văn bản Âm thanh và cuồng nộ, đó

là dòng nước và hoa kim ngân: “Và cảnh tự tử gây sửng sốt giữa Quentin I và Caddy trong

đó Caddy nằm trong dòng nước với mùi hương của hoa kim ngân và mưa thấm trong không khí là m ột trong những chi tiết gợi cảm mạnh mẽ nhất trong văn học hiện đại”[54, 56]

Người viết nhận ra một cảm quan lịch sử của thế kỉ XX, tình trạng bất ổn về tâm lí của các nhân vật, sự mất mát, đổ vỡ niềm tin: “Âm thanh và cuồng nộ cũng tái hiện lại những cảm

giác tuy ệt vọng và mất mát được tìm thấy – từ Luster mất đi đồng 25 xu đến Jason mất cơ

h ội đầu tư trên thị trường bông, từ Quentin đến Benjy mất Caddy và Caddy mất đi con của mình, và c ứ như vậy Hơn nữa, nhiều nhân vật trong truyện đã bị vỡ mộng, ông Jason Compson v ới triết lí bi quan về cuộc sống đã thấy ở con người chỉ toàn sự thất bại và đổ vỡ giá tr ị niềm tin và nhận thức: “không có trận chiến nào là thắng cả Thậm chí họ không chi ến đấu Cánh đồng chỉ là sự sở hữu điên rồ của con người, chiến thắng chỉ là trò ảo tưởng của nhà triết học và những người ngốc”[54, 59]

Với cuốn “Faulkner International Perspectives”, một tập hợp những bài viết về

Faulkner và tác phẩm của ông, nó được biên tập bởi Doreen Fowlor và AnnJ.Abdie, trong

đó chúng tôi chú ý tới bài viết “from Jefferson to the World” của Calvins Brown Tác giả đã

chỉ ra những ảnh hưởng của các nhà văn trên thế giới đến với Faulkner đặc biệt là các tác

giả của hai nền văn học là văn học Pháp và văn học Anh, “Faulkner đọc được những tác

ph ẩm nổi tiếng của văn chương Pháp sau những bài thơ vĩ đại của văn học lãng mạn Anh,

v ới Balzac và Gautier”[55, 23] Qua cuốn sách trên, chúng tôi thấy chính dấu ấn của những

nhà văn đi trước đã giúp Faulkner có được một kĩ thuật xây dựng tác phẩm độc đáo và đi cùng với nó là cảm hứng sáng tạo mãnh liệt, Những điều đó đã thổi hồn vào trong các trang viết của ông Bài viết cũng giúp chúng tôi mở ra được một cánh cửa khi đi vào biểu tượng không gian mà Faulkner đã sáng tạo

Trang 14

Trong bài viết “In The Sound and the Fury, Benjy Compson Most Likely Suffers from

Autism” của Patrick Samway, S.J Gentry Silve Khi nghiên cứu về nhân vật Benjy, tác giả

thấy được ngoài vốn từ vựng Benjy sử dụng để nói lên cảm nhận của mình với cuộc sống còn có một tiếng khóc để nhân vật này giao tiếp với cuộc sống: “Các nhà phê bình đã đề

c ập đến tiếng khóc của Benjy vì đó là một trong những cách thức làm nên đặc tính ở hắn,

ch ẳng hạn André Belaikastin đã viết, “tiếng kêu và âm thanh rên rỉ của hắn ám ảnh thông qua s ự lặp lại của “khóc”, “than khóc”, “rên rỉ”, “chảy nước dãi”, “rống”,- cung cấp

nh ững thứ tạo nên nền tảng ở phần một, không bao giờ khớp nối giống như lời nói, tiếng kêu c ủa Benjy là biểu hiện của sự đáng thương và nỗi thống khổ không lời và không thể

ch ịu đựng”[54, 11] Bài viết đã khắc họa được hình tượng nhân vật Benjy nhưng chưa xâu

chuỗi nhân vật này vào trong hệ thống các nhân vật mà Faulkner tạo dựng Dẫu vậy công trình cũng cung cấp cho chúng tôi những khám phá thú vị xoay quanh thanh âm của Benjy

Ngoài ra chúng tôi còn thấy một tài liệu khác khá quan trọng có đề cập đến vấn đề

chúng tôi quan tâm, đó là “Rereading Faulkner: Authority, Criticism, and The Sound and

the Fury” của Stacy Burton Trong công trình này, tác giả đã đọc lại những nghiên cứu về Faulkner của những người đi trước như Malcolm Cowley, trong cuốn “Portable Faulkner

anthology the Appendix”, ở đó Cowley đã thấy ở cuốn tiểu thuyết này, “sự thay đổi cuối

cùng ông mu ốn làm, đó là cái đích sáng tạo mà nhà nghệ sĩ muốn trong công việc của mình”[57, 605], ông th ấy ở Richard Godden khi đọc tiểu thuyết này, “một câu chuyện trong

ba truy ện: liên kết bởi cái chết, sự phục sinh, một phần sự sụp đổ và một nửa phục sinh của nhân v ật”[57, 606] Bài viết cũng chỉ ra những thứ mà Benjy yêu nhất là, “ Đồng cỏ, chị gái Caddy và L ửa” Những biểu tượng đó đã góp phần cho chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn về

biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Faulkner Và công trình cũng lưu ý đến ý kiến của Philip Weinstein trong bài viết năm 1980 khi tác giả của nó cho rằng trong văn bản Âm

thanh và cu ồng nộ có dấu vết của nguồn gốc Kinh Thánh Từ những ý kiến của những nhà

nghiên cứu trước, Stacy Burton đã đọc tiểu thuyết này dưới ánh sáng của lí thuyết Bakhtin Ông thấy ở Faulkner sự cách tân mạnh mẽ và táo bạo của một tiểu thuyết gia hàng đầu thế

kỉ XX, bởi theo Bakhtin, “cuộc sống trong những tác phẩm văn học là sự liên tục sáng tạo:

th ực tại và đại diện thế giới tìm thấy bản thân họ trong sự tương tác lẫn nhau như người

đọc với không- thời gian, sáng tạo lại cũng như viết lại văn bản”[57, 627], với Âm thanh

và cu ồng nộ, nhà văn đã xóa nhòa mọi đường biên thể loại như tác giả đã thấy Ngoài ra tác

giả còn thấy trong văn bản biểu tượng trung tâm là Caddy: “Hình ảnh Caddy Compson với

Trang 15

chi ếc quần đầy bùn, trèo lên ngọn cây và nhìn ra cửa sổ và truy tìm do đó tiểu thuyết này là

m ột chuỗi những nỗ lực được kể không bao giờ nằm trong sự yên lặng một cách đúng đắn”[57, 620] Theo tác giả, văn bản này ngoài khả năng phân tích tâm lí sâu sắc đã chứa

đựng huyền thoại: “Thế giới của nhà Compson giống như một vũ trụ nhỏ của những huyền

tho ại lớn về mất mát và tái tạo”[57, 621] Những luận điểm của tác giả đã dẫn chúng tôi

đến việc đưa những biểu tượng nghệ thuật của Faulkner vào nghiên cứu dưới ánh sáng của huyền thoại

Những tài liệu trong nước và quốc tế về nhà văn Faulkner và tiểu thuyết của ông đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc khảo sát biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm Âm

thanh và cu ồng nộ

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những biểu tượng nghệ thuật có trong tác phẩm Âm thanh và

cu ồng nộ, phương pháp đầu tiên mà chúng tôi sử dụng là phương pháp kí hiệu học Phương

pháp này sẽ được chúng tôi sử dụng trong chương hai khi nghiên cứu về hệ thống biểu tượng Âm thanh của các nhân vật trong tiểu thuyết để chỉ ra nghĩa hàm của mỗi biểu tượng bên cạnh nghĩa biểu hiện của nó

Mỗi biểu tượng nghệ thuật phải được nhìn nhận trong hệ thống, do đó muốn hiểu sâu

mỗi biểu tượng nghệ thuật theo chúng tôi phải đặt nó vào trong hệ thống nên phương pháp

thứ hai chúng tôi vận dụng là phương pháp hệ thống Và phương pháp hệ thống được chúng tôi sử dụng trong bốn chương của luận văn để tạo một cái nhìn liên đới cho luận văn nhưng

nó được vận dụng nhiều nhất ở chương ba khi chúng tôi xây dựng hệ biểu tượng Không -

thời gian

Biểu tượng nghệ thuật liên quan chặt chẽ đến văn hóa, xã hội, tâm lí, nên phương pháp liên ngành cũng đươc chúng tôi sử dụng trong luận văn này Đặc biệt phương pháp liên ngành được chúng tôi vận dụng nhiều trong chương cuối khi tiếp cận biểu tượng nghệ thuật tâm linh để thấy được sự mối quan hệ của văn học với các loại hình nghệ thuật khác

Âm thanh và cu ồng nộ là một tác phẩm khó đọc do đó để có một cái nhìn sáng rõ

hơn về nó thì phương pháp cấu trúc cũng được chúng tôi sử dụng Phương pháp cấu trúc sẽ được chúng tôi vận dụng khi xây dựng cấu trúc luận văn và từng chương trong luận văn

Đồng thời chúng tôi vận dụng trong luận văn phương pháp phê bình phân tâm học

mà chủ yếu là phân tâm học của C Jung Dưới góc nhìn của phương pháp phê bình phân tâm học, chúng tôi hi vọng sẽ tiệm cận được những ánh sáng tâm lí trong mỗi biểu tượng

Trang 16

Ngoài ra chúng tôi còn áp dụng phương pháp thống kê để khảo sát tần số xuất hiện

của các biểu tượng nghệ thuật, nhằm chỉ ra được ý nghĩa biểu trưng của mỗi biểu tượng nghệ thuật

5 M ục đích nghiên cứu

Tiến hành đề tài “Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ

của William Faulkner”, chúng tôi muốn tiếp cận tác phẩm này theo một hướng mới: biểu tượng nghệ thuật Đồng thời qua đó, chúng tôi có thể thấy được vài nét về phong cách và tư tưởng nghệ thuật của Faulkner

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn mang đến cho người tiếp nhận một hướng tiếp cận mới đối với tác phẩm

“Âm thanh và cuồng nộ”

Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những độc giả nào quan tâm đến Faulkner và văn học hiện đại

7 C ấu trúc luận văn

Luận văn gồm bốn phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo Trong phần nội dung chúng tôi phân làm bốn chương

Chương 1: Biểu tượng nghệ thuật và những lí thuyết liên quan

Trong chương này chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra được những đặc trưng của khái niệm

biểu tượng nghệ thuật Phân biệt nó với những khái niệm khác gần biểu tượng nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, ẩn dụ và hoán dụ, mẫu gốc Đồng thời chúng tôi sẽ lí giải lí thuyết

biểu tượng nghệ thuật dựa trên các lí thuyết huyền thoại học, phân tâm học, kí hiệu học để

có một cách hiểu sâu hơn về lí thuyết biểu tượng nghệ thuật

Chương 2: Hệ biểu tượng âm thanh trong Âm thanh và cuồng nộ

Chương này chúng tôi tìm hiểu hệ thống biểu tượng âm thanh trong mối tương giao

với các nhân vật trong truyện để thấy được những thủ pháp nghệ thuật độc đáo và cảm hứng

tư tưởng mãnh liệt mà nhà văn muốn chia sẻ với người đọc

Chương 3: Hệ biểu tượng vật thể không – thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ

Mĩ học của Faulkner là mĩ học bản thể Các sáng tác của nhà văn luôn hướng về con

người, “tôi từ chối sự lụi tàn của con người”(Faulkner) Do đó chủ đề con người cô đơn

trong không-thời gian luôn được nhà văn trăn trở trong các tác phẩm của mình Từ đó chúng

Trang 17

tôi muốn xem các biểu tượng nghệ thuật không –thời gian đã soi sáng tâm thức lưu đày và

cảm thức cô đơn, bất hạnh của các nhân vật như thế nào ? Qua đó thấy được giá trị nhân văn

và nhân đạo của nhà tác phẩm

Chương 4: Hệ biểu tượng tâm linh trong Âm thanh và cuồng nộ

Giá trị của mỗi kiệt tác văn chương theo chúng tôi phải chứa đựng ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại Và mỗi dân tộc sẽ nhận thấy gương mặt của mình trong tác phẩm đó Chương này chúng tôi tập trung tìm hiểu những biểu tượng làm nên giá trị thẩm mỹ ấy trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ

Trang 18

CHƯƠNG 1: BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG LÍ

THUY ẾT LIÊN QUAN 1.1 Bi ểu tượng

Biểu tượng là một phương thức tư duy chỉ có ở con người Nguồn gốc hình thành

của nó phải xét trên sự hình thành con người Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, nhờ vào quá trình lao động, con người làm ra nghệ thuật, trong đó có văn chương Muốn tìm hiểu thật sâu sắc biểu tượng, chúng tôi nghĩ phải lần theo mối quan hệ biện chứng giữa tư duy và ngôn ngữ

Biểu tượng giúp con người lưu giữ hình ảnh mình quan sát được trong cuộc sống, đi

liền quá trình hình thành ngôn ngữ ở con người, tức là với quá trình tư duy Ngôn ngữ là vỏ

vật chất của tư duy, nó ra đời khi con người muốn trao gửi một thông điệp cho nhau Để khái quát thông điệp, tư duy phải biểu đạt sự vật dưới lớp vỏ ngôn ngữ Theo Marx ngôn

ngữ, “là sự ý thức hiện thực” bởi, “ý nghĩa phải được cấu thành trước hết dưới một hình

th ức khách quan trong sự vận động của ngôn ngữ, nổi bật ra trực tiếp từ những mối quan

h ệ của đời sống xã hội”[49, 45] Do đó tìm mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ phải đi

vào hiện thực đời sống

Buổi ban đầu loài người chưa có ngôn ngữ, họ phải nhờ vào những cử chỉ, chỉ dẫn

bằng hình thể để trao đổi thông điệp cho nhau Do đó biểu tượng có xuất phát điểm là cử

chỉ Cử chỉ đánh dấu sự hiện diện của chủ thể trong đời sống hiện thực Và, nhờ vào các giác quan bên ngoài, đặc biệt là thính giác và thị giác, chúng góp phần hình thành nên cảm giác, đem lại nhận thức cảm tính đầu tiên về sự vật, giúp con người có ấn tượng ban đầu về

sự vật Để lưu giữ những cảm giác có được ấy vào trí não mình, loài người cần một tư duy cao hơn, tri giác xuất hiện Tri giác tổng hợp các cảm giác về sự vật, đưa đến khả năng nhận

thức sự vật một cách sâu sắc Nhưng tri giác vẫn chưa giúp loài người nhận ra bản chất sự

vật, do đó tư duy cần một bước tiến nữa, lúc này biểu tượng được hình thành Biểu tượng giúp nhận thức khu biệt được những đặc trưng cơ bản của sự vật Trong giai đoạn thứ ba này, sự vật hiện ra tương đối hoàn chỉnh Bởi biểu tượng có sự tham gia của các hoạt động giác quan cùng sự tổng hợp, phân loại của tư duy Theo Lenin, con đường nhận thức chân lí

của loài người luôn đi, “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu

tượng quay trở về thực tiễn”

Trang 19

Trên con đường ấy, con người phải có một công cụ đi cùng tư duy là ngôn ngữ Tư duy và ngôn ngữ luôn dính chặt với nhau như hai mặt của một tờ giấy Chúng thống nhất và

biện chứng trong nhau Biểu tượng với tư cách là một phương thức của tư duy không thể không xét nó trên gốc nghĩa ngôn ngữ

Biểu tượng (Symbol) theo nghĩa từ nguyên là một vật được cắt làm đôi, mang đặc tính hai mặt: “Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng phân li và tái

h ợp, nó gợi lên ý một cộng đồng, đã bị chia tách và có thể tái hình thành Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ

v ừa là kết nối những phần của nó lại với nhau” [10, XXIII] Mỗi biểu tượng luôn có hai

mặt, một mặt được trưng ra và một mặt bị dấu đi, cho nên biểu tượng là thuật ngữ mang bản

chất khó xác định và vô cùng sống động Tuy vậy nó vẫn có dấu hiệu nhận diện: “Chính là

ở chỗ nó tổng hợp trong một biểu hiện dễ cảm nhận tất cả những ảnh hưởng ấy của vô thức

và ý th ức cùng các sức mạnh bản năng và trí tuệ, xung đột lẫn nhau hay đang trong tiến trình hài hòa bên trong m ỗi con người”[10, XV]

Biểu tượng là sự kết tinh của quá trình tư duy hàng nghìn năm của nhân loại Đồng

thời nó cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng nơi nó ra đời, nên cần xét thuật ngữ này trên nhiều phương diện Với tâm lí học và triết học, biểu tượng, “khái niệm chỉ một giai

đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào trong các giác quan ta đã chấm dứt”[44, 223]

Còn với ngôn ngữ học, biểu tượng được hiểu như một phép chuyển nghĩa dựa trên cơ

chế của hai mặt là cái biểu trưng và cái được biểu trưng Từ những tìm hiểu về nguồn gốc

của biểu tượng, chúng tôi nghĩ đây là một thuật ngữ mở, mang tính khơi gợi và rất khó cố định vào những nghĩa duy nhất Bởi biểu tượng bắt nguồn từ đời sống hiện thực, hình thành

bởi tư duy con người, vận động cùng thời gian và tồn tại trong không gian văn hóa của cộng đồng sử dụng nó Do đó cần hiểu biểu tượng như một sinh thể phức tạp, đa nghĩa và tùy vào

từng ngành khoa học mà có sự khu biệt nghĩa riêng về khái niệm “biểu tượng”

Với văn học, “biểu tượng theo nghĩa rộng là sự phản ánh cuộc sống bằng hình

tượng của văn học nghệ thuật, nhưng nó có cội nguồn trong tâm thức của văn hóa nhân loại biểu tượng tồn tại trước một văn bản cụ thể và không phụ thuộc vào nó Biểu tượng rơi vào

ký ức nhà văn từ chiều sâu của kí ức văn hóa và được làm sống lại trong văn bản mới, như một hạt giống đánh rơi vào lòng đất Sự gợi nhớ chuyện cũ, trích dẫn hay gợi nhắc đều là

bộ phận hữu cơ của văn bản mới, thực hiện chức năng trong bình diện đồng đại Chúng đi

Trang 20

từ văn bản vào chiều sâu của kí ức, còn biểu tượng thì đi từ ký ức vào văn bản”[21, 314]

Ngoài ra nếu nhìn theo nghĩa hẹp thì: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời

nói ho ặc một hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hình tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng, hay

m ột triết lí sâu xa về con người và cuộc đời”[21, 315]

Từ các khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy vài phương diện chính yếu về bản chất

của thuật ngữ biểu tượng

Trước hết biểu tượng mang tính hai mặt, nó bao hàm trong bản thân hình ảnh biểu

hiện ra bên ngoài và hình ảnh được ẩn dấu bên trong Biểu tượng có tính dấu hiệu, nó được

bắt nguồn từ những cử chỉ bên ngoài của con người và hình ảnh mà biểu tượng lưu giữ luôn

bắt nguồn từ hiện thực đời sống Biểu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thể, cảm tính của vật tượng trưng hay của hình tượng nghệ thuật Ý nghĩa của nó tồn tại cả trong và ngoài văn bản

bởi quá trình sinh nghĩa của mỗi biểu tượng luôn thường gắn với chiều dài văn hóa lịch

s ử, gắn với quá trình hình thành quan niệm về thế giới của con người cổ xưa Mỗi biểu

tượng đi vào văn bản nghệ thuật tự bản thân nó đã mang trong mình ngôn ngữ văn hóa, mã

thời đại và toàn bộ sức nặng ngữ nghĩa mà nó tính lũy được qua nhiều thế kỷ Do đó biểu tượng bao giờ cũng mang tính mở

Là một phạm trù lịch sử, biểu tượng chịu sự chi phối của ngôn ngữ, tâm lí, quan niệm

của dân tộc và thời đại Do đó biểu tượng chứa vô thức tập thể Biểu tượng được cấu trúc trong trí tưởng tượng của con người, nó làm biến dạng các sao chép thực dụng do tri giác cung cấp, cải tạo các cảm giác cho nên biểu tượng có “sức vang cốt yếu và tự sinh” Nghĩa

là nó vừa biểu hiện vừa che đậy, vừa thiết lập vừa tháo dở, nó là một dạng thức gây xúc động vì nó có thể tác động đến cấu trúc tinh thần của con người, bởi tính chất ảnh – động

lực của nó mà có lần C.Jung gọi đó là những mẫu gốc Chúng là vật nối liền cái phổ quát

với cái cá thể

Những biểu tượng luôn có tính động, chúng không đứng riêng một mình mà có xu

hướng kết hợp với những biểu tượng khác tạo thành hệ biểu tượng Theo J Lacan, “hệ biểu

tượng chỉ loại hiện tượng mà khoa phân tâm học quan tâm trong chừng mực chúng được

c ấu trúc như một ngôn ngữ”[10, VXI] Có thể thấy, hệ biểu tượng là tập hợp cấu trúc, cách

xếp đặt các biểu tượng và tìm hiểu nghĩa của biểu tượng cần đặt biểu tượng trong hệ biểu tượng

Trang 21

Biểu tượng là một phạm trù siêu nghiệm, nghĩa là nó chứa đựng sự bí ẩn khôn cùng nên phải tiếp nhận biểu tượng với tất cả trí tuệ lẫn tâm hồn, như Eliade đã phát biểu:

“K huynh hướng biểu tượng là một dữ kiện tức thì của con người toàn vẹn, tức là của con

n gười bộc lộ đúng mình Con người ý thức được vị trí của mình trong vũ trụ; những khám phá hàng đầu đó gắn liền với tấn bi kịch của con người cho đến nỗi chính khuynh hướng

bi ểu tượng đó quyết định cả hoạt động tiềm thức lẫn những biểu hiện cao cả nhất trong đời

s ống tinh thần của nó”[10, XXVI]

Đi vào tìm hiểu biểu tượng, buộc người nghiên cứu phải có thái độ dấn thân bởi đặc tính của biểu tượng, “mãi mãi gợi cảm đến bất tận: mỗi người thấy ở đấy cái mà năng lực

th ị giác của mình có thể nhận ra Thiếu sự thâm thúy sẽ chẳng nhận ra được cái gì cả”[10,

XXVI] Quá trình giải mã biểu tượng, chúng ta phải nhận thấy rằng nếu sử dụng những công cụ khoa học sẽ có nguy cơ làm: “Đông cứng nghĩa của biểu tượng, nếu ta không nhấn

m ạnh đến tính chất tổng thể tương đối, cơ động và có tính cá thể hóa của nhận thức biểu tượng”[10, XXVI] Nên, “lối phân tích bằng cách cắt vụn và đập nhỏ ra không thể nắm bắt được sự phong phú của biểu tượng; trực giác không phải bao giờ cũng đạt được điều đó;

ph ải tổng hợp và đồng cảm hết mực, nghĩa là chia sẻ và cảm nghiệm một cái nhìn nào đó về

th ế giới”[10, XXVII] Cái nhìn nhất lãm sẽ không thể nào nắm bắt được trọn vẹn và đầy đủ

ý nghĩa của biểu tượng, bởi biểu tượng có tính đa trị, tính đồng thời của những ý nghĩa nó

gợi lên

Rõ ràng mỗi biểu tượng là một thế giới vĩ mô trong một hình ảnh vi mô, phải cảm

nhận và phân tích nó trên bình diện của vũ trũ lẫn bình diện của ý thức cá nhân Todorov đã

thấy ở biểu tượng một hiện tượng ngưng kết, nghĩa là trong một biểu tượng, cái biểu trưng

hàm chứa trong mình rất nhiều dấu hiệu của cái được biểu trưng: “Chỉ một cái biểu đạt giúp

ta nh ận thức ra nhiều cái được biểu đạt; hoặc đơn giản hơn…cái được biểu đạt dồi dào hơn cái bi ểu đạt”[10, XXVII] Bởi nghĩa mà biểu tượng luôn bộc lộ, “tính không thích hợp giữa

t ồn tại và hình thức…sự ứ tràn của nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của nó”[10, XXVII]

Dẫu vậy biểu tượng chứa đựng hạt nhân là chiều dài của văn hóa nhận thức của nhân loại nên nó mang trong mình tính ổn định về nghĩa của cái được biểu trưng và cái biểu trưng cho

dù vách ngăn về nghĩa ở hai khái niệm này là không rõ ràng Các biểu tượng luôn có khả năng thâm nhập lẫn nhau, từ đó chúng trở nên đa chiều về nghĩa, buộc người cảm nhận về

biểu tượng phải luôn thấy được tính đa dạng và sự sâu sắc khi nhìn về biểu tượng

Trang 22

Đồng thời không thể tách rời biểu tượng khỏi môi trường sống, nơi biểu tượng đó ra

đời Vì biểu tượng gắn bó sâu sắc với nghi lễ của người nguyên thủy, chính cái bè đệm hiện

sinh này giúp biểu tượng trở nên sống động nên cần đặt biểu tượng trong môi trường nghi lễ

để xem xét nó

Từ những đặc tính trên của biểu tượng, chúng tôi muốn xem xét những chức năng cơ

bản mà khái niệm này mang lại trong hoạt động tinh thần của con người Thế giới tự nhiên

là vô cùng tận, mà khát vọng nhận thức và cải tạo nó của con người là có hạn Biểu tượng là công cụ giúp nhân loại thăm dò tự nhiên và chính bản thân mình Con người với bản chất phiêu lưu luôn cố đi đến đích và muốn hiểu biết đến tận cùng cuộc sống trong khi cuộc sống luôn chứa đựng sự bí ẩn và phức tạp của mình, nằm ngoài tri thức của con người Do đó

biểu tượng được tạo ra để cố gắng diễn đạt những khái niệm mà con người chưa hiểu biết

được trọn vẹn Chính tư duy biểu tượng đã mở ra, “khả năng lưu thông tự do qua các cấp

độ của thực tại”(M.Eliade) Chúng ta dùng biểu tượng để diễn đạt những gì con người chưa

biết nhưng có khả năng tồn tại trong thực tại: “Một biểu tượng bao giờ cũng giả định là

cách di ễn đạt được chọn lựa đó chỉ rõ hoặc trình bày được hoàn hảo nhất những sự kiện nào đó còn chưa biết, nhưng rõ ràng có tồn tại và cần tồn tại”[10, XXIX] Các dạng thức

tưởng tượng của biểu tượng sẽ mời gọi con người vào những cuộc thăm dò, hướng vào cái chưa biết vì nó đã sáng tạo ra một tương quan, mỗi lần giải mã, biểu tượng lại gợi ra những

ý nghĩa mới, “khi trí óc muốn làm công việc thăm dò một biểu tượng, nó sẽ đi đến những ý

tưởng nằm ở bên ngoài những gì lí trí của chúng ta có thể nắm bắt được” (C Jung) Và cái

bị che dấu, cái chưa biết nó không phải là cái trống rỗng mà nó là cái không xác định của dự

cảm, cho nên chức năng thứ hai của biểu tượng là khả năng làm vật thay thế Với tính hình

tượng của mình, biểu tượng không chỉ thay thế cho những hình ảnh, nội dung không thể

được diễn đạt bằng ý thức mà còn cho cả vô thức, “chức năng cơ bản của biểu tượng đích

th ị là sự phát hiện hiện sinh của con người cho chính mình, thông qua một trải nghiệm có tính vũ trụ”[10, XXXI] Chức năng thay thế của biểu tượng đã bắt những chiếc cầu nối liền

kinh nghiệm của con người trong xã hội, tôn giáo và vũ trụ tạo thành lực liên, kết thống nhất chúng lại với nhau khiến con người có một điểm tựa khi biểu tượng chuyển di vào trong đầu

óc con người, giúp con người xâm nhập sâu hơn vào bản chất của hiện thực do chức năng

cộng hưởng của nó với môi trường xã hội nơi biểu tượng nảy sinh

Từ những cách hiểu về nguồn gốc, bản chất và chức năng của biểu tượng như trên, chúng tôi cố gắng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vậy khi nào một biểu tượng được gọi là biểu

Trang 23

tượng nghệ thuật? Và mối quan hệ của nó với những lí thuyết liên quan tới biểu tượng là kí

hiệu học, phân tâm học và huyền thoại học như thế nào?

1.2 Bi ểu tượng nghệ thuật

Nghệ thuật là một trong những hình thái nhận thức đời sống của loài người Trong qui trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ sẽ tư duy theo nhiều kiểu khác nhau Chúng tôi dùng thuật ngữ “biểu tượng nghệ thuật” để chỉ phương thức tư duy nhà văn sử dụng để sáng

tạo tác phẩm mà ở đây là thể loại tiểu thuyết Qua đó chỉ ra những nét đặc trưng của biểu tượng nghệ thuật Trước hết, chúng tôi xem cái gì đã biến một thông điệp lời nói trở thành

một văn bản văn học

Theo Jakobson, không thể đi tìm bản chất của văn học mà lại bỏ qua chất liệu thứ

nhất của nó là ngôn ngữ: “Một nhà ngôn ngữ học mà không biết gì về chức năng của thi ca

thì cũng như một chuyên gia văn học vô tâm đối với những vấn đề của ngôn ngữ học và mịt

mù v ới những phương pháp của ngành khoa học ấy, cả hai loại này về sau đều là những thứ

l ỗi thời một cách quả tang”[26, 360] Một văn bản nghệ thuật giá trị, ngoài sự nhận thức và

cảm hứng tư tưởng của nhà văn thì chất liệu ngôn ngữ là nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Văn chương không thể tồn tại ở ngoài xã hội, nó luôn luôn

biến chuyển cùng thời đại và chiếm một vị trí quan trọng trong các loại hình nghệ thuật

Thấy được điều đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương

Biểu tượng nghệ thuật là những kí mã thẩm mĩ mang tính chủ quan nhưng chứa xúc

cảm của người nghệ sĩ nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của người tiếp nhận

Vậy, biểu tượng nghệ thuật bao hàm những dấu hiệu, bản chất như biểu tưởng và ngoài ra

nó phải mang năng lượng xúc cảm của nhà văn

Là một hình thức nghệ thuật, biểu tượng nghệ thuật có những đặc trưng của một phương thức tư duy nghệ thuật Đó là tính cá thể hóa và tính khái quát hóa, tính phi vật thể

của hình tượng văn học Đồng thời, biểu tượng nghệ thuật xét trên phương diện là một công

cụ chuyển nghĩa của lời nói, một cái biểu trưng chuyển tải nhiều cái được biểu trưng, tạo nên sự đa nghĩa khi lí giải biểu tượng nghệ thuật Ngoài ra tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật, chúng ta phải vận dụng phương pháp liên ngành Vì biểu tượng nghệ thuật tồn tại trong kí

ức của nhân loại, như một thứ vô thức tập thể Từ những điều trên ta mới có cơ may hiểu rõ

về biểu tưởng nghệ thuật

Trang 24

Biểu tượng là sáng tạo độc đáo của nhà văn, cần phải nhìn nó trong mối tương quan

với chủ thể sáng tạo Là một hình thức nghệ thuật, biểu tượng nghệ thuật không chỉ chuyển

tải thông điệp của nhà văn mà nó còn cộng hưởng với những yếu tố nghệ thuật khác trong văn bản nhằm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo Và văn bản mang tính biểu tượng bao giờ cũng cổ sơ hơn văn bản phi biểu tượng

Mỗi biểu tượng bao giờ cũng chứa một cái gì cổ sơ, thuộc về một thời đại văn hóa Ngược dòng thời gian nhìn về lịch sử nhân loại, khi con người chưa có chữ viết, họ đã sáng tạo nên các kí hiệu, chúng được khắc trên những vách đá, đó là dạng biểu tượng sơ khai Đi cùng với nó là các chuyện kể, chúng được gìn giữ trong văn học dân gian Ngoài ra còn một đặc điểm khác cũng cổ sơ, thú vị hơn đối với chúng ta: mỗi biểu tượng như là một văn bản

đã hoàn thiện, không thể tham gia vào bất cứ chuỗi kết hợp khác, mà dù nếu có đưa vào thì

nó vẫn giữ tính độc lập về ý nghĩa và cấu trúc của nó Nó dễ dàng tách khỏi môi trường kí hiệu xung quanh, cũng như dễ dàng tham gia vào các kết hợp văn bản khác Từ đó có thể thấy biểu tượng nghệ thuật không bao giờ thuộc vào một mặt cắt đồng đại của văn hóa Nó bao giờ cũng xuyên qua mặt cắt đó bằng chiều thẳng đứng, đi từ quá khứ đến tận tương lai

Tìm hiểu một biểu tượng có phải là biểu tượng nghệ thuật hay không là một việc làm

không khó, nhưng để chỉ ra giá trị và nghĩa của nó thì không đơn giản Bởi biểu tượng

nghệ thuật hàm chứa tính nguyên hợp của tư duy nguyên thủy, gắn liền với những nhân tố nghi lễ và ma thuật nên lí giải nó như một phương thức nghệ thuật là chưa đủ Phải thấy trong nó cái phôi mầm của văn hóa học, nhân học và ngôn ngữ học Chính sự phức hợp, đa

tạp, đó là nét đặc thù rất riêng của biểu tượng nghệ thuật

Những lí thuyết về biểu tượng nghệ thuật hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi loại hình nghệ thuật có những cách hiểu riêng về thuật ngữ này Và văn học, một hình thái nghệ thuật nhận thức cuộc sống đặc thù mà đặc trưng của nó là sáng tạo nên những hình tượng độc đáo không thể nào không dùng đến biểu tượng nghệ thuật Từ đó biểu tượng nghệ thuật trong văn học hay bị nhầm lẫn là hình tượng nghệ thuật

Người nghệ sĩ với tư cách là chủ thể sáng tạo, anh ta nhận thức hiện thực và chuyển

nhận thức này thành thông điệp, gửi nó đến người tiếp nhận Quá trình lập mã và chuyển mã

buộc nhà văn nên chọn mã nào Mã đó là mã hình tượng hay mã biểu tượng, hay mã huyền thoại là tùy vào đặc điểm của thông điệp Chính các mã sẽ qui định phương thức tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ Và không có một ranh giới rạch ròi giữa các phương thức tư duy Bởi văn học là nghệ thuật ngôn từ mà ngôn ngữ lại là tài sản chung của nhân loại Các

Trang 25

phương thức tư duy nghệ thuật khác nhau sẽ biểu đạt thông điệp khác nhau Trong tư duy hình tượng, mỗi hình tượng nghệ thuật sẽ biểu đạt một ý nghĩa nhất định Trong tư duy biểu tượng, một biểu tượng sẽ biểu trưng nhiều hơn một ý nghĩa Chỉ những hình tượng nghệ thuật nào vươn lên đến mức điển hình hóa mới có thể trở thành biểu tượng nghệ thuật Biểu tượng nghệ thuật có nguồn gốc ở văn hóa Việc hiểu biểu trưng nghệ thuật, cắt nghĩa nó

phải vận dụng cả góc nhìn đồng đại lẫn lịch đại Nghĩa là, xem xét một biểu tượng nghệ thuật nào đó không chỉ với nghĩa mà nó tạo dựng mà cả quá trình hình thành nghĩa biểu tượng này trong đời sống cộng đồng Đồng thời đặt nó dưới ánh sáng của các ngành khoa

học xã hội

Biểu tượng nghệ thuật là một kí mã thẩm mỹ đặc thù Nếu cấu trúc của một kí hiệu là

mối quan hệ của cái biểu đạt và cái được biểu đạt dựa trên cơ chế võ đoán, thì cấu trúc của

biểu tượng nghệ thuật lại khác Tiếp nối Saussure, nhà ngôn ngữ học Hjelmslev đã chỉ ra trong ngôn ngữ không chỉ có nghĩa biểu thị cho khái niệm mà còn chứa một nghĩa hàm

Sơ đồ 1.1 “Cú pháp học hàm nghĩa nghĩa của R.Bathes” [59]

Dựa vào sơ đồ trên, chúng tôi thấy có hai hệ thống Hệ thống A đó một kí hiệu biểu

thị, nó chứa cái biểu đạt và cái được biểu đạt Hệ thống này lại làm hình thức hay làm cái

biểu đạt cho hệ thống B, hệ thống kí hiệu học nghĩa hàm Hai hệ thống A và hệ thống B tạo nên hệ thống siêu kí hiệu, hay còn gọi là biểu tượng nghệ thuật

Vận dụng vào văn học, những hình tượng nghệ thuật muốn trở nên hấp dẫn và độc đáo phải thống nhất và biện chứng với hình thức nghĩa hàm Có như vậy chúng mới chuyển

tải sâu sắc nội dung cho nghĩa hàm, làm thành biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm

Biểu tượng nghệ thuật được thoát thai từ biểu tượng văn hóa Nó tồn tại suốt tiến trình tiến hóa của lịch sử loài người và thuộc về vô thức tập thể của cộng đồng nhân loại,

tồn tại dưới dạng những nguyên mẫu Biểu tượng chỉ trở thành biểu tượng nghệ thuật khi

Trang 26

thấm đẫm cảm xúc thẩm mỹ cũng như phong cách cá nhân của nhà văn Trong văn học,

biểu tượng nghệ thuật là một cấu trúc chứa hàm nghĩa, có quan hệ gắn bó mật thiết với hình tượng nghệ thuật, muốn giải mã nghĩa của biểu tượng nghệ thuật, buộc người nghiên cứu

phải vận dụng phương pháp liên ngành mới có cơ may tiệm cận được sâu sắc ý nghĩa của chúng Đồng thời xem xét và lí giải mỗi biểu tượng nghệ thuật phải đặt chúng vào trong hệ

thống Chỉ có trong hệ thống chúng ta mới thấy hết mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố

biểu tượng nghệ thuật Cuối cùng phải thấy rằng tiếp cận văn bản dưới góc nhìn biểu tượng không chỉ cho thấy được những giá trị thẩm mỹ của văn bản nghệ thuật mà còn cả giá trị

n hân văn của nó

Muốn xác định một biểu tượng có phải là biểu tượng nghệ thuật hay không, chúng tôi đưa ra một số tiêu chí: trước hết, là tần số lặp lại của nó trong văn bản nghệ thuật Sau đó xem biểu tượng nghệ thuật có chuyển tải được mối quan hệ giữa nghĩa biểu hiện và nghĩa hàm khi xét nó như cái biểu đạt cho hình tượng nghệ thuật Biểu tượng sẽ mang tính nghệ thuật khi mặt tượng trưng của nó hàm chứa xúc cảm thẩm mỹ của người sáng tạo Bản thân

nó phải mang đậm cá tính sáng tạo làm nên phong cách của nhà văn Ngoài ra đó là những

cổ mẫu, thấm đẫm vô thức tập thể của một thứ huyền thoại đạt tầm nhân loại Từ đó chúng tôi thấy biểu tượng nghệ thuật nếu xét trên phương diện ngôn ngữ thì nó là một cách tư duy ngôn ngữ, như ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, ngụ ngôn,…Bởi tất cả chúng đều là những phép chuyển nghĩa, mang trong mình cái biểu đạt và cái được biểu đạt Nhưng nếu xét trên phương diện nghĩa, không được nhầm chúng với biểu tượng nghệ thuật Để phân biệt các khái niệm trên với biểu tượng nghệ thuật, người nghiên cứu phải có những tiêu chí phân loại

dẫu chỉ mang tính tương đối

Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa nhằm dựa trên sự tương đồng của hai sự vật mà

giữa chúng có có nghĩa bị che dấu Như vậy, nghĩa ẩn đi có gốc từ nghĩa được hiện lên Vậy

là nó không có sự liên tưởng đến nhiều nghĩa như biểu tượng nghệ thuật, dẫu chúng vẫn có nghĩa gốc Với hoán dụ, phép chuyển nghĩa này dựa trên sự liên tưởng tương cận giữa

những sự vật có nét tương cận giữa chúng Vậy ẩn dụ và hoán dụ có sự gần nhau về nghĩa

với biểu tượng nghệ thuật Nhưng hoán dụ là dấu hiệu để chỉ ra nghĩa phái sinh từ một nghĩa

gốc, do đó chúng không phải là biểu tượng nghệ thuật Còn với ngụ ngôn, ta thấy được một bài học luân lí từ một hình tượng nghệ thuật nào đó gợi lên Ngụ ngôn chỉ biểu đạt được một nghĩa duy nhất Phúng dụ là một thủ thuật dùng người hay vật để nói về một việc khác Nhưng nghĩa của nó hiện trên bình diện bề mặt hình tượng, không có sự hàm ý về nghĩa:

Trang 27

“Chuy ển dịch sang một bình diện mới của tồn tại, cũng không đào thêm vào một chiều sâu

c ủa ý thức; đây là sự biểu hình, ở cùng một cấp độ ý thức, cái mà đã có thể biết khá rõ bằng

m ột cách khác”[10, XVIII]

Biểu tượng nghệ thuật chứa đựng tính đa trị về nghĩa, đòi hỏi phải giải mã nhiều lần mới

hiểu rõ nghĩa Nó có sự giống và khác với các phương thức tu từ trong văn học Nghiên cứu

về biểu tượng cần một sự phân loại Từ hướng suy nghĩ đó, chúng tôi thử tìm hiểu sự giao thoa của biểu tượng nghệ thuật với những lí thuyết gần gũi với nó là kí hiệu học và huyền thoại học

1.3 Nh ững lí thuyết liên quan đến Biểu tượng nghệ thuật

1.3.1 Bi ểu tượng nghệ thuật với kí hiệu học

Kí hiệu học là một ngành khoa học được ra đời muộn trong thế kỉ XX Nhưng nó đã đóng góp rất lớn cho khoa học xã hội, đặc biệt là ngữ văn học Bởi đối tượng mà nó nghiên

cứu là ngôn ngữ, “chất liệu thứ nhất của văn học”(Gorhki) Công lớn phải được ghi cho

cha đẻ ngôn ngữ học hiện đại là F.Saussure Ông đã chỉ ra cơ chế hai mặt của cái biểu đạt và cái được biểu đạt dựa trên một quan hệ võ đoán để từ đó phác thảo nên mô hình biểu tượng,

“b iểu trưng có một đặc tính là không bao giờ hoàn toàn võ đoán nó không phải là trống không ở đây có một yếu tố tương quan cổ sơ nào đấy, giữa biểu đạt và cái sở biểu Biểu trưng của công lý là cái cân không phải lấy cái gì thay thế cũng được”[41, 112] Đồng thời

ông lưu ý mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ, “chất liệu ngữ âm cũng chẳng cố định mà

hữu hình hơn tư duy, nó không phải là một cái khuôn trong đó tư duy nhất định phải được đúc thành hình khối, mà là một chất liệu mềm dẻo”[41, 281] Chính những suy nghĩ ấy đã

gợi ý cho các nhà khoa học đến sau một hướng nghiên cứu về ngôn ngữ mới, đó là kí hiệu

học

Sau Sassure, khoa học về kí hiệu đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Một loạt

những nhà lí luận văn học có uy tín trên thế giới đều đã ít nhiều vận dụng kí hiệu học vào phân tích văn bản Một trong số đó là nhà ngữ văn học I U Lotman, ông là nhà kí hiệu học

lớn không chỉ ở Nga mà còn trên thế giới Tầm vóc về tư tưởng của ông đã được thể hiện trong khoảng 800 công trình nghiên cứu về khoa học xã hội có giá trị Nhất là những khám phá của I U Lotman về bản chất của kí hiệu trong văn bản nghệ thuật Ông và Bakhtin được xem là những nhà lí luận văn học kiệt xuất của thế kỉ XX

Trang 28

I Lotman cho rằng, văn bản nghệ thuật thực chất là một mô hình giao tiếp, nơi hội tụ nghệ thuật và dung kết tư tưởng của nhà văn Nhà nghiên cứu phải khảo sát thật chi tiết văn

bản mới chỉ ra được tư tưởng của người nghệ sĩ gửi gắm, “tư tưởng của nhà văn được hiện

th ực hóa trong một cấu trúc nghệ thuật xác định và không thể tách ra được khỏi nó”[31,

30] Ông cho rằng tính chất: hình thức phù hợp với nội dung sẽ đúng trong ý nghĩa triết học,

nhưng với văn học nghệ thuật nó tồn tại nhiều bất cập, “tư tưởng không được chứa đựng

trong b ất kì trong những trích đoạn cho dẫu gọn ghẽ nào, mà được diễn đạt trong toàn bộ

c ấu trúc nghệ thuật” [31,31] Do đó, “tính nhị nguyên của hình thức và nội dung cần phải được thay thế bằng khái niệm về cái tư tưởng hiện thực hóa bản thân mình trong một cấu trúc thích h ợp và không tồn tại bên ngoài cấu trúc đó”[31, 30] Bởi văn bản nghệ thuật

chứa những ý nghĩa vô cùng phức tạp Chúng ta phải xét nó trên phương diện nghĩa hàm

chứ không chỉ dừng lại ở nghĩa biểu hiện

Từ cách đặt vấn đề trên, nhà nghiên cứu đã đi vào làm rõ những dấu hiệu đặc trưng

của văn học để chỉ ra bản chất của văn bản nghệ thuật như một hệ thống kí hiệu giao tiếp

nhằm mô hình hóa quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc sống Văn học

đặc thù hơn những ngành nghệ thuật khác bởi công cụ mà nó truyền tin là ngôn ngữ, “một

h ệ thống trừu tượng nhưng lại có tính xác định, chung cho cả người truyền đạt lẫn người

ti ếp nhận, cái hệ thống làm cho chính hành vi giao tiếp trở thành cá thể”[31, 37] Và kí hiệu

học sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu những ngôn ngữ tự nhiên xuất hiện trong xã hội, còn biểu tượng nghệ thuật cần xem xét ngôn ngữ nghệ thuật mang nghĩa hàm của văn bản nghệ thuật

Do đó chúng tôi tiến hành xem xét biểu tượng nghệ thuật để chỉ ra được tư tưởng nhân đạo

và giá trị nhân văn, giá trị thẩm mĩ của văn bản Âm thanh và cuồng nộ Để thấy được sự

chuyển dịch từ kí hiệu phổ thông, ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ nghệ thuật, kí mã ngôn

ngữ sang kí mã thẩm mỹ Nó là sự phân tầng biểu tượng nghệ thuật giữa các liên tưởng trên bình diện cú đoạn lẫn hệ hình

Nhìn văn học dưới ánh sáng biểu tượng nghệ thuật là một hướng nghiên cứu triển vọng

Bởi biểu tượng nghệ thuật mang những phẩm chất tạo tác sự cô đúc và hàm xúc, chứa đầy năng lượng cảm xúc ở cả người phát lẫn người nhận Biểu tượng nghệ thuật là một hệ thống

kí mã thẩm mỹ đặc thù và hàm chứa những tư tưởng nghệ thuật Người nghiên cứu phải phân biệt được đâu là kí hiệu đơn thuần và đâu là biểu tượng nghệ thuật Lấy hình ảnh “mặt

tr ời” làm một dẫn chứng Chúng tôi thấy, với nhà kí hiệu học, hình ảnh này mang những

nghĩa sau: vật thể chứa đựng sức nóng, đặc tính phát sáng và cả khả năng đốt cháy, thiêu

Trang 29

hủy vật thể Nhưng khi “mặt trời” được nhìn qua đôi mắt của Tố Hữu, nó đã trở thành biểu tượng nghệ thuật, “mặt trời chân lí” Từ đó nó không chỉ mang trong mình những thuộc

tính của sự vật ban đầu mà còn khoác lên mình những nghĩa tương quan với người nhìn nó

Lúc này “m ặt trời chân lí”, sẽ có thêm nghĩa, đó là con đường soi sáng cho lí tưởng cách

mạng của những người vô sản Từ hình ảnh đến biểu tượng và trở thành biểu tượng nghệ thuật là một đường đi qua nhiều khúc đoạn Hình ảnh khi trở thành biểu tượng nghệ thuật sẽ

trở nên đa nghĩa, đấy sức gợi, chứa giá trị mới Ngoài ra còn phải gắn với cái nhìn phâm tâm

học để thấy được chiều sâu văn hóa của hình ảnh đã trở thành biểu tượng, vì bản chất của

biểu tượng, “soi sáng hoạt động của cơ chế vô thức trong các hệ thống kí hiệu”[15, 15]

Đồng thời biểu tượng được nhìn qua đôi mắt của một chủ thể quan sát Nên nó gắn

với tư tưởng của người quan sát biểu tượng và cả kết cấu nơi biểu tượng được đưa vào như

một thành tố của văn bản Khi đó sẽ thấy biểu tượng ở văn bản nghệ thuật những thuộc tính,

t ính đơn lập, tính cá biệt và tính cấu trúc (Lotman) Muốn xét nội dung những đặc tính này

cần một cơ chế chuyển mã

Rõ ràng kí hiệu học và biểu tượng nghệ thuật có mối tương quan mật thiết với nhau Chúng tôi muốn khu biệt những đặc trưng của nó Cố gắng xem xét nó trong mối tương quan giữa nghĩa hàm với biểu tượng nghệ thuật, cơ chế chuyển mã để một hình tượng nghệ thuật, những phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ,… trở thành biểu tượng nghệ thuật

Những vấn đề trên chỉ có thể được rọi sáng dưới ánh sáng của nhiều ngành khoa học xã hội đặc biệt là tâm lí học

1.3.2 Bi ểu tượng nghệ thuật với phân tâm học

Thế kỉ XX đã chứng kiến sự phát triển của nhiều học thuyết tâm lí trong đó phân tâm học là một phát kiến vĩ đại Phân tâm học soi rọi vào khoa học nhân văn những phát

hiện vô cùng thú vị, khám phá giá trị được ẩn dấu trong các biểu tượng văn học Cha đẻ của

nó là S.Freud Với học thuyết của mình, Freud khám phá lại con người, đặc biệt là vấn đề vô

thức và tính dục Ông cũng dành nhiều sự quan tâm cho văn học Freud dùng học thuyết phân tâm học tìm hiểu một số tác phẩm văn học nghệ thuật Và ông qui những sáng tạo nghệ thuật này là do năng lượng tính dục của nhà nghệ sĩ, “tư duy vô thức là một tư duy bị

ước muốn chế ngự và luôn là một tư duy đi tìm lạc thú, không phục tùng trình tự thời gian, cũng không phục tùng sự hợp lí”[48, 35]

Không đồng tình với những ý kiến của thầy mình, C Jung cho rằng, quá trình tạo tác nên tác phẩm có bàn tay rất lớn của tiềm thức chứ không chỉ dục tính, đặc biệt là vô thức

Trang 30

Phân tâm học của C Jung có những đóng góp rất quan trọng cho văn học Chính ông là người đề xuất khái niệm cổ mẫu Theo Jung mỗi sáng tạo của người nghệ sĩ đều không chỉ

bị chi phối bởi ý thức mà còn bởi vô thức Lực sáng tạo nên tác phẩm văn học không phải

là năng lượng tính dục như Freud nghĩ mà là vô thức tập thể, có mầm mống lâu đời trong

lịch sử hình thành nhân loại Văn học nhận thức đời sống với những biểu tượng nguyên mẫu

phải có mối quan hệ với vô thức, “tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng nhưng phải là

tác phẩm có cội nguồn không phải trong cá nhân tác giả vô thức mà là trong phạm vi của huyền thoại vô thức và những hình tượng của nó là tài sản chung của cả nhân loại”[27, 78]

Ý nghĩa của một tác phẩm văn học chân chính, “là ở chỗ người ta có thể lôi được nó từ ở

chỗ chật chội và bí ẩn của lĩnh vực cá nhân ra khoảng không rộng lớn, bỏ mặt lại sau tất cả tính tạm thời và hữu hạn của một cá tính bị giới hạn”[27, 62] Phân tâm học của Jung cho

rằng biểu tượng nghệ thuật, “phải được xem là khả năng có một ý nghĩa khác rộng hơn, cao

hơn nằm ngoài năng lực cảm nhận và ám chỉ đến ý nghĩa đó của chúng ta”[27, 79] Vì cổ

mẫu là một sản phẩm được hình thành trong một chiều dài lịch sử của văn hóa loài người,

thật sự: “Nối liền văn học với các hiện tượng văn hóa bằng cách đặt văn học vào một

không gian văn hóa rộng lớn từ đó nhấn mạnh hiện tượng tương đồng và khác biệt của văn

h ọc với những giấc mơ huyền thoại, folklore, huyễn tưởng hoặc tôn giáo”[36, 12]

“T hăm dò tiềm thức” là tiểu luận rất có giá trị của C Jung Nó gợi mở nhiều vấn đề

thú vị cho các nhà nghiên cứu biểu tượng Bởi cách hiểu về biểu tượng nghệ thuật của Jung

là sâu sắc Ông không quá thiên về cảm tính như Freud hay nặng về cấu trúc ngôn ngữ như Lacan, biểu tượng nghệ thuật mà Jung hiểu gắn liền với văn hóa Jung tiếp cận vấn đề biểu

tượng dựa trên giấc mơ của con người, “biểu tượng giấc mơ là nguồn gốc chính để ta tìm

hi ểu vấn đề biểu tượng”[36, 148] Với C Jung cái: “Chúng ta gọi là biểu tượng, một danh

từ, một tên gọi hay một hình ảnh đã quen thuộc với ta hằng ngày, nhưng còn gợi ra những ý nghĩ khác thêm vào ý nghĩ ước định hiển nhiên của nó Biểu tượng gợi lên một cái gì mờ mịt, xa lạ hay tàng ẩn đối với ta”[36, 107]

Công cụ để tìm hiểu biểu tượng theo ông là giấc mơ, “khi chúng ta muốn tìm hiểu

kh ả năng tạo ra biểu tượng của con người, chúng ta phải nhận thấy giấc mơ là tài liệu chính y ếu và dễ thăm dò nhất để khảo sát”[36, 122] Bởi giấc mơ là lằn ranh giữa vô thức

và ý thức của con người Nó là tiềm thức, đi vào giấc mơ, ta không chỉ thấy những ẩn ức

dục tính: “Người ta tìm thấy trong mộng mị những hình ảnh và những liên hệ tưởng tượng

t ự ý tưởng, huyền thoại và nghi lễ thờ phụng của người cổ xưa”[36, 138] Và tìm hiểu về

Trang 31

con người luôn là một công việc không dễ, “ở thời đại xã hội đảo lộn và thay đổi nhanh

chóng, nên bi ết nhiều hơn về con người, kể riêng lẻ từng cá nhân, bởi vì rất nhiều sự tùy thu ộc những đức tính tinh thần và đạo đức của mỗi người Tuy nhiên nếu chúng ta muốn nhìn s ự vật cho đúng, là phải hiểu quá khứ của loài người cũng như thực tại của loài người

B ởi vậy cho nên tìm hiểu thần tượng và biểu tượng là điều chính yếu”[15, 154] Muốn tìm

hiểu được biểu tượng nghệ thuật theo ông, “phải xem xét biểu tượng liên hệ với một kinh

nghi ệm hoàn toàn cá nhân hay người tạo ra nó nhân một giấc mơ, nhân một trường hợp đặc biệt có vận dụng cái hiểu biết của một ý thức tập thể”[36, 199] Cổ mẫu theo C Jung là

hình ảnh chứa năng lượng cảm xúc: “Siêu tượng vừa là hình ảnh lại vừa là xúc động Người

ta ch ỉ có thể nói đến siêu tượng khi nào hai khía cạnh đó cùng xuất hiện cùng một lúc Khi nào ch ỉ có tả cảnh thì siêu tượng chỉ tương đương với một sự tả cảnh không có âm vang gì Nhưng khi siêu tượng chất chứa xúc động tâm tình thì hình ảnh trở nên huyền nhiệm”[27,

154] Và Jung thừa nhận, “không thể lấy một định nghĩa chuẩn xác để diễn đúng bản chất

c ủa nó” chỉ có thể sử dụng nó tùy vào mục đích của cá nhân hướng đến vì, “biểu tượng bao

gi ờ cũng giữ vai trò như là cương lĩnh cô đọng của quá trình sáng tạo”(C Jung)

Chính vì lẽ đó, chúng tôi mới cố gắng phân biệt dẫu chỉ là sơ bộ biểu tượng nghệ thuật và phân tâm học Ngoài ra biểu tượng nghệ thuật còn liên quan mật thiết với một khái

niệm khác không kém phần phức tạp là huyền thoại

1.3.3 Bi ểu tượng nghệ thuật với huyền thoại học

Nếu có một thuật ngữ khoa học nào gây sự tranh cãi nhiều nhất ở thế kỉ XX thì có lẽ

đó là thuật ngữ “huyền thoại” Công trình “Thi pháp của huyền thoại” của E.Meletinsky đã

tóm lược gần như tất cả những lí thuyết mới nhất về huyền thoại từ trước đến nay Từ công trình này và những cuốn sách viết về huyền thoại ở Việt Nam, chúng tôi thấy những dấu

hiệu liên quan giữa huyền thoại và biểu tượng nghệ thuật

“Huy ền thoại là một hiện tượng trung tâm trong lịch sử văn hóa, đồng thời là một phương tiện cổ xưa để nhận thức thực tại xung quanh và bản chất của con người Huyền tho ại cũng là mô hình của mọi hệ tư tưởng, là cái nôi nguyên hợp của mọi loại hình văn hóa khác nhau”[33, XIV] Huy ền thoại cũng cổ sơ như biểu tượng vì mục đích của nó, “duy trì

s ự hòa hợp giữa cá nhân, xã hội và tự nhiên, duy trì trật tự xã hội và vũ trụ”[33, XV] Vì

con người trong huyền thoại chưa thể tách mình ra khỏi tự nhiên nên huyền thoại thời cổ là

một phương thức tư duy nguyên hợp, nó có quan hệ mật thiết với nghi lễ và biểu tượng

Trang 32

Vấn đề thấy mối quan hệ giữa huyền thoại và biểu tượng là vô cùng cần thiết Thế kỉ

XX nhân loại chứng kiến sự trở lại của phương thức tư duy huyền thoại trong văn học.Theo chúng tôi huyền thoại luôn sống trong tâm thức mỗi con người và chỉ chờ vào những biến

cố lịch sử để biểu hiện mình Chính sự khủng hoảng về các giá trị xã hội đầu thế kỉ XIX được các nhà văn tái hiện bằng sự phân tích xã hội và phân tích lịch sử sâu sắc trong các tác

phẩm của họ Đến thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng xã hội đã lên đến đỉnh điểm Các giá trị đạo đức mà nhân loại gìn giữ đã bị phá tan, đời sống chính trị đầy biến động Nhà văn muốn khám phá sâu hơn về con người và hiện thực đời sống Do đó, huyền thoại được họ sử dụng như một phương thức chuyển tải thông điệp của họ về con người và cuộc sống lúc này Đó

là cách nhìn huyền thoại dưới góc nhìn lịch đại

Với góc nhìn đồng đại, chúng tôi thấy rằng một hình ảnh đạt tầm huyền thoại phải mang trong nó tính khái quát và gợi lên “kí ức nhân loại” Điều đó lí giải được tại sao

những tác phẩm văn học tồn tại qua thời gian và vượt khỏi biên giới của dân tộc, gia nhập vào di sản văn học nhân loại Trở lại với hình ảnh “Mặt trời”, khi đã trở thành một biểu

tượng nghệ thuật với ý nghĩa là sự vật soi đường cho những người chiến sĩ giác ngộ được

con đường cách mạng đúng đắn “Mặt trời chân lí” còn mang trong bản thân dấu vết của

một thực thể tồn tại gắn liền với những nghi lễ cổ xưa gắn bó mật thiết trong tư duy loài

người “Mặt trời”, được tìm thấy trong rất nhiều câu chuyện thần thoại cả phương Đông lẫn

phương Tây Ở Trung Quốc đó là truyện Hậu Nghệ bắn rụng 9 mặt trời, ở Phương Tây hình ảnh này gắn với Thần thoại Hi Lạp, câu chuyện con thần Mặt trời không nghe lời cha và bị

chết vì sức nóng của Mặt trời Rõ ràng, biểu tượng này đã gắn bó mặt thiết trong các nghi lễ

hiến sinh ở các dân tộc trên thế giới Và hình ảnh “mặt trời” được soi sáng dưới ánh sáng

huyền thoại đã lí giải được tâm thức xem trọng và sùng bái biểu tượng này

Từ đó, khi khảo sát và phân tích những biểu tượng nghệ thuật chứa trong văn bản nghệ thuật, chúng tôi có một cái nhìn biện chứng hơn về tư duy biểu tượng Thật ra phương

thức tư duy huyền thoại xuất hiện khi con người chưa có sự phân loại, trừu xuất mình ra

khỏi tự nhiên Mọi vật xung quanh được họ nhìn trong trạng thái “vạn vật hữu linh”, có “sự

nhân hóa t ự nhiên so sánh ẩn dụ, thậm chí là có sự đồng nhất giữa tự nhiên và những vật

th ể văn hóa; có sự nhân cách hóa mọi vật, hình dung cái tổng thể như là cái cụ thể cảm tính, không phân bi ệt đối tượng và kí hiệu, biểu tượng và mô hình, sự vật và ngôn từ”[33,

XV] Chính sự xếp chồng, lẫn lộn những hình ảnh như vậy nên huyền thoại hàm chứa cả

biểu tượng nghệ thuật, nếu xuất phát huyền thoại, “chuyện về các nguồn gốc thế giới, về các

Trang 33

hi ện tượng tự nhiên, về các thần và các anh hùng văn hóa Nó là yếu tố cấu thành của ý

th ức tập thể, được dùng làm phương tiện hài hòa hóa quan niệm về thế giới chung quanh và

v ề vị trí của con người trong đó”[33, XVIII] Thì khi đi vào văn học, huyền thoại là một

phương thức tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ Truy nguyên thuật ngữ “huyền thoại”, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến từ “Mythos”, với nghĩa, “lời nói mơ hồ tối nghĩa, cần

ph ải giải mã mới tìm ra được ẩn ý”(Phùng Văn Tửu) Và nó được dùng để phân biệt với

“Logos”, những sự kiện có thể xác minh được bằng chứng cứ chắc chắc Do đó R Bathes cho huyền thoại là một ngôn từ Nhưng không phải mọi lời nói đều là ngôn từ, ngôn từ trở thành huyền thoại khi nó mang theo thông báo đặc biệt Và theo ông nghiên cứu huyền thoại

thật ra là nghiên cứu về kí hiệu học, “huyền thoại thuộc về một khoa học tổng quát mở rộng

c ủa ngôn ngữ học, và đó là kí hiệu học”(R.Bathes).Trong bản thân huyền thoại luôn chứa

đựng hạt nhân mơ hồ, tối nghĩa Điều này không chỉ vì sự ẩn dấu sau những biểu tượng ngôn từ như R Bathes đã thấy Mà bởi biểu tượng trong huyền thoại còn thuộc về cấu trúc

bề sâu của tâm thức nhân loại và sự sáng tạo của người nghệ sĩ

Theo chúng tôi huyền thoại gần với biểu tượng bởi đó là những “mô hình do nghệ sĩ sáng tạo ra trong tác phẩm”(Garaudy) Theo Garaudy, “nghệ thuật là nhận thức, nhưng là

nh ận thức mang tính đặc thù bởi đối tượng của nó và bởi ngôn ngữ của nó: con người nhận

th ức quyền lực sáng tạo của mình và bằng ngôn ngữ chẳng bao giờ cạn của huyền tho ại”[45, 216] Huyền thoại và biểu tượng nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai, giúp con

người đi sâu vào khám phá sự bí ẩn của cuộc sống tâm linh của con người và vũ trụ rộng

lớn Huyền thoại cũng như biểu tượng luôn có tính khơi gợi đến vô cùng Những tác phẩm

chứa yếu tố huyền thoại sẽ có sức chứa và sức mở to lớn vì, “huyền thoại là hình tượng

ngh ệ thuật gián tiếp, có tầm tư tưởng cao và sức khái quát sâu”(Phùng Văn Tửu) Nghĩa là

bên ngoài nghĩa bề mặt, tác phẩm ấy chứa đựng những nghĩa khác, chuyện khác Huyền thoại thường được các nhà nghiên cứu phân loại thành ba kiểu, một đơn vị tình tiết của cốt truyện, một sáng tạo lời nói chứa sức khái quát cao và là một phương thức tư duy nghệ thuật

Huyền thoại như là một sáng tạo lời nói bởi nó gắn bó mật thiết và sâu sắc với yếu tố nghi lễ và ma thuật Trong huyền thoại có lưu giữ kí ức thể loại của quá khứ Nó lại mang

sức khái quát cao vì bên trong cái tổng thể này luôn chứa đựng những yếu tố cổ sơ Đó là tính chất im lặng, u huyền cần phải được giải mã Cho nên biểu tượng được ẩn dưới bộ cánh

của huyền thoại Đồng thời chúng tôi thấy biểu tượng không chỉ là cái che dấu cảm quan

Trang 34

huyền của huyền thoại mà chính: “Cảm quan siêu tự nhiên về thế giới mới là yếu tố cổ sơ

c ủa huyền thoại”[11, 25] Từ đó chúng tôi cho rằng sợi dây liên hệ giữa huyền thoại và biểu

tượng là vô cùng mật thiết Chính cây cầu huyền thoại đã nối kết biểu tượng nghệ thuật như

hệ thống tín hiệu thứ hai để nhà văn khái quát những hiện thực được ẩn sâu trong tiềm thức con người Vậy huyền thoại đã chuyển hóa vào văn học và hình thành nên biểu tượng nghệ thuật như thế nào?

Theo chúng tôi, vì huyền thoại với tư cách một hệ thống tín hiệu thứ hai được con người sáng tạo nên Nó chứa những mẫu gốc của vô thức tập thể, các mẫu gốc này có nguồn

gốc từ trong tâm thức của cộng đồng nhân loại Do đó huyền thoại mang trong mình hai đặc

trưng cơ bản là “tính phổ biến và tính khả biến”(Đào Ngọc Chương) Nhờ hai thuộc tính

trên mà huyền thoại dễ dàng được chuyển hóa vào trong văn học Vậy biểu tượng nghệ thuật với tư cách là sáng tạo của nhà văn phải được nhìn trong mối quan hệ gắn bó mật thiết

với kí hiệu bởi nó là một hệ thống tín hiệu thông báo của chủ thể Đồng thời nó được thoát thai trong tâm thức huyền thoại nên dấu ấn của huyền thoại trong biểu tượng là vô cùng bền

chặt Muốn chỉ ra được hàm ý của biểu tượng được nhà văn sử dụng trong văn bản nghệ thuật, người nghiên cứu phải gắn biểu tượng đó với huyền thoại mới thấy được hết cá tính sáng tạo và sức khái quát mà biểu tượng nghệ thuật mang lại cho tác phẩm

Vậy, biểu tượng nghệ thuật trong văn học được chúng tôi nhìn dưới góc độ là kí mã

th ẩm mỹ đặc thù, có nội hàm là những thuộc tính đặc trưng cơ bản của một kí hiệu mang

nghĩa hàm và ngoại diên của nó là cách thức nhận thức hiện thực của huyền thoại

Tóm lại biểu tượng nghệ thuật phải được nhìn trong mối tương quan mật thiết và liên đới với kí hiệu như một phương thức tạo nghĩa, với phân tâm học như một thành tố văn hóa

và với huyền thoại như cách thức tạo sự khái quát thẩm mỹ mang tầm nhân loại Những

biểu tượng nghệ thuật nào chứa những nguồn năng lượng như vậy mới có thể trở thành

những biểu tượng nghệ thuật có giá trị

Lí thuyết về biểu tượng nghệ thuật vẫn chưa được định hình một cách rắn chắc và

chặt chẽ như hình tượng nghệ thuật Do đó hiểu biểu tượng nghệ thuật từ một lí thuyết nhân

học hay văn hóa học, tâm lí học, triết học,… e rằng có phần hơi dập khuôn Tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật trong văn học phải có sự liên hội giữa những lí thuyết trên với hai hạt nhân

cơ bản của nó là kí hiệu học và huyền thoại Đồng thời, nên đặt những biểu tượng nghệ thuật dưới cái nhìn của thi pháp học và phân tâm học để giải mã yếu tố hình thức này

Trang 35

Chúng đã góp phần soi sáng thông điệp gì mà nhà văn muốn gửi cho người đọc ? Qua đó

thấy được mô hình quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc sống

Ti ểu kết chương 1:

Biểu tượng là một yếu tố của văn hóa nhân loại, do đó chúng tôi cố gắng truy tìm nguồn gốc của nó trong ngôn ngữ và tư duy của loài người để từ đó thấy được những đặc trưng cơ bản của yếu tố hình thức này

Biểu tượng mang tính nguyên hợp, biểu tượng nghệ thuật là thuật ngữ đa nghĩa, chúng tôi cố gắng khu biệt những dấu hiệu đặc trưng của nó trong văn học, dồng thời đưa

ra một số tiêu chí để nhận diện và hướng phân tích biểu tượng nghệ thuật Đi cùng với đó là

việc tìm hiểu sự chuyển hóa từ biểu tượng nghệ thuật vào trong tác phẩm văn học và trở thành một yếu tố hình thức trong chỉnh thể văn bản nghệ thuật

Quá trình tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật chúng tôi thấy có ba lí thuyết liên quan mật thiết đến nó là kí hiệu học, phân tâm học và huyền thoại học Từ đó chúng tôi thấy mối quan

hệ giữa chúng Điều đó sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về mối quan hệ và sự xâm nhập lẫn nhau giữa các lí thuyết này để nhằm khu biệt và chỉ ra biểu tượng nghệ thuật một cách chính xác và hợp lí hơn

Việc giải mã biểu tượng nghệ thuật trong văn bản nghệ thuật không những tìm thấy được giá trị thẩm mỹ từ văn bản mà còn là giá trị nhân bản, nhân văn mang tầm nhân loại

Trang 36

CHƯƠNG 2: HỆ BIỂU TƯỢNG ÂM THANH TRONG “ÂM THANH

VÀ CU ỒNG NỘ”

2.1 William Faulkner v ới “Âm thanh và cuồng nộ”

2.1.1 William Faulkner (1897-1962)

William Faulkner là nhà văn thuộc thế kỉ XX, một thế kỉ đầy sự biến động về chính

trị, văn hóa và xã hội Cuộc đời ông trải qua rất nhiều thăng trầm cuộc sống Faulkner sinh

ra trong một gia đình quí tộc miền Nam nước Mỹ Miền Nam với bao câu chuyện huyền thoại của người da đỏ đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn, tạo những ấn tượng sâu đậm, làm thành nguồn tư liệu cho các câu chuyện của ông Bản thân Faulkner cùng gia đình trải qua nhiều biến cố, chúng khiến tâm thức người nghệ sĩ có những vết hằn kí ức rất sâu, có thể

thấy rõ nó từ các tiểu thuyết viết theo lối tự thuật của Faulkner Các tiểu thuyết của Faulkner

hiện lên hình ảnh con người bất hạnh cùng những mảnh đời đầy bi kịch Ngoài ra, việc sớm đến những trung tâm văn hóa lớn ở châu Âu như Pháp và Ý đã giúp ông tiếp cận được với nhiều trào lưu và trường phái văn học lúc bấy giờ Đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng cùng

những khám phá to lớn về khoa học cơ bản và khoa học xã hội ở Âu châu

Trước khi trở thành nhà văn, Faulkner viết khá nhiều thơ nhưng ông sớm nhận ra mình không có sở trường với thể loại này Một phần chất thơ đã đi vào các trang văn xuôi

của Faulkner làm câu văn tiểu thuyết của ông thêm hàm xúc, cô đọng, chứa được nhiều

thông điệp nghệ thuật của nhà văn

Và sau cùng, là người nghệ sĩ chân chính Faulkner cố gắng đấu tranh cho quyền lợi

và hạnh phúc của con người Mỗi trang văn của ông luôn chứa đựng khao khát giải phóng

nô lệ, áp bức con người Tiếng nói nhà nghệ sĩ cất vang, tôi từ chối chấp nhận sự lụi tàn của

con người Bởi với ông, “con người có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị khuất phục” ( E

Hemingway)

Những dấu ấn cuộc đời ấy đã in sâu vào sáng tác của nhà văn: từ lối kể chuyện phân vai, cách miêu tả thiên nhiên thấm đẫm chất thơ, khả năng xây dựng tính cách nhân vật, tái

hiện mảnh đất miền Nam huyền thoại

Đồng thời Faulkner là nhà văn yêu mến quê hương rất sâu đậm Chúng tôi thấy ông

hư cấu trong tiểu thuyết địa hạt Jefferson thành một vương quốc kì ảo với những câu chuyện

li kì và bí ẩn, chứa đựng các biểu tượng nghệ thuật làm nên phong cách của người nghệ sĩ

Trang 37

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Faulkner viết khá nhiều tiểu thuyết, gần 20 cuốn

và có những cuốn rất hay, nhưng Âm thanh và cuồng nộ vẫn là tác phẩm được nhà văn yêu

thích nhất, “nó là thất bại đau đớn tuyệt diệu nhất của đời tôi” (Faulkner)

2.1.2 V ề tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ”

Đây là tiểu thuyết được viết thứ tư của Faulkner Nó đánh dấu bước chuyển về tư duy sáng tác của nhà văn Đó là lối viết theo phong cách dòng ý thức cùng sự phân vai ngôi kể Lúc mới ra đời, tác phẩm chưa được người đọc hoan nghênh, nhưng theo thời gian nó đã tạo được tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của nhà văn đến người đọc trong nước và thế giới Đồng

thời giúp ông đoạt giải Nobel văn học năm 1949

Sở dĩ hội đồng chấm giải đề cao tiểu thuyết này không chỉ bởi hình thức hết sức độc đáo, mới lạ của nó mà còn vì thông điệp vô cùng nhân văn được người nghệ sĩ ẩn dấu dưới các biểu tượng nghệ thuật Âm thanh và cuồng nộ là câu chuyện kể về cách sống của gia

đình Compson ở miền Nam nước Mỹ đang bị mất quyền lợi về kinh tế, chính trị Họ có bốn người con, ba trai và một gái, riêng đứa con út bị thiểu năng Chung sống với họ có một người cậu tên Maury và một gia đình giúp việc người da đen Truyện được kể theo lối tự thuật với bốn ngôi kể khác nhau và trật tự thời gian tuyến tính bị đảo lộn nhưng được kể trong bốn ngày chính là ngày 6, 7, 8 tháng 4 của năm 1928 và ngày 2 tháng 6 năm 1910 Do

đó tóm tắt cốt truyện của tác phẩm là một việc không dễ

Mở đầu truyện là thời gian 7/4/1928 với giọng kể của Benjy, đứa con út bị khùng của nhà Compson Hắn ta không có ý thức về không thời gian, nhân vật này nhận thức thế giới

và cuộc sống quanh mình thông qua cảm giác và mùi vị Benjy yêu thích ba thứ là lửa, đồng

cỏ và người chị gái của mình là Caddy Dưới cái nhìn của Benjy, những sự kiện của ngôi nhà Comspon lần lượt được tái hiện qua các mảng mờ kí ức của một kẻ thiểu năng

Tiếp theo là giọng kể của Quentin, được kể với thời gian năm 1910 Quentin là người anh cả của nhà Compson Dưới lớp kí ức của Quentin, hình ảnh về gia đình đang suy

sụp và tình yêu bi kịch giữa anh và người em gái đã hiện lên Những ám ảnh quá khứ về Caddy khiến anh ta không thể vượt qua được nó và Queetin tự sát bằng cách chết đuối

Mạch truyện được tiếp nối với giọng kể của Jason, người anh thứ hai trong gia đình

Phần này trở lại mốc thời gian hiện tại 6/ 4/ 1928, nếu giọng kể của Benjy đứt gãy theo từng

sự kiện, giọng Quentin chậm thì giọng của Jason lại nhanh với nhịp điệu khẩn trương, hằn

học pha lẫn sự trách móc đớn đau khi nhìn cảnh suy vi của gia đình Sự phẫn uất của anh ta hướng đến chị gái mình là Caddy và con gái của cô là Quentin, cháu gọi hắn bằng cậu Dưới

Trang 38

con mắt Jason, bức tranh về gia đình Compson thêm hoàn thiện, nhưng nó vẫn thiếu một cái

Theo chúng tôi, nét đặc sắc, độc đáo trước hết ở văn bản là nghệ thuật kết cấu âm

nhạc như nhiều nhà nghiên cứu nhận định Cấu trúc này giúp nhà văn sáng tạo nên những

biểu tượng âm thanh độc đáo Từ đó một sự phức hợp giữa hai loại hình nghệ thuật là văn

học và âm nhạc trong văn bản Đồng thời văn bản còn chứa yếu tố huyền thoại khiến nó đạt chiều sâu suy tưởng; đưa tác phẩm vượt khỏi đường biên của dân tộc để bước vào ngôi đền văn chương nhân loại

Do đó chúng tôi đi vào khảo sát hệ biểu tượng âm thanh trong tiểu thuyết để thấy được một phần điều đó

2.2 Thanh âm c ủa nhân vật

2.2.1 Thanh âm c ủa Benjy

Nhân vật Benjy là một sáng tạo độc đáo của Faulkner Dưới đôi mắt của một thằng khùng, những âm thanh được hắn cất lên chứa ý niệm cảm xúc mãnh liệt Đồng thời nó mở

ra những khả năng biểu cảm to lớn cho câu chuyện Tìm hiểu thanh âm của Benjy sẽ giúp chúng tôi khám phá một vài tầng vỉa giá trị của tác phẩm và thông điệp đầy nhân văn của Faulkner với cuộc đời

Tiếng khóc đánh dấu sự hiện hữu của chủ thể trước cuộc đời Faulkner tâm sự rằng:

ban đầu ông muốn viết một truyện ngắn về những đứa trẻ, hình ảnh trẻ thơ với sự tò mò về cái chết của người thân Nhưng có gì đó lôi cuốn và buộc nhà văn chuyển tải nó thành tiểu thuyết

Trang 39

Chủ đề bi kịch đã dẫn Faulkner đến những suy ngẫm về cuộc đời Câu chuyện về đứa

bé gái mang tên Caddy được chuyển thể thành câu chuyện về một gia đình, cộng đồng miền Nam nước Mỹ trước sự thay đổi của cuộc sống Trên cảm hứng tư tưởng ấy, từng thanh âm

hiện lên làm rõ hơn chủ đề cho câu chuyện, “thế giới âm thanh nằm ngoài tâm hồn con

người và không chỉ gồm các tiếng ồn của tự nhiên mà cả những giọng con người nói, la hét, hát tạo nên chất thịt âm vang cho cuộc sống hằng ngày cũng như cuộc sống trong các lễ hội”[30, 244] Và thanh âm chúng tôi nghe rõ nhất là tiếng khóc

Đi vào tác phẩm, chúng tôi thấy có rất nhiều nhân vật đã khóc, tiếng khóc đưa ma

của Dilsey và bà Caroline, tiếng khóc ấm ức của Jason thời thơ bé, của Quentin khi nhìn

thấy sự đổi thay của Caddy,…Mỗi tiếng khóc lại chứa đựng các thông điệp khác nhau Và

dễ nhận thấy nhất là tiếng khóc của Benjy

Benjy là nhân vật khóc nhiều nhất truyện Tiếng khóc của hắn cất lên ở cả bốn phần

của tiểu thuyết Benjy 33 tuổi và bị thiểu năng nên hắn như một đứa trẻ; những mảng kí ức

ùa về với nhân vật này khi anh ta chạm phải một vật gì đó gợi nhớ về quá khứ Benjy chỉ có

cảm giác của một sinh vật Tiếng khóc là cách mà nhân vật giao tiếp với những người xung quanh Những khám phá sinh động, độc đáo trong cơ chế tâm thức của Benjy gắn với hệ

biểu tượng âm thanh Cuộc sống với hắn xoay quanh những hình ảnh và âm thanh hỗn độn Nhân vật này không có khả năng cảm nhận thời gian, anh ta đồng nhất thời gian quá khứ,

hiện tại làm một Tiếng khóc của Benjy mở ra những trường nghĩa rộng lớn cho văn bản

Trước hết, đó là tiếng nói bất hạnh của Benjy khi chứng kiến từng cái chết của người thân và việc mất đi những thứ mà mình yêu thương Đồng thời âm thanh của gia đình Compson dội lại tâm thức Benjy cũng mang ý niệm rất mơ hồ và khó nắm bắt Đó là tiếng kêu của các con vật, con Dan hú, được lặp lại năm lần trong cảm nhận của Benjy, rồi tiếng

con bò cái rống, Và thanh âm gợi lên sự ấm áp từ ngôi nhà, “chúng tôi nghe thấy lửa và

mái nhà”[18, 101]

Có thể nói tiếng khóc của Benjy còn là tiếng nói muốn đối thoại của một cái Tôi bị

thất lạc giữa thế giới, “tôi không khóc nhưng không thể dừng lại được Tôi không khóc

nhưng đất chao đảo, và thế là tôi khóc Đất cứ dềnh mãi lên và đàn bò chạy lên đồi”[18,

38] Benjy mang vào mình nỗi đau hư thực, không thể nhận biết được thời gian, trộn lẫn các thanh âm rống, rên rĩ, khóc và tiếng gào của hắn Nó tưởng chừng vô nghĩa lí, nhưng cấu âm

ấy đều thể hiện một sự cuồng nộ của một cái Tôi không thể đối thoại với người khác

Trang 40

Thời gian câu chuyện ở đoạn tường thuật của Benjy bị đảo ngược liên tục Truyện

mở đầu với ngày 7 tháng 4 năm 1928, khi đó Benjy 33 tuổi và là ngày sinh nhật của hắn

Hắn được Luster dẫn đi tìm đồng xu 25 Cent bị đánh rơi Benjy nghe được tiếng gọi

“caddie” của người đánh gôn, tiếng kêu làm kí ức về người chị mang tên Caddy hiện về

Âm thanh này mở ra kí ức về quá khứ của hắn, nó nối kết những khoảng mờ trong tiềm thức nhân vật Từng sự kiện mất mát của gia đình Compson được Faulkner trải ra qua cái nhìn

của Benjy Trên nền thanh âm lộn xộn, nỗi đau, bi kịch của từng thành viên của gia đình được thể hiện

Tiếng khóc của Benjy luôn gắn với sự mất mát và bất hạnh Những sự kiện khiến ông khóc là khi Benjy mất đi tên khai sinh, tên em bây giờ là Bejamin, hắn được mẹ đổi tên từ

Maury thành Bejamin Khi đó Benjy lên năm tuổi, năm 1900 Rồi những cái chết của người thân, mở đầu là cái chết của người bà, kế đó là anh trai Quentin, rồi cha mình và gia nhân

Rukos Đặc biệt là sự mất mát của người chị gái Caddy: “Chúng tôi nghe thấy Caddy bước

v ội vã… mắt chị lướt qua tôi rồi nhìn đi chỗ khác Tôi òa khóc Tôi khóc to và đứng dậy Caddy vào và đứng quay lưng vào tường, nhìn tôi Tôi đi tới chị, khóc, chị lùi sát tường và tôi nhìn m ắt chị và khóc lớn hơn và kéo áo chị Chị chìa tay ra nhưng tôi kéo áo chị Mắt

ch ị chạy đi”[18, 107] Diễn ngôn diễn tả thật tinh tế cảm xúc của Benjy khi Caddy bỏ nhà

đi Ông yêu Caddy, nhìn thấy những bất hạnh nàng phải chịu, tiếng khóc của Benjy thổn

thức nỗi đau muốn níu kéo những giá trị và tình yêu mà mình dành cho chị gái, khi Caddy

đánh mất trinh tiết, “tay chị để lên miệng tôi và tôi thấy đôi mắt chị và tôi khóc Chúng tôi

lên thang gác Ch ị dừng lại, dựa vào tường nhìn tôi và tôi khóc và chị đi tiếp và tôi đi theo, khóc, và ch ị lùi sát tường, nhìn tôi Chị mở cửa phòng chị, nhưng tôi kéo áo chị và chúng tôi

đi tới phòng tắm và chị đứng tựa cửa, nhìn tôi Rồi chị quàng tay ôm tôi và tôi đẩy chị ra, khóc”[ 18, 108] Caddy đánh mất trinh tiết khiến Benjy đau đớn Tiếng khóc chuyển tải thông điệp này với giọng điệu đầy bi thương Biểu tượng tiếng khóc đã gợi ra những nghĩa

biểu trưng khác với nghĩa ban đầu của nó, không chỉ đánh dấu sự hiện hữu của con người trong cuộc đời mà còn chuyển tải nghĩa khác là nỗi đau khi mất đi những thứ mình yêu

thương

Tiếng khóc của Benjy đã thổi vào bản hợp âm Âm thanh và cuồng nộ những nốt

điệu khiến câu chuyện nhuốm đầy thực ảo Nỗi đau và sự bất hạnh của gia đình Compson được nhìn dưới mắt Benjy với biểu trưng là tiếng khóc đã cho thấy được dụng ý của nhà

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Albérès, R. M. (2003), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu châu thế kỷ XX Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu châu thế kỷ XX
Tác giả: Albérès, R. M
Năm: 2003
2. Aristote và Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca - Văn tâm điêu long , Nxb V ăn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca - Văn tâm điêu long
Tác giả: Aristote và Lưu Hiệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
3. Lại Nguyên Ân (1998), 150 Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1998
4. Bakhtin, M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb Bộ văn hóa Thông tin và thể thao, trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin, M
Nhà XB: Nxb Bộ văn hóa Thông tin và thể thao
Năm: 1992
5. Bakhtin, M. (1993), Những vấn đề thi pháp Dôxtôiepxki, nhóm dịch giả, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Dôxtôiepxki
Tác giả: Bakhtin, M
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1993
6. Lê Huy Bắc (2009), Đặc trưng truyện ngắn Anh - Mỹ, Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng truyện ngắn Anh - Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2009
7. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Fhran-Dơ Káp-Ka , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Fhran-Dơ Káp-Ka
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
8. Lê Huy Bắc (2010), Lịch sử văn học Mỹ , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Mỹ
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
9. Benois, L. (2006), Dấu hiệu, Biểu trưng và thần thoại, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu hiệu, Biểu trưng và thần thoại
Tác giả: Benois, L
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2006
10. Chevalier, J. và Gheerbrant, A. (2002), Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới, Nhiều người dịch, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Chevalier, J. và Gheerbrant, A
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2002
11. Đào Ngọc Chương (2008), Phê bình huyền thoại, Nx b Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình huyền thoại
Tác giả: Đào Ngọc Chương
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
12. Đào Ngọc Chương (2002), Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của E.Hemingway, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của E.Hemingway
Tác giả: Đào Ngọc Chương
Năm: 2002
13. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
14. Nguyễn Đức Đàn (2002), Hành trình văn học Mỹ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình văn học Mỹ
Tác giả: Nguyễn Đức Đàn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
15. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, Nxb Văn học,Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2011
16. Hà Minh Đức (1998), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Nguyễn Trung Đức (2001), Tuyển tập Borgers, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Borgers
Tác giả: Nguyễn Trung Đức
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2001
18. Faulkner, W. (2008), Âm thanh và cuồng nộ, Phan Đan và Phan Linh Lan dịch, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm thanh và cuồng nộ
Tác giả: Faulkner, W
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2008
19. George, J. (2007), Cành vàng bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy , Ngô Bình Lâm dịch, NXb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cành vàng bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy
Tác giả: George, J
Năm: 2007
20. Bùi Giáng (2001), Martin H eiderger và tư tưởng hiện đại, Nxb Văn học, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Martin Heiderger và tư tưởng hiện đại
Tác giả: Bùi Giáng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w