Thanh âm của Quentin

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 45 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thanh âm của Quentin

Âm thanh và cuồng nộ là tác phẩm mà nhân vật quan trọng nhất của tiểu thuyết là Caddy vắng mặt. Nàng được hiện lên qua kí ức của người thân. Nếu sự gợi nhớ về Caddy của Benjy là cảm thức về nỗi đau hư thực trước những mất mát của người chị gái thì tâm thức của Quentin về nàng là sự đau đớn khi không thể chiếm hữu em gái cho riêng mình.

Quentin là người nhạy cảm và sáng lạn nhất của gia đình Compson. Anh ta yêu em gái như một tình nhân. Hắn ghen với tất cả những ai được nàng yêu thương. Những tội lỗi và bất hạnh của Caddy đã đẩy Queetin vào bi kịch, Quentin tự sát vào ngày 24 tháng 6 năm

1910. Phần hai của câu chuyện về gia đình Compson được nhìn qua đôi mắt của Quentin vào một ngày trước khi anh ta chết.

Thanh âm chủ đạo của giọng kể Quentin là tiếng nấc uất nghẹn của một người thất bại trong tình yêu. Nhưng hắn không chấp nhận điều đó. Quentin muốn thoát ra khỏi nó bằng cách chạy trốn vào trong thời gian, “có một chiếc đồng hồ cao tít trong nắng, và tôi nghĩ, khi người ta không cố làm điều gì, tại sao cơ thể người ta lại cứ cố dụ dỗ làm điều đó,

một cách vô thức. Tôi cảm thấy những thớ thịt trên gáy tôi, và rồi tôi nghe thấy tiếng đồng

hồ của tôi kêu tích tắc trong túi và trong chốc lát, tôi đã gạt bỏ mọi thanh âm khác, chỉ giữ lại tiếng tích tắc của đồng hồ trong túi”[18, 126 ]. Quentin cảm nhận tiếng tích tắc vô nghĩa lí của đồng hồ, nó biểu trưng cho cuộc sống mà Quentin đang bị lưu đày, đưa nhân vật suy niệm về thời gian. Người ảnh hưởng đến Quentin nhiều nhất sau Caddy là cha hắn. Triết lí hư vô chủ nghĩa của ông dẫn hắn vào việc hoài nghi tất cả, “chẳng có gì cứu giúp được

mình- tôn giáo, niềm kiêu hãnh, bất kì điều gì- mà là khi người ta nhận thức rằng người ta

chẳng cần cái gì cứu giúp”[18, 122]. Nhưng Quentin không thể sống hoài nghi một điều là

tình yêu của mình dành cho em gái. Hồi ức mà Quentin nhớ lại cũng như Benjy, luôn gắn với hình ảnh Caddy. Hắn cố gắng che chở cho em, dùng tình yêu của mình để cứu nàng khỏi con đường tội lỗi. Benjy và anh trai thất bại khi giữ Caddy bên mình bởi họ luôn muốn độc chiếm nàng. Dù tới học Harvard nhưng tiềm thức Quentin vẫn bị ám ảnh bởi Caddy. Những thanh âm hắn cảm nhận và phát ra đều hướng về nàng và bi kịch gia đình. Nó không hướng ra ngoài như Benjy mà vang dội, thấm vào không gian. Đó là tiếng nói uất hận, nghẹn ngào khi Caddy đi cùng người khác, san sẻ tình yêu cho Benjy, là niềm nối tiếc tháng năm quá khứ tươi đẹp ở Jefferson. Quentin lạc trong tình yêu tội lỗi với em gái. Tiếng tích tắc của Đồng hồ tựa nhịp đập của trái tim đang thổn thức, cuồng nộ vì Caddy. Tiếng chuông lắng đọng vào hắn sự chảy trôi buồn tẻ của cuộc sống bởi Caddy đã đi lấy chồng. Tất cả chúng dội đến hắn như một bi kịch và con đường giải thoát chỉ có thể là chết. Chìm vào nước, Quentin muốn gột rửa mọi tội lỗi mà em gái hắn đã mắc phải.

Hình tượng Quentin mang đến cho người tiếp nhận một dạng thức khác của con người đó là triết lí hư vô, chán nản và bi quan, hoài nghi những giá trị chân chính của cuộc sống. Nó được nâng lên tầm biểu tượng khi thông điệp đó được ẩn dấu dưới giọng điệu triết lí. Nhân vật này đối thoại cùng bố nhưng tư tưởng của ông không thỏa mãn hắn, “những tư tưởng bố nói bám ở đâu đó như những dây nho chết bám trên phế tích xưa. Vậy là không có

Quentin tìm về mẹ những bà chỉ cho anh sự thất vọng: “Nhưng tại sao mẹ”… và tiếng gọi hướng về mẹ của hắn là tiếng gọi đớn đau “Mẹ ơi! Mẹ ơi” những thanh âm được cấu trúc trùng điệp, tiếng nói đối thoại cùng hình ảnh ám gợi cho cái chết của anh ta là bóng và đồng hồ. Chúng trộn hòa vào tiếng lòng của nhân vật gây sự ám ảnh cho người tiếp nhận. Chúng tôi không thấy Quentin khóc lóc, rên rĩ như Benjy nhưng cảm nhận được nỗi đau của hắn. Quentin không nhận được tình yêu từ mẹ, hắn hầu như không gắn bó với bà mà chỉ với cha, những kiến thức người cha trang bị cho hắn bước vào đời: “Đàn bà không bao giờ đồng

trinh. Sự trong sạch là trạng thái phản tiêu cực vì thế phản tự nhiên. Chính tự nhiên làm

con đau khổ chứ không phải Caddy và tôi nói bố không biết. Bố không thể biết và ông nói

Phải. Chính lúc đó chúng tôi nhận thức được rằng bi kịch là một thứ đồ cũ mua lại”[18,

170]. Chúng không giúp hắn lí giải được bất hạnh, tội lỗi mà Caddy phải chịu.

Bi kịch hiện lên từ tiếng khóc của Quentin là sự bất hạnh và mất mát của em gái. Chúng tôi thấy nhân vật đang thức tỉnh bởi nỗi đau về sự cuồng dại trong tình yêu. Do hắn không phát triển đầy đủ về tâm hồn, những vết xước tinh thần đẩy hắn tìm đến Caddy như một nơi kí thác tình yêu, chỗ nương tựa. Nàng nâng đỡ tâm hồn hắn, cho hắn tình yêu cuộc sống. Khi Caddy lấy chồng, hi vọng, ước vọng của hắn với cuộc đời chấm dứt, chỉ có cái chết mới giúp hắn thoát khỏi những kí ức về Caddy, “anh còn nghĩ đến cái khác ngay cả khóc anh cũng không thể anh đã chết từ năm ngoái anh đã bảo em anh chết nhưng lúc ấy anh đâu biết anh định nói gì và đâu biết mình đang nói gì ở nhà có những ngày vào cuối tháng Tám cũng giống thế này, không khí cũng loãng và háo hức thế này, cũng có chút gì

buồn bã luyến tiếc và thân thuộc. Con người là tổng số những kinh nghiệm phong trần của

mình. Con người là tổng số những gì chiếm hữu hắn. Một bài toán tẻ ngắt của những vật sở

hữu không trong sạch dẫn đến một con số không bất biến: sự bế tắc của cát bụi và ước

vọng. Nhưng bây giờ anh biết anh đã chết anh nói với em… Bán cánh đồng cỏ. Áo sơ mi

trắng của nó bất động trên chạc cây, trong bóng râm lấp loáng. Bánh xe bám đầy mạng

nhện. Dưới bụng xe vó ngựa dồn từng đợt như bàn tay thiếu phụ đưa kim thêu, nhỏ dần mà

không tiến tới, như một hình bóng trên đèn kéo quân đang chạy khỏi màn ảnh. Con đường

lại rã ngoặt. Tôi thấy mái vòm trắng và mặt đồng hồ khăng khăng ngu ngốc” [18, 181-182].

Những trang văn thấm đẫm chất thơ và nỗi đau, chứa giọng điệu triết lý về cuộc đời và sự hư vô của nó. Trong sự đau đớn, phẫn uất, đam mê, Quentin đã sống và yêu em gái như một người tình.

Chính quan niệm về đạo đức của xã hội miền Nam khiến Quentin đau đớn khi thấy em gái quan hệ bừa bãi. Luôn được cha ý thức về truyền thống vẻ vang của gia tộc, hắn không chấp nhận hiện thực gia đình suy vong. Thật khó nhận ra biểu tượng âm thanh nơi nhân vật này bởi thanh âm mà Quentin thể hiện là những nốt trầm, từng dòng suy tưởng về ý nghĩa và mục đích hiện hữu trên cõi đời. Nhưng nếu nhìn sâu vào kết cấu văn bản, ta vẫn nghe ra được nó, những tiếng nấc nghẹn ngào của một con người bất hạnh đang cố bám víu vào những lí lẽ hư vô .

Trong Âm thanh và cuồng nộ, hình tượng con người hư vô thể hiện đầy đủ nhất với Quentin. Hắn bất hạnh trước hiện thực, hoài nghi mọi thứ. Ám ảnh của nhân vật này không hướng nhiều về cái chết như Benjy mà là những tội lỗi em gái hắn đã phạm phải. Quentin yêu thương Caddy, muốn nàng luôn và mãi trong sạch theo những chuẩn mực đạo đức của miền Nam bấy giờ: “Bởi vì phụ nữ rất mỏng manh và rất bí ẩn bố nói. Sự cân bằng mỏng

manh của cái ô uế định kì giữa hai mùa trăng cân bằng. Những tuần trăng ông nói tròn và

vàng như trăng mùa gặt hông em đùi em. Bên ngoài luôn luôn bên ngoài họ nhưng vàng.

Những gan bàn chân như đang bước tới. Rồi biết rằng có ai đó rằng tất cả những gì được

che giấu bi ẩn và độc đoán. Tất cả những cái đó bên trong họ tạo thành cái dịu ngọt bên

ngoài chờ đợi một sự đụng chạm. Thối rữa thành chất lỏng như những vật chết trôi nổi lềnh

bềnh như cao su nhợt nhạt ướt nhũn đều mùi hoa kim Ngân hỗn độn”[18, 187]. Nên khi

Caddy thay đổi, Quentin đau đớn và nhận ra mình không thể che chở cho nàng. Hắn đánh nhau với người tình của Caddy, cho Benjy uống rượu vì Benjy dành tình yêu của Caddy, đánh T.P trong đám cưới Caddy, “anh đá T.P ngã vào cái máng mà đám lợn vừa ăn và T.P nằm trong đó”[18, 38].

Kết cấu âm nhạc tạo nên cho văn bản một mô hình âm thanh độc đáo và những khám phá tinh tế tâm lí nhân vật, “cấu trúc âm nhạc là cấu trúc giải thích thuần túy nhất. Bởi vì

một tác phẩm âm nhạc tạo khả năng thể nghiệm chất liệu rộng lớn và đa dạng nhất, nhất là

chất liệu tâm lí”[47, 420]. Từng nhịp điệu nhanh, chậm, trong các phần của tiểu thuyết. Âm

điệu mà Quentin mang đến là sự chậm chạp, trầm lắng của bản tổng phổ. Trái ngược với âm điệu rời rạc, đứt gãy của Benjy và nhịp nhanh, gấp gáp ở đoạn tường thuật của Jason. Nhịp điệu ấy khiến thanh âm Quentin tựa như tiếng của một con tim đang hấp hối. Có lẽ Quentin là biểu tượng của con người hư vô chủ nghĩa mà Faulkner đã học tập ở Dostoivesky trong tiểu thuyết Lũ người quỉ ám. Tiếp nối Faulkner, nhân vật hư vô lần lượt xuất hiện trong

Người xa lạ của A. Camus và Buồn nôn của J.P.Satre. Những âm thanh của Quentin đều hướng đến Caddy và cái chết.

Biểu tượng âm thanh ở Benjy là những tiếng động và hình ảnh bởi anh ta không cảm nhận được hiện thực quanh mình. Trong khi đó, âm thanh Quentin lại mang biểu hiện khác. Là người có trí óc nên âm thanh dội vào cảm thức của Quentin khác so với Benjy. Hai âm thanh thường trực ám ảnh hắn là tiếng tích tắc của đồng hồ và tiếng chuông. Vì quá say đắm Caddy, Quentin mất đi khả năng cảm nhận thời gian. Anh ta muốn giết chết thời gian để không phải nhớ lại những sự kiện đau thương của quá khứ: “Những chiếc Đồng hồ đã giết

thời gian. Ông nói những bánh xe nhỏ xíu còn kêu tích tắc thì thời gian còn chết, chỉ khi

nào đồng hồ ngừng chạy, thời gian mới bắt đầu sống. Những cây kim xoãi ra, chênh chếch

khỏi đường chân trời một góc mờ, như cánh chim chao trong gió, ôm giữ tất cả những gì ta

thường hối tiếc như trăng non giữ nước”[18, 129]. Với tiếng chuông, Quentin nghe sự chảy

trôi của đời sống đã cuốn đi tuổi thơ êm đềm và đưa hắn vào một hiện tại đau thương.

Âm thanh và cuồng nộ là tiểu thuyết chứa đậm yếu tố huyền thoại. Từ nhân vật Benjy gợi người đọc liên tưởng đến hình tượng Chúa Giesu ở thánh Kinh Cựu Ước. Còn cái chết của Quentin như một nghi lễ hiến sinh của huyền thoại tôn giáo. Yếu tố huyền thoại cũng được ẩn dấu dưới các nguyên mẫu mà đặc trưng nhất là hệ biểu tượng cổ mẫu. Chúng là kí mã thẫm mĩ mà nhà văn muốn xây dựng để nhờ người đọc giải mã, để nhằm tìm thấy được thông điệp về con người và cuộc sống được người nghệ sĩ che giấu. Mỗi nhà văn luôn có cách xây dựng huyền thoại riêng, nếu F.Kafka: “Đi từ những sự kiện rất thực tế nhưng để xây dựng một thế giới huyền bí có tính chất mập mờ, hai mặt theo kiểu của ông. Một mặt thực và một mặt giả, lơ lửng giữa thực tế và ảo ảnh, giữa nhận thức và trực giác, giữa thái

độ nhập cuộc và tinh thần thoát tục”[50, 135], thì W.Faulkner lại sáng tạo huyền thoại dựa

vào Kinh Thánh.

Biểu tượng âm thanh tiếng tích tắc của đồng hồ biểu trưng cho nhịp đập của cuộc sống hiện thực, nhưng với Quentin nó là sự chối bỏ hiện thực. Quentin thất bại trong tình yêu. Hành động đập nát đồng hồ như ước muốn làm ngưng đọng thời gian, nhưng anh ta vẫn thất vọng khi không thể làm được điều đó. Nên nó đã dẫn hắn vào bi kịch tự vẫn, “con

nên nhớ rằng con đến Harvard là ước mơ của mẹ con ngay từ ngày con ra đời và không một

người nào mang họ Compson lại làm cho phụ nữ phải thất vọng và tôi tạm thời thôi sao điều đó có lợi cho con, cho tất cả chúng ta hơn và ông mỗi người là quan tòa của đức hạnh

ông đó là từ ngữ buồn thảm nhất chẳng còn gì khác trên đời đó không phải là tuyệt vọng

cho đến khi thời gian không phải là thời gian cho đến khi nó tồn tại”[18, 256-257].

Bi kịch tinh thần của nhân vật này còn đến từ sự mâu thuẫn bởi cái nhìn của anh ta về quan niệm đạo đức luân lí trong xã hội miền Nam nước Mỹ lúc này. Khi nhận thấy những đổi thay của Caddy trong tình ái, Quentin biểu hiện một thanh âm giận dữ và cay đắng. Nó biểu hiện bằng những mẩu đối thoại giữa hắn và bố. Từng hình ảnh, hành động và lời nói của những người quanh mình đều đưa Quentin trở lại, nhớ lại Caddy. Tình yêu đó đi đến cực cùng với lời thú tội, “con đã phạm tội loạn luân rồi bố ạ”, là đỉnh điểm của tình yêu ngang trái của hắn với em gái.

Âm thanh Quentin chậm, buồn, nó như tiếng thở dài tuyệt vọng. Toàn bộ phần chuyện kể của nhân vật này góp phần chỉ ra rõ hơn bi kịch của gia đình Compson, lí giải những uẩn khúc phía sau câu chuyện. Có thể nói, “nhu cầu về cái đẹp và hoạy động sáng

tạo thể hiện cái đẹp là không thể tách rời ở con người và không có nó thì con người không

muốn sống trên đời này nữa”[24, 137]. Những trang hồi ức của Benjy và Quentin hiện lên

thật đẹp. Faulkner đã chứng tỏ tài năng của một nhà văn lớn ở sự nhạy bén với sự vật và khả năng truyền tải, phân tích nó.

Trong gia đình Compson, mỗi cá nhân luôn lạc lõng. Họ không cảm nhận được hơi ấm của tình yêu gia đình. Bọn trẻ nhà Compson lớn lên thiếu đi sợi dây gắn kết với gia đình. Trên hành trình đi tìm sự hiện hữu, giá trị sống, những va chạm cuộc sống đã đánh gục họ, khoét sâu thêm, làm rạn nứt đi tình yêu thương của mỗi người và khiến họ trở nên ích kỉ với chính người thân của mình. Biểu tượng âm thanh ở mỗi nhân vật được chúng tôi nhìn từ hai góc độ. Những thanh âm được nhân vật cảm nhận và ngữ cảnh âm thanh hiện lên.

Mỗi thanh âm đều được hiện thực hóa trong những ngữ cảnh nhất định. Ngữ cảnh sẽ mang những ý nghĩa khác nhau do cấu trúc thông điệp mà nhà văn hướng đến. Âm thanh và cuồng nộ là một tác phẩm khó đọc. Do đó có lần Faulkner đã khuyên độc giả muốn hiểu tác phẩm của mình thì cần đọc nó ít nhất bốn lần. Bởi tác phẩm đi vào phân tích tâm lí nhân vật hết sức sâu sắc và tinh vi. Dưới những thanh âm tưởng như vô ngôn nhưng ta có thể nghe ra cảm hứng tư tưởng của nhà nghệ sĩ: “Tầng âm thanh cuả tác phẩm, tổ chức âm

thanh của nó, tiết điệu và thi luật. Các đơn vị ý nghĩa xác định cấu trúc ngôn ngữ hình thức

tác phẩm văn học và phong cách của nó. Các đặc điểm quan trọng nhất và đặc thù văn học

nhất trong tất cả các đặc điểm tu từ mà chúng cần phải được chú ý đặc biệt và bởi chúng

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)