Cửa sổ hành trình vượt thoát cô đơn

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 81 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Cửa sổ hành trình vượt thoát cô đơn

Cô đơn là một trạng thái cảm xúc tồn tại trong con người. Nó hiện sinh trong mỗi kiếp người. Với một tác phẩm mà chủ đề của nó là tình yêu và con người thân phận thì cái cô đơn trong hành trình hiện hữu của mỗi nhân vật lại càng thêm sâu sắc. Chính cô đơn là nguyên nhân dẫn mọi người trong nhà Compson luôn cố theo đuổi những ý nghĩa riêng của mình và không chia sẻ cùng người khác. Nó đẩy họ vào bi kịch không hiểu nhau và biểu tượng Cửa sổ được nhà văn xây dựng trong tác phẩm như hàm chứa một thông điệp vượt thoát khỏi nó, dẫn họ vào một không gian khác.

Cửa sổ trong ngôi nhà Compson dường như khép kín. Nó như một sự tuyệt giao với thế giới bên ngoài. Ở đó, các nhân vật lại cố gắng mở nó, để họ có thể ra một không gian rộng lớn. Benjy luôn khóc khi anh bị nhốt kín trong nhà, ngắm cánh đồng và nhìn lửa mới làm hắn nín. Cửa sổ là nơi nhìn ra bên ngoài. Biểu tượng này như đôi mắt nhìn vào hiện thực đau thương của gia đình Compson, ngôi nhà tràn ngập sự lạnh lẽo, u ám, không có hơi ấm của tình yêu. Ánh sáng yếu ớt của nó khiến Benjy khi được ra ngoài hắn luôn thấy

những “hình thể tươi sáng và ấm áp”. Do đó sự kiện Caddy trèo lên ngọn cây để nhìn vào

cửa sổ như muốn truy tìm những bí ẩn của cuộc sống mà gia đình cố che giấu. Cái chết và sự cô đơn trong xã hội khiến lũ trẻ phải gắn bó với nhau để chơi đùa và từ đó khao khát kiếm tìm luôn hiện hữu trong nó.

Từ Cửa sổ, Benjy nhìn vào hiện thực đau thương của gia đình. Hắn ngửi thấy sự cô đơn, cái chết. Nó mở toang cánh cổng không gian gia đình Compson. Benjy dẫn người đọc nhìn vào từng mảnh đời bất hạnh của nhân vật với những hình ảnh và thanh âm vô cùng sinh động. Cửa sổ với Quentin vẽ nên hình ảnh Caddy “một thoáng em đứng trong khung cửa”, nó gợi cho hắn sự cô đơn khi Caddy lấy chồng, bóng khung cửa kính hiện ra đưa hắn trở lại Harvard gợi nhớ về thời gian thực tại. Queetin nhìn vào cửa sổ, để cảm nhận về sự hư vô của cuộc đời. Cửa sổ gợi lên hiện thực cô đơn của nhân vật khi anh ta đứng ở đó và nhìn

ra một không gian khác xa hơn, “con tàu dừng lại và tôi kéo tấm rèm cửa sổ nhìn ra bên

ngoài”. Cùng với Hàng rào và Đồng cỏ, biểu tượng này gợi lên một không gian ngập tràn

sự cô đơn trong tâm thức của mỗi nhân vật. Họ lạc lõng trong không gian mình tồn tại. Muốn vượt thoát ra nó nhưng cách thức hành động ở mỗi nhân vật là khác nhau. Caddy đi tìm đến tận cùng bằng sự dấn thân, nàng muốn ngước qua cửa sổ để nhìn ra một thế giới rộng lớn bên ngoài. Queetin thì luôn trăn trở và suy niệm về sự cô đơn. Benjy phản kháng bằng những âm thanh cuồng vọng. Jason muốn vượt thoát trên nó bằng sự toan tính và ích kỉ của riêng mình. Dilsey thì dùng tình yêu thương của mình để xoa dịu đi mặc cảm đó cho mỗi đứa trẻ bất hạnh nhà Compson. Do đó những biểu tượng này được khúc xạ qua cảm nhận của mỗi đứa trẻ lại có những biểu hiện khác nhau. Chúng cố gắng chuyển một thông điệp về tình yêu và con người thân phận của nhà văn. Các biểu tượng có những nét tương đồng và khác biệt so với nghĩa ban đầu. Giữa chúng có một sự liên hội với nhau để khắc sâu hơn không gian đầy cô đơn và mất mát của xã hội miền Nam lúc này.

Mỗi nhân vật không chỉ bị thời gian cầm tù mà họ còn phải sống trong một không gian đầy bóng tối, thiếu đi ánh sáng của tình người. Cửa sổ đó là biểu tượng không gian biểu trưng cho ước vọng vượt thoát sự cầm tù của các nhân vật trong gia đình Compson. Do đó con gái Caddy là Quentin đã leo qua cửa sổ để thoát khỏi ngôi nhà. Jason chỉ thấy ở cửa sổ sự phẫn uất và bất hạnh khi hắn bị cuỗm mất số tiền và bị cầm tù tại thị trấn. Nỗi cô đơn và bất hạnh mà Jason phải gánh chịu khiến hắn không thể nghĩ về một việc gì khác ngoài lòng hận thù. Hắn phẫn uất khi gia đình suy tàn, bản thân không có được công việc mình muốn. Tất cả chúng được trút xuống Caddy và con gái nàng. Jason nghĩ Caddy là ngọn nguồn của mọi tai họa mà gia đình hắn và bản thân gánh chịu, sự cô đơn đã theo Jason từ thuở bé. Không ai chơi với hắn, Jason thiếu vắng tình yêu thương và nó là nguyên nhân khiến hắn không có nhiều cảm xúc về tình máu mủ. Cửa sổ hiện ra trong Jason ở đó sự cuồng nộ hiện lên thật rõ nét, cảm giác đau đớn và phẫn uất khi cháu gái trèo cửa sổ và có thể đã cuỗm đi số tiền hắn tích cóp.

Trong đôi mắt Faulkner, biểu tượng Cửa sổ ngập tràn ánh sáng đối lập lại bóng tối bất hạnh mà anh em nhà Compson phải gánh chịu. Dường như bi kịch của con người trong xã hội luôn là chủ đề yêu thích của Faulkner. Nhà văn cố xây dựng con người mà ở đó “tâm hồn

luôn gây hấn với chính hắn”, ông cố gắng đi thật sâu vào đời sống tâm linh của họ. Nhưng

“biện chứng pháp” tâm hồn của người nghệ sĩ này khác xa với những nhà văn bậc thầy khác như Balzac hay Toistol và nhất là Dostoievsky, bởi phép biện chứng tâm hồn của Balzac

nghiêng về phân tích tâm lí xã hội. Trong khi đó đại văn hào Tostoil thì đi vào khám phá những biến chuyển tinh vi và phức tạp của nhân vật với phương thức độc thoại nội tâm sâu sắc. Có lẽ Faulkner gần với Dostoievky hơn cả, bởi tâm lí của nhân vật trong sáng tác của hai nhà văn này là đều dựa vào nguyên lí đối thoại để từ đó tiếng nói của xúc cảm và tâm trạng của nhân vật được vang lên. Nhưng Dostoievky đó là những trạng huống say mê, ở đó nhân vật ông yêu cất vang tiếng nói của cảm hứng tư tưởng, nó gợi lên chiều sâu của bản chất tôn giáo là một chủ đề luôn ám ảnh nhà văn Nga vĩ đại. Đối thoại cũng thường trực và đậm đặc trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Faulkner, ông gần với J. Joyce ở khả năng dồn nén dung lượng thông báo, “các âm thanh của từ khi kết hợp tự nó có thể biểu đạt được những sự chuyển động sâu xa, tinh tế nhất của tâm trạng, và xa hơn, nhờ đó con người có thể thoát ra khỏi thực tại trần trụi bủa vây để đến với những không gian mới, những thế giới

mới, nơi ngự trị của cái thuần khiết, vĩnh hằng”[41, 58]. Bên dưới đối thoại tầm thường,

vụn vặt và nhỏ bé, là những tiếng kêu đau thương được cất cao giọng. Nếu lắng xuống, ta nghe ra được cuộc đối thoại lớn về ý nghĩa tình yêu và hiện hữu của con người sau những âm thanh bình thường. Âm thanh này kết hợp với những biểu tượng nghệ thuật thời –không sẽ tạo nên những hình ảnh ám gợi đầy cuộng nộ. Nó trở thành những biểu tượng nghệ thuật sâu sắc, lay động tình cảm, xúc cảm của mỗi người. Hình ảnh khung cửa bật sáng trong đám ma bà Nội hòa trong tiếng khóc của người mẹ đã khắc họa lên dấu hiệu cái chết đang xảy đến và bi kịch của gia đình Compson.

Thói ích kỉ và bản chất xấu của Jason được bộc lộ tột cùng khi anh ta phát hiện đã bị mất đi số tiền bất hợp pháp do mình tích cóp được. Nó hòa điệu cùng thanh âm giận dữ điên cuồng tạo nên một Jason đầy cuồng nộ, bi phẫn. Do đó có thể thấy những biểu tượng Không- thời gian đã gắn bó mật thiết với biểu tượng Âm thanh để chuyển tải thông điệp về tình yêu thương và thân phận của từng nhân vật nhà Compson.

Tình yêu luôn là thứ đối lập với sự cô đơn. Do đó biểu tượng Cửa sổ được người nghệ sĩ nói đến luôn hiện lên khi nhân vật cố gắng đi tìm ý nghĩa của tình yêu. Đó là tình người thân, tình nam nữ và thậm chí là tình yêu mảnh đất quê hương, đó là Nhà. Mỗi nhân vật luôn cố và cố gắng hành động để vượt thoát khỏi nó. Những thanh âm dằng dặc bất hạnh là bản trường ca cho sự lụi tàn và nỗi đau số phận trong cuộc đời của các nhân vật. Họ cuồng nộ bởi họ mất mát. Hành trình đi tìm lại kí ức luôn hiện hữu ở các nhân vật. Đó là đồng xu với Luster, kí ức với Benjy, câu hỏi cuộc đời với Quentin, hay bi kịch nỗi đau hiện tại mà Jason phải gánh chịu. Dường như nhà văn vẫn bất lực khi không thể nói về Caddy,

nàng vẫn mãi là thất bại đau đớn tuyệt diệu nhất của đời ông. Caddy mang trong mình vẻ đẹp của “thiên tính nữ”(Hoàng Ngọc Hiến), nàng là hiện thân của khát vọng truy tầm ý nghĩa sự sống và nâng đỡ giá trị tinh thần cho những người mình yêu thương. Caddy hiện lên trong văn bản là người gánh chịu nhiều tổn thương và mất mát nhất. Nhưng nàng vượt lên trên nó. Vẻ đẹp, sự bất hạnh của nàng là biểu tượng cho mảnh đất miền Nam tươi đẹp nhưng đầy đau thương mà Faulkner đã chứng kiến và suy nghiệm.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)