Bón g những ảnh hình của cái chết

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 99 - 113)

7. Cấu trúc luận văn

4.4. Bón g những ảnh hình của cái chết

Cổ mẫu bóng như một hình ảnh tâm linh gắn bó với con người từ thuở sơ khai. Trong tâm thức của nhân loại, cổ mẫu này luôn gắn chặt với hình. Bóng gợi lên một thực thể không thể nào nắm bắt, nó linh động, vô hình và ám gợi cái chết. Đi vào bóng, mỗi người nghệ sĩ lại có những cách thức khai thác cổ mẫu này .

Với Faulkner, chiếc bóng xuất hiện trong Âm thanh và cuồng nộ luôn đi kèm với một không gian tối và sự bất an trong tâm hồn nhân vật. Khi Bóng xuất hiện, nó gợi lên cái chết. Bắt đầu là hình ảnh cái chết của bà nội được gia đình Compson giấu kín và lũ trẻ không được biết về nó. Nhưng Benjy với giác quan của một con thú, hắn đã ngửi thấy cái chết với âm thanh của những tiếng hú của các con vật và tiếng kêu đưa ma của lũ Quạ. Trên nền ấy, chiếc Bóng tâm thức dật dờ xuất hiện. Nó biểu trưng cho nỗi bất hạnh đó là sự suy tàn của một gia đình. Benjy nghe ra nó nhưng lại không có khả năng giao tiếp với cuộc đời nên hắn chỉ biết hồi đáp với tiếng khóc và tiếng rên rĩ vô nghĩa lí.

Một hiện thực bên trong gia đình Compson được mở đầu với cái chết. Nhưng sự kiện thời gian được nhảy cóc về tương lai của năm 1928, trong khi cái chết của bà nội Benjy

là vào năm 1989, Benjy nhìn thấy chiếc bóng của con vật rồi những hình bóng của cha, anh,.. những biến thể của bóng dật dờ trong mắt hắn. Cái chết đã phóng chiếu kinh nghiệm quan sát về hiện tượng mất bóng trong bóng tối, dưới ánh sáng của ánh trăng. Benjy cảm thấy được sự hiện hữu của bản thể Bóng, “kinh nghiệm cái bóng là một trong những kinh

nghiệm sớm nhất của loài người khi bản thân họ là thiên nhiên, là tự nhiên, là vũ trụ”[10,

145]. Con người luôn có xu hướng phóng chiếu lên mình những trải nghiệm của bản thân, nó giúp họ nhận ra được bản ngã của chính mình. Và cũng như những cổ mẫu trên, cổ mẫu cái Bóng: “Sống nơi tầng sâu vô thức tập thể, có lúc được đẩy lên tầng ý thức (nhưng gốc rễ vẫn là nơi vô thức tập thể) để chuyển tải cái vô thức cá nhân trong thế nối kết với vô thức

tập thể khi đi vào văn chương và các ngành nghệ thuật thuật khác, vì thế nó có những biến

hóa khôn lường”[10,146]. Chính những biến thái tinh vi của nó khi đi vào văn học hiện đại;

bi kịch đánh mất chiếc bóng của mình gợi lên trong nhân vật chiều sâu của bản ngã. Cái tôi hiện hữu cảm nhận được bản thân thông qua ý nghĩa của sự sống và cái chết.

Chiếc Bóng gắn chặt với kinh nghiệm hiện hữu, khi một người mất bóng, anh ta rơi vào bi kịch của sự đánh mất chính mình, và cái chết về thể xác và tâm hồn được gợi ra ở chủ thể. Benjy cảm nhận được bi kịch ấy khi “ngửi” được những chiếc bóng của người thân đang chuyển dịch dưới đôi mắt trẻ thơ của hắn. Cái Bóng thiên nhiên với hình ảnh của ánh nắng gợi lên “những hình thể sáng ngời” được nhà văn miêu tả để chỉ ra được bi kịch đánh mất Bóng của chính Benjy. Từ lúc đánh mất tên gọi Maury, cái bóng cũng đã bị mất với Benjy, trong hắn chỉ có sự tồn tại của hình mà không còn Bóng. Khi con người đánh mất tên gọi, anh ta đồng thời đánh mất bản ngã của chính mình, sự tồn tại của một cá nhân bị cắt đứt khỏi gia đình và cộng đồng. Benjy chỉ còn biết đối thoại với chính bản thân mình, chiếc bóng bên trong anh ta phản ánh sự đánh mất đời sống cộng đồng trong gia đình Compson.

Và Benjy có khả năng nghe ra được nỗi bất hạnh và bi kịch trong gia đình mình. Sự cuồng nộ của anh khi nhìn thấy những chiếc bóng mình yêu thương lần lượt bị mất, ánh sáng chìm lấp và thay vào đó bóng tối vây phủ một màu tang trong họ.

Đi vào trong gương, Bóng gợi những ảnh hình mà ở đó những kỉ niệm thân thương và tươi đẹp về Caddy sống lại trong Benjy, “tôi không nhìn thấy nó nhưng tay tôi thấy nó, và tôi nghe được đêm xuống, và tay tôi thấy được chiếc dép nhưng chính tôi không thấy, và tay tôi thấy được chiếc dép, và tôi ngồi xổm ở đó, nghe trời đổ tối”[18, 67].Tràn ngập trong ngôi nhà của Benjy là một không gian phủ đầy bóng tối. Nên Benjy luôn yêu thích ánh sáng, nó gợi lên sự ấm áp và hoa, lửa là những thứ có khả năng phát ra ánh sáng ấm áp thì đều

cuốn hút hắn và sưởi ấm Benjy. Ánh sáng đối lập với bóng tối, sự sống đối lập với cái chết, tái sinh bên trên hiện thực điêu tàn.

Mỗi cổ mẫu luôn chứa đựng bên trong nó hai cặp đôi đối ngẫu, mâu thuẫn trong thống nhất, chính những cặp đôi đó đã tạo nên lực hút cuốn tư duy con người với biểu tượng tạo nên sự tranh đấu mãnh liệt bên trong tâm hồn con người. Bóng với Hình, Nước với Lửa, Hoa với Bùn,… Những cổ mẫu đối lập tạo nên trạng thái phân lập cảm xúc cho nhân vật. Đồng thời mỗi cổ mẫu luôn gợi lên hơn một tầng ý nghĩa, những biến thái đó khiến thực thể tâm hồn trở nên khó nắm bắt và hiện thực hiện lên với tất cả tính phức tạp và sống động của nó.

Chiếc Bóng chuyển di trong cái nhìn của Benjy không chỉ giản đơn với sự chết mà ảnh hình của Bóng còn gợi nhắc sự tồn tại của con người. Mỗi lần Bóng xuất hiện, có một không gian tối tràn ngôi nhà Compson, những mảnh thời gian được ghép nối trong từng mẫu kí ức vụn vỡ trong tâm thức của Benjy. Chiếc Bóng đi về giữa hai miền sáng tối trong tiềm thức và ý thức, khiến lằn ranh khu biệt hiện thực và ảo giác trở nên mập mờ, chỉ còn lại âm thanh và hình ảnh nổi bật lên. Tiếng khóc dội vào Benjy vì hắn không cảm nhận được sự ấm áp của tình yêu thương, và nó gắn chặt với cổ mẫu Bóng. Chiếc Bóng hiện lên với Quentin bắt đầu là bóng khung cửa kính, từ khung cửa ấy, Quentin nghe ra nhịp đập vô nghĩa của thời gian. Từ đó chiếc Bóng đã gắn chặt với hình trong hành trình tìm về cái chết của Quentin. Chàng cố tình tránh mặt nó, nhưng Bóng vẫn đuổi theo chàng, đó là tâm thế của một kẻ sắp từ giã cuộc đời nhưng vẫn sợ hãi cái chết. Những tiếng vọng đau thương của Quentin được chuyển tải với cổ mẫu Bóng in hình trên dòng nước. Bóng trôi cùng anh trong một ngày định mệnh, dắt anh tìm lại những kí ức bị mất đi; tuổi thơ và sự kiện xảy đến với gia đình. Bên trong dòng trôi của tâm trạng bất định ấy là một khát vọng hiến sinh mạnh mẽ. Ở đó Quentin tìm lại được bản ngã bị đánh mất của mình.

Có thể nói nghệ thuật trình diễn Bóng, dùng bóng tối trên phông nền sáng tạo nên những hình ảnh sinh động đã có từ rất lâu trong đời sống sinh hoạt của con người. Khi ánh sáng truyền đến, những con rối hiện lên sinh động. Nó như sự phản ánh cuộc đời của các nhân vật trong gia đình Compson. Họ tựa bóng những con rối bị cuộc đời giật dây, đang lang thang đi về miền vô định và cất lên những thanh âm ai oán cho cuộc đời bất hạnh của mình. Ánh sáng hiện lên trên vùng tối, soi những mảng tối xuống vô thức của nhân vật. Với những cổ mẫu, dấu ấn sáng tạo của nhà văn trở nên đậm nét. Ông nối kết chúng lại

cùng nhau dưới ánh sáng của một ngọn đuốc thiên tài, nó leo lét cháy trong đêm trường dạ của một miền Nam đầy tang thương sau nội chiến.

Cổ mẫu Bóng đi giữa hai miền sáng tối. Không gian đó tạo nên một khoảng không để nhân vật cuồng nộ với chính mình và với những người khác. Đời sống chảy trôi trong 33 năm được dồn nén trong 3 ngày. Nó biểu trưng cho hành trình của đời sống gia đình nhân loại, những đau thương và bất hạnh, tiếng nói về tình yêu và đức hi sinh,…. Gia đình Compson với một truyền thống vẻ vang trong quá khứ thoáng chốc lụi tàn bởi thời cuộc. Đó cũng là sự trôi của tạo hóa, những chiếc bóng trong họ ánh xạ những xót thương trong trái tim Faulkner, con người luôn yêu và xem mảnh đất miền Nam như máu thịt đời mình. Bài ca Âm thanh và cuồng nộ được tấu lên trong chính khúc nhạc lòng của người nghệ sĩ vĩ đại này.

Chiếc bóng cuộc đời đã đổ xuống từng trang văn đầy xúc động của ông, ta nghe ra được cái chết đang gặm nhắm từng thành viên trong nhà Compson, và tuyệt vọng trong tình yêu của Quentin cũng đẹp như một bông hoa. Với bóng, anh ta thấy mình hiện hữu một cách thật vô nghĩa lí. Có một Queetin vô thần nhưng luôn tin ở Chúa. Bởi đời sống trong đôi mắt anh đã lụi tàn khi Caddy lấy chồng, hành trình tìm về cái chết của Quentin là một cuộc chạy trốn chính mình. Tiếng nói đối thoại với cha, mẹ, em gái và tự vấn bản thân anh chính là sự trốn chạy khỏi chiếc bóng cuộc sống đang ám ảnh hắn. Quentin cật vấn với cha về thời gian, sự tồn tại trong cuộc đời với những đức tin, với mẹ về tình yêu thương trong mái nhà thiếu vắng ánh sáng tình mẫu tử, và với em. Quentin tranh đấu với những người tình của Caddy và với chính nàng. Người đọc phải xâm nhập thật sâu vào cái giây phút nhân vật này nghĩ về cái chết, phát hiện trong tiềm thức của hắn những hạt giống hắn gieo vào ý nghĩ trước khi tìm đến cái chết. Ông chọn cổ mẫu Bóng để nó song hành cùng Quentin trong nghi lễ hiến tế thân mình trong dòng nước nhằm cứu rỗi cuộc đời tội lỗi của Caddy.

Dưới ngòi bút của Faulkner, ánh sáng cũng như nước, nó là cổ mẫu giúp nhân vật gột rửa vết thương lòng. Có một chiếc bóng cuộc đời luôn đi theo với cái bóng chết của Quentin, nhưng nó không thắng được những ưu tư và sự tuyệt vọng trong anh, cái chết đến như một tất định.

Dòng diễn ngôn về Quentin thấm đẫm dấu ấn của dòng ý thức, nhân vật này trôi bất định trong sự đối thoại vô tận với cuộc đời. Chiếc bóng cũng gắn chặt với cổ mẩu Trăng, có một vầng trăng soi sáng cho sự chuyển di của các nhân vật. Trăng gợi chất thơ của đời sống, nhưng ánh sáng của nó trong cảm nhận của Faulkner chứa đựng một nghĩa khác. Trong tiểu

thuyết này, trăng luôn xuất hiện khi nó chuyển tải những bóng chết đang đổ xuống ngôi nhà Compson. Ở đó sự bí ẩn của đời sống được hé lộ, chính nghệ thuật tương giao là cánh cửa đã mở ra những mê lộ trong tâm hồn của mỗi nhân vật. Nhà văn đã xếp chồng những âm thanh, màu sắc và ánh sáng tương hợp cùng nhau nhằm tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ đó là sự gây hấn của những tâm hồn với chính bản thân nó.

Nghệ thuật tương giao được bắt nguồn với trường phái tượng trưng pháp mà người khởi đầu là Baudelaire. Với tập thơ “Hoa của nỗi đau” nhân loại đã thấy một phương thức tư duy mới về hiện thực của nghệ sĩ. Baudelaire đã vận dụng tất cả các giác quan vào cảm nhận hiện thực để chúng tương giao và hô ứng với nhau khiến cho hiện thực đời sống được cảm nhận ở chiều sâu bên trong của nó. Chính các nhà văn hiện đại sau ông đã học tập phương thức tư duy này và vận dụng nó vào thể loại tiểu thuyết. Trong Âm thanh và cuồng nộ chúng tôi thấy một sự giao thoa đường biên giữa thể loại thơ và văn xuôi, những câu văn đầy chất thơ trong tiểu thuyết là một nét độc đáo trong văn phong của Faulkner. Theo chúng tôi, ngoài việc vận dụng nghệ thuật tương ứng với sự thay đổi điểm nhìn nhà văn còn có ý thức sử dụng các cổ mẫu mang đậm tính biểu trưng.

Chiếc Bóng được nhìn qua đôi mắt của các nhân vật sẽ mang những thông điệp khác nhau trong cảm nhận của họ với cuộc đời. Mỗi lần Bóng xuất hiện, nó cộng hưởng với những cổ mẫu khác để tạo nên trong tâm thức hình tượng một ẩn ức nào đấy, khiến những thanh âm trong nhân vật sống dậy, trên nền tranh tối tranh sáng ấy, chiếc Bóng lột trần những bí ẩn chìm sâu trong đời sống nhân loại. Cổ mẫu chiếc Bóng hiện ra trên nền xám, chính gam màu chủ đạo đó làm cho chiếc bóng trở nên ảm đạm và thấm đẫm một màu xám xịt, tang thương cho số phận mỗi nhân vật trong truyện.

Rõ ràng cổ mẫu Bóng là một biểu tượng nghệ thuật chưa đựng yếu tố văn hóa tâm linh sâu sắc. Nó gắn bó mật thiết với thuở sơ khai của con người, đối diện với bóng, mỗi nhân vật nhận ra được bản ngã của mình trong hiện thực. Trong văn bản này, Bóng được người nghệ sĩ phác thảo nên với một tập hợp của những ảnh hình đang lụi tàn đi theo thời gian. Từng chiếc bóng của sự vật, con vật và cả con người trộn lẫn trong màu xám ảm đạm của một ngày Chúa nhật. Dấu ấn sáng tạo của Faulkner là ông biết kết hợp những hình ảnh rất đơn sơ nhưng chứa đầy sự ám gợi ấy làm thành những thanh âm đầy cuồng nộ. Mỗi cổ mẫu luôn có những chức năng riêng, và chúng không đứng riêng biệt mà luôn chuyển hóa và xâm nhập lẫn nhau trong hệ thống biểu tượng tâm linh. Chiếc Bóng xuất hiện trong tương giao với Lửa và Nước và cả Hoa, các cổ mẫu trên chứa đựng ánh sáng, tạo nên sự

đối lập với bóng tối đang tràn ngập trong ngôi nhà Compson. Bóng đêm của sự lụi tàn song đối với ánh sáng của niềm tin và hi vọng, đối lập cặp đôi như vậy là một phương thức tư duy đặc trưng của huyền thoại. Nó mở ra trường liên tưởng rộng lớn cho người tiếp nhận có thể hiểu văn bản theo nhiều cách khác nhau.

Có thể nói cảm hứng tư tưởng là một điểm mạnh nhất trong sáng tác của Faulkner. Cảm hứng bi kịch của gia đình Compson được khúc xạ qua lăng kính của ông luôn tràn ngập những tình cảm sâu sắc. Đó là cái mênh mông và bát ngát của những đêm trăng đang khuất lấp bóng tối vào ngôi nhà Compson, là tiếng róc rách của những con suối thân thương chôn giấu bao kỉ niệm ấu thơ của mỗi thành viên trong gia đình, tiếng than khóc đưa tang cho những người thân yêu trong gia đình,… Chính cảm hứng ấy dắt dẫn ông vào hành trình sáng tạo nên những biểu tượng nghệ thuật độc đáo, trong đó biểu tượng chiếc Bóng như một cổ mẫu tồn tại trong văn hóa nhân loại được nhà nghệ sĩ tạo khắc vào trong hành trình chuyển di tâm hồn của mỗi nhân vật, nó gợi biết bao chiều sâu về sự suy tư của bản gã và cái tôi hiện hữu trong cuộc đời. Trên nền nghệ thuật bóng đã có từ ngàn xưa, chiếc bóng của Vũ Thị Thiết trong người con gái Nam Xương, cái bóng của Adersen thì cái bóng Queetin của Faulkner vẫn có những nét riêng độc đáo của ông. Cảm thức về cái chết và sự hiện hữu với những biến thể ảnh hình của nó buộc người đọc phải sáng tạo cùng nhà văn mới tìm ra được thông điệp nhà nghệ sĩ ẩn giấu bên dưới cổ mẫu.

Hành trình trốn chạy của Bóng khỏi hình hay của vô thức khỏi nỗi đau của ý thức là cách mà các nhân vật trong truyện đã cố làm, nhưng họ vẫn bị lạc trong mê lộ của đời sống hiện hữu. Đó là bi kịch bất hạnh, khao khát sự cảm thông và yêu thương từ những người xung quanh nhưng dường như luôn có một hàng rào chắn ngang con đường nhận thức cuộc đời trong mỗi nhân vật, những định chế, định kiến,… giam hãm họ vào trong sự tù đọng và ngột ngạt với một không gian Xám, trên đó từng chiếc Bóng lững thững đi về miền vô định

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 99 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)