William Faulkner với “Âm thanh và cuồng nộ”

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 36)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. William Faulkner với “Âm thanh và cuồng nộ”

2.1.1. William Faulkner (1897-1962)

William Faulkner là nhà văn thuộc thế kỉ XX, một thế kỉ đầy sự biến động về chính trị, văn hóa và xã hội. Cuộc đời ông trải qua rất nhiều thăng trầm cuộc sống. Faulkner sinh ra trong một gia đình quí tộc miền Nam nước Mỹ. Miền Nam với bao câu chuyện huyền thoại của người da đỏ đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn, tạo những ấn tượng sâu đậm, làm thành nguồn tư liệu cho các câu chuyện của ông. Bản thân Faulkner cùng gia đình trải qua nhiều biến cố, chúng khiến tâm thức người nghệ sĩ có những vết hằn kí ức rất sâu, có thể thấy rõ nó từ các tiểu thuyết viết theo lối tự thuật của Faulkner. Các tiểu thuyết của Faulkner hiện lên hình ảnh con người bất hạnh cùng những mảnh đời đầy bi kịch. Ngoài ra, việc sớm đến những trung tâm văn hóa lớn ở châu Âu như Pháp và Ý đã giúp ông tiếp cận được với nhiều trào lưu và trường phái văn học lúc bấy giờ. Đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng cùng những khám phá to lớn về khoa học cơ bản và khoa học xã hội ở Âu châu.

Trước khi trở thành nhà văn, Faulkner viết khá nhiều thơ nhưng ông sớm nhận ra mình không có sở trường với thể loại này. Một phần chất thơ đã đi vào các trang văn xuôi của Faulkner làm câu văn tiểu thuyết của ông thêm hàm xúc, cô đọng, chứa được nhiều thông điệp nghệ thuật của nhà văn.

Và sau cùng, là người nghệ sĩ chân chính Faulkner cố gắng đấu tranh cho quyền lợi và hạnh phúc của con người. Mỗi trang văn của ông luôn chứa đựng khao khát giải phóng nô lệ, áp bức con người. Tiếng nói nhà nghệ sĩ cất vang, tôi từ chối chấp nhận sự lụi tàn của

con người. Bởi với ông, “con người có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị khuất phục” ( E.

Hemingway).

Những dấu ấn cuộc đời ấy đã in sâu vào sáng tác của nhà văn: từ lối kể chuyện phân vai, cách miêu tả thiên nhiên thấm đẫm chất thơ, khả năng xây dựng tính cách nhân vật, tái hiện mảnh đất miền Nam huyền thoại.

Đồng thời Faulkner là nhà văn yêu mến quê hương rất sâu đậm. Chúng tôi thấy ông hư cấu trong tiểu thuyết địa hạt Jefferson thành một vương quốc kì ảo với những câu chuyện li kì và bí ẩn, chứa đựng các biểu tượng nghệ thuật làm nên phong cách của người nghệ sĩ.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Faulkner viết khá nhiều tiểu thuyết, gần 20 cuốn và có những cuốn rất hay, nhưng Âm thanh và cuồng nộ vẫn là tác phẩm được nhà văn yêu thích nhất, “nó là thất bại đau đớn tuyệt diệu nhất của đời tôi”. (Faulkner)

2.1.2. Về tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ”

Đây là tiểu thuyết được viết thứ tư của Faulkner. Nó đánh dấu bước chuyển về tư duy sáng tác của nhà văn. Đó là lối viết theo phong cách dòng ý thức cùng sự phân vai ngôi kể. Lúc mới ra đời, tác phẩm chưa được người đọc hoan nghênh, nhưng theo thời gian nó đã tạo được tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của nhà văn đến người đọc trong nước và thế giới. Đồng thời giúp ông đoạt giải Nobel văn học năm 1949.

Sở dĩ hội đồng chấm giải đề cao tiểu thuyết này không chỉ bởi hình thức hết sức độc đáo, mới lạ của nó mà còn vì thông điệp vô cùng nhân văn được người nghệ sĩ ẩn dấu dưới các biểu tượng nghệ thuật. Âm thanh và cuồng nộ là câu chuyện kể về cách sống của gia đình Compson ở miền Nam nước Mỹ đang bị mất quyền lợi về kinh tế, chính trị. Họ có bốn người con, ba trai và một gái, riêng đứa con út bị thiểu năng. Chung sống với họ có một người cậu tên Maury và một gia đình giúp việc người da đen. Truyện được kể theo lối tự thuật với bốn ngôi kể khác nhau và trật tự thời gian tuyến tính bị đảo lộn nhưng được kể trong bốn ngày chính là ngày 6, 7, 8 tháng 4 của năm 1928 và ngày 2 tháng 6 năm 1910. Do đó tóm tắt cốt truyện của tác phẩm là một việc không dễ.

Mở đầu truyện là thời gian 7/4/1928 với giọng kể của Benjy, đứa con út bị khùng của nhà Compson. Hắn ta không có ý thức về không thời gian, nhân vật này nhận thức thế giới và cuộc sống quanh mình thông qua cảm giác và mùi vị. Benjy yêu thích ba thứ là lửa, đồng cỏ và người chị gái của mình là Caddy. Dưới cái nhìn của Benjy, những sự kiện của ngôi nhà Comspon lần lượt được tái hiện qua các mảng mờ kí ức của một kẻ thiểu năng.

Tiếp theo là giọng kể của Quentin, được kể với thời gian năm 1910. Quentin là người anh cả của nhà Compson. Dưới lớp kí ức của Quentin, hình ảnh về gia đình đang suy sụp và tình yêu bi kịch giữa anh và người em gái đã hiện lên. Những ám ảnh quá khứ về Caddy khiến anh ta không thể vượt qua được nó và Queetin tự sát bằng cách chết đuối .

Mạch truyện được tiếp nối với giọng kể của Jason, người anh thứ hai trong gia đình. Phần này trở lại mốc thời gian hiện tại 6/ 4/ 1928, nếu giọng kể của Benjy đứt gãy theo từng sự kiện, giọng Quentin chậm thì giọng của Jason lại nhanh với nhịp điệu khẩn trương, hằn học pha lẫn sự trách móc đớn đau khi nhìn cảnh suy vi của gia đình. Sự phẫn uất của anh ta hướng đến chị gái mình là Caddy và con gái của cô là Quentin, cháu gọi hắn bằng cậu. Dưới

con mắt Jason, bức tranh về gia đình Compson thêm hoàn thiện, nhưng nó vẫn thiếu một cái gì đấy!

Do đó, nhà văn đã đứng ra và kể tiếp phần cuối cùng. Bằng giọng trần thuật trầm, Faulkner đứng ở góc nhìn nhà quan sát, cố gắng diễn đạt khách quan đến mức có thể để “giải thiêng” cho câu chuyện nhưng ông vẫn thất bại. Nên truyện có phần phụ lục được nhà văn viết thêm.

Tiếp xúc với tác phẩm, chúng tôi thấy hiện lên cảm hứng tư tưởng mãnh liệt của nhà văn cùng kết cấu hình thức nghệ thuật độc đáo. Truyện gần như không có nhân vật chính nhưng mỗi nhân vật lại giữ một phần giá trị riêng. Đặc biệt là hệ thống biểu tượng chứa đựng những hàm nghĩa mà nhà văn đã xây dựng. Những điều ấy khiến tiểu thuyết tựa một bài ca “vô nghĩa lí” nhưng có sức hút và mời gọi độc giả khám phá nó.

Theo chúng tôi, nét đặc sắc, độc đáo trước hết ở văn bản là nghệ thuật kết cấu âm nhạc như nhiều nhà nghiên cứu nhận định. Cấu trúc này giúp nhà văn sáng tạo nên những biểu tượng âm thanh độc đáo. Từ đó một sự phức hợp giữa hai loại hình nghệ thuật là văn học và âm nhạc trong văn bản. Đồng thời văn bản còn chứa yếu tố huyền thoại khiến nó đạt chiều sâu suy tưởng; đưa tác phẩm vượt khỏi đường biên của dân tộc để bước vào ngôi đền văn chương nhân loại.

Do đó chúng tôi đi vào khảo sát hệ biểu tượng âm thanh trong tiểu thuyết để thấy được một phần điều đó.

2.2. Thanh âm của nhân vật 2.2.1. Thanh âm của Benjy 2.2.1. Thanh âm của Benjy

Nhân vật Benjy là một sáng tạo độc đáo của Faulkner. Dưới đôi mắt của một thằng khùng, những âm thanh được hắn cất lên chứa ý niệm cảm xúc mãnh liệt. Đồng thời nó mở ra những khả năng biểu cảm to lớn cho câu chuyện. Tìm hiểu thanh âm của Benjy sẽ giúp chúng tôi khám phá một vài tầng vỉa giá trị của tác phẩm và thông điệp đầy nhân văn của Faulkner với cuộc đời.

Tiếng khóc đánh dấu sự hiện hữu của chủ thể trước cuộc đời. Faulkner tâm sự rằng: ban đầu ông muốn viết một truyện ngắn về những đứa trẻ, hình ảnh trẻ thơ với sự tò mò về cái chết của người thân. Nhưng có gì đó lôi cuốn và buộc nhà văn chuyển tải nó thành tiểu thuyết.

Chủ đề bi kịch đã dẫn Faulkner đến những suy ngẫm về cuộc đời. Câu chuyện về đứa bé gái mang tên Caddy được chuyển thể thành câu chuyện về một gia đình, cộng đồng miền Nam nước Mỹ trước sự thay đổi của cuộc sống. Trên cảm hứng tư tưởng ấy, từng thanh âm hiện lên làm rõ hơn chủ đề cho câu chuyện, “thế giới âm thanh nằm ngoài tâm hồn con người và không chỉ gồm các tiếng ồn của tự nhiên mà cả những giọng con người nói, la hét, hát tạo nên chất thịt âm vang cho cuộc sống hằng ngày cũng như cuộc sống trong các lễ hội”[30, 244]. Và thanh âm chúng tôi nghe rõ nhất là tiếng khóc.

Đi vào tác phẩm, chúng tôi thấy có rất nhiều nhân vật đã khóc, tiếng khóc đưa ma của Dilsey và bà Caroline, tiếng khóc ấm ức của Jason thời thơ bé, của Quentin khi nhìn thấy sự đổi thay của Caddy,…Mỗi tiếng khóc lại chứa đựng các thông điệp khác nhau. Và dễ nhận thấy nhất là tiếng khóc của Benjy.

Benjy là nhân vật khóc nhiều nhất truyện. Tiếng khóc của hắn cất lên ở cả bốn phần của tiểu thuyết. Benjy 33 tuổi và bị thiểu năng nên hắn như một đứa trẻ; những mảng kí ức ùa về với nhân vật này khi anh ta chạm phải một vật gì đó gợi nhớ về quá khứ. Benjy chỉ có cảm giác của một sinh vật. Tiếng khóc là cách mà nhân vật giao tiếp với những người xung quanh. Những khám phá sinh động, độc đáo trong cơ chế tâm thức của Benjy gắn với hệ biểu tượng âm thanh. Cuộc sống với hắn xoay quanh những hình ảnh và âm thanh hỗn độn. Nhân vật này không có khả năng cảm nhận thời gian, anh ta đồng nhất thời gian quá khứ, hiện tại làm một. Tiếng khóc của Benjy mở ra những trường nghĩa rộng lớn cho văn bản.

Trước hết, đó là tiếng nói bất hạnh của Benjy khi chứng kiến từng cái chết của người thân và việc mất đi những thứ mà mình yêu thương. Đồng thời âm thanh của gia đình Compson dội lại tâm thức Benjy cũng mang ý niệm rất mơ hồ và khó nắm bắt. Đó là tiếng kêu của các con vật, con Dan hú, được lặp lại năm lần trong cảm nhận của Benjy, rồi tiếng con bò cái rống,.. Và thanh âm gợi lên sự ấm áp từ ngôi nhà, “chúng tôi nghe thấy lửa và

mái nhà”[18, 101].

Có thể nói tiếng khóc của Benjy còn là tiếng nói muốn đối thoại của một cái Tôi bị thất lạc giữa thế giới, “tôi không khóc nhưng không thể dừng lại được. Tôi không khóc

nhưng đất chao đảo, và thế là tôi khóc. Đất cứ dềnh mãi lên và đàn bò chạy lên đồi”[18,

38]. Benjy mang vào mình nỗi đau hư thực, không thể nhận biết được thời gian, trộn lẫn các thanh âm rống, rên rĩ, khóc và tiếng gào của hắn. Nó tưởng chừng vô nghĩa lí, nhưng cấu âm ấy đều thể hiện một sự cuồng nộ của một cái Tôi không thể đối thoại với người khác.

Thời gian câu chuyện ở đoạn tường thuật của Benjy bị đảo ngược liên tục. Truyện mở đầu với ngày 7 tháng 4 năm 1928, khi đó Benjy 33 tuổi và là ngày sinh nhật của hắn. Hắn được Luster dẫn đi tìm đồng xu 25 Cent bị đánh rơi. Benjy nghe được tiếng gọi

caddie” của người đánh gôn, tiếng kêu làm kí ức về người chị mang tên Caddy hiện về.

Âm thanh này mở ra kí ức về quá khứ của hắn, nó nối kết những khoảng mờ trong tiềm thức nhân vật. Từng sự kiện mất mát của gia đình Compson được Faulkner trải ra qua cái nhìn của Benjy. Trên nền thanh âm lộn xộn, nỗi đau, bi kịch của từng thành viên của gia đình được thể hiện.

Tiếng khóc của Benjy luôn gắn với sự mất mát và bất hạnh. Những sự kiện khiến ông khóc là khi Benjy mất đi tên khai sinh, tên em bây giờ là Bejamin, hắn được mẹ đổi tên từ Maury thành Bejamin. Khi đó Benjy lên năm tuổi, năm 1900. Rồi những cái chết của người thân, mở đầu là cái chết của người bà, kế đó là anh trai Quentin, rồi cha mình và gia nhân Rukos. Đặc biệt là sự mất mát của người chị gái Caddy: “Chúng tôi nghe thấy Caddy bước

vội vã… mắt chị lướt qua tôi rồi nhìn đi chỗ khác. Tôi òa khóc. Tôi khóc to và đứng dậy.

Caddy vào và đứng quay lưng vào tường, nhìn tôi. Tôi đi tới chị, khóc, chị lùi sát tường và

tôi nhìn mắt chị và khóc lớn hơn và kéo áo chị. Chị chìa tay ra nhưng tôi kéo áo chị. Mắt

chị chạy đi”[18, 107]. Diễn ngôn diễn tả thật tinh tế cảm xúc của Benjy khi Caddy bỏ nhà

đi. Ông yêu Caddy, nhìn thấy những bất hạnh nàng phải chịu, tiếng khóc của Benjy thổn thức nỗi đau muốn níu kéo những giá trị và tình yêu mà mình dành cho chị gái, khi Caddy đánh mất trinh tiết, “tay chị để lên miệng tôi và tôi thấy đôi mắt chị và tôi khóc. Chúng tôi lên thang gác. Chị dừng lại, dựa vào tường nhìn tôi và tôi khóc và chị đi tiếp và tôi đi theo, khóc, và chị lùi sát tường, nhìn tôi. Chị mở cửa phòng chị, nhưng tôi kéo áo chị và chúng tôi đi tới phòng tắm và chị đứng tựa cửa, nhìn tôi. Rồi chị quàng tay ôm tôi và tôi đẩy chị ra, khóc”[ 18, 108]. Caddy đánh mất trinh tiết khiến Benjy đau đớn. Tiếng khóc chuyển tải thông điệp này với giọng điệu đầy bi thương. Biểu tượng tiếng khóc đã gợi ra những nghĩa biểu trưng khác với nghĩa ban đầu của nó, không chỉ đánh dấu sự hiện hữu của con người trong cuộc đời mà còn chuyển tải nghĩa khác là nỗi đau khi mất đi những thứ mình yêu thương.

Tiếng khóc của Benjy đã thổi vào bản hợp âm Âm thanh và cuồng nộ những nốt điệu khiến câu chuyện nhuốm đầy thực ảo. Nỗi đau và sự bất hạnh của gia đình Compson được nhìn dưới mắt Benjy với biểu trưng là tiếng khóc đã cho thấy được dụng ý của nhà

văn: tạo khắc nên một bài ca bất tận về sự thống khổ và bất hạnh mất mát của con người trong cuộc đời.

Âm thanh và cuồng nộ là bài ca về tình yêu và thân phận của con người thời hiện đại. Tình yêu của chị gái dành cho Benjy hệt như tình mẫu tử. Benjy chào đời trong một gia đình đang suy sụp, thiếu vắng tình thương. Ở gia đình Compson, Caddy như người mẹ nâng đỡ tình yêu và cứu rỗi cuộc sống cho hắn. Nàng là hiện thân của cái đẹp bị cuộc sống dục tình lôi kéo và hủy hoại. Benjy yêu chị gái. Tình yêu đó như người con với mẹ, lại như người tình. Benjy cảm nhận Caddy bằng các giác quan, đặc biệt là thính giác “Caddy

có mùi như cây”, “Caddy có mùi như mưa”,.. Nhưng hắn không thể đối thoại với nàng, chỉ

có thể biểu lộ cảm xúc bằng tiếng kêu đau thương. Mỗi khi chị mình bị mất đi một cái gì đó, Benjy lại khóc. Đó là tiếng khóc khi thấy quần lót của nàng bị dính bùn lúc nàng leo lên cây, khi Caddy mất nụ hôn đầu và nhất là khi nàng đánh mất trinh tiết. Tiếng khóc thổn thức nỗi đau vì nhìn thấy sự mất mát của người mình yêu thương. Nó vọng vào Caddy làm nàng nhận thức lại hành động của mình, Caddy luôn cố gắng làm vui lòng Benjy bởi tình yêu thương vô bờ bến của nàng với hắn, “em đâu phải là thằng bé khốn khổ, em có Caddy của

em mà”[18,18]. Nhưng rồi Caddy lớn lên và thay đổi, khao khát và ham muốn đẩy nàng vào

tội lỗi. Benjy ngửi được nó, nhưng hắn không thể làm gì được, chỉ biết khóc, gào, rống và rên rĩ,...

Thủ pháp dòng ý thức cùng nghệ thuật tương giao khiến thanh âm của Benjy hiện lên cực kỳ sống động. Mỗi hình ảnh, tiếng kêu, hay vật dụng khi Benjy cảm thấy, chạm thấy, nghe thấy lại gọi ông trở về kí ức. Đó là cách xây dựng hiện thực tâm hồn nhân vật của Faulkner. Những khoảng mờ, lối tắt của tâm lí nhân vật được dòng ý thức soi sáng, lát cắt thời gian tuyến tính bị xóa bỏ, thay vào đó thời gian tâm trạng được tác giả sử dụng. Tràn

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 36)