Âm thanh của Jason

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 53 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Âm thanh của Jason

Jason là nhân vật tỉnh táo nhất gia đình Compson. Hắn cũng trải qua một tuổi thơ thiếu vắng tình yêu của cha và các anh em. Tình yêu tôn thờ của mẹ không giúp nhân vật này cân bằng được trạng thái xúc cảm. Trước sự suy sụp của gia đình, thanh âm của hắn hướng về sự trách móc những người thân. Jason ghét nhất là Caddy. Nên khi Caddy đi khỏi nhà, hắn trút sự thù hận lên con riêng của nàng là Quentin. Và bức tranh về gia đình Compson không thể toàn vẹn nếu thiếu những thanh âm của Jason.

Tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ là bản giao hưởng với nhiều cung điệu khác nhau và tiết điệu của Jason là nhịp nhanh và mạnh, tiếng nói gấp gáp của một cái tôi duy lí đang cay nghiến thực tại, “tiền đó là của mẹ”, tôi nói. ‘mẹ muốn ném cho chim chóc thì

cũng là việc của mẹ”[18, 316]. Tư duy của Jason luôn gắn liền với vấn đề tiền bạc và địa vị

Tiếng chửi xuất hiện ngay từ phần mở đầu “ đã là điếm thì suốt đời vẫn là điếm. Tôi

đã bảo mà”[18, 258]. Câu chuyện được mở đầu với ngày 6 tháng tư năm 1928 một ngày

trước lời kể của Benjy. Jason dưới con mắt của gia nhân và anh em hắn là một kẻ chuyên mách lẻo, keo kiệt. Tính cách này khiến hắn xa cách với anh em trong gia đình, luôn mâu thuẫn với tình yêu thương cao cả của Caddy. Từ sau cái chết của người bà, Jason không có được tình yêu của gia đình, hắn dường như tách biệt với những anh em của mình. Hình tượng Jason được thể trong mắt người anh Quentin và người em Benjy là một cá tính ích kỉ, hay khóc nhè. Cha hắn không yêu thương hắn mà dành hết tình yêu của mình cho ba người con khác. Âm thanh của tuổi thơ Jason là tiếng khóc đấu tranh cho tình yêu gia đình không trọn vẹn. Những bất hạnh của gia đình theo hắn chính là do Caddy. Bị hầu hết mọi người trong gia đình coi khinh, chỉ trừ mẹ, do đó hắn cố hành động để giành được sự yêu thương của gia đình. Chính tuổi thơ bất hạnh đã khiến Jason trở nên lạnh lùng và khắt nghiệt với đứa cháu ruột của mình là Quentin. Cô là con riêng của Caddy với một người đàn ông khác là Dalton Ames. Những xung đột quá khứ với Caddy trong tình yêu gia đình càng khiến Jason khinh miệt con gái Caddy. Hắn cố áp đặt suy nghĩ và lối sống của mình lên các thành viên khác. Do đó Jason gặp phải tiếng nói phảng kháng lại trật tự đó và kết quả là hắn bị mất số tiền hơn 7000 đôla còn cháu gái hắn trốn nhà đi theo người khác. Thanh âm của mẹ hướng đến hắn là tiếng cảm thông và đau xót cho đứa con trai bà yêu nhất không được đối xử bình đẳng. Nhưng nó khiến Jason khó chịu, bởi nó như một sự ban ơn. Còn với Benjy, hắn ghét tiếng la hét, gào khóc của em trai bởi nó khiến cho thực tại suy vi gia đình trở nên rõ ràng hơn. Âm thanh của người vú già Dilsey với tiếng nói bênh vực và che chở cũng bị Jason bác bỏ. Đặc biệt hắn ghét cay ghét đắng thanh âm của đứa cháu Quentin. với Jason, đó là một niềm ô nhục trong gia đình. Jason luôn xung đột và gây hấn với cô bé, áp đặt lối sống lên cô, khiến cô bé phải bỏ nhà đi, “cái con đĩ đã khiến tôi mất một việc làm, một cơ hội để tiến thân, đã giết cha tôi và làm mẹ tôi mòn mỏi từng ngày, làm tên tuổi tôi thành trò cười trong tỉnh. Tôi sẽ không làm gì hết. Tiếng chuông lại vang rền, cao tít trong nắng

thành từng dải thanh âm hỗn độn và chói sáng”[18, 419].

Vì là nhân vật tỉnh táo nhất của Compson, Jason cảm nhận thanh âm cuộc sống theo tự thời gian, tiếng tích tắc của đồng hồ luôn gợi cho Jason sự hối hả, vội vã của cuộc sống. Jason luôn tính toán hơn thiệt. Hắn không yêu thương một ai, đổ tất cả tội lỗi về sự suy sụp của gia đình lên Caddy, vì nàng, nàng chiếm hết tình yêu của bố, vì nàng, Jason không thể vào được ngân hàng làm việc, khiến bố và anh trai Quentin phải chết,… Thanh âm trách

móc và hằn học được thể hiện đậm nét với những mẫu đối thoại giữa hắn và Quentin, cháu gái mình: “Tôi hư, đó là vì tôi phải hư… Cậu làm tôi hư. Tôi chỉ muốn chết cho xong. Tôi

ước gì tất cả chết hết đi”[18, 316]. Jason lợi dụng tình cảm mẹ con của Caddy để chiếm hữu

số tiền nàng gửi về hàng tháng. Dưới con mắt tiếp nhận của độc giả, Jason là kẻ tham lam và độc ác, cay nghiệt,… Nhưng bi kịch nhân vật này phải chịu có nguồn gốc bên trong gia đình, cách sống, thái độ sống và nuôi dưỡng người thân của Jason là nguyên nhân đẩy Quentin trốn khỏi nhà. Khi cha mất, Jason nắm gần như sinh hoạt của gia đình. Do đó anh ta cố tìm cách chia rẽ tình yêu của Chị gái mình và con gái cô ấy.

Tiếng nói của những đối thoại quá khứ được Jason cảm nhận, đó là việc Caddy luôn cố gắng giành hết tình yêu về phía mình. Nàng không san sẻ nó cho Jason, khiến anh ta luôn bị bỏ rơi và chìm trong mặc cảm lạc lõng. Hiện thực đó khiến hắn theo năm tháng trở thành một con người đầy tính toán, nhỏ nhen và ích kỉ. Anh ta không ban phát tình yêu thương cho cháu gái, luôn tìm cách ngăn chặn và dùng kỉ luật áp chế Quentin cháu. Chân dung Jason thời bé với đôi tay luôn đút vào túi quần, ám gợi sự keo kiệt, chuyên đi mách léo gợi lên sự hèn hạ. Là một kẻ hay khóc nhè và luôn chơi một mình. Jason tách xa và cách biệt với gia đình, luôn hằn học gây hấn với Caddy. Hắn là một kẻ cơ hội, chờ thời cơ để trục lợi. Jason chỉ biết yêu mình. Tâm hồn hắn là một sa mạc cằn cỗi. Nên âm thanh cuộc sống dội đến với Jason không có sự cao đẹp mà chỉ là sự ích kỉ, thấp hèn. Jason không có đức tin về Chúa, chai sạn xúc cảm và tình yêu với mỗi người, cái nhìn của nhân vật này với mọi người xung quanh như đôi mắt của người cha, luôn coi khinh và yếm thế với cuộc đời. Do đó hắn không chấp nhận thực tại, thanh âm phản kháng được Jason trút vào người thân, la mắng, mỉa mai, đùa cợt, thậm chí chà đạp lên những tình cảm thiêng liêng của tình anh em,…Biểu tượng Jason là một lối sống Mỹ thực dụng trong xã hội tư sản mà nhà văn đã phác thảo nên. Nó bất chấp tiếng gọi yêu thương, xua đuổi tình yêu, sự hi sinh, chỉ vang lên tiếng nói ích kỉ luôn muốn lợi ích cho riêng mình. Jason nhớ về những hành động, việc làm của mình, giọng kể tái hiện lại những sự việc xảy ra với gia đình, nhưng nó lại được nhìn dưới một đôi mắt khác Benjy và Quentin. Sự cuồng nộ của Jason là tính hẹp hòi của một cái tôi ích kỉ, nó khác với khao khát được yêu thương của Benjy, tình yêu mù quáng của Quentin. Jason nhận thức nỗi đau gia đình từ phía những người thân. Ý thức của Jason cũng được viết theo kĩ thuật dòng ý thức. Anh ta góp cho thanh âm bi kịch của nhà Compson được nghe rõ hơn. Tiếng nói cuồng nộ bởi hiện thực cay đắng hiện ra và Jason nhìn quá khứ đau thương. Nỗi đau khi tài sản và địa vị gia tộc lần lượt bị mất đi. Hắn sống trong hiện tại đau thương, cố đi

tìm lời giải đáp cho thất bại của mình và mất mát của gia đình. Với Jason chính Caddy là nguồn gốc của tất cả bi kịch hắn phải chịu. Những mẫu đối thoại được Jason tái hiện, những hình ảnh gợi nhớ về Caddy của Jason không tươi đẹp và đau thương như hai người anh em trước của ông, mà nó tràn ngập sự thù hận, oán trách.

Có những cách đặt tên được Faulkner sử dụng để tạo nên sự trùng lặp về tính cách và gây rối cho người đọc, đó là Jason trùng với tên của bố là ông Jason Compson, Quentin là con của Caddy trùng với tên của anh trai Caddy là Quentin Compson. Gia đình Compson tồn tại qua bốn thế hệ là mẫu hình những gia tộc miền Nam trong thế kỉ XIX. Sự bảo thủ trong suy nghĩ và cách dạy dỗ con cái dẫn tới sự suy vong của gia tộc. Jason nhận ra điều đó nhưng anh lại có những cách suy nghĩ và hành động cực đoan, điều đó không thể cứu vãn gia đình này mà còn đẩy họ lún sâu vào bất hạnh. Sự ích kỉ, lối sống khắc nghiệt và thiếu vắng tình yêu thương là nguyên nhân của bất hạnh .

Dưới đôi mắt và cảm nhận của mỗi thành viên, âm thanh hằn chứa những thông điệp khác nhau, nhưng tất cả đều là tiếng kêu tuyệt vọng, là lối sống ích kỉ của nhân vật. Họ muốn được yêu thương, nhưng lại không biết học sự yêu thương do đó mất di tình yêu của người khác. Mỗi nhân vật rơi vào vòng định mệnh, con người thân phận trong họ lên tiếng khóc than cho số phận của mình và nỗi bất hạnh của gia đình. Trong sự bất hạnh đó, chỉ có ánh sáng của tình yêu, sự chở che và đức hi sinh mới giúp họ vượt thoát được nó, giúp họ tìm lại được tình yêu. Những thanh âm lạc điệu và cuồng nộ một nỗi bất hạnh của thân phận con người, và Faulkner đã xây dựng hình tượng Dislsey với biểu tượng tiếng hát của bà như một cách để hòa giải và cứu vớt linh hồn cho tội lỗi của gia đình này.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong tiểuthuyết “âm thanh và cuồng nộ” của william faulkner (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)