Một điều đáng chú ý là trong tác phẩm này có sự xuất hiện của nhân vật người điên Benjy - kẻ không có khả năng tư duy và hiện lên với những chuỗi âm thanh đầy cuồng nộ.. Đọc tác phẩm của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
VŨ THỊ NỀN
NHÂN VẬT NGƯỜI ĐIÊN TRONG
TIỂU THUYẾT ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ CỦA W FAULKNER VÀ THOẠT KỲ THỦY
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
HÀ NỘI - 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
VŨ THỊ NỀN
NHÂN VẬT NGƯỜI ĐIÊN TRONG
TIỂU THUYẾT ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ CỦA W FAULKNER VÀ THOẠT KỲ THỦY
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
TS PHÙNG GIA THẾ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học, khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội 2 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô, đặc biệt là đối với thầy giáo Phùng Gia Thế, người đã tạo điều kiện, tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
VŨ THỊ NỀN
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý
kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS Phùng Gia Thế
- Khóa luận không sao chép từ một công trình có sẵn nào
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
VŨ THỊ NỀN
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của khóa luận 8
7 Cấu trúc của khóa luận 9
NỘI DUNG 10
Chương 1 Nhân vật người điên trong văn học: từ phương Tây đến
phương Đông dưới cái nhìn so sánh 10
1.1 Quan niệm về người điên trong khoa học và văn học 10
1.1.1 Quan niệm về người điên trong khoa học 10
1.1.2 Quan niệm về người điên trong văn học 11
1.2 Sự xuất hiện của hình tượng người điên trong văn học phương Tây và phương Đông cận, hiện đại 13
Chương 2 Những điểm tương đồng của hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy 20
2.1 Nhân vật người điên - kiểu nhân vật bất toàn 20
2.1.1 Lạ hóa, dị biệt 20
2.1.2 Phiêu lưu trong vô thức 23
2.1.3 Bất khả đối thoại, đối thoại phi lí 25
2.2 Nhân vật người điên - con người xa rời thực tại 27
2.2.1 Sống trong liên tưởng, ảo giác 27
2.2.2 Gắn chặt với hình ảnh, âm thanh biểu tượng 30
Trang 62.3 Nhân vật người điên - hiện thể đặc biệt cái nhìn con người của nhà
văn 36
2.3.1 Con người cô đơn, lạc lõng 36
2.3.2 Con người thiếu vắng tình thương 39
2.3.3 Con người đánh mất chính mình 40
Chương 3 Những khác biệt độc đáo của hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy 46
3.1 Nguồn gốc của chứng điên 46
3.1.1 Benjy - kẻ điên bẩm sinh 46
3.1.2 Tính - kẻ điên vì môi trường phi nhân tính 46
3.2 Không gian xuất hiện - tình trạng hiện sinh của nhân vật 49
3.2.1 Benjy gắn với không gian ngôi nhà - kiểu môtip “cầm tù” 49
3.2.2 Tính gắn với không gian núi rừng huyền bí, siêu thực - kiểu không gian “thọat kỳ thủy” 50
3.3 Tâm lí, tính cách nhân vật 51
3.3.1 Benjy hướng đến khát vọng tình thương 51
3.3.2 Tính đi dần đến sự tha hóa và hủy diệt 54
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 7(1950) Nhiều tác phẩm của ông được đông đảo bạn đọc biết đến như: Khi
tôi nằm chết (1930), Thánh đường (1931), Nắng tháng tám (1931), Absalom, Absalom! (1936)… Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ được
ấn hành lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong giới văn học, sau đó là trong quảng đại quần chúng Một điều đáng chú ý là trong tác phẩm này có sự xuất hiện của nhân vật người điên Benjy - kẻ không có khả năng tư duy và hiện lên với những chuỗi âm thanh đầy cuồng nộ Qua kiểu nhân vật này, W Faulkner đã thể hiện được những phẩm chất cực kì độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật và trên hết là những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc
1.2 Nguyễn Bình Phương (sinh năm 1965) là một nhà văn Việt Nam đương đại nổi tiếng Ông viết văn từ khi còn rất trẻ Năm 1986, bản trường
ca Khách của trần gian được xuất bản đã đánh dấu mốc quan trọng, mở đầu
cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Bình Phương là tác giả của các
tập thơ: Lam chướng (1992), Xa thân (1997)… và gần đây nhất là tập thơ
Buổi câu hững hờ (2011) Không chỉ sáng tác thơ, Nguyễn Bình Phương còn
Trang 8là một cây bút tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn trên văn đàn Có thể kể
đến những cuốn tiểu thuyết đầy ấn tượng của ông như: Vào cõi (1991),
Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn
(2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006)… Nguyễn Bình Phương cùng
những cái tên như Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… là lớp nhà văn trưởng thành trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khi tiểu thuyết Việt Nam đã bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập Bởi vậy, Nguyễn Bình Phương có cơ hội được xúc tiếp với tinh hoa của văn học hiện đại thế giới Bằng tài năng vốn có, sự nỗ lực và tinh thần học hỏi không ngừng, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được bản thân và có đóng góp
to lớn vào công cuộc hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết Nói về vị trí văn học của Nguyễn Bình Phương, nhà phê bình Phạm Xuân Thạch nhận định: “Nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, ưu tiên số một chắc chắn là Nguyễn Bình Phương” Đi vào các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, người đọc sẽ nhận thấy một lối viết riêng biệt, mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian, thời gian cho đến sử dụng ngôn từ Cùng với những cách tân về kỹ thuật, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương còn cho thấy những cách cắt nghĩa, lí giải độc đáo về con người Đọc tác phẩm của ông, người đọc sẽ thấy sự xuất hiện của các kiểu nhân vật đặc biệt như: những kẻ điên, những tên khùng, những nhân
vật phi lí… Với Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương thực sự trở thành “nhà
văn đương đại đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” (Đoàn Cầm Thi), đặc
biệt là việc đi sâu vào khám phá cái “điên” và cái “mộng” ẩn sâu trong mỗi
con người Qua nhân vật người điên, nhà văn bộc lộ những thể nghiệm mới
mẻ về con người và chuyển tải những quan niệm nhân sinh độc đáo
William Faukner và Nguyễn Bình Phương đều là những nhà văn nổi
Trang 9hai bầu sinh quyển văn hóa khác nhau song với Âm thanh và cuồng nộ và
Thoạt kỳ thủy, họ đều gặp nhau ở việc đưa người điên trở thành hình tượng
trung tâm của văn học Hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ của W Faulkner và hình tượng người điên trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn
Bình Phương có gì giống và khác nhau? Các quan niệm nghệ thuật và lối viết của hai nhà văn về người điên có gì đáng bàn luận? Liệu có hay không sự ảnh hưởng của W Faulkner đối với Nguyễn Bình Phương khi mà ảnh hưởng của nhà văn Mỹ lừng danh này đã vượt qua biên giới một khu vực? Việc
nghiên cứu nhân vật người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt
kỳ thủy trên phương diện văn học so sánh sẽ cố gắng làm sáng tỏ được những
vấn đề này
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật người
điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W Faulkner và Thoạt kỳ
thủy của Nguyễn Bình Phương” nhằm làm rõ những nét tương đồng cũng
như những khác biệt độc đáo trong việc thể hiện hình tượng người điên của hai nhà văn
2 Lịch sử vấn đề
Ở châu Âu, W Faulkner là một cây đại thụ mà cái bóng của ông đã tỏa xuống cả một nền văn học C E Mahhy coi ông như là hiện thân của “thời đại tiểu thuyết Mỹ” Sáng tác của W Faulkner không chỉ ảnh hưởng đến văn chương Mỹ Latinh, Pháp, Nga… mà còn ảnh hưởng đến cả nền văn học trên
toàn cầu Bốn tiểu thuyết: Âm thanh và cuồng nộ (The Sound and The
Fury - 1929); Nắng tháng tám (Light in August - 1932); Khi tôi nằm chết (As
I lay Dying - 1930); Absalom, Absalom! (1936) được xem là là “Tứ đại kỳ
thư” của văn học Hoa Kỳ và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới,
trong đó có Việt Nam
Trang 10Âm thanh và cuồng nộ là một tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng thẩm mĩ
của Faulkner Đây được coi như một kiệt tác, góp phần không nhỏ trong việc đưa Faulkner trở thành một nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ XX Cho đến nay, ý nghĩa tư tưởng cũng như những cách tân táo bạo về mặt nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết vẫn là thách đố đầy quyến rũ và trở thành đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học Ở Việt Nam, có thể kể đến các bài viết tiêu biểu sau:
Trong bài viết “Âm thanh và cuồng nộ và sự cách tân tiểu thuyết Gothic
của W Faulkner”, Hoàng Thị Quỳnh Trang đã khẳng định những đóng góp của Faulkner vào sự cách tân tiểu thuyết Gothic Hoàng Thị Quỳnh Trang
nhấn mạnh: “Âm thanh và cuồng nộ là một trong bốn tiểu thuyết thành công
nhất của W Faulkner được viết trên nền chủ đề đen (dark theme) với hệ thống nhân vật xuất hiện như những bóng ma của quá khứ, điên dại, ngẩn
ngơ trong cuộc đời thực” [42]
Bài viết “Nhân vật trùng tên trong “Âm thanh và cuồng nộ và Trăm năm
cô đơn” của Trần Thị Anh Phương đã so sánh việc thể hiện các nhân vật
trùng tên trong hai tác phẩm Nói về các nhân vật trùng tên trong Âm thanh
và cuồng nộ, tác giả bài viết nhận xét: “Những nhân vật của Faulkner hiện
lên trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ bằng cả nỗi đau, tính bạo lực, sự
ngược đãi và những tinh thần đọa lạc Đó là những con rối định mệnh, một
số phận không thể nào cứu rỗi được trong định mệnh nghiệt ngã của mỗi kiếp người, đó là bức thông điệp cũng như phong cách độc đáo của Faulkner” [31] Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, bài viết của Trần Thị Anh Phương chỉ bàn luận về môtíp trùng tên nhân vật được thể hiện trong tác phẩm chứ không đi vào phân tích một hình tượng cụ thể
Lâm Duy trong bài “Tìm hiểu tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ” đã
Trang 11ngôn ngữ của tác phẩm Trong khi bàn về nhân vật, tác giả bài viết cho rằng:
“Mỗi nhân vật hiện ra trong tác phẩm đặc biệt là những nhân vật chính đều nhìn thế giới, vạn vật dưới con mắt u sầu và sự hoài nghi về sự xuất hiện của mình trong cuộc sống Nếu như trong tiểu thuyết Gothic truyền thống, thế giới nhân vật thường được phân làm hai tuyến đối nghịch nhau là tuyến nhân vật độc ác chuyên gây hại như ác quỷ, bạo chúa, những gã săn lùng người dị giáo và tuyến nhân vật nạn nhân thì trong tiểu thuyết Gothic Hoa Kì, hệ thống nhân vật đó được thay thế bằng những thằng khờ, những kẻ loạn trí, những triết gia, những luật sư phải sống ẩn dật… Các nhân vật này có điểm mới mẻ là đều mang khuyết tật không chỉ ở trên cơ thể mà cả trong tâm hồn, tức là có sự khập khiễng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần” [10] Bài viết này
có bàn về nhân vật song chỉ dừng lại ở việc nêu ra những đặc điểm chung nhất về thế giới nhân vật của Faulkner
Trong bài giới thiệu về Faulkner với nhan đề: “William Faulkner và sứ mệnh của nhà văn”, Nguyễn Hữu Hiệu đã nêu ra một số nhận xét về hệ
thống nhân vật của tiểu thuyết gia vĩ đại này Người viết cho rằng các nhân
vật của Faulkner đều có thái độ nhẫn nhục khôn ngoan của nhân vật
Sophocle Họ “khuất lụy định mệnh, chấp nhận định mệnh một cách thầm
lặng, gánh tất cả gánh nặng quá khứ một cách gan góc Can trường, vong lương, lương thiện, dịu dàng, đau khổ, nhẫn nại và kiêu hãnh vươn thẳng lên sau giông tố là điều Faulkner muốn truyền đạt qua tác phẩm của ông Vì lẽ
đó, ông ca ngợi những người nông dân, những kẻ ngây dại, những trẻ em, những kẻ sống bản năng, những kẻ nghèo khó, những kẻ tin vào cuộc đời, tin vào con người, vào quá khứ Bởi vì họ sẽ tồn tại như cỏ giữa sa mạc cằn khô” [22]
Nổi lên như một hiện tượng của văn học Việt Nam đương đại, sáng tác của Nguyễn Bình Phương cũng trở thành chủ đề luận bàn của nhiều nhà
Trang 12nghiên cứu, phê bình Trong đó, có nhiều bài viết đã đề cập đến nhân vật
trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của ông:
Hoàng Thị Cẩm Giang trong bài “Về nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỷ XXI” đã đề xuất một hệ thống tiếp cận nhân vật từ nhiều cấp
độ như: cấp độ tâm lí - tính cách, cấp độ thân phận - hành động và cấp độ
chức năng tự sự Tác giả bài viết cho rằng nhân vật trong Thoạt kỳ thủy thuộc
loại cấp độ tâm lí - tính cách, đồng thời khẳng định: “Trong những nhân vật loại này, ý thức không phải lúc nào cũng ở vị trí chủ đạo; tiềm thức / vô thức
có lúc chiếm thế ưu thắng và điều khiển hành vi của con người cũng như mạch chảy của tự sự Với mỗi một quan hệ khác nhau với một đối tượng khác nhau, nhân vật lại bộc lộ một con người khác, một bình diện khác trong nhân cách của mình” [16] Trong giới hạn phạm vi của bài viết, Hoàng Thị
Cẩm Giang khi bàn về nhân vật trong Thoạt kỳ thủy chỉ đưa ra ý kiến nhận
diện và phân loại các kiểu nhân vật được thể hiện trong tác phẩm
Đi sâu hơn vào nghiên cứu Thoạt kỳ thủy, Hoàng Đăng Khoa trong tiểu luận “Thử khai mở kiến trúc hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thoạt kỳ
thủy của Nguyễn Bình Phương” đã phân tích thủ pháp mờ hóa trên các bình
diện như nhan đề, cốt truyện, nhân vật… Hoàng Đăng Khoa đã trình bày những cảm nhận sắc nét về nhân vật Tính, trong đó nhấn mạnh: ở Tính “tập trung mọi vùng mờ vô thức của cộng đồng” (…) “Cái hình hài như ngợm, cái triệu chứng điên, cái bản năng tàn sát, cái sự không hề có cảm xúc ham muốn của một con đực… nơi Tính nói lên Tính dường như không phải là con người” [27]
Đánh giá về vai trò của yếu tố vô thức đối với sáng tác của Nguyễn Bình Phương, Đoàn Cầm Thi trong bài “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên
(Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương)” đã đánh giá: “Thoạt kỳ thủy
Trang 13văn Việt Nam đương đại đẩy cuộc thăm dò này đi xa nhất” Tác giả của bài viết đã có những lời bàn luận sắc sảo, nhạy bén về đời sống bản năng vô thức của nhân vật và nhìn nhận vô thức như là thành tố trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Đoàn Cầm Thi đã nghiên cứu về nhân vật người điên trong văn học và khái quát thành hai kiểu: điên “vĩ đại” và điên “con bệnh” Đoàn Cầm Thi cho rằng nhân vật người điên của Nguyễn Bình Phương được sáng tạo theo một bút pháp riêng: “không có kiểu điên vĩ đại Người điên cũng không phải là những con bệnh reo hò, nhảy múa man dại, hành động kì quặc
vô lí Nhân vật người điên của Nguyễn Bình Phương vẫn có tâm hồn, có phần bản thể trong suy nghĩ và hành động Họ là những kẻ dị tật, tàn khuyết về tâm
lí” [41] Nhìn chung, bài viết này đã nêu ra một số đặc điểm quan trọng về
hình tượng người điên trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
Trong bài viết “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, Phùng
Gia Thế cũng đưa ra lời bàn luận về nhân vật trong Thoạt kỳ thủy Người viết cho rằng: “Trong bức tranh Thoạt kỳ thủy, không có nhân vật nào tròn vành
rõ chữ Điên khùng, nghiện ngập, ưa đánh đập, chịu trận, thất thần, điên dở
Và đáng thương Ngụp lặn trong cõi sống miên man Họ không có khát khao, không có điểm tựa, không chút lờ mờ cá tính Họ chẳng rõ gốc tích gì và rồi cũng biến đi vô tăm tích giữa cuộc đời” [40- tr.5]
Có thể thấy, các bài nghiên cứu trên ít nhiều đã nói đến nhân vật trong
Âm thanh và cuồng nộ hoặc trong Thoạt kỳ thủy Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đi sâu phân tích, tìm hiểu nhân vật cũng như so sánh nhân vật trong hai tác phẩm trên Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài:
“Nhân vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W Faulkner và Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương”
Trang 143 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người điên trong hai tác phẩm, từ đó thấy được mối quan hệ ảnh hưởng cũng như những
sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn
- Góp phần vào việc khẳng định vị trí, vai trò của bộ môn Văn học so sánh trong nghiên cứu văn học hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
- Phân tích, so sánh làm rõ những nét tương đồng cũng như những khác biệt của hình tượng người điên trong hai tác phẩm vừa nêu trên cả hai bình diện: tư tưởng và thi pháp nghệ thuật
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W
Faulkner và trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner, Nxb Văn học, 1929
- Thoạt kỳ thủy của Nghuyễn Bình Phương, Nxb Văn học, 2005
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp;
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6 Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận của
Văn học so sánh, vai trò của Văn học so sánh trong nghiên cứu văn học và
Trang 15- Về mặt thực tiễn: Qua so sánh - đối chiếu có thể thấy được mối quan
hệ giữa hai tác phẩm thuộc hai quốc gia khác nhau cũng như khẳng định được giá trị của mỗi hiện tượng văn học dân tộc
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Nhân vật người điên trong văn học: từ phương Tây đến
phương Đông dưới cái nhìn so sánh
Chương 2: Những điểm tương đồng của hình tượng người điên
trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy
Chương 3: Những khác biệt độc đáo của hình tượng người điên
trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy
Trang 16NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHÂN VẬT NGƯỜI ĐIÊN TRONG VĂN HỌC: TỪ PHƯƠNG TÂY
ĐẾN PHƯƠNG ĐÔNG DƯỚI CÁI NHÌN SO SÁNH
1.1 Quan niệm về người điên trong khoa học và văn học
1.1.1 Quan niệm về người điên trong khoa học
Trong Từ điển tiếng Việt, GS Hoàng Phê và các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ khác định nghĩa: “điên” là “ở tình trạng bệnh lí về tinh thần, mất năng lực
tự chủ và năng lực kiềm chế hành vi, thường có những hoạt động quá khích”
[30- tr.420]
Trong giáo trình Nội thần kinh, tác giả Hoàng Khanh cho rằng “điên” là
căn bệnh rối loạn tư duy Tư duy của con người là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức Hoạt động
tư duy có đặc tính phản ánh thực tại khách quan một cách gián tiếp và khái quát, từ đó con người có thể nắm bắt được bản chất và quy luật phát triển của
sự vật, hiện tượng Theo tác giả, quá trình tư duy được xây dựng trên cơ sở của cảm giác, tri giác, kiến thức, trí nhớ, sự tưởng tượng, phán đoán, suy luận Một tư duy được gọi là bình thường khi nó phù hợp với thực tế khách quan và phù hợp với những chuẩn mực được đại đa số mọi người trong xã hội thừa nhận Khi hoạt động tư duy bị rối loạn, con người không kiểm soát được suy nghĩ, hành vi giao tiếp, không nhận thức được thế giới khách quan… nghĩa là
bị bệnh tâm thần
Về mặt khoa học, theo bác sĩ Phạm Ngọc Duệ - Phó giám đốc Trung tâm điều dưỡng người tâm thần có công tỉnh Thái Bình thì “ai cũng có thể bị điên” Theo ông, nguyên nhân của chứng điên có thể là do ngoại sinh (như bị tai nạn, bị thương do bom đạn chiến tranh…) hoặc do nội sinh (như lo âu,
Trang 17stress, căng thẳng…) Chứng bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ người nào, thậm
chí là ở cả những người có bộ óc thiên tài John Nash (sinh năm 1928) - nhà
Toán học người Mỹ được giải Nobel về khoa học kinh tế (năm 1994), Vincent van Gogh (1853-1890) - danh họa Hà Lan thuộc trường phái ấn tượng với những bức họa được yêu thích nhất thế giới, Edgar Allan Poe (1809-1849) - nhà văn Mỹ với những truyện ngắn kinh dị và truyện trinh thám nổi tiếng, Ludwing van Beethoven (1770-1827) - nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức… đều
đã từng bị ảo giác, hoang tưởng và đôi khi trở thành những con người bất bình thường về mặt tâm thần
Nói chung, trong khoa học, người điên là người mắc bệnh tâm lí, rơi vào trạng thái vô thức và không kiểm soát được chính mình Chứng điên có thể xảy đến với bất kì ai bằng những nguyên nhân đa dạng
1.1.2 Quan niệm về người điên trong văn học
Người điên trong văn học là một hình tượng nhân vật Đó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ chứ không đơn thuần là con người sinh lí như cái nhìn trong khoa học Bản thân mỗi nhân vật văn học “là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [18-tr.235] Nhân vật văn học là sự hư cấu có chủ ý của tác giả và là một thành tố không thể thiếu trong cấu trúc của văn bản nghệ thuật Thông qua đó, độc giả có thể đọc được tầng hàm nghĩa của tác phẩm, nắm bắt được những quan niệm, tư tưởng của chủ thể sáng tạo về đời sống, về nghệ thuật và
về con người
Quan niệm về người điên trong văn học do vậy cũng mang tính đặc thù
của loại hình nghệ thuật này Các nhà văn không nhìn người điên với tư cách
là những “con bệnh” mà với tư cách là những con người có một đời sống tâm
lí riêng, một thế giới bí ẩn bên trong đầy phức tạp mà người nghệ sĩ muốn khám phá
Trang 18Nhân vật Mêđê trong vở kịch cùng tên của Ơripit (sống vào thế kỷ V, TCN) ở Hi Lạp cổ đại đã bị người chồng Giadông gọi là “mụ điên” khi chính tay nàng đã giết chết hai đứa con của mình Nhưng cái “điên” của người phụ
nữ ấy xuất phát từ chính nỗi bất hạnh của cuộc đời nàng Mêđê cầm dao đâm
các con để trả thù Giadông nhưng bản thân nàng cũng đau đớn Đọc Mêđê,
người ta vừa giận vừa thương cho tấn bi kịch của một người vợ, người mẹ mất đi hạnh phúc gia đình Thủ phạm gây ra tấn bi kịch của Mêđê không phải ai khác mà chính là người chồng mà nàng đã đánh đổi tất cả để đi theo, thậm chí là từ bỏ quê hương và giết em trai của mình Trong lúc bị sự hận thù làm rối trí, nàng vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra sự “điên rồ” của mình: “Các con nhìn mẹ, mẹ không chịu nổi nữa… Ghê rợn quá, ta gục ngã mất Tội ác của ta, ta biết, chúng tàn khốc lắm Nhưng một cơn điên rồ mù quáng cứ lôi cuốn ta đi, muốn cưỡng không được…” Có thể nói, với Ơripit, cái điên loạn của người đàn bà là cái điên của sự phẫn nộ và người bị coi là “điên” ở đây không phải là kẻ biến thái, mất đi trí khôn mà chỉ vì con người ấy là nạn nhân của một bi kịch lớn
Đôn Kihôtê trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê - nhà quý tộc tài ba xứ
Mantra của nhà văn Xecvăngtex cũng là một kẻ mắc bệnh hoang tưởng Y
đọc quá nhiều sách hiệp sĩ và nghĩ cuộc đời cũng giống như những trang viết cần y ra tay trượng nghĩa Đôn Kihôtê đã bỏ nhà ra đi để thực hiện chí lớn của mình Y nhìn thấy quán trọ mà nghĩ đó là tòa lâu đài; y giúp cậu bé chăn cừu nhưng hậu quả là làm cậu bị đánh nhiều hơn; y cho những cối xay gió là “bọn khổng lồ” và lao vào đánh nhau với chúng để rồi lại bị cánh quạt quay quật xuống đất nhừ tử; y cứu bọn tù khổ sai để bảo vệ quyền tự
do của con người nhưng vì sự gàn dở của mình, y lại bị chính bọn này nhặt
đá ném cho một trận tơi bời… Cứ như vậy, ba lần ra khỏi nhà, Đôn Kihôtê
đã có bao hành động ngớ ngẩn Đến tận khi sắp từ giã cõi đời, y mới nhận
Trang 19ra được tác hại của tiểu thuyết hiệp sĩ và những việc làm ngốc nghếch của mình
Đôn Kihôtê là một kẻ điên nhưng cái điên này lại xuất phát từ một mục đích cao đẹp là diệt gian trừ bạo Chỉ có điều lí tưởng của Đôn Kihôtê không hợp thời cho nên mọi suy nghĩ và hành động của y cũng trở nên lố bịch Thông qua sự mê muội đến mức điên rồ của Đôn Kihôtê, Xecvăngtex đã tố cáo giai cấp thống trị phong kiến và tăng lữ ở Tây Ban Nha thời bấy giờ, đồng thời phê phán những loại sách hiệp sĩ làm cho trí tưởng tượng của con người
bị méo mó, lệch lạc
Đến Lỗ Tấn, với Nhật kí người điên, ông dùng ngôn ngữ của kẻ điên để
phê phán xã hội Nhân vật người điên của Lỗ Tấn chính là một phương tiện để tác giả phơi bày tội ác của chế độ gia đình và học thuyết về chữ Lễ, kết án đanh thép lịch sử phong kiến Trung Hoa là “lịch sử ăn thịt người” suốt bốn nghìn năm Người điên trở thành loa phát ngôn của nhà văn, từ đó phủ định chế độ xã hội đương thời và mong muốn thay thế bằng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn
Có thể nói, khi đã là nhân vật văn học, người điên bao giờ cũng là “điên”
có mục đích, trở thành điểm kết tụ cho mọi quan điểm, tư tưởng của nhà văn, giúp nhà văn thực hiện được ý đồ nghệ thuật của mình
1.2 Sự xuất hiện của hình tượng người điên trong văn học phương Tây
và phương Đông cận, hiện đại
Ngay từ thời cổ đại, trong văn học đã có sự xuất hiện của người điên Ở phương Tây, vào thế kỉ V tr.CN, nhân vật Mêđê của Ơripit đã bị coi là người đàn bà điên vì sự ghen tuông, giận dữ của mình Nàng đã lồng lộn “như một con sư tử”, phá phách như bão tố, ra tay với chính hai đứa con mà nàng nâng niu nhất Ở phương Đông, trong văn học Trung Quốc, người điên cũng xuất hiện với tinh thần chống lại Khổng giáo Sớm nhất là người điên của Khuất
Trang 20Nguyên, khi ông cho mình là “cuồng nhân”, một mình đối lập với xã hội:
Cả thế gian này đục chỉ mình ta trong Mọi người đều say chỉ mình ta tỉnh
(Li tao) Trong một truyện ngắn của Nguyên Chẩn, người điên cũng được nhắc đến để miêu tả thái độ chung của những người muốn khôi phục Đạo Lão… Nhưng nhìn chung, thời cổ đại, trong văn học phương Tây cũng như phương Đông, chứng điên chỉ là một đặc điểm xuất hiện ở nhân vật để qua đó, nhà văn phê phán hiện thực xã hội Bước sang thời cận, hiện đại, cái điên trở thành đối tượng mà nhà văn muốn khám phá, đôi khi trở thành hình tượng trung tâm của tác phẩm
Ở Nga, đầu tiên phải kể đến tác phẩm của N.V Gogol Nhật ký người
điên (1834) của ông là một câu chuyện hiện thực về một anh chàng nhân viên
bàn giấy tên Pôprisin, một nhân vật điển hình thường thấy trong truyện của Gogol khi ông viết về St.Peterburg Pôprisin đã phát điên vì anh ta không tự biết phận mình đã thích cô tiểu thư Xôphi - con gái cụ lớn Anh ta mơ tưởng
có ngày mình là đại tá, thậm chí đại tướng đeo lon vàng chóe và chua xót nghĩ: “Không tiền, tội tình là ở đó” Sau cùng, anh ta nhận ra: “Tất cả mọi cái
gì tốt đẹp nhất trên đời này đều dành cho bọn đình thần hoặc tướng tá” Cuối tác phẩm là một lời kêu cứu khẩn thiết: “Cứu tôi với! Hãy mang tôi đi! Hãy cho tôi cỗ xe ba ngựa phi nhanh hơn gió lốc Xà ích, ngồi lên ghế đi, chuông
ơi, rung lên đi, ngựa đâu hãy bay đi và đưa ta ra khỏi thế giới này! ” Qua
những lời lẽ của một người điên, Gogol đã thẳng tay đả kích các ông lớn trong bộ máy quan liêu cồng kềnh, nhằng nhịt của nước Nga, đồng thời bày tỏ
sự xót thương đồng cảm với số phận hẩm hiu của những con người nhỏ bé, nghèo hèn Ảnh hưởng của Gogol đã vượt ra ngoài biên giới nước Nga và thế giới Xlavơ, đến cả Tây Âu và Đông Á
Trang 21Trong tác phẩm Tội ác và hình phạt của Doxtoevxki, người có tinh thần
bất ổn là nhân vật Rodion Raxcolnicov Chàng sinh viên này có tư chất thông minh, tính tình khảng khái, trung thực nhưng vì quá túng thiếu, nghèo khổ mà phải bỏ học Anh ta là kẻ kỳ dị về nhân cách cho nên suy nghĩ và hành động cũng bất bình thường Raxcolnicov không ham mê tiền tài, thậm chí còn là một con người vô tư đến hào hiệp, hi sinh vì người khác Trong vòng nửa năm trời, anh có thể nuôi một người bạn học bị ốm; có thể bỏ những đồng xu cuối cùng để giúp gia đình Marmeladov khi họ rơi vào cảnh thương tâm; có thể đưa tay cứu giúp một cô bé hoàn toàn không quen biết bị kẻ gian lừa đảo… Nhưng cuối cùng, chính Raxcolnicov lại giết người cướp của vì cái tư tưởng lầm lạc của mình Anh ta giết người để chứng minh rằng mình là “siêu nhân” dám vượt qua tâm lí hèn nhát của người thường để trở thành Napoléon mới, làm chúa tể của nhân gian Raxcolnicov đã bất chấp mọi biện pháp, kể cả tội
ác để đạt được mục đích mà sau này anh đã thú nhận: “Không vì tiền mà anh
đã giết… anh cần biết một điều khác, một điều khác đã thúc đẩy anh, anh là thư rận rệp như mọi người hay anh là một người? Anh có dám vượt lên hay không dám? Anh là thứ sinh vật run rẩy khiếp sợ hay là anh có quyền? ” Trong Raxcolnicov, sự ích kỷ đi liền với vị tha, sự tàn nhẫn quái ác đi liền với hiền từ mềm yếu, khinh miệt đi liền với lòng nhiệt thành yêu con người, chà đạp công lí nhưng thiết tha hướng về công lí Raxcolnicov luôn chao đảo giữa các thái cực đối lập đó Trạng thái “hỗn mang tinh thần” của Raxcolnicov rất tiêu biểu cho đời sống tinh thần của một xã hội trong thời kỳ chuyển hóa dữ dội từ nếp sống đẳng cấp gia trưởng sang nếp sống cạnh tranh vô chính phủ, khi mà mọi giá trị đều bị đánh giá lại Những khuôn phép đạo đức tưởng chừng sắt đá hóa ra “những sơi dây mục nát” và con người lúc ấy thường bơ
vơ không biết chân lí mới ở đâu, dễ nhầm lẫn thiện ác Raxcolnicov là con
người nổi loạn nhưng không phải là kẻ què quặt về mặt tâm lí Đó chỉ là căn
Trang 22bệnh nhất thời của một tâm hồn về cơ bản lành mạnh, một sự lầm lạc khó tránh khỏi trên con đường gian nan săn tìm chân lí đích thực Có thể nói, với hình tượng này, Doxtoevxki đã thực sự dấn thân khám phá “con người trong con người” mà bao thế hệ nhà văn sau này đã học tập
Nhà văn V M Garshin (1855-1888) - một bậc thầy của truyện ngắn Nga
trong tác phẩm Hoa đỏ của người điên (1883) cũng viết về một người mắc
chứng điên Câu chuyện kể về một người điên đêm đêm trốn khỏi phòng bệnh, ra ngoài vườn để thực hiện sứ mệnh ám sát những bông hoa anh túc đỏ Với người điên, hoa đỏ là hiện thân cho cái ác, cho nên bằng mọi cách phải tiêu diệt nó Khi bông hoa đỏ cuối cùng bị ngắt đi thì người điên cũng lìa đời
Thế kỉ XIX ở Nga là “thế kỉ bạo tàn”, thế kỉ của những cuộc đấu tranh cách mạng, cho nên nhà văn đồng thời cũng là “chiến sĩ” Họ viết về người điên cũng là một hình thức “nổi loạn” trên sách báo để thực hiện nhiệm vụ chính trị vì “sự nghiệp của nhà văn là sự nghiệp thiêng liêng Đó là phục vụ” (Uxpenxki)
Bước sang thế kỷ XX, thế giới lại oằn mình với những cơn đau lịch sử
dữ dội: Đại chiến I (1914-1918); khủng hoảng kinh tế 1929-1933; sự ra đời của chủ nghĩa phát xít; Đại chiến II (1939-1945)… Cùng với đó là những sự kiện lớn như: sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (1917); sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước; sự lần lượt tan rã của hệ thống thuộc địa… rồi đến cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 diễn ra từ những năm
40 với nhiều thành tựu quan trọng Con người khi ấy bị đe dọa bởi chiến tranh, bạo lực, bởi những chấn động tinh thần và đôi khi là bởi chính những phát minh của mình Giờ đây, “lo âu, thường biến và tha hóa là những từ vựng cơ bản của thời đại” (Giecmen Brê) Lúc này, các nhà văn Tây Âu từ
Trang 23Samuel Beckett… đều đau đáu về thân phận con người Hình tượng người điên lại xuất hiện trong trang văn của W Faulkner những năm cuối thập kỷ 20
mà nhãn quan bi đát đã thể hiện ngay ở cái tên của thiên tiểu thuyết: Âm thanh
và cuồng nộ (1929) Đến S Beckett (1906-1989), người ta nhớ đến nhân vật
Mơcphy trong tác phẩm cùng tên của ông Đó là một kẻ sống trong những cơn động kinh, làm công việc chăm sóc những bệnh nhân thần kinh và rồi chính anh cũng kết thúc cuộc đời mình trong viện điều trị tâm thần vì không thể thích ứng với tồn tại Người ta cũng nhớ đến cặp đôi Extơragông và Vlađimia
(Điđi và Gôgô) trong vở kịch Trong khi chờ đợi Gôđô của Beckett Các nhân
vật trong tác phẩm hiện lên như những kẻ rỗng tuếch với những câu chuyện đầu Ngô mình Sở, không hề ăn khớp Họ dần đánh mất bản ngã và chờ đợi một cách vô nghĩa giữa cuộc đời
Thế kỷ XX cũng là thế kỷ của sự tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn minh lớn, trong đó có văn hóa, văn học Cùng với sự phát triển của công nghệ
in ấn và công tác dịch thuật, sách báo và các tác phẩm văn học phương Tây tràn vào nhiều quốc gia phương Đông tạo ra những hiệu ứng ảnh hưởng cực
kì mạnh mẽ về kĩ thuật viết văn, về thể loại, cách cấu trúc tác phẩm, xây dựng nhân vật… Hình tượng người điên cũng xuất hiện trong văn học phương Đông mà biểu hiện rõ nhất là trong tác phẩm của Lỗ Tấn Ông là một dịch giả tiên phong trong việc giới thiệu văn học nước ngoài vào Trung Quốc Khi còn
là sinh viên ở Nhật trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, ông đã dịch nhiều truyện của Nga và các nước Đông Âu từ tiếng Nhật và tiếng Đức, in hai tập truyện dịch Những cuốn sách này đã ảnh hưởng đến cách viết truyện của ông Chính Lỗ Tấn đã thừa nhận: “Tôi dựa trên nhiều cuốn sách nước ngoài tôi đã
đọc và kiến thức về y khoa” để viết Ông cho Hoa đỏ của người điên của
Garshine là một kiệt tác Nhân vật trong Đèn sáng mãi (Trường minh đăng)
của ông cũng có nhiều nét tương đồng với nhân vật của Garshine Họ đều
Trang 24không có tên, đều bị bệnh tâm thần, đều mong muốn diệt trừ căn nguyên của
tội ác cho nên mới hái hoa anh túc (trong Hoa đỏ của người điên) hay cố gắng thổi tắt ngọn đèn (trong Đèn sáng mãi) Cũng giống như Garshine, Lỗ Tấn
viết về người điên để phản ánh hiện thực xã hội Mặc dù vậy, so với người
điên của Garshine, người điên của Lỗ Tấn có những nét khác biệt Trong Hoa
đỏ của người điên, nhân vật có thể thực hiện được sứ mệnh hái ba bông hoa
anh túc đỏ Khi chết, trên môi anh ta vẫn nở một nụ cười mãn nguyện Người
điên trong Đèn sáng mãi lại bị giam trong buồng tối, chỉ có thể hét to khẩu
hiệu: “Tao đốt hết” Nếu Garshine để cho người điên hi sinh khi hoàn thành xong nhiệm vụ thì Lỗ Tấn vẫn để vận mệnh của người điên mãi mãi là dấu
chấm hỏi khi ngọn đèn vẫn cứ “xanh lè” Trong trường hợp này, Lỗ Tấn xem
ra có phần bi quan hơn
Trong Nhật ký người điên, ảnh hưởng của phương Tây rất dễ nhận biết
Tựa truyện được lấy từ tác phẩm cùng tên của Gogol, viết năm 1834, còn trong cấu trúc truyện thì từng đoạn văn, cách chia đoạn lại giống với
Zarathustra đã nói như thế của Nietzsche Sau này, vào năm 1935, Lỗ Tấn
cũng có nói: “Năm 1834 Gogol viết Nhật ký người điên, năm 1883 Nietzsche đặt vào miệng Zarathustra những lời tuyên ngôn của ông Nhưng sau đó, Nhật
ký người điên của tôi đặt ra mục tiêu là phơi bày những tội ác của chế độ gia
đình và Học thuyết về chữ Lễ, nó có âm hưởng cay đắng hơn Gogol Và nó cũng không mơ hồ như người hùng siêu nhân của Nietzsche” Người điên của
Lỗ Tấn mang một tính cách mờ ảo hơn là nhân viên văn phòng St Peterburg
Ý định của Lỗ Tấn là sử dụng người điên như là một hình ảnh tượng trưng cho sự tấn công trực tiếp vào xã hội truyền thống Ông không hạn chế tấn công vào một khía cạnh của xã hội mà kết án cả hệ thống gia đình và đạo đức chính thống Vì lẽ đó, ông cung cấp cho lời nói của người điên một nghĩa kép
Trang 25muốn chuyên chở Chính nghĩa hàm ẩn của thành tố ngụ ngôn đã khiến cho
Lỗ Tấn khác biệt với Gogol Mặc dù hai câu chuyện cùng tên và thành phần như nhau song mô hình truyện lại khác nhau Cái làm cho tác phẩm của Lỗ Tấn thành công là việc sử dụng lời nói của người điên để chuyên chở thông điệp, là sự kết hợp giữa lý thuyết và quan sát, khiến tác phẩm là một bước tiên phong của tâm lý học hiện đại trong văn học Trung Quốc
Rõ ràng, ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến một số truyện của Lỗ Tấn với trường hợp người điên là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Ở Việt Nam, kiểu nhân vật này cũng xuất hiện trong các tác phẩm của
nhiều cây bút nổi tiếng, đó là: Nga trong Lá ngọc cành vàng của Nguyễn Công Hoan, Thảo trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và gần đây hơn là Tính, Phùng, Hưng trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình
Phương… Đây là một biểu hiện cho sự thay đổi trong quan niệm về nhân vật
và nghệ thuật xây dựng nhân vật ở các nhà văn Việt Nam hiện đại Những biến chuyển mạnh mẽ về hình tượng trung tâm trong văn học được coi là một cuộc “cách mạng về nhân vật” Cuộc cách mạng này phù hợp vời tiến triển của văn học thế giới, đồng thời cũng đặt nền móng cho cuộc “cách mạng về cấu trúc thể loại” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Người điên là một kiểu hình tượng đặc biệt, xuất hiện cả trong văn học phương Tây và phương Đông Nghiên cứu kiểu nhân vật này trên phương diện so sánh sẽ góp phần làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt về cấu trúc hình tượng văn học giữa các quốc gia và các khu vực Văn học so sánh là chuyên ngành có khả năng giải thích và nghiên cứu các mối quan hệ
đó Qua Văn học so sánh, ta có thể nhìn văn học dân tộc bằng “con mắt quốc tế”, từ đó làm rõ việc chịu ảnh hưởng hay không ảnh hưởng, những tiếp thu
và sáng tạo cũng như sự phát triển nội tại của văn chương nước nhà Bộ môn Văn học so sánh xứng đáng là “vị đại sứ lưu động” giàu thiện chí, có vai trò quan trọng trong việc kết nối giá trị của các nền văn học và văn hóa khác nhau, thúc đẩy sự tiến bộ chung của toàn thể các dân tộc trên thế giới
Trang 26CHƯƠNG 2
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐIÊN
TRONG ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ VÀ TRONG THOẠT KỲ THỦY
2.1 Nhân vật người điên - kiểu nhân vật bất toàn
Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân: tính toàn
vẹn của con người được thể hiện ở văn học trong giới hạn những khả năng của ngôn từ nghệ thuật, chủ yếu là các khả năng miêu tả và biểu cảm Ở dạng đầy đủ, đó là hình dạng con người với toàn bộ đặc điểm ngoại hình (nét mặt, dáng người, tên riêng…), lối nghĩ, hành động, thế giới tinh thần, tâm hồn Không còn “toàn vẹn” theo ý nghĩa đầy đủ của từ này, các nhân vật của Faulkner và Nguyễn Bình Phương đều không phải là những con người duy
lý, có ý thức sáng suốt mà là những bức chân dung về con người vô thức, con người lạ hóa, dị biệt, triền miên trong cõi mờ của ý thức Đó là những nhân vật ngoại biên so với các nhân vật trong truyền thống
2.1.1 Lạ hóa, dị biệt
Điểm tương đồng đầu tiên giữa các nhân vật mà ta dễ dàng nhận thấy trong hai tác phẩm chính là sự xuất hiện của những con người bất bình thường - những nhân vật bị thần kinh và mang trong mình những đặc điểm dị biệt, xa lạ với thế giới loài người
Các nhân vật đều điên dại, ngẩn ngơ giữa cuộc đời thực và sống với những ẩn ức bản năng của chính mình Họ không được trọn vẹn ngay từ
những cái tên Benjamin trong Âm thanh và cuồng nộ có tên cúng cơm là
Maury nhưng đó là tên của người cậu ruột và sự trùng tên này gợi ra một chu
kỳ khép kín của thế giới nhân vật khiến họ vừa thực vừa hư giữa thế giới hiện sinh của loài người Cũng như vậy, những người ở làng Linh Sơn trong
Trang 27mắn hơn Benjy, những người này được tác giả ưu ái dành riêng phần “A: Tiểu sử” để giới thiệu song hình dạng của họ lại gợi lên phần “con” nhiều hơn là phần “người” Đó chỉ là một anh chàng Tính với chiều cao “1 mét 68, nặng 56 ki-lô-gam Tay dài, lưng dài, chân ngắn Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt Lông mày nhạt, hình vòm cung ôm nửa mắt Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả Tiếng nói đục Đi như vượn, ngồi như gấu Không biết
chữ [32-tr.7] Đó là Hưng, một thương binh từng tham gia chống Mỹ “nhưng
không có thẻ, nhiều người nghi là thương binh giả” [32-tr.7] Đó còn là nhà văn Phùng ở lại Linh Sơn để sáng tác nhưng ngay cả hình dáng của ông ta cũng “biến hóa”, “không ai nhớ nổi” [32-tr.8] Họ hiện lên như những con người từ thưở hồng hoang, nguyên thủy, chưa hoàn thiện được nhân hình, nhân dạng Cả hai tiểu thuyết gia đã xóa mờ tên tuổi, đường viền lịch sử của các nhân vật khiến họ trở nên mơ hồ và cái tôi cũng đã biến mất
Nhân vật người điên ở đây hầu hết là những người tàn tật Benjy bị đần độn từ nhỏ, lên 18 tuổi đã bị thiến để tránh gây tai vạ Khi đã 33 tuổi, anh ta cũng không thể tự chăm sóc cho mình Benjamin bị câm và chỉ còn sống với những cảm giác sinh vật, ngửi và sờ các sự vật cũng như các sự kiện và biến cố: ngửi thấy ánh mặt trời, ngửi thấy cái lạnh, ngửi được cả Caddy “có mùi như cây” khi chị còn trinh trắng… Đến khi Caddy trao thân cho tình nhân Dalton Ames thì Benjy không ngửi thấy mùi cây ở chị nữa Nhân vật Tính ngay từ nhỏ cũng đã không lành lặn về tâm thần: “Tính không quấn bố mẹ như những đứa trẻ khác” mà “thích lê la một mình, bạ gì cũng cầm, bạ gì
cũng liếm, cũng cho vào mồm” [32-tr.15] Lớn lên Tính làm bạn với những
người điên như thể Tính thuộc về thế giới của những con người ấy Cả Benjy
và Tính do vậy đều không có được cuộc sống đời thường, ý nghĩa
Không chỉ tàn khuyết về thể trạng, các nhân vật còn tàn khuyết về mặt tâm hồn Faulkner đã dành trọn vẹn chương đầu tiên trong toàn bộ bốn
Trang 28chương cuốn tiểu thuyết của mình với 113 trang truyện để miêu tả nội tâm của Benjy nhưng những dòng độc thoại ấy cũng mơ hồ, lộn xộn Những ý nghĩ của Benjy mù mờ, rời rạc, chắp nối, hỗn độn, nhảy cóc từ thời điểm này sang thời điểm khác, ngược xuôi trên dòng thời gian, lẫn lộn quá khứ, hiện tai, tương lai Cùng với đó, âm thanh của những tiếng kêu vang rền từ âm vực thấp (rền rĩ, sướt mướt) tới âm vực cao (gào, rống, rú) của Benjy đóng
vai trò như một bộ trống trong dàn nhạc làm nên bản giao hưởng “The sound
and furry” đầy những kêu la và cuồng nộ Benjy chỉ còn sống với bản năng
của một con thú, chỉ biết gào khóc và điên giận Nhưng chính từ việc đi vào khám phá nội tâm của người khùng Benjy, những chủ đề xuyên suốt tác phẩm sẽ dần được hé lộ Tâm hồn của Tính cũng là một thế giới hỗn mang bị
xé rách Tính đam mê giết chóc, thích giết kiến, giết công cống, thích chọc tiết lợn và chỉ còn biết hành động để thực hành sự thèm khát bạo lực của mình Đi giết lợn mà “trông ông Điện với Tính mờ ảo, chập chờn như ma” Ngay cả mẹ Tính cũng sợ hãi: “nó thành thú mất” Tính đã đi dần đến nửa người nửa thú và cuối cùng là đội lốt thú hoàn toàn Tâm tính của Hưng cũng không lành lặn Trở về sau chiến tranh với vết thương ở chóp đầu, Hưng cũng chỉ biết xui trẻ con ăn cắp mía nhà ông Mịch và kể chuyện cắn cổ Mỹ, đốt trại tù binh - những câu chuyện đầy máu gieo rắc vào đầu óc vốn không lành mạnh của Tính Còn nhà văn Phùng thì tồn tại như một kẻ mù lòa, một tên hành khất “ăn lông ở lỗ” Ông ta sống chết với lời nguyền khi nào được giải thưởng mới về Hà Nội nhưng những bản thảo của ông ta sau này cũng bị
thất lạc hết, chỉ còn lại truyện Và cỏ
Những nhân vật người điên, từ Benjy cho đến Tính, Phùng, Hưng…
đều không phải là người bình thường Họ bị cách biệt với thế giới thông
thường và hứng chịu những vết thương của số phận như một định mệnh không thể khác Đi sâu vào khám phá những con người bất bình thường
Trang 292.1.2 Phiêu lưu trong vô thức
Theo luận điểm của nhà tâm lý học người Áo S Freud, hiểu một cách khái lược nhất: vô thức là những sự kiện tâm linh cá nhân, chìm khuất trong góc tối của tâm hồn và không bao giờ biểu hiện, không thể dùng ý chí để điều khiển được Nó là động cơ tiềm ẩn, có khi trở nên mãnh liệt, thôi thúc hành động đến mức không kiểm soát được Vô thức được ví như phần chìm của tảng băng tâm linh, góp phần quyết định trong việc hình thành các khuynh hướng của mỗi cá nhân Trong vùng vô thức liên tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản ngã, giữa phần "con" và phần "người" và bản năng sẽ bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt (censure), không cho vượt qua tầng ý thức Những xung lực này chỉ biểu hiện phần nào trong các giấc mơ và phần lớn trong các chứng loạn thần kinh (névroses) Vô thức nằm
ở đáy sâu tăm tối của tâm linh nên không thể thực nghiệm và không thể khảo sát được bằng các trắc nghiệm
Có thể nói, sức mạnh của nghệ thuật trong đó có văn học là “phi giới hạn”, cho nên điều không thể diễn ra trong khoa học thì với nghệ thuật, nó được chấp nhận như một sự hiển nhiên Freud cho rằng: “Thật có lý khi ta nói về sự thần diệu của nghệ thuật và nghệ sĩ được ví như người có ma
thuật” Nhà văn hoàn toàn có thể để cho các nhân vật của mình tự do phiêu
lưu trong vô thức và đến lượt mình, họ sẽ dùng “ma thuật” để khám phá và thể hiện cái chiều sâu tận cùng ấy Faulkner và Nguyễn Bình Phương là những nhà văn như vậy
Cả Benjy và Tính đều không thể làm chủ được ý thức mà chỉ ngụp lặn trong cõi vô thức với những ý nghĩ phi logic không đầu không cuối, chồng chéo giữa thực và hư, giữa quá khứ và hiện tại Chỉ khi nào ở trong cõi lờ
mờ, mộng ảo, họ mới có thể thực hiện được những ham muốn mà bình thường đã bị khuất lấp, không thể bộc lộ
Trang 30Trong vô thức, Benjy có thể nói tiếng nói của bản thân và cũng có thể
tự do đi qua các miền kí ức khác nhau: chui qua hàng rào cùng Luster, bị vướng vào đinh, Benjy lại bắt đầu nhớ đến những kỉ niệm về chị gái Caddy trong dịp Giáng sinh cách đây 18 năm [15-tr.14] Trên đường đến nghĩa trang cùng mẹ, nghe thấy tiếng vó của con ngựa Queenie và những hình thể chập chờn, Benjy lại thấy chúng “sáng loáng, vùn vụt và êm ả, như khi Caddy bảo mình đi ngủ” [15-tr.26] Đến bên chuồng ngựa với Luster, Benjy lại nhớ đến ngày đi chơi cùng Caddy, được chị nhét vào tay bức thư cậu Maury gửi cho bà Patterson [15-tr.27] Cứ như vậy, những kỉ niệm về Caddy luôn xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong mớ suy nghĩ bùng nhùng của Benjy Cũng trong vô thức, Benjy có được cho mình một thế giới riêng - một vũ trụ không còn sự ngăn cách bởi không gian và thời gian, ngay
cả cảm giác cũng đầy phi lí: “Tôi ngửi thấy Vest và sờ mó” [15-tr.48]; “Tôi nghe thấy lửa va mái nhà” [15-tr.101]; “Bố có mùi như mưa”; “Chúng tôi nghe thấy mình, chúng tôi nghe thấy bóng tối” [15-tr.115]… Để rồi, mỗi khi trở về với thực tại, anh ta lại xót xa đau đớn mà biểu hiện ra bên ngoài là những tiếng rền rĩ, sướt mướt, những tiếng gào khóc, rống rú đầy bi ai, tuyệt vọng Trong vô thức, Benjy có thể bay theo giấc mơ về quá khứ nhưng cũng
vì phiêu lưu trong vô thức mà anh ta trở thành một thực thể khép kín, không
ai có thể sẻ chia Từ Luster đến T.P chỉ thấy Benjy là kẻ “vừa câm vừa điếc”,
một “ông khùng già”, một “ông mãnh” chỉ biết khóc lóc và kêu than
Tính trong Thoạt kỳ thủy cũng có thể tự do sống trong cõi “điên” và cõi
“mộng” Ở Tính, một thế giới vô thức hiện lên đầy những ám ảnh bởi máu và
sự chết chóc Đó là hình ảnh “ông Điện cầm dao xọc vào cổ lợn Thế là lửa vụt lên Như cái lưỡi liếm mặt”; là bom đạn chiến tranh không nổ mà chỉ
“ngoạm”, “khoặp”, “đi dứt cả lũ” [32-tr.27]; là “da thịt và máu cứ trôi” [32-tr.38]; là hình ảnh trăng không còn hiền hòa mà đầy hung dữ, “xanh đen,
Trang 31rên khoái trá” [32-tr.51]… Trong Tính cũng có bao điều phi lí xuất hiện mà chỉ người điên mới có thể cảm nhận: “Mắt chó vàng như trăng” Đá cũng biết kể chuyện và hai đám rêu xanh thì chụm đầu vào nhau “thì thầm trò chuyện cùng ông Phùng” [32-tr.51] Sông cũng hút máu “như chậu hút máu lợn”, “bát hút máu gà” [32-tr.69] Ngay cả chuối cũng “mọc từ cổ lợn” [32-tr.90], còn nhiễu khi “móm hết răng thì thành ông Thụy” [32-tr.104]… Thả mình trong cõi “điên” và cõi “mộng”, Tính dường như đã giải tỏa được những ẩn ức mà ở thế giới thực tại y chưa được thỏa nguyện Tuy vậy, mọi ý nghĩ của y chỉ là những hình ảnh mù mờ, chắp nối, hiện thân cho cái ác và sự hủy diệt Tâm hồn của Tính khi ấy chỉ còn là những mảnh thủy tinh vỡ vụn
mà bất kì ai dẫm vào đều sẽ phải hứng chịu nỗi đau Sống trong vô thức, bản tính người nơi Tính không còn nữa mà thay vào đó là sự thèm khát của một con thú dữ sẵn sàng ăn thịt đồng loại và những gì còn lại chỉ là một cõi biến
ảo, tan tành
Vô thức đã trở thành đối tượng thể hiện của hai nhà văn Với điều ấy, cả Faulkner và Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được rằng: không có khái niệm “không thể” trong sáng tạo và khám phá nghệ thuật Viết về những con người không được hoàn thiện về linh hồn cũng là một cách để chuyển tải thông điệp: nếu chẳng còn ý thức, con người chỉ là một cõi hỗn mang và rồi cũng tự hủy hoại chính mình Vì vậy, đừng bao giờ mất đi lí trí và ý thức, đừng bao giờ để phần “con” lấn át phần “người” trong mỗi chúng ta Cái
“điên” được miêu tả cũng là vì những khát khao nhân bản ấy
2.1.3 Bất khả đối thoại, đối thoại phi lí
Con người sẽ đối thoại khi cần giao tiếp với nhau nhưng với những người điên thì họ đã mất đi khả năng này Điều đó thể hiện rõ nhất ở nhân vật Benjy và nhân vật Tính
Trang 32Benjy bị câm và bị điếc bẩm sinh nên dĩ nhiên anh ta không thể trò chuyện với người khác Anh ta nghĩ rất nhiều (dù là những suy nghĩ rời rạc) nhưng tất cả những gì mọi người thấy được chỉ là những tiếng rền rĩ, những tiếng rống và gào khóc không thôi Sau mỗi hồi ức về Caddy, Benjy lại phản ứng bằng những nỗi đau và tiếc nuối nhưng điều ấy chỉ khiến người bên cạnh cảm thấy khó chịu và phiền toái Cho nên, Luster đã nhiều lần than vãn:
“Cậu có thôi cái trò rền rĩ, sướt mướt ấy đi không nào” [15-tr.21], hoặc chê trách “Câụ không thấy xấu hổ hay sao mà cứ khóc rống lên mãi” [15-tr.21] Mất đi khả năng đối thoại, Benjy chỉ có thể chạy khỏi hiện thực, lui vào vùng tối vô thức và phiêu lưu, ngụp lặn trong thế giới ấy
May mắn hơn Benjy, Tính có thể nghe và nói song lời thoại của y cũng chẳng ăn nhập gì nếu không muốn nói là vô nghĩa Đoạn đối thoại giữa Tính với Hiền là một ví dụ:
“- Xích vào đây một tí cho ấm Anh Tính biết không, ngày bé ấy, bao nhiêu lần anh làm em sợ hết hồn
- Ừ Đêm dài quá đi mất Em đói?
- Rán trăng lên mà ăn
- Ừ rán trăng, rán trăng!” [32-tr.38]
Rõ ràng ở đây có sự vênh lệch, phi lí trong đối thoại mà thực chất là một dạng “phản đối thoại” Họ đối diện với nhau nhưng những ngôn từ
Trang 33hỗn độn được phát sinh từ trong cõi mờ của vô thức Các nhân vật lạc lõng
ngay trên mảnh đất mà họ ngỡ là mình đang tồn tại
Là những người khuyết tật, mất đi ý thức, lại không có khả năng đối
thoại, các nhân vật trở thành những con người bất toàn Kiểu nhân vật này ta
đã từng thấy trong tác phẩm của những cây bút phi lí như F Kapfka,
E Ionesco… khi họ tự “hủy diệt” nhân vật của mình Đến tác phẩm của
Faulkner và Nguyễn Bình Phương, các nhân vật chỉ còn là những chân dung,
những biểu tượng, những hình trạng đang tàn lụi giữa cõi đời Theo nghĩa này,
họ không phải đang sống mà chỉ đang tồn tại, tồn tại để chấp nhận bi kịch của
chính cuộc đời mình Xã hội hiện đại cùng với những mặt tiêu cực của nó
khiến con người bất an và mất niềm tin Viết về nhân vật bất toàn cũng là cách
để nhà văn nói lên những vấn đề về thân phận con người Đây cũng là điểm
hội tụ của Faulkner và Nguyễn Bình Phương Với nhân vật người điên và câu
chuyện qua cái nhìn của chính họ, Faulkner và Nguyễn Bình Phương đã thực
sự đem đến cho bạn đọc những món ăn tinh thần đặc biệt trong thực đơn văn
học Các tác phẩm của hai nhà văn đặt ra cho độc giả không ít khó khăn khi
lĩnh hội song nó hấp dẫn ở chính sự hóc búa và trên hết là những tư tưởng cao
đẹp được thể hiện qua những nhân vật thuộc loại này
2.2 Nhân vật người điên - con người xa rời thực tại
2.2.1 Sống trong liên tưởng, ảo giác
Mất đi mối liên hệ với đời sống thực tại, những người điên chỉ có thể
lui vào vùng tối vô thức và tự khép kín chính mình Họ bị tách biệt với thế
giới, phải trốn vào trong cõi miên man, vô định của những chuỗi liên tưởng,
ảo giác không tên Thế giới tồn tại trong họ là cái thế giới đứt đoạn, là những
mảnh vỡ vụn nát Sẽ chẳng còn ở đây những khái niệm như chân lí khách
quan hay hiện thực khách quan mà thay vào đó là những ám ảnh, mộng mị
Trang 34siêu thời gian, siêu không gian Ngay cả bản thân chúng cũng đầy rối ren, phi
lí và ý nghĩa của nó cũng trở nên mơ hồ
Chỉ trong vòng một ngày (7/4/1928) nhưng Benjy có thể đi về giữa 2 miền quá khứ và hiện tại cách biệt nhau đến 18 năm (1910-1928) Mỗi một sự việc diễn ra tức thời (như chui qua hàng rào bị vướng, cùng mẹ đến nghĩa trang…) lại gợi trong Benjy những hoài niệm về chị Caddy (cùng chị chui qua hàng rào, cùng chị mang lá thư của cậu Marry gửi cho bà Patterson…) Anh ta sống trong hồi ức nhiều hơn là thời điểm “bây giờ” Benjy làm bạn với quá khứ và thả mình trong thế giới của sự liên tưởng Ở nơi ấy, Benjy có thể trở về bên cạnh Caddy - người duy nhất hiểu và cảm thông cho đứa em trai bất hạnh Cũng ở nơi ấy, Benjy mới có thể làm người, biết cảm nhận, biết soi xét và đánh giá các sự kiện Có điều, những liên tưởng của Benjy đều không thực tế vì chuỗi suy nghĩ của Benjy đều phi lôgic, chỉ được gợi lên từ những cảm giác ngẫu nhiên - nơi mà mọi sự vật, hiện tượng đều có thể nhất thể hóa
và được nắm bắt một cách trọn vẹn “Tôi” có thể ngửi thấy “mùi quần áo phần phật và khói bốc trên suối” [15-tr.28]; có thể “ngửi thấy mùi Versh và sờ mó” [15-tr.48]; ngửi được “cái giường có mùi như T.P” [15-tr.50] và bố “có mùi như mưa”; có thể “nghe thấy lửa và mái nhà” [15-tr.109], thậm chí là
“nghe thấy mình”, nghe thấy cả bóng tối [15-tr.115]… Không chỉ thế, những
ảo giác cũng chợt đến, chợt đi, đầy ảo ảnh và dường như không tuân theo một quy luật nào: Benjy cùng T.P đến bên chuồng gia súc nhưng cái chuồng không ở đấy nữa Benjy bám vào những cái máng con bò vừa ăn nhưng những cái máng đó cũng đi khỏi và “tôi” cũng không thể dừng lại [15-tr.38] Khi xuống hầm rượu, bị ép uống rượu thuốc, Benjy lại thấy những hình thể hiện ra, “chúng lướt qua, êm dịu và sáng ngời” Ngay cả “tôi” cũng “lướt đi với các hình thể, lên ngọn đồi rực sáng” [15-tr.40,41] Rồi có lúc, “tôi” đi