7. Cấu trúc của khóa luận
3.3. Tâm lí, tính cách nhân vật
3.3.1. Benjy hƣớng đến khát vọng tình thƣơng
Trước thảm trạng dữ dội của gia đình Compson, tâm hồn Benjy vẫn luôn lưu chứa những kí ức mãi mãi vẹn nguyên. Dòng kí ức ấy đan cài cả buồn đau và hạnh phúc nhưng xuất hiện xuyên suốt trong mạch chảy ngầm đó là hình ảnh của Caddy - một biểu tượng cho sự ấm áp và hạnh phúc. Benjy nghĩ về Caddy cũng là nghĩ về những gì trong sáng nhất, thánh thiện
nhất. Gắn liền với Caddy là những hình thể đẹp đẽ và đầy ánh sáng: “Những hình thể lại chập chờn, ở phía bên kia, chúng lại bắt đầu lướt qua, sáng loáng, vùn vụt và êm ả, như khi Caddy bảo mình đi ngủ nào” [15-tr.26] ; “Và tôi nhìn thấy các cửa sổ, nơi cây cối rì rầm. Rồi bóng tối bắt đầu biến thành những hình thể êm ả, sáng ngời, như nó luôn luôn thế, ngay cả khi Caddy nói rằng chị đã ngủ rồi” [15-tr.116]. Có khi hình ảnh về Caddy xuất hiện cùng ngọn lửa: “Rồi tôi lại nhìn ngọn lửa và những hình thể êm ái sáng ngời lại di động. Tôi nghe thấy đồng hồ và mái nhà và Caddy” [15-tr.91]. Cũng có lúc Caddy được so sánh với lửa: “Tóc chị như ngọn lửa, và trong mắt chị có những đốm lửa nhỏ”… Trong cơn bão tố của thời đại và sự khủng hoảng của gia đình, người ta vẫn luôn bắt gặp một Benjy đang cố gắng níu giữ những gì hồn nhiên nhất, đẹp đẽ nhất đã tồn tại trong dĩ vãng. Người ta vẫn có thể thấy một Benjy yêu thương tha thiết cánh đồng cỏ tượng trưng cho quá khứ êm đềm. Người ta lại có thể thấy một Benjy đầy mơ mộng, vươn tay nhặt những cây hoa trong vườn vào chai khi đứng trước hàng rào. Rồi lại thấy Benjy thật bình yên khi anh ngắm nhìn ngọn lửa. Một tâm hồn trong sáng, một trái tim đau buồn nhưng luôn khát khao yêu thương, hạnh phúc - đó là những điều có thể nhận thấy ở con người Benjy. Hóa ra, giữa một đám ô hợp đã đánh mất nhân tâm, người khùng Benjy vẫn luôn giữ được thiện lương và không ngừng hướng đến ánh sáng. Trong cái gia đình ấy, Benjy là kẻ duy nhất không bị tha hóa. Anh ta nằm ngoài tác động của những tranh đấu, giành giật, bon chen, của những thói đời ích kỷ, vụ lợi, của những cái gọi là vô tâm hay dục vọng thấp hèn. Tâm hồn Benjy mãi mãi là một tâm hồn chưa trưởng thành nhưng lại đầy chất thơ, đầy mơ mộng như chính những ảo vọng của anh ta trong cuộc đời. Người điên Benjy đã quy tụ được tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của Faulkner. Với Benjy, người ta không oán giận mà chỉ có thể cảm thông
khô tình người thì vẫn còn đó một tia sáng để con người trụ vững và tiến
bước. Trong “Diễn từ nhận giải Nôbel văn chương năm 1950”, William
Faulkner đã viết “Tôi tin tưởng rằng, con người sẽ chiến thắng. Nó bất tử không phải vì giữa muôn loài nó có một tiếng nói không mệt mỏi, mà là vì nó có một linh hồn, một tinh thần có khả năng trắc ẩn, hy sinh và nhẫn nại. Bổn phận của nhà thơ và nhà văn là viết về những điều ấy. Đó là đặc quyền của hắn để giúp con ngưòi chịu đựng bằng cách nâng cao tâm hồn mình, bằng cách nhắc nhở con người về can đảm, danh dự, hy vọng, kiêu hãnh, trắc ẩn, tình thương và sự hy sinh, những gì đã từng là vinh quang trong quá khứ của họ. Tiếng nói cần phải có của nhà thơ không chỉ là di tích của con người, mà còn có thể là những điểm tựa, những cột trụ giúp con người chịu
đựng và chiến thắng”. Với “Âm thanh và cuồng nộ”, Faulkner thực sự đã
thực hiện được sứ mệnh nghiệp văn của mình. Sau này, dịch giả Quế Sơn đã một lần nữa khẳng định lại những tư tưởng cao cả của Faulkner: “Các tác phẩm của Faulkner là nơi hợp lưu, là điểm hội tụ giữa cái lịch sử và cái vĩnh hằng. Cái lịch sử thì bám sâu vào vùng đất quê hương ông, nơi ông hư cấu thành quận Yoknapatawpha trong các tác phẩm. Cái vĩnh hằng thì gắn chặt với thân phận con người sống trong một bối cảnh xã hội và lịch sử được phân định rõ ràng đó, với cái khổ, cái đau, cái ác vừa song hành, vừa giằng co túi bụi với cái vui, cái sướng, cái thiện. Và từ chỗ hợp lưu này, người ta thấy được con người vẫn thắng thế, vẫn vượt qua những nghịch cảnh đau buồn đầy dẫy trong cõi nhân sinh”. Cho nên, đến với thế giới của Faulkner là đến một thế giới với những giá trị nhân văn cao quý - nơi mà tình yêu thương sẽ ngự trị trong mỗi con người và giúp con người có đức tin để vượt qua giông bão của cuộc đời. Nhân vật dù không thoát khỏi bi kịch nhưng nó cao đẹp trên chính hành trình vẫy vùng, tranh đấu để vươn lên.
3.3.2. Tính đi dần đến sự tha hóa và hủy diệt
Hoàn toàn ngược lại với nhân vật Benjy, Tính trong Thoạt kỳ thủy luôn
bị ám ánh bởi máu và bạo lực. Chính y cũng là người thực thi bạo lực. Mầm mống tội ác của Tính có từ cú đạp thốc của người bố vào bụng mẹ khi Tính mới chỉ là cái bào thai bé nhỏ. Rồi mầm mống ấy cứ lớn dần lên, như một lẽ tất nhiên, càng hoang dã càng phát triển mạnh mẽ. Khi còn ấu thơ, Tính đã đam mê trò giết chóc, giết kiến và công cống: Tính dành thời gian giết công cống, bắt được con nào cũng đặt lên lòng bàn tay, rồi bất thần đập tay kia xuống. Công cống chết nát bét. Tính cười mỉm, mặt rực lên” [32-tr.21]. Càng ngày, cách thức của Tính càng dã man: giết sạch tổ kiến dưới gốc sung, ngồi cắm cúi nhặt kiến, di tí tách. Chỉ có giết hại mới giúp Tính giải phóng được ẩn ức, sống đúng với bản năng và dục vọng. Tính tìm kiếm hạnh phúc trong hạnh động giết hại. Vẻ đẹp của Hiền không làm Tính bị thôi miên mà chỉ cho Tính cảm giác sợ hãi. Tính say mê ngắm Hiền trong vô thức nhưng là để ngắm cái “yết hầu” như một đích đến. Tính sẵn sàng dùng bạo lực tàn khốc để hủy diệt cái đẹp.
Tội ác của Tính ngày càng tăng cấp. Tính thực thi tội ác không trừ một đối tượng nào, từ thấp đến cao: ban đầu là giết kiến và công cống, sau đó là giết lợn, cao hơn nữa là giết người (đốt nhà giết ông Điện và cầm dao đâm chết thằng bé điên) và cuối cùng là hành động hủy diệt chính mình. Nhà văn đã có những câu văn sắc lạnh miêu tả sự lớn dần của ý muốn thèm khát bạo lực trong Tính: đi cùng ông Điện làm phụ tá giết lợn, mắt Tính cháy sáng khi “tiết phun ra đỏ rực” [32-tr.22]; “Tính nhìn dao nuốt nước bọt” [32-tr.23]. Càng ngày, “Tính nhìn cảnh chọc tiết lợn với vẻ ham muốn đáng nghi. Mắt Tính càng lớn càng vằn lên” [32-tr.24]… Tính say mê con dao với một niềm ngưỡng vọng, tôn thờ và cố gắng tìm kiếm nó cả trong thực tại lẫn giấc mơ: “Tính ngồi gục đầu, toàn hỏi con dao ở đâu… Tính
mân mê con dao, thỉnh thoảng lại vỗ vỗ vào chuôi” [32-tr.70]. Sự điên loạn, vô thức trong Tính ngày càng tăng cao đi liền với khả năng chém giết ngày càng lành nghề, để rồi cuối cùng Tính lại trở về những bản năng nguyên thủy, đầy thú tính, chỉ biết xâm hại và chém giết. Đam mê bạo lực và khát khao cuồng sát, tiêu diệt, đó là điều người ta thấy được ở con người Tính. Nếu đọc các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, ta sẽ thấy nhân vật người điên, nhân vật vô thức đã trở thành một môtíp trong sáng tác của nhà văn. Theo ông: “người điên chứa trong họ một phần rất lớn phẩm chất của nghệ thuật. Họ làm cho thế giới con người đột nhiên sâu thăm thẳm, làm choáng váng đời sống vốn tỉnh táo của chúng ta. Ai cũng có một người điên ở trong chính mình, vấn đề ở chỗ người điên ấy mạnh hay yếu, đậm hay nhạt mà
thôi”. Viết về sự tha hóa của Tính cũng như cái chết thảm khốc của y,
Nguyễn Bình Phương đã cho ta một lời cảnh báo. Đó là nguy cơ về sự mất nhân tính, những ẩn ức u tối trong nhận thức, những dục vọng hủy diệt... trạng thái tâm lý phức tạp của con người thời hiện đại.
Đọc Thoạt kỳ thủy, không ít người đã nhận xét tác giả đã viết quá gay gắt về xã hội nhưng ngẫm ra cái sự gay gắt ấy cũng có căn nguyên của nó. Bởi bản chất của thế giới này là một thế giới không yên ổn, không tất định, không lường trước được. Kundera gọi đó là "sự hiền minh của lưỡng lự". Văn chương, bản thân nó đã là một chân trời tự do mà người sáng tác có thể nương theo chứ không thể bó buộc. Nhà văn phải là người vượt qua những định nghĩa để tiến tới một định nghĩa khác. Không phải ngẫu nhiên mà dịch giả Dương Tường đã đánh giá: “Văn của Nguyễn Bình Phương có tỉ trọng".
Dương Tường đã ví dụ: “Nếu đặt Thoạt kỳ thủy 160 trang ở bàn cân bên
này, và bên kia là hàng nghìn trang của những cuốn sách bán chạy ngoài
hiệu sách, cán cân có lẽ vẫn nghiêng về phía Nguyễn Bình Phương”.Có thể
thành một hiện tượng trên văn đàn Việt Nam đương đại. Ông đã vượt qua những quy tắc vốn có để tự khẳng định mình. Chính ông là người đóng góp không nhỏ để xây dựng một nền văn học dân tộc với những bước đi mới, diện mạo mới.
Như vậy, trong việc thể hiện nhân vật người điên, ngoài những điểm tương đồng thì W. Faulkner và Nguyễn Bình Phương tất nhiên còn có những điểm khác biệt. Mỗi người điên trong sáng tác của các ông lại hiện lên với một khuôn mặt riêng, một không gian sinh tồn riêng và một tính cách, số phận riêng. Họ đều rơi vào bi kịch nhưng bản thân cái bi kịch lại không giống nhau. Có thể khẳng định mỗi nhà văn khi cầm bút sáng tác đều chịu sự chi phối của một quan niệm nhất định, một tư tưởng nhất định. Các tác phẩm của họ được hoàn thành dưới ánh sáng của những quan niệm này. Qua những nét khác biệt về hình tượng nhân vật, người đọc sẽ thấy được những độc đáo trong phong cách nghệ thuật (bao gồm cả tư tưởng và thi pháp nghệ thuật) của W. Faulkner và Nguyễn Bình Phương, đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về tiểu thuyết Gothich miền Nam nước Mỹ và tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
KẾT LUẬN
1. Người điên là một kiểu nhân vật đặc biệt. Hình tượng người điên đã từng xuất hiện trong văn học phương Tây và phương Đông thời kỳ cổ đại. Bước sang thời cận, hiện đại, người điên trở thành hình tượng trung tâm trong nhiều tác phẩm của các nhà văn lớn. Hình tượng người điên trong các văn bản văn học của các tác giả khác nhau thuộc các quốc gia khác nhau sẽ có những điểm giao thoa và khác biệt. Văn học so sánh với tư cách là bộ môn nghiên cứu văn học đầy triển vọng vừa có thể đem lại những nhận thức sâu sắc về lịch sử văn học các nước vừa có thể làm rõ mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc. Việc phân tích, nghiên cứu nhân vật người điên trên bình diện văn học so sánh sẽ cho thấy những nét tương đồng cũng như những độc đáo trong cấu trúc hình tượng và tư tưởng của các nhà văn.
2. William Faulkner là một bậc thầy trong lĩnh vực sáng tạo. Ông là nhà văn có đóng góp to lớn không chỉ với văn học Hoa Kỳ mà còn với cả
văn học thế giới hiện đại. Với Âm thanh và cuồng nộ, W. Faulkner đã trở
thành một tượng đài trường cửu trong nghệ thuật. Điều đặc biệt là ông không chỉ dừng lại ở việc dành bút lực của mình cho những nhân vật bị điên, những tên khùng, những kẻ ngây dại … mà còn đi sâu khám phá và thể hiện thế giới tinh thần trong họ. Đằng sau những trang viết tưởng chừng như lạnh lùng, vô cảm, tác phẩm của ông luôn ẩn chứa một tư tưởng nhân văn cao đẹp, đó là sự tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. Tác phẩm của Faulkner đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác của các nhà văn từ thời đại ông trở về sau. Nguyễn Bình Phương cũng nằm trong số đó. Việc so sánh, đối chiếu
nhân vật người điên trong Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner và Thoạt
kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương đã cho thấy những điểm tương đồng của
hình tượng nhân vật. Người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt
người điên, hai nhà văn đã thể hiện những quan niệm độc đáo về con người và cuộc đời, đồng thời đã chuyển tải những thông điệp mang gía trị nhân văn sâu sắc. Sự gặp gỡ giữa hai tiểu thuyết gia trong cấu trúc hình tượng người điên là điều có thể khẳng định.
3. Bên cạnh những điểm tương đồng, hình tượng người điên trong Âm
thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy còn có những điểm khác biệt. Sự khác biệt thể hiện ở các phương diện như: nguồn gốc của chứng điên, tình trạng hiện sinh của con người, đặc điểm tâm lí, tính cách nhân vật… Hai nhà văn thuộc hai nền văn học khác nhau với điều kiện lịch sử, văn hóa khác sẽ có những quan niệm, tư tưởng và hình thức thể hiện khác nhau. Bằng tài năng và dụng tâm của mình, mỗi nhà văn lại biến bản thân mỗi nhân vật của họ là một cá thể, hơn thế, còn là một cá biệt. Chính sự khác biệt này mới có thể giúp các nhân vật bước qua thời gian để trở thành tượng đài nghệ thuật bất tử.
Như vậy, trong thời kì mà hầu như địa hạt nào cũng được toàn cầu hóa, văn học của một quốc gia không thể đứng biệt lập. Nó nằm trong nền cộng hòa văn chương thế giới với những mối quan hệ phức tạp. Các nền văn học, các trào lưu văn học, các tác giả và các văn bản văn học tiếp xúc với nhau, giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau, thậm chí là xung đột nhau. Văn học so sánh là chuyên ngành có khả năng giải thích và nghiên cứu các mối quan hệ đó. Qua Văn học so sánh, chúng ta có thể nhìn văn học dân tộc bằng “con mắt thế giới”, từ đó vừa có thể thấy được mối quan hệ giữa các nền văn học vừa có thể khẳng định được giá trị của văn học nước nhà, có thể hiểu thêm chính mình và người khác. Đề tài này của chúng tôi là một đóng góp nhỏ theo hướng ứng dụng với hi vọng Văn học so sánh ở Việt Nam ngày cần được quan tâm hơn nữa để chuyên ngành này có thể phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương”, http://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/luan-van-yeu-to-ky- ao-trong-tieu-thuyet-nguyen-binh-phuong-843/.
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
3. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch),
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bình (2007), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn
khái quát”, Tạp chí nghiên cứu văn hoc, số 2, tr.49-54.
5. Lưu Văn Bổng (2001), Văn học so sánh - Lý luận và ứng dụng, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Đỗ Hồng Chung (2011), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Dân (1997), “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam
hiện đại”, Tạp chí Văn học, số 2, tr.77-84.
8. Nguyễn Văn Dân (2011), Lí luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
9. Quốc Dũng, Bảo Yến (2013), “Trong thế giới người điên - bỗng dưng