Benj y kẻ điên bẩm sinh

Một phần của tài liệu Nhân vật người điên trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của w faulkner và thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 52)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1.1. Benj y kẻ điên bẩm sinh

Từ khi sinh ra, Benjy đã mang một thân thể tật nguyền. Sự thiếu hụt chức năng của các giác quan và sự tàn khuyết về tâm hồn đã không cho Benjy một cuộc sống trọn vẹn, thậm chí đó không phải là cuộc sống dành cho một con người. Số phận đã nghiệt ngã với anh ta ngay từ trong trứng nước, khi mới cất tiếng khóc chào đời để đến với thế giới. Chính việc đi vào khám phá dòng ý thức của một người khùng đã khiến Faulkner có thể bi

thảm hóa cuộc đời của nhân vật, đồng thời khiến Âm thanh và cuồng nộ

một vụ nổ lớn trong sáng tác của Faulkner và cũng là sự sáng tạo đáng kinh ngạc nhất của tiểu thuyết hiện đại thế kỷ XX.

3.1.2. Tính - kẻ điên vì môi trƣờng phi nhân tính

Khác với nhân vật Benjy, Tính sinh ra vốn lành lặn và bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng môi trường sống cùng những con người vô

nhân tính như một chất độc đã gặm nhấm dần phần người trong Tính. Cái điên của Tính do đó là cái điên có nguồn gốc. Y có một người bố nghiện rượu và chỉ biết gặm chén mỗi lần nhớ rượu. Sinh mệnh của Tính cũng không được người bố xem ra gì ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Phước - bố của Tính có thể đạp thốc vào bụng vợ khi không có rượu với cái lí: con cái thì “thiếu đếch gì, còn khối” [32-tr.12]. Tính có một tuổi thơ đặc biệt. Y không đi học, không chơi với những đứa trẻ cùng trang lứa mà thích tụ tập với những người điên. Lớn lên, Tính lại tiếp xúc với những cảnh chém giết ngập tràn trong máu: cảnh giết lợn của ông Điện và ông Thụy, cảnh chiến tranh tàn ác trong câu chuyện của Hưng và chú Mười… Công việc của những người Linh Sơn quanh Tính cũng thật đặc biệt, đó là đập đá. Nghề nghiệp của họ gợi đến cách thức làm việc nguyên thủy nhất: làm việc bằng tay, đánh đập hủy diệt như công việc săn bắn của con người thuở trước. Tiếng đập đá vang lên “khắp nơi, khô khốc, lanh lảnh triền miên, bất tận”. Ấy là thứ âm thanh gợi bản chất tàn sát, tạo cho con người thói quen hủy hoại lẫn nhau mà không hề biết ghê sợ. Môi trường mà Tính đang sống còn gắn với những tiếng chửi đổng, “tiếng chó tru rợn người”; những mảng màu sắc kỳ dị, rùng rợn, đáng sợ (“mắt chó vàng như trăng”, “trăng đen, trăng đen”, “máu lênh láng thành nắng”, mắt cú “hơi vàng vàng”)... Những dấu ấn của một cuộc sống không bình thường đã khắc sâu trong vô thức của Tính, dẫn dắt y đến con đường hủy diệt như một lẽ tất yếu. Mọi hình ảnh, âm thanh, hoạt động xung quanh đều bao vây, bám riết, vồ chụp lấy Tính: “Đập đập đập đập đập cho nó vỡ ra, kêu rên quằn quại… bao nhiêu là yết hầu, họ phơi ra nhiều quá, cần thì chọc tiết máu lênh láng..” [32-tr.89]. Quan hệ giữa người với người cũng bị bạo lực ngự trị. Họ có thể loại trừ nhau không thương tiếc: “Ông Phước túm vợ đánh. Tính đứng ngoài hô: chọc tiết”. Có lúc, Phước cầm đòn gánh chạy sấn lại “đánh Hưng lia lịa

và tưởng nhầm là kẻ trộm”. Phước cũng từng đập mạnh vào đầu Phùng và sỉ nhục tinh thần: “Mày là chó”. Bạo lực trở thành “văn hóa ứng xử” của con người và Linh Sơn trở thành môi trường rèn giũa bạo lực trong họ. Trước những tai biến của người khác, họ vẫn vô tâm, bình thản. Khi biết Tính là tội nhân giết thằng bé điên, ông Sung xã đội trưởng chỉ nhét súng vào cạp quần, quát: “Thừa cơm mới bắt những thằng như nó” [32-tr.80]. Nhà văn Phùng thì mím môi: “Thăm với nom gì, giết người là việc của nó, ảnh hưởng đến ai đâu” [32-tr.84]. Họ làm ngơ trước cái chết của đồng loại và tự khai trừ lẫn nhau. Tất cả điều ấy đã tạo nên những ám ảnh trong tinh thần của Tính, biến y trở thành con người của bóng tối, chỉ còn biết sống trong vô thức với những ảo giác chết chóc. Để rồi cuối cùng, y biến thành tên khùng và linh hồn cũng không còn tồn tại.

Benjamin và Tính, một người sinh ra đã tật nguyền, còn một người vì môi trường mà đánh mất bản thân. Sự khác biệt này xuất phát từ quan niệm sáng tác của những người đã sản sinh ra các hình tượng. Faulkner ít nhiều chịu ảnh hưởng của thuyết định mệnh. Ông cho rằng con người là nạn nhân của định mệnh nhưng xa hơn, ông tin tưởng con người không chỉ biết nhẫn nhục, không chỉ biết chấp nhận định mệnh mà còn phải chiến thắng cả định mệnh. Xuất phát từ quan niệm này, Faulkner đã định sẵn cho Benjy một số mệnh bất hạnh ngay từ lúc chào đời. Từ đây, nhà văn sẽ xâm nhập vào vùng mờ vô thức của nhân vật, miêu tả và khẳng định những khát khao đẹp đẽ của anh ta. Đó là cách để ông ngợi ca con người. Nguyễn Bình Phương là thế hệ đi sau, lại là một nhà văn Á Đông đến với văn đàn khi tiểu thuyết Việt Nam đã bước vào thời kỳ đổi mới. Do vậy, ông có cái nhìn mới về hiện thực và con người cũng như những kỹ thuật riêng để thể hiện nó. Với ông, nhà văn không chỉ là người nhận thức về hiện thực mà còn phải sáng tạo hiện thực, tăng cường chiều hướng khai thác, chiếm lĩnh cả hiện thực giấc

mơ, vô thức, hiện thực tâm lí, tâm linh… Tác phẩm của Nguyễn Bình Phương có khi đơn giản chỉ là giấc mơ của một kẻ điên loạn hay hình ảnh một con cú trôi dọc triền sông nhưng đằng sau đó là những hiện thực đã phân mảnh. Những ca bệnh tâm thần đều có căn nguyên là một thế giới đã đổ vỡ. Đời sống con người chỉ còn là “cõi nhân sinh nhàu nát”. Nguyễn Bình Phương đã cảm nhận và thể hiện sâu sắc điều đó trong tác phẩm của mình.

3.2. Không gian xuất hiện - tình trạng hiện sinh của nhân vật

3.2.1. Benjy gắn với không gian ngôi nhà - kiểu môtip “cầm tù”

Không gian mà nhân vật Benjy tồn tại là căn nhà chật hẹp của gia đình Comspon. Ở đó, chỉ có ô cửa sổ là thứ duy nhất có thể giúp Benjy nhìn ra thế giới “ngoài kia”. Benjy bị giam hãm trong ngôi nhà của chính mình. Anh ta không bao giờ có thể tự chui qua hàng rào xung quanh khu vườn. Hàng rào - với Benjy là giới hạn cuối cùng, là đường biên ranh giới ngăn cách anh ta với nhân loài. Sau này, Benjy chính thức bị bỏ tù vào nhà thương điên ở Jackson bởi chính người anh trai ruột thịt của mình. Bỏ tù (Imperisonment) trở thành một môtíp phổ biến của văn học Gothic. Các nhân vật thường bị giam trong các hầm bí mật, trên các gác chuông, ngọn tháp… để trừng phạt. Không gian bao quanh nhân vật là những không gian khép kín, chứa đựng trong đó yếu tố rùng rợn, ma quái. Môtíp cầm tù góp phần thể hiện sự độc ác của những nhân vật theo tuyến cai trị, đồng thời gây thương cảm cho người đọc đối với các nạn nhân bất hạnh, yếu đuối. Mặc dầu vậy, môtíp cầm tù trong tiểu thuyết Gothic châu Âu chỉ dừng lại ở việc miêu tả nỗi đau có tính chất cá nhân, còn William Faulkner sử dụng môtíp

cầm tù và lưu đày như biểu tượng của thân phận con người. Suy đến cùng,

rõ hơn tâm lý của những nhân vật tự bỏ tù và bị bỏ tù. Đây cũng là một hướng đổi mới, cách tân tiểu thuyết Gôthic của W. Faulkner.

3.2.2. Tính gắn với không gian núi rừng huyền bí, siêu thực - kiểu không gian “thoạt kỳ thủy” không gian “thoạt kỳ thủy”

“Thoạt kỳ thủy”- ngay ở nhan đề của thiên truyện đã gợi ra một miền không gian với những vết tích còn nguyên sơ, huyền ảo. Đọc tác phẩm, dễ nhận ra môi trường tồn tại của các nhân vật là Linh Sơn - một môi trường vừa thực vừa hư, vừa cụ thể nhưng cũng vừa huyễn hoặc, vừa định danh mà cũng vừa phi định danh. Linh Sơn vừa gợi một địa điểm của thực tại, một vùng đất nào đó trên đất nước, vừa gợi một vùng đất hư vô của quá khứ xa xăm, ám ảnh. Vùng đất Linh Sơn là biểu tượng của một xã hội khép kín, tù đọng, trói buộc con người. Linh Sơn xác thực bởi một không gian địa lý cụ thể: làng Linh Sơn, xã Linh Nham (Đông Hưng - Thái Nguyên) với những địa danh rõ ràng: Phù Liễu, xóm Soi, núi Hột, bãi Nghiền Sàng. Không gian này được lấy từ một địa điểm thực tế trên mảnh đất Thái Nguyên. Đây là một nét rất riêng của Nguyễn Bình Phương mà chính ông đã có lần tâm

sự: “Tôi viết, cố gắng lôi cái không khí của Thái Nguyên vào, và tôi nhận

thấy phần lớn sáng tác của mình đều dính dấp tới vùng đất đó, ngay cả khi đẩy nó tới địa danh khác thì bóng dáng của vùng đất ấy vẫn phảng phất trong từng chi tiết. Mỗi nhà văn có vùng đất của mình và tác phẩm của họ mang “khí hậu” của vùng đất đó. Tôi cho rằng tác phẩm của tôi chủ yếu mang “khí hậu” Thái Nguyên, điều ấy chẳng biết là hay hay là dở nữa”. Nhưng cái riêng ấy lại đặc biệt ở chỗ ngôi làng Linh Nham tồn tại một cách độc lập, cô lẻ và tách biệt hoàn toàn với xã hội văn minh. Nó trở đi trở lại trong tác phẩm với bầu không khí ảm đạm, bí ẩn. Ở đó, con người đã quá quen với cái kỳ dị, quái đản, hư hoặc: nào cảnh “Trăng cứ nở mãi, nở mãi giữa những đụm khói đặc quánh” [32-tr.36]; nào cảnh cái “Ao Lang đen

thẫm, lầm lì, bí ẩn như khuôn mặt người câm”; cảnh “Mặt trời trắng lóe, nghiêng chéo rọi vào Tính”; cảnh “Sương lên ngùn ngụt”, “Gió u ú phía núi Hột” [32-tr.94]; khi khí lạnh về thì hàng cây cũng một màu xám [32-tr.106]; núi Hột “chìm trong lớp bụi xám đục” [32-tr.112]… Không gian này làm phông, làm nền cho các nhân vật xuất hiện. Họ sống chung với cái quái đản và mặc nhiên chấp nhận sự bí ẩn, khó hiểu của cuộc sống, coi đó là một phần tất yếu, không thể khác được. Trong thực đã xen lẫn ảo. Đây cũng chính là một quan niệm của nhà văn về hiện thực: sự quái đản, kỳ lạ, ma mị chính là một phần của cuộc sống con người và nó tồn tại bền bỉ, ăn sâu vào máu thịt, vào tiềm thức không gì gỡ bỏ được. Nguyễn Bình Phương sử dụng yếu tố ảo như một cách thức làm nhoè ranh giới của hiện thực song lại cho ta một cảm giác rất thật về cuộc sống: có những điều không phải lúc nào cũng lý giải được và sự phi lý vẫn đang hằng ngày hiện hữu trên cõi đời.

Như vậy, Benjy bị giam cầm bởi không gian ngôi nhà chật hẹp còn Tính lại gắn với không gian rừng núi hoang sơ. Một bên là theo kiểu môtíp cầm tù của tiểu thuyết Gôthic miền Nam nước Mỹ nhưng đã có sự gia công đổi mới còn một bên là gắn với không gian địa lý Á Châu, gắn với phong cách vừa hiên thực vừa huyền ảo của người sáng tác. Phân tích sự khác biệt này sẽ góp phần vào việc nhận thức rõ hơn về không gian nghệ thuật trong tác phẩm của W. Faulkner và Nguyễn Bình Phương.

3.3. Tâm lí, tính cách nhân vật

3.3.1. Benjy hƣớng đến khát vọng tình thƣơng

Trước thảm trạng dữ dội của gia đình Compson, tâm hồn Benjy vẫn luôn lưu chứa những kí ức mãi mãi vẹn nguyên. Dòng kí ức ấy đan cài cả buồn đau và hạnh phúc nhưng xuất hiện xuyên suốt trong mạch chảy ngầm đó là hình ảnh của Caddy - một biểu tượng cho sự ấm áp và hạnh phúc. Benjy nghĩ về Caddy cũng là nghĩ về những gì trong sáng nhất, thánh thiện

nhất. Gắn liền với Caddy là những hình thể đẹp đẽ và đầy ánh sáng: “Những hình thể lại chập chờn, ở phía bên kia, chúng lại bắt đầu lướt qua, sáng loáng, vùn vụt và êm ả, như khi Caddy bảo mình đi ngủ nào” [15-tr.26] ; “Và tôi nhìn thấy các cửa sổ, nơi cây cối rì rầm. Rồi bóng tối bắt đầu biến thành những hình thể êm ả, sáng ngời, như nó luôn luôn thế, ngay cả khi Caddy nói rằng chị đã ngủ rồi” [15-tr.116]. Có khi hình ảnh về Caddy xuất hiện cùng ngọn lửa: “Rồi tôi lại nhìn ngọn lửa và những hình thể êm ái sáng ngời lại di động. Tôi nghe thấy đồng hồ và mái nhà và Caddy” [15-tr.91]. Cũng có lúc Caddy được so sánh với lửa: “Tóc chị như ngọn lửa, và trong mắt chị có những đốm lửa nhỏ”… Trong cơn bão tố của thời đại và sự khủng hoảng của gia đình, người ta vẫn luôn bắt gặp một Benjy đang cố gắng níu giữ những gì hồn nhiên nhất, đẹp đẽ nhất đã tồn tại trong dĩ vãng. Người ta vẫn có thể thấy một Benjy yêu thương tha thiết cánh đồng cỏ tượng trưng cho quá khứ êm đềm. Người ta lại có thể thấy một Benjy đầy mơ mộng, vươn tay nhặt những cây hoa trong vườn vào chai khi đứng trước hàng rào. Rồi lại thấy Benjy thật bình yên khi anh ngắm nhìn ngọn lửa. Một tâm hồn trong sáng, một trái tim đau buồn nhưng luôn khát khao yêu thương, hạnh phúc - đó là những điều có thể nhận thấy ở con người Benjy. Hóa ra, giữa một đám ô hợp đã đánh mất nhân tâm, người khùng Benjy vẫn luôn giữ được thiện lương và không ngừng hướng đến ánh sáng. Trong cái gia đình ấy, Benjy là kẻ duy nhất không bị tha hóa. Anh ta nằm ngoài tác động của những tranh đấu, giành giật, bon chen, của những thói đời ích kỷ, vụ lợi, của những cái gọi là vô tâm hay dục vọng thấp hèn. Tâm hồn Benjy mãi mãi là một tâm hồn chưa trưởng thành nhưng lại đầy chất thơ, đầy mơ mộng như chính những ảo vọng của anh ta trong cuộc đời. Người điên Benjy đã quy tụ được tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của Faulkner. Với Benjy, người ta không oán giận mà chỉ có thể cảm thông

khô tình người thì vẫn còn đó một tia sáng để con người trụ vững và tiến

bước. Trong “Diễn từ nhận giải Nôbel văn chương năm 1950”, William

Faulkner đã viết “Tôi tin tưởng rằng, con người sẽ chiến thắng. Nó bất tử không phải vì giữa muôn loài nó có một tiếng nói không mệt mỏi, mà là vì nó có một linh hồn, một tinh thần có khả năng trắc ẩn, hy sinh và nhẫn nại. Bổn phận của nhà thơ và nhà văn là viết về những điều ấy. Đó là đặc quyền của hắn để giúp con ngưòi chịu đựng bằng cách nâng cao tâm hồn mình, bằng cách nhắc nhở con người về can đảm, danh dự, hy vọng, kiêu hãnh, trắc ẩn, tình thương và sự hy sinh, những gì đã từng là vinh quang trong quá khứ của họ. Tiếng nói cần phải có của nhà thơ không chỉ là di tích của con người, mà còn có thể là những điểm tựa, những cột trụ giúp con người chịu

đựng và chiến thắng”. Với “Âm thanh và cuồng nộ”, Faulkner thực sự đã

thực hiện được sứ mệnh nghiệp văn của mình. Sau này, dịch giả Quế Sơn đã một lần nữa khẳng định lại những tư tưởng cao cả của Faulkner: “Các tác phẩm của Faulkner là nơi hợp lưu, là điểm hội tụ giữa cái lịch sử và cái vĩnh hằng. Cái lịch sử thì bám sâu vào vùng đất quê hương ông, nơi ông hư cấu thành quận Yoknapatawpha trong các tác phẩm. Cái vĩnh hằng thì gắn chặt với thân phận con người sống trong một bối cảnh xã hội và lịch sử được phân định rõ ràng đó, với cái khổ, cái đau, cái ác vừa song hành, vừa giằng co túi bụi với cái vui, cái sướng, cái thiện. Và từ chỗ hợp lưu này, người ta thấy được con người vẫn thắng thế, vẫn vượt qua những nghịch cảnh đau buồn đầy dẫy trong cõi nhân sinh”. Cho nên, đến với thế giới của Faulkner là đến một thế giới với những giá trị nhân văn cao quý - nơi mà tình yêu thương sẽ ngự trị trong mỗi con người và giúp con người có đức tin để

Một phần của tài liệu Nhân vật người điên trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của w faulkner và thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)