7. Cấu trúc của khóa luận
3.2.2. Tính gắn với không gian núi rừng huyền bí, siêu thự c kiểu không
không gian “thoạt kỳ thủy”
“Thoạt kỳ thủy”- ngay ở nhan đề của thiên truyện đã gợi ra một miền không gian với những vết tích còn nguyên sơ, huyền ảo. Đọc tác phẩm, dễ nhận ra môi trường tồn tại của các nhân vật là Linh Sơn - một môi trường vừa thực vừa hư, vừa cụ thể nhưng cũng vừa huyễn hoặc, vừa định danh mà cũng vừa phi định danh. Linh Sơn vừa gợi một địa điểm của thực tại, một vùng đất nào đó trên đất nước, vừa gợi một vùng đất hư vô của quá khứ xa xăm, ám ảnh. Vùng đất Linh Sơn là biểu tượng của một xã hội khép kín, tù đọng, trói buộc con người. Linh Sơn xác thực bởi một không gian địa lý cụ thể: làng Linh Sơn, xã Linh Nham (Đông Hưng - Thái Nguyên) với những địa danh rõ ràng: Phù Liễu, xóm Soi, núi Hột, bãi Nghiền Sàng. Không gian này được lấy từ một địa điểm thực tế trên mảnh đất Thái Nguyên. Đây là một nét rất riêng của Nguyễn Bình Phương mà chính ông đã có lần tâm
sự: “Tôi viết, cố gắng lôi cái không khí của Thái Nguyên vào, và tôi nhận
thấy phần lớn sáng tác của mình đều dính dấp tới vùng đất đó, ngay cả khi đẩy nó tới địa danh khác thì bóng dáng của vùng đất ấy vẫn phảng phất trong từng chi tiết. Mỗi nhà văn có vùng đất của mình và tác phẩm của họ mang “khí hậu” của vùng đất đó. Tôi cho rằng tác phẩm của tôi chủ yếu mang “khí hậu” Thái Nguyên, điều ấy chẳng biết là hay hay là dở nữa”. Nhưng cái riêng ấy lại đặc biệt ở chỗ ngôi làng Linh Nham tồn tại một cách độc lập, cô lẻ và tách biệt hoàn toàn với xã hội văn minh. Nó trở đi trở lại trong tác phẩm với bầu không khí ảm đạm, bí ẩn. Ở đó, con người đã quá quen với cái kỳ dị, quái đản, hư hoặc: nào cảnh “Trăng cứ nở mãi, nở mãi giữa những đụm khói đặc quánh” [32-tr.36]; nào cảnh cái “Ao Lang đen
thẫm, lầm lì, bí ẩn như khuôn mặt người câm”; cảnh “Mặt trời trắng lóe, nghiêng chéo rọi vào Tính”; cảnh “Sương lên ngùn ngụt”, “Gió u ú phía núi Hột” [32-tr.94]; khi khí lạnh về thì hàng cây cũng một màu xám [32-tr.106]; núi Hột “chìm trong lớp bụi xám đục” [32-tr.112]… Không gian này làm phông, làm nền cho các nhân vật xuất hiện. Họ sống chung với cái quái đản và mặc nhiên chấp nhận sự bí ẩn, khó hiểu của cuộc sống, coi đó là một phần tất yếu, không thể khác được. Trong thực đã xen lẫn ảo. Đây cũng chính là một quan niệm của nhà văn về hiện thực: sự quái đản, kỳ lạ, ma mị chính là một phần của cuộc sống con người và nó tồn tại bền bỉ, ăn sâu vào máu thịt, vào tiềm thức không gì gỡ bỏ được. Nguyễn Bình Phương sử dụng yếu tố ảo như một cách thức làm nhoè ranh giới của hiện thực song lại cho ta một cảm giác rất thật về cuộc sống: có những điều không phải lúc nào cũng lý giải được và sự phi lý vẫn đang hằng ngày hiện hữu trên cõi đời.
Như vậy, Benjy bị giam cầm bởi không gian ngôi nhà chật hẹp còn Tính lại gắn với không gian rừng núi hoang sơ. Một bên là theo kiểu môtíp cầm tù của tiểu thuyết Gôthic miền Nam nước Mỹ nhưng đã có sự gia công đổi mới còn một bên là gắn với không gian địa lý Á Châu, gắn với phong cách vừa hiên thực vừa huyền ảo của người sáng tác. Phân tích sự khác biệt này sẽ góp phần vào việc nhận thức rõ hơn về không gian nghệ thuật trong tác phẩm của W. Faulkner và Nguyễn Bình Phương.