7. Cấu trúc của khóa luận
2.1.1. Lạ hóa, dị biệt
Điểm tương đồng đầu tiên giữa các nhân vật mà ta dễ dàng nhận thấy trong hai tác phẩm chính là sự xuất hiện của những con người bất bình thường - những nhân vật bị thần kinh và mang trong mình những đặc điểm dị biệt, xa lạ với thế giới loài người.
Các nhân vật đều điên dại, ngẩn ngơ giữa cuộc đời thực và sống với những ẩn ức bản năng của chính mình. Họ không được trọn vẹn ngay từ
những cái tên. Benjamin trong Âm thanh và cuồng nộ có tên cúng cơm là
Maury nhưng đó là tên của người cậu ruột và sự trùng tên này gợi ra một chu kỳ khép kín của thế giới nhân vật khiến họ vừa thực vừa hư giữa thế giới hiện sinh của loài người. Cũng như vậy, những người ở làng Linh Sơn trong
mắn hơn Benjy, những người này được tác giả ưu ái dành riêng phần “A: Tiểu sử” để giới thiệu song hình dạng của họ lại gợi lên phần “con” nhiều hơn là phần “người”. Đó chỉ là một anh chàng Tính với chiều cao “1 mét 68, nặng 56 ki-lô-gam. Tay dài, lưng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình vòm cung ôm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi như vượn, ngồi như gấu. Không biết
chữ [32-tr.7]. Đó là Hưng, một thương binh từng tham gia chống Mỹ“nhưng
không có thẻ, nhiều người nghi là thương binh giả” [32-tr.7]. Đó còn là nhà văn Phùng ở lại Linh Sơn để sáng tác nhưng ngay cả hình dáng của ông ta cũng “biến hóa”, “không ai nhớ nổi” [32-tr.8]. Họ hiện lên như những con người từ thưở hồng hoang, nguyên thủy, chưa hoàn thiện được nhân hình, nhân dạng. Cả hai tiểu thuyết gia đã xóa mờ tên tuổi, đường viền lịch sử của các nhân vật khiến họ trở nên mơ hồ và cái tôi cũng đã biến mất.
Nhân vật người điên ở đây hầu hết là những người tàn tật. Benjy bị đần độn từ nhỏ, lên 18 tuổi đã bị thiến để tránh gây tai vạ. Khi đã 33 tuổi, anh ta cũng không thể tự chăm sóc cho mình. Benjamin bị câm và chỉ còn sống với những cảm giác sinh vật, ngửi và sờ các sự vật cũng như các sự kiện và biến cố: ngửi thấy ánh mặt trời, ngửi thấy cái lạnh, ngửi được cả Caddy “có mùi như cây” khi chị còn trinh trắng… Đến khi Caddy trao thân cho tình nhân Dalton Ames thì Benjy không ngửi thấy mùi cây ở chị nữa. Nhân vật Tính ngay từ nhỏ cũng đã không lành lặn về tâm thần: “Tính không quấn bố mẹ như những đứa trẻ khác” mà “thích lê la một mình, bạ gì cũng cầm, bạ gì
cũng liếm, cũng cho vào mồm” [32-tr.15]. Lớn lên Tính làm bạn với những
người điên như thể Tính thuộc về thế giới của những con người ấy. Cả Benjy và Tính do vậy đều không có được cuộc sống đời thường, ý nghĩa.
Không chỉ tàn khuyết về thể trạng, các nhân vật còn tàn khuyết về mặt tâm hồn. Faulkner đã dành trọn vẹn chương đầu tiên trong toàn bộ bốn
chương cuốn tiểu thuyết của mình với 113 trang truyện để miêu tả nội tâm của Benjy nhưng những dòng độc thoại ấy cũng mơ hồ, lộn xộn. Những ý nghĩ của Benjy mù mờ, rời rạc, chắp nối, hỗn độn, nhảy cóc từ thời điểm này sang thời điểm khác, ngược xuôi trên dòng thời gian, lẫn lộn quá khứ, hiện tai, tương lai. Cùng với đó, âm thanh của những tiếng kêu vang rền từ âm vực thấp (rền rĩ, sướt mướt) tới âm vực cao (gào, rống, rú) của Benjy đóng
vai trò như một bộ trống trong dàn nhạc làm nên bản giao hưởng “The sound
and furry” đầy những kêu la và cuồng nộ. Benjy chỉ còn sống với bản năng của một con thú, chỉ biết gào khóc và điên giận. Nhưng chính từ việc đi vào khám phá nội tâm của người khùng Benjy, những chủ đề xuyên suốt tác phẩm sẽ dần được hé lộ. Tâm hồn của Tính cũng là một thế giới hỗn mang bị xé rách. Tính đam mê giết chóc, thích giết kiến, giết công cống, thích chọc tiết lợn và chỉ còn biết hành động để thực hành sự thèm khát bạo lực của mình. Đi giết lợn mà “trông ông Điện với Tính mờ ảo, chập chờn như ma”. Ngay cả mẹ Tính cũng sợ hãi: “nó thành thú mất”. Tính đã đi dần đến nửa người nửa thú và cuối cùng là đội lốt thú hoàn toàn. Tâm tính của Hưng cũng không lành lặn. Trở về sau chiến tranh với vết thương ở chóp đầu, Hưng cũng chỉ biết xui trẻ con ăn cắp mía nhà ông Mịch và kể chuyện cắn cổ Mỹ, đốt trại tù binh - những câu chuyện đầy máu gieo rắc vào đầu óc vốn không lành mạnh của Tính. Còn nhà văn Phùng thì tồn tại như một kẻ mù lòa, một tên hành khất “ăn lông ở lỗ”. Ông ta sống chết với lời nguyền khi nào được giải thưởng mới về Hà Nội nhưng những bản thảo của ông ta sau này cũng bị
thất lạc hết, chỉ còn lại truyện Và cỏ.
Những nhân vật người điên, từ Benjy cho đến Tính, Phùng, Hưng…
đều không phải là người bình thường. Họ bị cách biệt với thế giới thông
thường và hứng chịu những vết thương của số phận như một định mệnh không thể khác. Đi sâu vào khám phá những con người bất bình thường
2.1.2. Phiêu lƣu trong vô thức
Theo luận điểm của nhà tâm lý học người Áo S. Freud, hiểu một cách khái lược nhất: vô thức là những sự kiện tâm linh cá nhân, chìm khuất trong góc tối của tâm hồn và không bao giờ biểu hiện, không thể dùng ý chí để điều khiển được. Nó là động cơ tiềm ẩn, có khi trở nên mãnh liệt, thôi thúc hành động đến mức không kiểm soát được. Vô thức được ví như phần chìm của tảng băng tâm linh, góp phần quyết định trong việc hình thành các khuynh hướng của mỗi cá nhân. Trong vùng vô thức liên tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản ngã, giữa phần "con" và phần "người" và bản năng sẽ bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt (censure), không cho vượt qua tầng ý thức. Những xung lực này chỉ biểu hiện phần nào trong các giấc mơ và phần lớn trong các chứng loạn thần kinh (névroses). Vô thức nằm ở đáy sâu tăm tối của tâm linh nên không thể thực nghiệm và không thể khảo sát được bằng các trắc nghiệm.
Có thể nói, sức mạnh của nghệ thuật trong đó có văn học là “phi giới hạn”, cho nên điều không thể diễn ra trong khoa học thì với nghệ thuật, nó được chấp nhận như một sự hiển nhiên. Freud cho rằng: “Thật có lý khi ta nói về sự thần diệu của nghệ thuật và nghệ sĩ được ví như người có ma
thuật”. Nhà văn hoàn toàn có thể để cho các nhân vật của mình tự do phiêu
lưu trong vô thức và đến lượt mình, họ sẽ dùng “ma thuật” để khám phá và thể hiện cái chiều sâu tận cùng ấy. Faulkner và Nguyễn Bình Phương là những nhà văn như vậy.
Cả Benjy và Tính đều không thể làm chủ được ý thức mà chỉ ngụp lặn trong cõi vô thức với những ý nghĩ phi logic không đầu không cuối, chồng chéo giữa thực và hư, giữa quá khứ và hiện tại. Chỉ khi nào ở trong cõi lờ mờ, mộng ảo, họ mới có thể thực hiện được những ham muốn mà bình thường đã bị khuất lấp, không thể bộc lộ.
Trong vô thức, Benjy có thể nói tiếng nói của bản thân và cũng có thể tự do đi qua các miền kí ức khác nhau: chui qua hàng rào cùng Luster, bị vướng vào đinh, Benjy lại bắt đầu nhớ đến những kỉ niệm về chị gái Caddy trong dịp Giáng sinh cách đây 18 năm [15-tr.14]. Trên đường đến nghĩa trang cùng mẹ, nghe thấy tiếng vó của con ngựa Queenie và những hình thể chập chờn, Benjy lại thấy chúng “sáng loáng, vùn vụt và êm ả, như khi Caddy bảo mình đi ngủ” [15-tr.26]. Đến bên chuồng ngựa với Luster, Benjy lại nhớ đến ngày đi chơi cùng Caddy, được chị nhét vào tay bức thư cậu Maury gửi cho bà Patterson [15-tr.27]... Cứ như vậy, những kỉ niệm về Caddy luôn xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong mớ suy nghĩ bùng nhùng của Benjy. Cũng trong vô thức, Benjy có được cho mình một thế giới riêng - một vũ trụ không còn sự ngăn cách bởi không gian và thời gian, ngay cả cảm giác cũng đầy phi lí: “Tôi ngửi thấy Vest và sờ mó” [15-tr.48]; “Tôi nghe thấy lửa va mái nhà” [15-tr.101]; “Bố có mùi như mưa”; “Chúng tôi nghe thấy mình, chúng tôi nghe thấy bóng tối” [15-tr.115]… Để rồi, mỗi khi trở về với thực tại, anh ta lại xót xa đau đớn mà biểu hiện ra bên ngoài là những tiếng rền rĩ, sướt mướt, những tiếng gào khóc, rống rú đầy bi ai, tuyệt vọng. Trong vô thức, Benjy có thể bay theo giấc mơ về quá khứ nhưng cũng vì phiêu lưu trong vô thức mà anh ta trở thành một thực thể khép kín, không ai có thể sẻ chia. Từ Luster đến T.P chỉ thấy Benjy là kẻ “vừa câm vừa điếc”,
một “ông khùng già”, một “ông mãnh” chỉ biết khóc lóc và kêu than.
Tính trong Thoạt kỳ thủy cũng có thể tự do sống trong cõi “điên” và cõi
“mộng”. Ở Tính, một thế giới vô thức hiện lên đầy những ám ảnh bởi máu và sự chết chóc. Đó là hình ảnh “ông Điện cầm dao xọc vào cổ lợn. Thế là lửa vụt lên. Như cái lưỡi liếm mặt”; là bom đạn chiến tranh không nổ mà chỉ “ngoạm”, “khoặp”, “đi dứt cả lũ” [32-tr.27]; là “da thịt và máu cứ trôi” [32-tr.38]; là hình ảnh trăng không còn hiền hòa mà đầy hung dữ, “xanh đen,
rên khoái trá” [32-tr.51]… Trong Tính cũng có bao điều phi lí xuất hiện mà chỉ người điên mới có thể cảm nhận: “Mắt chó vàng như trăng”. Đá cũng biết kể chuyện và hai đám rêu xanh thì chụm đầu vào nhau “thì thầm trò chuyện cùng ông Phùng” [32-tr.51]. Sông cũng hút máu “như chậu hút máu lợn”, “bát hút máu gà” [32-tr.69]. Ngay cả chuối cũng “mọc từ cổ lợn” [32-tr.90], còn nhiễu khi “móm hết răng thì thành ông Thụy” [32-tr.104]… Thả mình trong cõi “điên” và cõi “mộng”, Tính dường như đã giải tỏa được những ẩn ức mà ở thế giới thực tại y chưa được thỏa nguyện. Tuy vậy, mọi ý nghĩ của y chỉ là những hình ảnh mù mờ, chắp nối, hiện thân cho cái ác và sự hủy diệt. Tâm hồn của Tính khi ấy chỉ còn là những mảnh thủy tinh vỡ vụn mà bất kì ai dẫm vào đều sẽ phải hứng chịu nỗi đau. Sống trong vô thức, bản tính người nơi Tính không còn nữa mà thay vào đó là sự thèm khát của một con thú dữ sẵn sàng ăn thịt đồng loại và những gì còn lại chỉ là một cõi biến ảo, tan tành.
Vô thức đã trở thành đối tượng thể hiện của hai nhà văn. Với điều ấy, cả Faulkner và Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được rằng: không có khái niệm “không thể” trong sáng tạo và khám phá nghệ thuật. Viết về những con người không được hoàn thiện về linh hồn cũng là một cách để chuyển tải thông điệp: nếu chẳng còn ý thức, con người chỉ là một cõi hỗn mang và rồi cũng tự hủy hoại chính mình. Vì vậy, đừng bao giờ mất đi lí trí và ý thức, đừng bao giờ để phần “con” lấn át phần “người” trong mỗi chúng ta. Cái “điên” được miêu tả cũng là vì những khát khao nhân bản ấy.
2.1.3. Bất khả đối thoại, đối thoại phi lí
Con người sẽ đối thoại khi cần giao tiếp với nhau nhưng với những người điên thì họ đã mất đi khả năng này. Điều đó thể hiện rõ nhất ở nhân vật Benjy và nhân vật Tính.
Benjy bị câm và bị điếc bẩm sinh nên dĩ nhiên anh ta không thể trò chuyện với người khác. Anh ta nghĩ rất nhiều (dù là những suy nghĩ rời rạc) nhưng tất cả những gì mọi người thấy được chỉ là những tiếng rền rĩ, những tiếng rống và gào khóc không thôi. Sau mỗi hồi ức về Caddy, Benjy lại phản ứng bằng những nỗi đau và tiếc nuối nhưng điều ấy chỉ khiến người bên cạnh cảm thấy khó chịu và phiền toái. Cho nên, Luster đã nhiều lần than vãn: “Cậu có thôi cái trò rền rĩ, sướt mướt ấy đi không nào” [15-tr.21], hoặc chê trách “Câụ không thấy xấu hổ hay sao mà cứ khóc rống lên mãi” [15-tr.21]. Mất đi khả năng đối thoại, Benjy chỉ có thể chạy khỏi hiện thực, lui vào vùng tối vô thức và phiêu lưu, ngụp lặn trong thế giới ấy.
May mắn hơn Benjy, Tính có thể nghe và nói song lời thoại của y cũng chẳng ăn nhập gì nếu không muốn nói là vô nghĩa. Đoạn đối thoại giữa Tính với Hiền là một ví dụ:
“- Xích vào đây một tí cho ấm. Anh Tính biết không, ngày bé ấy, bao nhiêu lần anh làm em sợ hết hồn.
- Cắn công cống thích lắm. - Bố anh còn gặm chén không?
- Mắt chó vàng như trăng” [32-tr.35,36].
Hay là cuộc thoại giữa Tính và Hưng cũng vậy:
“- Ăn sáng chưa? - Đêm.
- Ừ. Đêm dài quá đi mất. Em đói? - Rán trăng lên mà ăn.
- Ừ rán trăng, rán trăng!” [32-tr.38]
Rõ ràng ở đây có sự vênh lệch, phi lí trong đối thoại mà thực chất là một dạng “phản đối thoại”. Họ đối diện với nhau nhưng những ngôn từ được phát ra không vì mục đích giao tiếp mà chỉ là những chuỗi âm thanh
hỗn độn được phát sinh từ trong cõi mờ của vô thức. Các nhân vật lạc lõng ngay trên mảnh đất mà họ ngỡ là mình đang tồn tại.
Là những người khuyết tật, mất đi ý thức, lại không có khả năng đối thoại, các nhân vật trở thành những con người bất toàn. Kiểu nhân vật này ta
đã từng thấy trong tác phẩm của những cây bút phi lí như F. Kapfka, E. Ionesco… khi họ tự “hủy diệt” nhân vật của mình. Đến tác phẩm của
Faulkner và Nguyễn Bình Phương, các nhân vật chỉ còn là những chân dung, những biểu tượng, những hình trạng đang tàn lụi giữa cõi đời. Theo nghĩa này, họ không phải đang sống mà chỉ đang tồn tại, tồn tại để chấp nhận bi kịch của chính cuộc đời mình. Xã hội hiện đại cùng với những mặt tiêu cực của nó khiến con người bất an và mất niềm tin. Viết về nhân vật bất toàn cũng là cách để nhà văn nói lên những vấn đề về thân phận con người. Đây cũng là điểm
hội tụ của Faulkner và Nguyễn Bình Phương. Với nhân vật người điên và câu
chuyện qua cái nhìn của chính họ, Faulkner và Nguyễn Bình Phương đã thực sự đem đến cho bạn đọc những món ăn tinh thần đặc biệt trong thực đơn văn học. Các tác phẩm của hai nhà văn đặt ra cho độc giả không ít khó khăn khi lĩnh hội song nó hấp dẫn ở chính sự hóc búa và trên hết là những tư tưởng cao đẹp được thể hiện qua những nhân vật thuộc loại này.
2.2. Nhân vật ngƣời điên - con ngƣời xa rời thực tại
2.2.1. Sống trong liên tƣởng, ảo giác
Mất đi mối liên hệ với đời sống thực tại, những người điên chỉ có thể lui vào vùng tối vô thức và tự khép kín chính mình. Họ bị tách biệt với thế giới, phải trốn vào trong cõi miên man, vô định của những chuỗi liên tưởng, ảo giác không tên. Thế giới tồn tại trong họ là cái thế giới đứt đoạn, là những
mảnh vỡ vụn nát. Sẽ chẳng còn ở đây những khái niệm như chân lí khách
siêu thời gian, siêu không gian. Ngay cả bản thân chúng cũng đầy rối ren, phi lí và ý nghĩa của nó cũng trở nên mơ hồ.
Chỉ trong vòng một ngày (7/4/1928) nhưng Benjy có thể đi về giữa 2 miền quá khứ và hiện tại cách biệt nhau đến 18 năm (1910-1928). Mỗi một sự việc diễn ra tức thời (như chui qua hàng rào bị vướng, cùng mẹ đến nghĩa trang…) lại gợi trong Benjy những hoài niệm về chị Caddy (cùng chị chui qua hàng rào, cùng chị mang lá thư của cậu Marry gửi cho bà Patterson…).