7. Cấu trúc của khóa luận
2.1.3. Bất khả đối thoại, đối thoại phi lí
Con người sẽ đối thoại khi cần giao tiếp với nhau nhưng với những người điên thì họ đã mất đi khả năng này. Điều đó thể hiện rõ nhất ở nhân vật Benjy và nhân vật Tính.
Benjy bị câm và bị điếc bẩm sinh nên dĩ nhiên anh ta không thể trò chuyện với người khác. Anh ta nghĩ rất nhiều (dù là những suy nghĩ rời rạc) nhưng tất cả những gì mọi người thấy được chỉ là những tiếng rền rĩ, những tiếng rống và gào khóc không thôi. Sau mỗi hồi ức về Caddy, Benjy lại phản ứng bằng những nỗi đau và tiếc nuối nhưng điều ấy chỉ khiến người bên cạnh cảm thấy khó chịu và phiền toái. Cho nên, Luster đã nhiều lần than vãn: “Cậu có thôi cái trò rền rĩ, sướt mướt ấy đi không nào” [15-tr.21], hoặc chê trách “Câụ không thấy xấu hổ hay sao mà cứ khóc rống lên mãi” [15-tr.21]. Mất đi khả năng đối thoại, Benjy chỉ có thể chạy khỏi hiện thực, lui vào vùng tối vô thức và phiêu lưu, ngụp lặn trong thế giới ấy.
May mắn hơn Benjy, Tính có thể nghe và nói song lời thoại của y cũng chẳng ăn nhập gì nếu không muốn nói là vô nghĩa. Đoạn đối thoại giữa Tính với Hiền là một ví dụ:
“- Xích vào đây một tí cho ấm. Anh Tính biết không, ngày bé ấy, bao nhiêu lần anh làm em sợ hết hồn.
- Cắn công cống thích lắm. - Bố anh còn gặm chén không?
- Mắt chó vàng như trăng” [32-tr.35,36].
Hay là cuộc thoại giữa Tính và Hưng cũng vậy:
“- Ăn sáng chưa? - Đêm.
- Ừ. Đêm dài quá đi mất. Em đói? - Rán trăng lên mà ăn.
- Ừ rán trăng, rán trăng!” [32-tr.38]
Rõ ràng ở đây có sự vênh lệch, phi lí trong đối thoại mà thực chất là một dạng “phản đối thoại”. Họ đối diện với nhau nhưng những ngôn từ được phát ra không vì mục đích giao tiếp mà chỉ là những chuỗi âm thanh
hỗn độn được phát sinh từ trong cõi mờ của vô thức. Các nhân vật lạc lõng ngay trên mảnh đất mà họ ngỡ là mình đang tồn tại.
Là những người khuyết tật, mất đi ý thức, lại không có khả năng đối thoại, các nhân vật trở thành những con người bất toàn. Kiểu nhân vật này ta
đã từng thấy trong tác phẩm của những cây bút phi lí như F. Kapfka, E. Ionesco… khi họ tự “hủy diệt” nhân vật của mình. Đến tác phẩm của
Faulkner và Nguyễn Bình Phương, các nhân vật chỉ còn là những chân dung, những biểu tượng, những hình trạng đang tàn lụi giữa cõi đời. Theo nghĩa này, họ không phải đang sống mà chỉ đang tồn tại, tồn tại để chấp nhận bi kịch của chính cuộc đời mình. Xã hội hiện đại cùng với những mặt tiêu cực của nó khiến con người bất an và mất niềm tin. Viết về nhân vật bất toàn cũng là cách để nhà văn nói lên những vấn đề về thân phận con người. Đây cũng là điểm
hội tụ của Faulkner và Nguyễn Bình Phương. Với nhân vật người điên và câu
chuyện qua cái nhìn của chính họ, Faulkner và Nguyễn Bình Phương đã thực sự đem đến cho bạn đọc những món ăn tinh thần đặc biệt trong thực đơn văn học. Các tác phẩm của hai nhà văn đặt ra cho độc giả không ít khó khăn khi lĩnh hội song nó hấp dẫn ở chính sự hóc búa và trên hết là những tư tưởng cao đẹp được thể hiện qua những nhân vật thuộc loại này.
2.2. Nhân vật ngƣời điên - con ngƣời xa rời thực tại
2.2.1. Sống trong liên tƣởng, ảo giác
Mất đi mối liên hệ với đời sống thực tại, những người điên chỉ có thể lui vào vùng tối vô thức và tự khép kín chính mình. Họ bị tách biệt với thế giới, phải trốn vào trong cõi miên man, vô định của những chuỗi liên tưởng, ảo giác không tên. Thế giới tồn tại trong họ là cái thế giới đứt đoạn, là những
mảnh vỡ vụn nát. Sẽ chẳng còn ở đây những khái niệm như chân lí khách
siêu thời gian, siêu không gian. Ngay cả bản thân chúng cũng đầy rối ren, phi lí và ý nghĩa của nó cũng trở nên mơ hồ.
Chỉ trong vòng một ngày (7/4/1928) nhưng Benjy có thể đi về giữa 2 miền quá khứ và hiện tại cách biệt nhau đến 18 năm (1910-1928). Mỗi một sự việc diễn ra tức thời (như chui qua hàng rào bị vướng, cùng mẹ đến nghĩa trang…) lại gợi trong Benjy những hoài niệm về chị Caddy (cùng chị chui qua hàng rào, cùng chị mang lá thư của cậu Marry gửi cho bà Patterson…). Anh ta sống trong hồi ức nhiều hơn là thời điểm “bây giờ”. Benjy làm bạn với quá khứ và thả mình trong thế giới của sự liên tưởng. Ở nơi ấy, Benjy có thể trở về bên cạnh Caddy - người duy nhất hiểu và cảm thông cho đứa em trai bất hạnh. Cũng ở nơi ấy, Benjy mới có thể làm người, biết cảm nhận, biết soi xét và đánh giá các sự kiện. Có điều, những liên tưởng của Benjy đều không thực tế vì chuỗi suy nghĩ của Benjy đều phi lôgic, chỉ được gợi lên từ những cảm giác ngẫu nhiên - nơi mà mọi sự vật, hiện tượng đều có thể nhất thể hóa và được nắm bắt một cách trọn vẹn. “Tôi” có thể ngửi thấy “mùi quần áo phần phật và khói bốc trên suối” [15-tr.28]; có thể “ngửi thấy mùi Versh và sờ mó” [15-tr.48]; ngửi được “cái giường có mùi như T.P” [15-tr.50] và bố “có mùi như mưa”; có thể “nghe thấy lửa và mái nhà” [15-tr.109], thậm chí là “nghe thấy mình”, nghe thấy cả bóng tối [15-tr.115]… Không chỉ thế, những ảo giác cũng chợt đến, chợt đi, đầy ảo ảnh và dường như không tuân theo một quy luật nào: Benjy cùng T.P đến bên chuồng gia súc nhưng cái chuồng không ở đấy nữa. Benjy bám vào những cái máng con bò vừa ăn nhưng những cái máng đó cũng đi khỏi và “tôi” cũng không thể dừng lại [15-tr.38]. Khi xuống hầm rượu, bị ép uống rượu thuốc, Benjy lại thấy những hình thể hiện ra, “chúng lướt qua, êm dịu và sáng ngời”. Ngay cả “tôi” cũng “lướt đi với các hình thể, lên ngọn đồi rực sáng” [15-tr.40,41]. Rồi có lúc, “tôi” đi xuống cầu thang, cầu thang cũng đi vào bóng tối [15-tr.58]. Khi nhìn quanh
góc nhà, “tôi” lại thấy những ánh đèn đang đi tới [15-tr.62]. Ngoài vườn, cây cỏ cũng rì rầm trong ánh trăng khi bóng tối bước đi trên cỏ [15-tr.75]… Trong thế giới của Benjy, dường như tất cả đều có thể vận động, riêng chỉ có anh ta là gắng gượng trong vô vọng. Những ám ảnh xuất hiện trong đầu óc anh ta phải chăng là biểu hiện cho sự bất lực giữa cuộc đời? Benjy vẫn mãi là kẻ bị giam cầm trong hành tinh của chính mình, muốn giơ tay tìm kiếm sự cứu vớt khỏi bóng đêm nhưng câu trả lời sẽ lại là sự “vô phương cứu chữa” bởi một điều thật đơn giản: đó là sự thực mà sự thực thì nghiệt ngã vô cùng.
Thế giới của Tính cũng là một thế giới đầy mộng ảo. Mọi sự vật xuất hiện đều không còn là chính nó mà đã trở nên bạo tàn, rơi rụng như chính sự tàn lụi của kiếp người trên mặt đất! Trăng có thể “rơi u u, miên man, rên xiết”; có thể làm Tính lạnh [32-tr.26]; có thể chỉ là một màu đen “dập dềnh trôi mãi không hết” [32-tr.90]… Những đám sương có thể “vươn đến, ưỡn cong” rồi lại có thể “ngả ra, sáp lại, quằn quại, rạp xuống, xoắn bệnh thành một mớ hỗn độn, bùng nhùng”. Kiến bị xọc vào cổ thì có thể hóa thành lợn. Đá cũng có da thịt, cũng đầy máu và mỏng manh rên xiết trôi giữa dòng sông hiu quạnh [32-tr.37]. Ngay cả bức tường cũng có thể “cắn chặt bóng Hiền không thả ra in mãi với bóng thạch sùng” rồi lại chết đi [32-tr.69]. Con người hiện ra trong cơn mộng mị của Tính cũng chỉ là một cõi mờ mờ nhân ảnh, quái dị và chẳng còn rõ hình thù. Người Hưng có lúc trở nên sáng xanh [32-tr.39]. Dân xóm Soi lại một màu “xám và lờ mờ lờ mờ” [32-tr.50]. Hiền thì “đỏ như máu. Đỏ như đĩa xôi gấc” [32-tr.68], có lúc lại kêu eng éc làm cây với đá run lên [32-tr.91]. Cũng có lúc, Tính lại thấy “tóc vợ tỏa ra những làn bụi vàng mờ. Vàng như ánh sáng tỏa ra từ cây thánh giá của ông Khoa mà Tính đang cầm trên tay” [32-tr.158]… Đặc biệt, xuất hiện liên tiếp trong chuỗi suy tư của Tính là hình ảnh “mắt chó vàng như trăng”. Xuyên suốt thiên truyện, hơn 30 lần câu nói này được lặp lại trong trạng thái vô thức của Tính.
Trong tâm thức huyền thoại, chó hằn thù với trăng, tru lên não nuột mỗi khi
trăng xuất hiện. Sự hằn thù của chó và trăng còn thể hiện ở chỗ, mặt trăng đã
lén lấy một cái chày (biểu tượng của Linga) để giữ cho mình được trẻ mãi. Vì rằng “cái chày đá giã các thứ gia vị, trong suốt một đời người đàn bà dần dà thấm sâu các mùi thơm đến mức nó có thể đánh thức người chết dậy, làm cho
người già trẻ lại, làm cho người chết thành bất tử”. Tính liên tưởng như vậy là
muốn “nổi loạn”, hay nói đúng hơn là để giải tỏa tinh thần vì chính bản thân y cũng đang chất chứa những hằn học với cuộc đời. Mỗi ngôn từ xuất hiện trong dòng suy nghĩ của Tính chỉ là những mảnh ghép vô nghĩa lí nhưng đằng sau cái vỏ âm thanh không hồn ấy lại là một sự thật đang dần được hé lộ. Chúng là hiện thân của máu và bóng tối. Suy đến cùng, tất cả cũng đều bắt nguồn từ tâm tính của Tính, từ những ám ảnh của “chọc tiết”, của “khoặp”, của cái gọi là “cắn cổ Mỹ”… Những hình ảnh ấy chính là cái bóng đêm chìm khuất, là tảng băng đen đang tồn tại nơi Tính. Nó đẩy lùi hơi ấm và ánh sáng. Nó chế ngự con người trong tôi tăm và giá lạnh như một cái án chung thân dành cho những kiếp người bé nhỏ.
Tâm lí học hiện đại đã chứng minh rằng: ý thức và vô thức luôn tồn tại trong mỗi cá nhân và để hiểu một con người, ngoài phần “sáng”, ta không thể bỏ qua phần “tối”. Bằng cách ấy, Faulkner và Nguyễn Bình Phương đã cho ta
hiểu trọn vẹn hơn về hai chữ Con Người. Hai nhà văn đã qua cái hư để nói cái
thực, qua cái tưởng chừng ngẫu nhiên để nói sự thật hiển nhiên: sự xuống dốc của con người hiện đại trong một xã hội đã mất dần những bậc thang giá trị. Giờ đây, ám ảnh quanh ta là bức tranh hiện thực về con người, về cuộc đời đầy bi thương và tàn bạo.
2.2.2. Gắn chặt với hình ảnh, âm thanh biểu tƣợng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “biểu tượng là khái niệm chỉ một giai
vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt”. Trong văn học, biểu tượng còn được gọi là tượng trưng. Hiểu theo nghĩa rộng, “biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật”. Còn theo nghĩa hẹp, “biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa với con người và cuộc đời” [18- tr.24].
Khi cái gọi là thực tại trở nên đáng nguyền rủa, các nhân vật lại cố gắng tìm cho mình một thiên đường trong mộng. Cũng từ đây, các hình ảnh, âm thanh biểu tượng đã xuất hiện. Chúng đóng vai trò như một điểm tựa để cho những người điên có thể cất cánh bay theo những ước mơ của mình.
Benjy trong Âm thanh và cuồng nộ gắn với các hình ảnh biểu tượng:
cánh đồng cỏ, ngọn lửa và chị gái ruột Caddy. Cánh đồng cỏ tượng trưng cho dĩ vãng êm đềm và trong sáng còn Caddy tượng trưng cho tình yêu và nỗi đau. Đây là hình ảnh trở đi trở lại trong dòng tâm thức của Benjy. Là hiện thân của cái đẹp, sự trong trắng, Caddy hiện lên đầy cuốn hút nhưng lại mong manh, dễ mất mát và đổ vỡ. Caddy là biểu tượng ẩn dụ của quá khứ. Quá khứ cứ trở về ám ảnh, đè nặng lên Benjy với những hình ảnh đẹp đẽ, đầy ánh sáng: “Và tôi nhìn thấy các cửa sổ, nơi cây cối rì rầm. Rồi bóng tối bắt đầu biến thành những hình thể êm ả, sáng ngời, như nó luôn luôn thế, ngay cả khi Caddy nói rằng chị đã ngủ rồi” [15-tr.116]. Trong con mắt của Benjy, Caddy tượng trưng cho những gì trong sáng, thánh thiện và thuần khiết. Khi Caddy không còn trong trắng thì hình tượng ấy sụp đổ, nỗi đau của Quentin và sự điên dại của Benjy là nỗi đau của một thế hệ mất niềm tin vào những gì tốt đẹp trong cuộc đời. W. Faulkner đã cố ý không cho nhân vật này xuất hiện. Caddy chỉ được khắc họa qua những dòng độc thoại miên
man của Benjiy và Quentin. Cô là một ẩn dụ, một hoài niệm chứa đầy tình
yêu thương và cả những buồn đau, mất mát. Điều đặc biệt là trong tâm thức
của Benjy, hình ảnh của Caddy còn xuất hiện cùng hình ảnh lửa - một hình
ảnh đầy bí ẩn trong tiểu thuyết Gothic. Ngọn lửa xuất hiện nhiều lần trong
độc thoại nội tâm của Benjy: “Có ánh lửa. Nó chập chờn trên những bức tường” [15-tr.97]; “Tôi nghe thấy lửa, mái nhà và Versh” [15-tr.109]; “mọi người ra hết ngoài gương. Chỉ còn ngọn lửa trong nó, như thể ngọn lửa cháy trong một khuôn cửa”[15-tr.102]… Với Benjy, ngọn lửa chính là sự ấm áp. Mỗi lần Benjy khóc, mọi người thường đem ngọn lửa ra để dỗ dành. Thế giới nội tâm của Benjy giống như tâm hồn của một nhà thơ. Con người Benjy cũng giàu tình cảm, dễ xúc động, mong manh và ngời sáng. Ngọn lửa trong tâm thức của Benjy dưới góc nhìn của phân tâm học, đó là ám ảnh về lửa, là mặc cảm Empédocle, một ám ảnh đầy mơ mộng và giàu chất thơ. “Phân tâm học cổ điển đã nghiên cứu từ lâu những giấc mơ về lửa. Chúng thuộc về những giấc mơ trong sáng nhất, những giấc mơ giải thích được bằng tính dục một cách chắc chắn nhất. Sự mộng mơ làm việc như một ngôi sao. Nó quay vào tâm điểm của mình để tỏa ra những tia sáng mới. Và rõ ràng, sự mộng mơ trước lửa, sự mộng mơ êm ái, có ý thức về sự thoải mái của mình là sự mơ mộng tập trung một cách tự nhiên nhất” (Gaston Bachelard). Thế giới biểu tượng trở thành cứu cánh của Benjy, nâng đỡ Benjy trụ vững trước cuộc đời nhiều mất mát đau thương.
Các nhân vật trong Thoạt kỳ thủy gắn với các hình ảnh: trăng, máu và
bóng đêm đen tối. Mỗi hình ảnh đều hiện lên một cách lạ lùng, quái đản,
không còn mang ý nghĩa thông dụng. Mỗi câu, mỗi chữ là một ẩn dụ bí mật với những ngụ ý khác thường, đa nghĩa, biến nghĩa.
tâm hóa, trở thành một tín hiệu đa thanh khơi gợi cho người đọc nhiều xúc cảm về chiến tranh và hòa bình, hạnh phúc và khổ đau, quê hương và gia
đình, tình yêu và thân phận con người… Trăng có khi tượng trưng cho tuổi
xuân, cho niềm vui và nỗi buồn, lại có khi là tri âm tri kỉ, là người tình của thi nhân. Hằn sâu trong tâm thức dân tộc Việt, trăng là vật thể lung linh, huyền diệu, đồng thời còn là tấm gương phản chiếu đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của con người.
Trong Thoạt kỳ thủy, trăng trở thành hình ảnh phản truyền thống đắc
địa. Trăng xuất hiện xuyên suốt dòng tư tưởng và dòng đời điên loạn của Tính. Không gian trăng cùng thứ ánh sáng màu vàng của nó trở thành bầu khí quyển bao trùm lên Tính và những người đồng loại. Trăng ở đây không còn hiền hòa thơ mộng mà là biểu tượng của sự đe dọa và hủy diệt. Vừa ra đời, Tính đã thấy trăng. Trăng chỉ làm cho Tính lạnh lẽo và sợ hãi: “Tính co